Quan Thần

Chương 68: Sự kiện thôn Đỗ và Công ty xây dựng Phương Nam




- Bây giờ thì không có việc gì đặc biệt. Cao Hải đang dùng hết sức giúp Thị trưởng Trần Phong cải tạo thôn trong thành. Ồ, bây giờ Cao Hải đang được Thị trưởng Trần Phong trọng dụng. Thị trưởng Trần bàn với Cao Hải rất nhiều việc, hỏi ý kiến cậu ta. Chẳng qua hình như cải tạo thôn trong thành gặp nhiều vấn đề khó. Đúng, Cao Hải còn hỏi đến cậu, nói nếu cậu về Thành phố Yến nhất định phải gặp anh ta.

Hạ Tưởng có số điện thoại của Cao Hải, trước khi đến Huyện Bá cũng gọi cho y, nói cảm ơn y giúp mình, cũng đem việc thiết kế bản vẽ nói cho Lý Đinh Sơn. Lý Đinh Sơn có thái độ vui vẻ, trong lòng cũng không có ý gì. Lý Đinh Sơn cũng biết vì sao Cao Hải lại coi trọng Hạ Tưởng, đây là vì câu nói sau khi uống rượu của Hạ Tưởng hôm đó.

Cải tạo thôn trong thành gặp khó khăn, chẳng lẽ là sự kiện thôn Đỗ rất nhanh sẽ bộc phát? T.r.u.y.ệ.n.Y.Y.c.o.m

Sự kiện thôn Đỗ là một sự kiến mà Trần Phong cải tạo thôn trong thành dùng biện pháp cứng rắn để làm. Nói là nổi tiếng vì việc này đã gây chấn động một thời gian, qua đó cũng tạo lên uy danh của Thị trưởng Trần Phong mạnh mẽ. Sau khi sự kiện thôn Đỗ xảy ra thì xu thế cải tạo thôn trong thành diễn ra như chẻ tre, không còn ai dám chống cự việc giải phóng mặt bằng.

Lúc ấy trong thôn Đỗ có hơn 20 thanh niên trai tráng cầm dao làm bếp, xẻng, xà beng không chấp nhận cho máy ủi đi qua. Trần Phong dẫn hơn trăm cảnh sát đến, trên người mặc y phục giả vờ làm quần chúng vây xem. Y thân phận Thị trưởng một mình đi đến trước tường người, không hề sợ hãi và lùi bước trước vũ khí như dao, xẻng, rất bình tĩnh đàm phán với người cầm đầu quần chúng. Kết quả đối phương chính là dù chết cũng không nhường bước, đòi bồi thường gấp ba giá quy định nếu không dù chết cũng không nhường.

Trần Phong nói chuyện với đối phương hai tiếng liên tiếp, đối phương không hề nhân nhượng. Trần Phong cuối cùng vỗ vai đối phương và nói:

- Cậu thanh niên, tôi đã hết lòng hết nghĩa với cậu, sau đây cũng đừng trách tôi không khách khí.

Trong quá trình đàm phán thì hơn 100 cảnh sát đã vây quanh bọn họ. Trần Phong vừa xoay người đi thì hơn 20 thanh niên này đã bị khống chế và bắt đi hết.

Chuyện đến đây cũng không kết thúc, lúc muốn phá một căn nhà thì trong đó còn có một ông lão hơn 70 tuổi, lớn tiếng nói ai đẩy đổ nhà của lão, kẻ đó là hung thủ giết lão. Lão dù chết cũng phải chết trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài nửa bước. Trần Phong vào trong nhà, đầu tiên nói mấy việc nhà khiến ông lão bớt cảnh giác, sau đó nói với lão:

- Tôi là Thị trưởng, ông lão, ông nói xem nếu nhà này mà không bị phá thì làm như thế nào mới giữ được tốt?

Ông lão tin là thật, nghĩ Trần Phong là Thị trưởng thì nói lời giữ lời, thật sự thay đổi suy nghĩ giữ lại nhà của lão. Lão có nhiều lời để nói nên liền cùng Trần Phong đi ra sân chỉ trỏ nhà cửa và nói cái nhìn của mình. Trần Phong một bên làm như thật ghi vào sổ, y cùng ông lão đi càng lúc càng xa, chờ khi rời khỏi nhà mấy trăm mét liền vung tay lên nói:

- Phá.

Ông lão vừa tức vừa vội, mắng to Trần Phong là Thị trưởng mà nói như rắm. Trần Phong không hề cãi lại, còn giơ tay để ông lão đánh:

- Ông lão, thành phố phát triển thì cần một bộ phận người hy sinh, cũng phải có người chấp nhận làm kẻ ác, bị người chỉ vào sau lưng chửi cả tổ tiên. Nếu trong phạm vi năng lực của tôi mà có thể làm chút chuyện vì sự phát triển của Thành phố Yến, cho dù bị người ta mắng cũng đáng. Cho dù làm kẻ có tội trong mắt mọi người thì tôi cũng chấp nhận.

