- Thực ra tư hữu hóa không phải là một việc xấu, nhưng chỉ cần thông qua những hình thức lao động hợp pháp để đổi lấy tài sản thì nên được tôn trọng và bảo vệ.
Diệp Khai nói,
- Tuy nhiên, hiên nay có một số người, bản thân không hề tạo ra bất kỳ một tài sản xã hội nào, họ nói tư hữu hóa là phá vỡ lũng đoạn, chủ yếu là tránh tai mắt của người khác, giảm bớt lực cản, thực ra trong thâm tâm họ hoàn toàn không hiểu hàm ý chính xác của tư hữu hóa, chỉ là một mặt muốn che giấu ý đồ thật của mình là rao bán tài sản quốc hữu lấy tiền mặt, mặt khác tạo cơ sở cho việc bán tài sản quốc hữu lấy tiền mặt được thuận lợi dễ dàng hơn trong tương lại, thế nên vẫn tiếp tục sử dụng từ tư hữu hóa và vẫn nói nó có nghĩa là phá vỡ lũng đoạn.
Y như Diệp Khai đã nói, đối với những thủ đoạn thực sự có thể thông qua bản thân cướp tài sản của moi người hắn vẫn duy trì đủ sự tôn trọng, nhưng lại lợi dụng kẽ hở của thể chế ăn cắp những người thuộc tài sản quốc gia, thậm chí vì lợi cíh của bản thân, tạo ra kẽ hở thể chế để cướp lấy những người thuộc tài sản quốc hữu, hiển nhiên đó không phải là những người đáng để tôn trọng nữa rồi.
Có thể nói trong suốt thời kỳ giữa những năm 90 trước kia, trong nước hoàn toàn không có bất kỳ quan liêu mang hình thức cực giàu có thuộc về thể chế, cho dù là thân mang chức vị cao ngời ngời cũng chỉ là lợi dụng chút mạng lưới quan hệ trong tay, đánh mất chút tình người, đánh mất chút lợi ích thực tế mà thôi, cách chính thức lợi dụng quyền lực có trong tay điên cuồng vơ vét của cải là vô cùng ít.
Đương nhiên rồi, cái cách thể chế doanh nghiệp nhà nước thực ra cũng có tính tất yếu của nó.
Lúc ấy nói về cải cách doanh nghiệp quốc hữu đều là người sở hữu thiếu đi cái gì đấy, căn bản không hề nhắc đến lũng đoạn cái gì gì đấy. Con người khi ấy xem như đó là tử huyệt của doanh nghiệp quốc hữu, nắm được điểm này là đã đủ rồi, những phương diện khác rất ít để ý tới.
Với địa phương và tài chính trung ương của những năm 90,vấn đề khả năng đều là rất lớn, chính quyền địa phương thực sự rất đau đầu, mà các doanh nghiệp quốc hữu Liêu Đông trong toàn bộ tốc độ của những năm 90 đều xuống dốc nhanh chóng khiến người ta cảm thấy thật kinh ngạc.
Đặc biệt là trong thời kỳ cuối những năm 80 đầu những năm 90 những khoản nợ như chất cao như núi đã tạo áp lực rất lớn cho chính quyền và xã hội, Liêu Đông dường như ngày nào cũng nói về việc giảm bớt núi nợ, núi nợ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho các doanh nghiệp bị suy sụp.
Tóm lại, trong thời kỳ cuối những năm 80 đầu những năm 90, về phương diện doanh nghiệp quốc hữu đã phát sinh rất nhiều vấn đề, những vấn đề này đã bùng nổ vào thời kỳ những năm 90, cuối cùng là sự xuất hiện hàng loạt những cải cách chế độ doanh nghiệp nhà nước và quốc lui dân tiến.
Nhưng nhìn vào tình hình thực tế Diệp Khai cho rằng việc cải cách chế độ lúc bấy giờ là việc tất yếu chỉ có điều phương hướng thì đã mắc sai lầm.
Ví dụ như về vấn đề núi nợ chẳng hạn, trên thực tế là vấn đề chế độ, xét cho đến cùng là vấn đề chế độ pháp luật chưa hoàn thiện, kiến trúc thượng tầng chưa có sự điều chỉnh tương ứng, mà lại tiến hành bài bố những doanh nghiệp bên dưới, điều này rõ ràng là không biết gì hoặc là cố ý làm thế.
Dù sao, sau khi tất cả các doanh nghiệp quốc hữu rơi vào nguy cơ núi nợ, có một số người sẽ thoái mái nói một câu, đấy, các người xem đấy chính là tai hại của doanh nghiệp quốc hữu, không thay đổi là không thể được rồi.
