Chuyện này một hai lần đã đành đi, Từ Giai là tế tưởng, chẳng chấp. Nhưng Cao Củng không biết điều, lần nào cũng nghĩ gì nói nấy, đến khi ông ta nói tới "cải cách chấn hưng" , đi ngược với quan niệm chấp chính cầu ổn của Từ Giai thì hai người đều cãi nhau.
Cao Củng ghét Từ Giai lợi dụng ngôn quan mang ơn với mình để thao túng dư luận, điều khiển chính sách. Ông ta hay nói ở nhiều chỗ công khai, Từ Giai chơi đùa pháp lệnh, lợi dụng ngôn luận, không giữ đạo thần tử.
Không những Từ Giai nghe được mà các ngôn quan bị ông ta chửi là chó săn của Từ Giai cũng nghe được, ấn tượng với Cao Củng ngày một tồi tệ.
Quách Phác, Lý Xuân Phương đều nhắc riêng Cao Củng nên nể mặt thủ phụ, nhưng Cao Củng nói:
- Đều một lòng vì nước, khó tránh khỏi chia rẽ, chẳng có gì to tát, hào kiệt thế là thường.
Ông ta không bận tâm, nhưng Từ Giai thì sao? Thủ phụ đại nhân cứ như lại thấy Nghiêm Thế Phiên vậy.
Công phu nhẫn nhịn của Từ Giai là số một, nhưng không có nghĩa là ông ta không có biết giận, chỉ là không nói ra mà thôi.
Bên kia Cao Củng cũng ngày một mất kiên nhẫn, ông ta nhập các cả tháng rồi, lần nào họp cũng có đề án của mình, nhưng Từ Giai không phê một cái nào? Cao đại nhân liền quyết đinh xòe bài với Từ Giai trong cuộc họp ngày hôm nay.
Ông ta đem hết cái nhìn của mình với quốc sự, cùng hạng cải cách thiết yếu viết vào trong tấu sớ, đọc lớn trên cuộc họp, xin Từ Giai bất kể thế nào cũng phải phê chuẩn thực thi.
Từ Giai cứ nhìn cái mặt cố chấp của Cao Củng là ngán tới tận cổ, ông ta thừa nhận tấu sớ của Cao Củng đúng, là thiết thực, khả thi. Nhưng hiện giờ ổn định triều cục mới là quan trọng, không ổn định nói gì tới cải cách?
Vì thế ông ta ậm ờ vài câu cho qua, ai ngờ Cao Củng lại vỗ bàn nói:
- Quốc sự mỗi ngày một đi xuống, không trì hoãn được nữa, hôm nay các lão thế nào cũng phải đồng ý.
Từu Giai nổi giận, nói khô khốc:
- Vậy ông tới làm thủ phụ cho xong.
Cao Củng ngẩn ra rồi cười lạnh:
- Nếu có ngày đó thật, ta quyết không làm cảnh.
- Ông...
Từ Giai tức không nói ra lời, Quách Phác và Lý Xuân Phương vội khuyên giai, cuộc họp lại lần nữa kết thúc không vui vẻ gì.
" Sớm biết nhưu thế đã không mang sói vào nhà." Từ Giai ngồi trong phòng hối hận vô cùng, " Hừ! Ta có thể đưa ngươi lên thì cũng có thể đạp ngươi xuống."
Lúc này một ti trị lang xuất hiện tại cửa, nhìn thấy vẻ mặt đáng sợ của Từ các lão, hắn sợ tới ngân người.
- Chuyện gì?
Từ Giai khôi phục lại sự trầm tĩnh hàng ngày.
- Thủ phụ, mấy vị ngự sử cấp sự trung tới nội các tạ ơn, không biết người có gặp không?
Từ Giai vốn định lập tức về cung Thánh Thọ nhưng ông ta rất coi trọng ngôn luận, vì thế dù tâm tình không tốt cũng không muốn thất lễ với họ, nói:
- Mời cả vào.
Đó là những ngôn quan ngày đó quỳ khuyên gián, bọn họ bị giam trong đại lao non nửa năm, nhưng được Từ Giai chiếu cố nên không bị hành hạ gì. Cho nên hơn trăm người vào ngục, chỉ có hai người bệnh lao tái phát mà chết, còn lại nguyên vẹn bước ra , sáng tạo kỳ tích không nhỏ.
Bọn họ tất nhiên biểu đạt lời cám ơn chân thành nhất, Từ Giai khiêm tốn nói đó là điều mình nên làm, hỏi bọn họ sức khỏe bình phục chưa, cuộc sống có khó khăn gì không? Công tác có gặp phải rắc rối gì không? Hoàn toàn giống một vị trưởng giả nhiệt tình quan tâm tới hậu bối, không hề lên mặt thủ phụ.