Chuyện này truyền rất xa trong Thành phố Yến. Chẳng những không ai chỉ trích Trần Phong quá ngang ngược, hơn nữa còn thấy y thật đáng yêu, không có vẻ quan liêu, đây là một người kéo lại quan hệ với quần chúng. Gần như khi mọi người nhắc đến Trần Phong đều không nhịn được giơ tay lên nói:

- Thị trưởng Trần của chúng tôi đúng là tốt, là một người đàn ông.

Chẳng qua Hạ Tưởng cũng biết sự kiện thôn Đỗ là tai họa ngầm, sau đó bị đối thủ nói y là Thị trưởng dã man, Thị trưởng bạo lực, Thị trưởng lừa đảo … tóm lại luôn phê phán y. Thực ra quần chúng Thành phố Yến đều hiểu vấn đề thôn trong thành là khó xử, ngăn cản sự phát triển của thành phố. Hầu hết thôn trong thành bị vây quanh nhà cao tầng, nhà đã cũ, thậm chí nơi thoát nước không có, mùi hôi thối ngập trời, nghiêm trọng ảnh hưởng tới hình ảnh của Thành phố Yến. Hơn nữa còn tạo thành nhiều đường chết, thậm chí có vài thôn trong thành tự lập rào chắn vào trong thôn, thành lập vương quốc thôn trong thành. thôn trong thành có nhiều tệ nạn, phải cải tạo, nếu không làm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự.

Hạ Tưởng còn nhớ rõ ngay sau khi Trần Phong bị bỏ tù, còn một thôn trong thành chưa được cải tạo. Thị trưởng tiếp theo thấy thôn trong thành như một mối họa lớn nên không dám chạm. Két quả mấy năm sau trong thôn phát triển một đám xã hội đen hơn trăm người thành lập bang Đầu Búa, làm rất nhiều chuyện xằng bậy, nhiều năm sau mới bị bắt. Sau đó mười mấy người của bang này bị xử tử hình. Theo tên đại ca khai thì trong bang Đầu Búa có không ít người năm đó dùng dao làm bếp ngăn cản Trần Phong. Tuy rằng không cùng thôn nhưng bọn họ đều tìm tới xin vào bang Đầu Búa. Hơn nữa vì mong được khoan hồng nên khi đó y còn khai một chuyện cũ. Chính là lúc đó hơn 20 thanh niên sở dĩ dám công khai chống đối Thị trưởng Trần đó là có người sai khiến phía sau. Người chủ mưu là Công ty xây dựng Phương Nam.

Công ty xây dựng Phương Nam là Công ty xây dựng do vợ của Bí thư tỉnh ủy Cao Thành Tùng – Cảnh Hiểu Ảnh làm ra.

Nhắc đến Công ty xây dựng Phương Nam, tất cả các Công ty xây dựng của Thành phố Yến, thậm chí tỉnh Yến, dù lớn hay nhỏ đều nghiến răng nghiến lợi, hận thấu xương.

Công ty xây dựng Phương Nam mới đầu chỉ là một công ty xây dựng nhỏ không tên tuổi. Bởi vì không có thực lực nên lăn lộn mãi ở phía nam không được. Sau này không biết dựa vào quan hệ của ai mà biết Cảnh Hiểu Ảnh. Kết quả Cảnh Hiểu Ảnh liền lợi dụng quyền lực trong tay mà gần như đem tất cả công trình do chính quyền Thành phố Yến đầu tư giao cho Công ty xây dựng Phương Nam thi công. Sau đó Công ty xây dựng Phương Nam phát triển đến toàn tỉnh, cuối cùng làm cho hơn 100 Công ty xây dựng lớn nhỏ của tỉnh Yến hoặc bị phá sản hoặc bị thua mua. Ngay cả Công ty xây dựng số 3 là công ty mà mới đầu Hạ Tưởng bố trí đến làm việc cũng bị Công ty xây dựng Phương Nam làm phá sản. Hơn nữa bởi vì bàn tay của Công ty xây dựng Phương Nam thò ra quá dài, nhúng vào quá nhiều việc làm cho Tào Vĩnh Quốc phải rời đi; Trần Phong bị bỏ tù đều là do chống đối với Công ty xây dựng Phương Nam. Rất nhiều người không ngờ được vị Bí thư tỉnh ủy có tác phong cứng rắn lại vì giữ lợi ích của Công ty xây dựng Phương Nam mà thậm chí công khai bảo vệ Công ty xây dựng Phương Nam.

Theo lịch sử trước đó thì Công ty xây dựng Phương Nam là ác mộng của nhiều người tỉnh Yến. Hạ Tưởng day day thái dương và có chút đau đầu. Hắn cho dù biết hành vi quá quắt của Công ty xây dựng Phương Nam nhưng sau lưng lại là Bí thư tỉnh ủy, là một ngọn núi quá lớn, hắn căn bản không có năng lực ngăn cản cơn ác mộng kia xảy ra.

Trừ phi Cao Kiến Viễn có thể xuất hiện đúng như kế hoạch của hắn, có lẽ còn có một tia thay đổi cơ hội.

- Có khó khăn gì?

Hạ Tưởng suy nghĩ và không nhịn được mở miệng nói.