Cô bé ngượng đỏ cả mặt, vừa vội vừa giận:
- Anh thật không biết xấu hổ, ngượng quá đi mất, em không quan tâm đến anh nữa đâu.
Hạ Tưởng đắc chí ngửa mặt lên trời cười to, cõng cô bé lên và đi xuống núi.
Sau lễ đi làm lại là một cảnh tượng bề bộn. Tập hợp các báo cáo về điều chỉnh kết cấu của thành phố thí điểm cuối cùng đã đến tổ lãnh đạo. Sau khi được An Dật Hưng, Hạ Tưởng và Bành Mộng Phàm xem xét thì đưa cho Tống Triều Độ xem qua. Ông ta trao đổi với Hạ Tưởng những nghi vấn và những khuất mắc sau đó lại trình lên cho Phạm Duệ Hằng và Diệp Thạch Sinh. Cuối cùng từ Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng đích thân phê duyệt, rồi chính thức đưa xuống cho thành phố Đan Thành và thành phố Bảo phê chuẩn chấp hành.
Từ đó chính thức mở màn cho sự thay đổi chế độ xã hội của hai thành phố
Hạ Tưởng làm người trung gian. Người ủy thác của Cổ Ngọc đã tiến hành tiếp xúc với thành phố Bảo, sau đó lại đàm phán với nhà máy ô tô Vạn Lý. Sau vài lần thăm dò và hiểu rõ, ô tô Vạn Lý cùng người ủy thác của Cổ Ngọc đại diện cho doanh nghiệp Linh Ngọc đã đạt được thoả thuận sơ bộ. Doanh nghiệp Linh Ngọc bỏ vốn vào ô tô Vạn Lý năm trăm triệu tệ đổi lấy 15% cổ phần.
Khi ký hiệp nghị, Bí thư thành ủy Tào Vĩnh Quốc và Thị trưởng Nhậm Khánh Chi cũng đến tham dự buổi ký kết.
Tin tức lan truyền làm chấn động cả tỉnh.
Trong một lần mở hội nghị thường vụ Diệp Thạch Sinh đã biểu dương sự phối hợp và hoàn thành rất xuất sắc các công việc của tổ lãnh đạo, cũng thể hiện sự chúc mừng trước thành tích đạt được của việc thay đổi chế độ xã hội của thành phố Bảo và thành phố Đan Thành, đồng thời cũng khen ngợi Tống Triều Độ. Trong lòng Tống Triều Độ hiểu rõ tuy ông ta là tổ trưởng nhưng công việc cụ thể đều do Hạ Tưởng phụ trách, công lao hẳn là thuộc về Hạ Tưởng.
Phạm Duệ Hằng cũng rất vui mừng vì thắng lợi của tổ lãnh đạo, sự quan tâm của ông ấy hơn cả Diệp Thạch Sinh. Diệp Thạch Sinh không biết rõ công việc cụ thể của tổ lãnh đạo, ông ta chỉ biết ai là người chủ chốt dẫn dắt công việc thực tế trong tổ lãnh đạo. Từ thủ đoạn cao siêu của Hạ Tưởng, ông ta phát hiện có thể sử dụng bí mật thương trường của hắn.
Thôi Hướng nghe tin thành phố Bảo ban đầu đạt được thành công cũng xốn con mắt, trong lòng vô cùng kinh ngạc trước kế hoạch mà Hạ Tưởng nhanh chóng triển khai, càng cảm thấy tài năng của Hạ Tưởng còn hơn cả dự đoán của hắn. Cứ nghĩ đến Hạ Tưởng bây giờ đã thoát khỏi phạm vị kiểm soát của hắn thì trong lòng cảm thấy bực tức, liền nghĩ một cách nào đó để kìm hãm Hạ Tưởng mới được.
Giữa tháng năm, lệnh điều chức của Lô Uyên Nguyên cuối cùng đã có, ông ta đến tỉnh Tây để nhậm chức Trưởng ban Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy. Đồng thời Mã Tiêu cũng nhanh chóng nhậm chức, điều đến tỉnh Yến làm ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, trưởng ban Tuyên giáo.
Mã Tiêu vừa nhậm chức liền thể hiện tác phong cứng rắn. Trước tiên là trong hội nghị thường vụ, đề xuất phải tăng cường công tác tuyên truyền của tỉnh Yến, và đưa ra phê bình đối với công việc của các tòa soạn báo trong tỉnh Yến. Cho rằng rất nhiều nhiều người làm trong nghề đưa tin có nhận thức thấp về chính trị, yêu cầu phải triển khai hành động chỉnh đốn trong toàn tỉnh chỉ để nâng cao trình độ tư tưởng của người làm nghề đưa tin về chính trị, từ đó mà coi trọng vấn đề tuyên truyền tin tức.