Đối với người trẻ tuổi nhạy cảm và tự tôn mà nói, thái độ này làm bọn họ hổ thẹn không thôi, đồng thời nguyện ra sức trâu ngựa.
Có người thấy nét mặt thủ phụ không được vui, lớn gan hỏi:
- Thủ phụ đại nhân có phải đang lo lắng vì hoàng thượng?
- Ồ, không phải, long thể an khang, không có gì phải lo cả.
Từ Giai làm ra vẻ tùy ý nói:
- Vừa rồi nội các họp, có chuyện không hay mà thôi.
Rồi như đem họ coi thành người mình, dùng giọng điệu kể chuyện cười kể ra, cuối cùng còn cười nhạo bản thân:
- Ai cũng bảo Cao Củng là Diêm vương sống, hôm nay lão phu coi như được chứng kiến rồi.
Tiếp đó lảng sang chuyện khác, để người ta không nghe ra mình có mưu đồ gì đó.
Đám quan trẻ tiếp chuyện Từ Giai một lúc rồi cáo từ, Từ Giai tiễn bọn họ tới tận cửa.
Mọi người rời cung ai về nhà nấy, không chú ý tới một người tên Hồ Ứng Gia mặt tỏ ra trầm tư.
Về nhà ăn cơm xong, Hồ Ứng Gia nằm trên giường, lòng nhẩm đi nhẩm lại lời Từ Giai, luôn cảm thấy có gì đó không ổn, nhưng không nghĩ ra manh mối, lẩm bẩm ra tiếng.
Vợ hắn đang thêu thùa bên cạnh, kết quả bị hắn làm nhầm mũi châm, tức giận nhéo lên đùi hắn một cái:
- Toàn nói chuyện đâu đâu.
Hắn đau đớn hét lên, đầu óc chớp mắt sáng ra:
- Ra rồi, cuộc họp nội các xưa nay đều giữ kín, sao thủ phụ lại nói gì? Chắc chắc ám thị bọn ta làm gì đó ... Phải rồi, Cao Củng nhất định là khó chịu với Cao Củng lâu lắm rồi.
Nghĩ tới đó máu nóng của hắn sục sôi ... Quyết định cho Cao Củng một vố, lấy lòng thủ phụ đại nhân.
Vừa khéo mấy ngày trước hắn nghe được một chuyện liên quan tới Cao Củng, nói Cao các lão tinh lực thịnh vượng, chịu không nổi cuộc sống kham khổ trong trị phòng, vào các vài ngày đã chuyển ra ngoài Tây Trường An, đêm không trực ở Tây Uyển, len lún về nhà vụng trộm với vợ.
Đó tuy là lời nói xấu Cao Củng, nhưng có căn cứ sự thực, Cao Củng đã 52 rồi, nhưng vẫn chưa có con trai, sao chẳng sốt ruột? Cho nên vì nối tiếp hương hỏa nên mới tích cực về nhà.
Vốn về tình có thể tha thứ nên mọi người coi như chuyện cười mà thôi, mà Cao Củng cũng đâu có làm lỡ công việc, ông ta đem cả đồ làm việc vè nhà, vừa vất vả gây giống vừa công tác cả đêm...
Làm nam nhân thành công đúng là không phải dễ.
Sợ là sợ đám tiểu nhân giở trò, không vấn đề cũng thành ra có, Hồ Ứng Gia đem vấn đề này liên hệ với sức khỏe của Gia Tĩnh đế, vấn đề liền lớn rồi.
Vì thế hắn thức suốt đêm viết bản tấu đàn hặc Từ Giai :" Thân nhận ân bệ hạ, nhưng bệ hạ bệnh nặng lại rời bỏ vị trí, tự ý về nhà, đem hết vật phẩm nội các về trong nhà, không biết có dụng ý gì?"
Còn dụng ý gì, chẳng qua cho rằng hoàng đế sắp chết rồi, không cần trực ban trong Tây Uyển nữa.
Độc đúng là độc, đây đâu phải giáo huấn Cao Củng mà muốn đẩy ông ta vào chỗ vạn kiếp bất phục.
Nhưng chẳng thể trách hắn được, Cao Củng là ai, nếu không dùng độc chiêu dứt điểm, thì người bị đẩy vào chỗ vạn kiếp bất phục sau này sẽ chính là hắn.
Tấu sớ ngày hôm sau được dâng lên, với tính cách của Gia Tĩnh đế, khi ông ta xem được tấu chương này cũng là lúc Cao Củng xong đời, bất kể một vị hoàng đế nào cũng không chấp nhận đại thần của mình có mưu tính khác.