- Nền kinh tế kế hoạch chắc chắn là không được rồi, nhưng thiếu đi kinh tế kế hoạch lại càng không được.
Diệp Khai nói,
- Trên thực tế trong nước có rất nhiều người thích cực đoan, tâm trạng này cũng là dễ hiểu thôi, bởi vì có một số người không biết nguyên nhân do đâu, tránh nói về nho học, đặc biệt là phản đối trung dung chi đạo, cho rằng tư tưởng này là không ra gì, sự thực trong rất nhiều trường hợp trung dung chi đạo là phương pháp giải quyết hợp lý nhất, hăng quá hóa dở, nhiều việc trong nước cứ bị làm quá lên, cho nên mới gây ra nhiều phiền phức như vậy”
- Giả sử khi mới bắt đầu lập nước, ngoài những cải tạo xã hội chủ nghĩa của đại bộ phận doanh nghiệp cao đoan ra, lưu giữ sự tồn tại đồng thời của kinh tế dân doanh của tầng lớp cơ sở nhất thì tin rằng đất nước của chúng ta bây giờ sẽ sớm được xếp vào hàng ngũ những quốc gia phát triển rồi.
Diệp Khai nói,
- Có thể nói bao nhiêu năm qua, thể chế Xô viết đã thất bịa, chúng ta đã bỏ qua thời kỳ phát triển tốt nhất, khoảng cách mấy chục năm không thể nào có thể lấp đầy được.
- Cách suy nghĩ của anh không phải là quá bi quan đấy chứ?
Cũng có người tỏ ý không đồng tình với suy nghĩ của Diệp Khai,
- Chúng ta có tính ưu việt về mặt chế độ, công cuộc cải cách đã đạt được rất nhiều thành tựu, tôi tin trong vòng hai mươi năm tới, có thể bước vào hàng ngũ những quốc gia phát triển bậc trung rồi.
- Có thể sao?
Diệp Khai khẽ mỉm cười nói,
- Anh dám cá không?
- Cái này….
Đối phương có chút do dự .
Mặc dù nói khoảng cách hiện tại chỉ có mấy năm nữa thôi, tốc độ pahts triển kinh tế quốc gia cũng khá nhanh, nhưng trong thâm tâm của mọi người không phải là rất an tâm rằng sau khi vượt qua đất nước sẽ trở nên thực sự giàu có.
- Ha ha, tôi còn nhớ lúc nhỏ, trên những bức tranh tuyên truyền có ghi là đến năm 2000, chúng ta sẽ hoành thành xong Chương trình bốn hiện đại hóa rồi. Nhưng cho đến nay, nhiệm vụ vẫn đang còn rất nặng nề, tình thế vô cùng nghiêm trọng rồi.
Diệp Khai thấy đối phương không nói gì bất giác nở nụ cười.
- Cậu hai, về cải cách chế độ doanh nghiệp quốc hữu thái độ của anh ra sao?
Tạ Quân Ngọc hỏi Diệp Khai.
- Theo ý kiến của cá nhân tôi, trước tiên biến chế độ sở hữu toàn dân thành quốc hữu, tiếp theo là tiến hành kinh tế thị trường, bởi vậy doanh nghiệp quốc hữu trong các hoặt động kinh tế và doanh nghiệp tư nhân không có quá nhiều khác biệt, vì vậy tôi không có nhiều thiệc cảm với doanh nghiệp quốc hữu.
Diệp Khai trả lời,
- Tuy nhiên cũng phải nói là doanh nghiệp quốc hữu ở rất nhiều phương diện cũng có mặt tốt của nó. Ví dụ như, vấn đề an toàn thực phẩm, doanh nghiệp quốc hữu chắc chắn phải mạnh hơn doanh nghiệp tư nhân, bởi vì họ không có nhu cầu tất yếu phải làm giả. Tóm lại, có những lúc chúng ta vẫn phải dựa vào các doanh nghiệp quốc hữu. Dù không nói đến những điều này tôi cũng phản đối việc tư hữu hóa hiện nay, bởi vì những tài sản quốc hữu đó vốn không phải là của quốc gia, mà là của toàn dân, tư hữu hóa hiện nay về cơ bản chính là bị một số ít người cướp một cách hợp pháp, thế nên nếu thực hiện tư hữu hóa tất nhiên là đại đa số người dân phải gặp xui xẻo ngay lập tức, mọi người nên biết những việc xảy ra ở các doanh nghiệp quốc hữu Liêu Đông trên thực tế là vô cùng tàn khốc.
Ăn cơm xong, mọi người cùng nhau giải tán, ai làm việc nấy.