Không lâu sau, tờ báo chiều tỉnh Yến đã xảy ra một sự kiện chính trị.
Nguyên nhân của sự việc là từ một bài tin tức đề cập đến một vị lãnh đạo quốc gia thời trước và nêu rõ chức vụ của ông ta vào lúc đó, nhưng sau lại phản bội rơi vào cảnh thân bại danh liệt và có kết cục đáng xấu hổ. Kết cục tuy đáng xấu hổ, nhưng chức vụ ông ta đảm nhiệm là một sự thật không thể xóa bỏ, cũng không phải chuyện gì to tát. Nếu ở tòa soạn báo phương nam thì sợ là chẳng có ai nhắc tới, cho dù ở tỉnh Yến cũng không có người nhàn rỗi đi đào xới và cắn chặt không tha. Trong thời gian Lô Uyên Nguyên nhậm chức Trưởng ban tuyên truyền thì bầu không khí của giới truyền thông cũng sáng sủa.
Nhưng đúng lúc đó không biết Mã Tiêu đã có tâm lý như thế nào, vô tình xem được bài báo đó liền nổi giận, lập tức gọi điện cho trưởng ban tòa soạn Báo chiều tỉnh Yến khiển trách, yêu cầu nghiêm túc xử lý những nhân viên phụ trách có liên quan.
Trưởng ban tòa soạn Báo chiều tỉnh Yến Đinh Quốc Bính cũng không xem là việc gì lớn lao, cho rằng trưởng ban Mã chỉ tỏ vẻ khó khăn vì mới vừa nhậm chức, đúng lúc phát hiện ra một vấn đề nhỏ nên phải việc bé xé ra to. Ông ta chỉ phạt phóng viên và người chịu trách nhiệm biên tập mỗi người ba trăm tệ, còn chủ nhiệm phụ bản thì chỉ phê bình, đem việc lớn hóa nhỏ việc nhỏ biến thành không.
Không ngờ vài ngày sau, Mã Tiêu sau khi biết được kết quả xử lý liền gọi điện cho trưởng ban tòa soạn Đinh Quốc Bính và tổng biên tập Cố Tăng của Báo chiều tỉnh Yến lập tức đến ban tuyên truyền tình ủy để họp. Đinh Quốc Bính và Cố Tăng cũng không ý thức được tính nghiêm trọng của sự việc vì khi trưởng ban tuyên truyền Lô Uyên Nguyên còn nhậm chức, mặc dù ban tuyên truyền của tỉnh Yến luôn bảo thủ nhưng không đến mức xảy ra sự kiện chính trị. Không ngờ khi vừa vào phòng họp liền bị Mã Tiêu phê bình gay gắt, Mã Tiêu nhìn sự việc theo góc độ chính trị mà cảnh cáo Đinh Quốc Bính, đồng thời yêu cầu Cố Tăng tạm thời đình chỉ công tác để tự kiểm điểm và để cho Đinh Quốc Bính nghiêm túc xử lý lại những nhân viên liên quan rồi báo cáo lại kết quả cho ông ta.
Đinh Quốc Bính và Cố Tăng hết sức kinh ngạc vì cơn nóng giận của vị quan mới lại lớn như vậy.
Ngay cả tổng biên tập cũng phải đình chỉ công tác để kiểm điểm, Đinh Quốc Bính cũng không phải không có đầu óc chính trị. Mặc cho trưởng ban Mã có cố ý chèn ép hay do bản thân ông ta quá bảo thủ thích cắt cớ vô căn cứ cũng được, nhưng lời nói của lãnh đạo thì phải nghe theo cho dù trong lòng không phục. Đinh Quốc Bính biết rằng nếu không mạnh tay thì sẽ không qua được cửa ải này nên phải cắn răng đuổi việc phóng viên soạn thảo, người chịu trách nhiệm biên tập và chủ nhiệm phụ bản.
Chủ nhiệm phụ bản Đỗ Đồng Quốc là bạn thân của Hạ Tưởng, mà Đinh Quốc Bính và Cố Tăng đều là bạn thân của Lý Đinh Sơn.
Vốn ngay từ đầu Hạ Tưởng chỉ nghĩ rằng đây chỉ là một sự kiện chính trị độc lập, cũng chỉ cảm thấy Mã Tiêu quá cẩn thận dè dặt thích đem chuyện bé xé ra to. Nếu vào thời xưa, hắn sẽ là viên quan chấp hành án văn tự tốt nhất, thậm chí khi Đỗ Đồng Quốc đến tìm Hạ Tưởng hắn vẫn chưa đem việc này nâng lên cấp thành đấu tranh chính trị.
Ngược lại Hạ Tưởng khuyên giải an ủi Đỗ Đồng Quốc:
- Thôi bỏ đi, chẳng phải cậu đã là chủ nhiệm phụ bản của tờ báo chiều tỉnh Yến sao? Cậu muốn kinh doanh tôi sẽ giới thiệu cho cậu một tập đoàn lớn. Nếu cậu còn muốn làm công tác truyền thông thì tôi sẽ giúp cậu liên hệ với giới truyền thông thủ đô, rời khỏi tỉnh Yến. Chẳng phải có người thích quản nhiều thứ sao? Tay của hắn có thể với đến thủ đô không?
Đỗ Đồng Quốc lại không muốn rời khỏi giới truyền thông, cũng không muốn rời khỏi tỉnh Yến.
- Tạm thời nghỉ một thời gian rồi mới nói, bây giờ tôi có cảm tình với tỉnh Yến rồi, gia đình cũng ở đây nên không muốn rời khỏi, nhưng muốn làm công tác truyền thông ở tỉnh Yến nữa thì khó đấy, suy cho cùng nếu trưởng ban Mã thông báo phê bình trên toàn tỉnh thì còn tòa soạn nào dám mướn tôi nữa?
Hạ Tưởng cũng biết rõ ở tỉnh Yến không có một tòa soạn nào dám tuyển Đỗ Đồng Quốc, nếu không thì cũng giống như công khai chống đối với trưởng ban Mã. Nhưng có thể chờ qua một thời gian sau khi sự việc yên ắng và bị mọi người cho vào quên lãng, thì Đỗ Đồng Quốc lại tìm một việc ở tòa soạn trong tỉnh cũng không phải chuyện khó.
Hạ Tưởng cũng nghĩ là Đinh Quốc Bính đã đuổi việc Đỗ Đồng Quốc và những người khác thì Mã Tiêu sẽ không còn gì để nói, tổng biên tập Cố Tăng cũng có thể khôi phục công tác.
Lúc còn ở huyện Bá, khi Hạ Tưởng đến báo chiều tỉnh Yến để lấy hình có gặp qua Cố Tăng một lần, sau này tuy không còn gặp lại nhưng trong ấn tượng của Hạ Tưởng con người của Cố Tăng cũng tốt vả lại ông ta là bạn của Lý Đinh Sơn. Từ góc độ cá nhân Hạ Tưởng đương nhiên đồng ý cho Cố Tăng làm lại chức tổng biên tập.
Sau đó xảy ra một việc mà không ai ngờ tới, nhật báo tỉnh Yến mở cuộc họp Đảng bộ, thông báo kết quả của sự kiện 528, sau đó lại tuyên bố bổ nhiệm lại nhân sự, điều Cố Tăng đến Báo tạp luận làm trưởng ban tòa soạn kiêm tổng biên tập, còn trưởng ban tòa soạn kiêm tổng biên tập Báo tạp luận Tiêu Hoa sẽ làm phó ban tòa soạn kiêm tổng biên tập cho Báo chiều tỉnh Yến.
Cố Tăng hết sức bất ngờ vì trước đó ông ta không nhận được thông báo nào, và cũng không nghĩ một việc nhỏ lại ảnh hưởng đến chức vụ của ông ta, không ngờ lại bị điều đến Báo tạp luận. Ai cũng biết báo tạp luận là một tờ báo sống dở chết dở chuyên về tình hình chính trị đương thời. Ở trong tỉnh không có chút gì ảnh hưởng, cũng không có số lượng phát hành, lợi ích kinh tế lại càng không cần phải nói, cơ bản là một đơn vị để dưỡng lão.
Chức vụ của Cố Tăng không thay đổi nói là điều ngang nhưng thực tế là bị gạt sang một bên. Còn Tiêu Hoa là kẻ không có năng lực không hiểu sao đột nhiên lại được điều đến Báo chiều tỉnh Yến làm tổng biên tập.
Hạ Tưởng nhạy bén cảm nhận được tín hiệu chính trị khác thường, Mã Tiêu nhanh tay bắt lấy một sự kiện chính trị từ chuyện bé xé ra to, nhanh chóng thay đổi chức tổng biên tập tờ Báo chiều tỉnh Yến cũng giống như để nắm giữ cả tờ báo chiều tỉnh Yến trong tay, không cần phải nói Tiêu Hoa chắc chắn là người của Mã Tiêu.
Rốt cuộc Mã Tiêu muốn làm cái gì? Kiểm soát Báo chiều tỉnh Yến là có ý gì?
Vì sự việc xảy ra quá nhanh, Lý Đinh Sơn còn không kịp phản ứng thì sự việc đã đành, chỉ biết thở dài. Cố Tăng là cán bộ cấp phòng ban, Báo chiều tỉnh Yến là tờ báo con của nhật báo tỉnh Yến. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy là bộ phận chủ quản của nhật báo tỉnh Yến, và trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy nổi giận muốn thay đổi vị trí tổng biên tập của một tờ báo con cũng không phải khó.
Huống chi lý do của Mã Tiêu là chính đáng. Trong sự kiện liên quan đến chính trị không ai muốn ra nói đỡ cho Cố Tăng. Cố Tăng cũng chỉ có thể tự nhận mình là gặp vận xui.
Hạ Tưởng cũng có chút cảm thấy việc này sẽ không dừng lại ở đây.
Nhưng sự kiện chính trị của tờ Báo chiều qua đi, mọi việc lại sóng yên biển lặng. Cho đến khi tin tức về việc ký kết hiệp nghị đầu tư vào dự án du lịch văn hóa câu truyện thành ngữ của thành phố Đan thành được lan truyền, lại một lần nữa khiến cả tỉnh chấn động, di chứng của sự kiện chính trị Báo chiều tỉnh Yến tỏ ra khá lớn.
Thành phố Đan Thành đã thành công thu hút doanh nghiệp đầu tư, và cũng là thành phố thí điểm dưới sự dẫn dắt của tổ lãnh đạo, đây cũng xem là một việc lớn, nhưng giới truyền thông của tỉnh Yến lại chẳng hề đưa tin. Bình thường, Báo chiều tỉnh Yến rất thích theo dõi đưa tin về các sự kiện kinh tế nhưng lại không có động tĩnh gì và cũng không phái ra một phóng viên nào.
Báo chiều tỉnh Yến cũng là một tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất trong toàn tỉnh, và rất được người dân trong tỉnh yêu thích, sức ảnh hưởng còn lớn hơn cả nhật báo tỉnh Yến.
Sự việc khiến cho Hạ Tưởng phải chú ý và suy nghĩ.
Sau đó lại xảy ra một việc.
Trong thời gian ngắn, thành phố Bảo và thành phố Đan Thành đã thu hút sự chú ý của doanh nghiệp đầu tư, nhập vào vốn đầu tư rất lớn. Vậy chẳng phải doanh nghiệp đầu tư đã có thái độ lạc quan và ủng hộ việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp sao? Chỉ cần thu hút được doanh nghiệp đầu tư đã là một thành tích lớn, cũng là thành công của việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp. Vì vậy những thành phố lạc hậu cũng bắt đầu muốn thử, có ý muốn xin tỉnh ủy được gia nhập vào nhóm thành phố thí điểm thứ hai.
Ký kết hiệp nghị với thành phố Đan Thành là công ty khoa học kỹ thuật Kim Điểm Tử (ý tưởng vàng), vốn đăng ký là năm mươi triệu tệ, căn cứ vào hiệp nghị thì số vốn rót vào lần đầu không dưới một trăm triệu tệ, những lần tiếp theo sẽ là ba trăm triệu tệ và chia đợt rót vốn vào theo tiến độ công trình. Sau đó do quá trình mở rộng của thành phố Đan Thành quá dài, gánh nặng của Ủy ban nhân dân thành phố quá nặng, nên đã đề xuất xin Tỉnh hy vọng được ủng hộ một số vốn chuyên dụng.
Sau khi Tống Triều Độ nhận được đơn xin và phê chỉ thị đồng ý rồi đưa đồng chí Phạm Duệ Hằng thẩm duyệt. Phạm Duệ Hằng cũng phê chỉ thị đồng ý, lại đưa cho đồng chí Diệp Thạch Sinh thẩm duyệt, đơn xin đến tay Diệp Thạch Sinh thì bị khựng lại.
Vấn đề không nằm ở Diệp Thạch Sinh mà là do Thôi Hướng dây dưa đưa ra ý kiến bất đồng.
- Bí thư Diệp, thành phố Bảo không có xin vốn chuyên dụng, các dự án trước mắt đều tiến hành rất thuận lợi, thành phố Đan Thành lại đề đơn xin có phải là có ý gì khác không? Tỉnh không có nhiều tiền, thành phố nào cũng muốn đưa tay xin tiền, Tỉnh đâu phải ngân hàng, ở đâu mà có nhiều tiền đến vậy? Thành phố Đan Thành lần đầu đệ đơn xin liền lập tức được chi thì thành phố Bảo thấy vậy cũng đệ đơn xin, vậy Tỉnh có cho hay không? Nếu cho thì số vốn chuyên dụng sẽ dùng hết. Nếu không cho thì thành phố Bảo sẽ có ý kiến tại sao cấp cho thành phố Đan Thành mà không cấp cho thành phố Bảo, không thể bên nặng bên nhẹ được, có đúng không?
Không thể nói lời nói của Thôi Hướng là không có lý, Diệp Thạch Sinh nghĩ lại cũng thấy đúng nên cũng có chút do dự.
Thôi Hướng lại nói tiếp:
- Vả lại nếu thành phố Đan Thành và thành phố Bảo thí điểm thành công thì dự tính sẽ có nhóm thành phố thí điểm thứ hai, đến lúc đó ai cũng tranh nhau để trở thành thành phố thí điểm, tại vì sao? Vì biết rằng trở thành thành phố thí điểm sẽ có lý do chính đáng đưa tay xin tiền, khi đó Tỉnh sẽ phải làm sao? Cho nên phải phòng khi sự việc chưa xảy ra, chặn những ý nghĩ muốn xin tiền ngay từ trong ngọn không để cho họ thừa nước đục thả câu.
Thôi Hướng sau khi trải qua một loạt những sự việc đã trở nên thông minh hơn. Bây giờ ông ta ngày càng thân với Diệp Thạch Sinh, không phải việc gì cũng chống đối với y, mà việc nhỏ thì hợp tác, việc lớn thì chỉ dẫn, tìm mọi cách để thuyết phục Diệp Thạch Sinh, lợi dụng tính cách dễ mềm lòng của y thừa cơ hội khiến Diệp Thạch Sinh thay đổi ý nghĩ, cuối cùng đạt được mục đích là tán thành ý kiến của ông ta.
Có thể nói chiến lược của Thôi Hướng đã có kết quả tốt đẹp, mối quan hệ của Diệp Thạch Sinh và Thôi Hướng phát triển theo chiều hướng tốt, ông ta cảm thấy rất hài lòng vì Thôi Hướng phối hợp rất tốt trong công việc và luôn nghĩ cho mình. Vì sự xa lạ của Phạm Duệ Hằng đối với ông ta, và mối quan hệ với một vài vị phó chủ tịch tỉnh trong bộ máy chính phủ cũng bình thường. Diệp Thạch Sinh cảm thấy mình cần phải nhất trí với Thôi Hướng cũng để ở hội nghị thường vụ mình có thêm một tiếng nói mạnh.
Diệp Thạch Sinh tuy là nhân vật số một nhưng ông ta cảm thấy trong hội nghị thường vụ không mấy ai nhất trí với mình, trong tỉnh ủy cũng hơi lẻ loi, trong bộ máy chính phủ Phạm Duệ Hằng đối với y cũng thờ ơ, Mã Vạn Chính thì dường như tỏ ra có ý muốn dựa hơi. Trong tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Công an Lý Bính Văn cùng y cũng ít khi trao đổi, ngoài công việc ra thì rất ít khi qua lại. Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật Hình Đoan Đài và Tống Triều Độ có mối quan hệ mật thiết, Chủ tịch Mặt trận thống nhất Trương Xán Dương là mẫu người hiền lành gặp ai cũng đều hợp ý, nói cách khác thì ông ta không đắc tội ai cả. Nguồn: http://truyenfull.vn
Diệp Thạch Sinh tự biết mình không thể điều khiển được Trưởng ban tổ chức cán bộ Mai Thái Bình và sẽ không cùng hắn một lòng. Những người còn lại, Bí thư Thành ủy Trần Phong, trưởng ban Tuyên giáo mới Mã Tiêu cũng chỉ quen biết hời hợt với ông ta, không có nhiều tiếng nói chung. Ngoài trưởng ban thư ký Tiền Cẩm Tùng khá thân với ông ta thì trước mắt chỉ có Thôi Hướng là người hợp tính với ông ta
Cứ nghĩ như vậy thì thấy được sự quan trọng của Thôi Hướng, vả lại gần đây Thôi Hướng làm việc gì cũng xin chỉ thị và báo cáo, rất tôn trọng quyền uy của ông ta, Diệp Thạch Sinh rất có thiện cảm đối với Thôi Hướng.
Lời nói của Thôi Hướng khiến cho Diệp Thạch Sinh khó mà quyết định, ông ta liền nói:
- Thành phố thí điểm là một sự việc mới, thành phố Đan Thành và thành phố Bảo chủ động đề xuất xin là muốn san sẻ gánh nặng với tỉnh, đáng lý ra phải được tỉnh ủng hộ chính sách và tài chính. Nếu không duyệt thì sẽ làm mất đi uy tín của Tỉnh ủy.
- Ha ha, bí thư Diệp quá nặng lời rồi. Duyệt, là Tỉnh giúp đỡ cho thành phố Đan Thành, không duyệt là do tỉnh phải xem xét tổng thể, dù sao cũng phải lấy đại cục làm trọng.
Sự thành công của thành phố Đan Thành và thành phố Bảo cũng khiến cho Thôi Hướng hết sức kinh ngạc. Ông ta không nghĩ Hạ Tưởng có năng lực đến vậy, đạt được thành tích trong khoảng thời gian ngắn. Thật ra ông ta khuyên Diệp Thạch Sinh không phê duyệt không phải cố ý chống đối với thành phố Đan Thành, mà là muốn nhân cơ hội gây khó dễ với Hạ Tưởng để y đừng quá suôn sẻ, để Hạ Tưởng biết được sự tồn tại của ông ta. Đồng thời ông ta cũng có ý chờ thời cơ chín muồi rồi đem việc này ra mặc cả với Hạ Tưởng.
Vì Thôi Hướng ý thức được không lâu sau danh sách thành phố thí điểm thứ hai sẽ xuất hiện, đến lúc đó tổ lãnh đạo sẽ không đủ nhân lực, cần phải tăng thêm người, dự tính sẽ có thêm phòng Tổng hợp 3, ông ta muốn thừa cơ hội cho người của mình chen chân vào, để trong đợt sóng điều chỉnh kết cấu sản nghiệp sắp tới, trước tiên sẽ là chiếm một ví trí nhỏ để có thể được chia một phần.
- Ý kiến của tôi là duyệt thì duyệt nhưng không phải bây giờ, phải kéo một thời gian rồi mới nói, nếu vừa xin là được duyệt thì sẽ khiến người ta nghĩ sai, cảm thấy tiền của tỉnh rất dễ lấy, và cũng khiến những thành phố khác cảm thấy xin làm thành phố thí điểm sẽ có thể tùy ý xòe tay xin tiền của tỉnh. Như vậy tôi tin rằng rất nhanh sẽ có rất nhiều thành phố xin vào nhóm thành phố thí điểm thứ hai, khi đó sẽ là một chuyện phiền toái.
Thôi Hướng tỏ vẻ rất lo lắng.
Diệp Thạch Sinh bị Thôi Hướng thuyết phục, nghĩ một hồi rồi nói:
- Thành phố Đan Thành và thành phố Bảo đã bước đầu thành công, bây giờ thì còn quá sớm để kết luận việc điều chỉnh kết sản nghiệp có hiệu quả hay không. Phải chờ trên ba doanh nghiệp lớn cải cách thành công thì mới xem như điều chỉnh kết cấu sản nghiệp đạt được thành tích, bây giờ mà đề xuất nhóm thành phố thí điểm thứ hai thì tôi thấy không thích hợp.
Thôi Hướng lắc đầu cười nói:
- Bí thư Diệp, ông e dè quá, nếu Phó thủ tướng Hà đã quan tâm đến việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp của tỉnh Yến thì cũng phải báo tin mừng cho Phó thủ tướng Hạ mới được, mới chứng tỏ được đây là sự quyết định sáng suốt của Phó thủ tướng Hà. Tôi nghĩ chúng ta không những đưa ra danh sách nhóm thành phố thí điểm thứ hai, mà còn phải tăng thêm thành viên trong tổ lãnh đạo. Bây giờ chỉ có hai phòng ban thì không thể đáp ứng đủ chức năng của tổ lãnh đạo, phải thành lập phòng Tổng hợp 3, đồng thời tăng cường quyền phát ngôn của Tỉnh ủy trong tổ lãnh đạo.