Vì thế Lam Đạo Hành ra sức mời, Gia Tĩnh đễ cuối cùng đồng ý đảm nhận luyện đan sĩ một chuyến, hoàng đế đồng ý rồi Lục Bỉnh chỉ còn cách bồi tiếp. Hai người mỗi ngày ngồi ở vị trí mắt âm dương, mặc cho khói hun lửa đốt, đây là ngày thứ bảy, cũng là ngày kết đan rồi.
Lam Đảo Hành tập trung toàn bộ tinh thần nhìn chằm chằm vào ngọn lửa trong lò luyện đan, lòng cũng như có lửa đốt, lần này làm hoàng đế tốn công như vậy, nếu không thuận lợi kết đan, mình sẽ khó coi hơn cả chết.
Chính lúc hắn đang suy nghĩ lung tung thì nghe Khâu Cơ Tử ngồi ở vị trí Càn rống một tiếng:
- Vô Lượng Thiên Tôn, mời thiên lôi.
Sau đó là một ánh lam chói mắt lóe lên, tiếng nổ kịch liệt làm mọi người ngã lăn ra đất, ngay cả Lục Bỉnh cũng không ngoại lệ, càng chẳng nói tới Gia Tĩnh bệ hạ nữa.
Ăn đủ là Lam Đạo Hanh đang đứng đó, bị sóng xung kích hất đập vào đỉnh đồng, mắt tối xầm, ngất xỉu.
Khi Lam thần tiên tỉnh lại, phát hiện đã đang ở trong phòng của mình, đám đồ tử đồ tôn vây thành một vòng, quan tâm nhìn mình.
Thấy hắn tỉnh lại, đám đồ tử đồ tôn tranh nhau bảy tỏ sự vui mừng của chúng:
- Tạ ơn trời đất, cảm tạ thái thượng lão quân, ngài không sao nữa rồi.
Lam Đạo Hành cố sức nhớ lại, hình như mình tới tham quan lò luyện đan, sau đó xảy ra vụ nổ, hình như hoàng đế cũng ở trong đó, toàn thân run rẩy :
- Ôi mẹ tôi ơi, hoàng đế lão nhân gia không sao chứ?
- Coi ngài nói kìa, thánh thượng hồng phúc tề thiên, có kim cương hộ thể, sao có chuyện được chứ.
Một giọng the thé vang lên, mọi người vội tránh ra khoảng trống, chỉ thấy thái giám Trần Hồng xuất hiện trước giường.
Lam Đạo Hành sắc mặt trắng bệch:
- Trần công công, không phải ông tới bắt ta chứ?
- Bắt ngài?
Trần Hòng bật cười, thong thả nói:
- Quốc sư đúng là biết nói đùa, cho dù có mười lá gan, nô gia cũng chẳng dám. Chúc mừng Lam thần tiên, kim đan bệ hạ đã thành, công của quốc sư lớn nhất, bệ hạ nhất định có phong thưởng.
- Cái gì? Kim đan thành rồi?
Lam Đạo Hành tròn xoe mắt:
- Sao ta lại nhớ là nổ mà.
- Đúng là nổ ạ.
Người bên cạnh đáp:
- Còn chết bốn người, thương mấy người tại chỗ .... Nhưng trong vụ nổ tìm kiếm ... Chậc chặc, hơn một trăm viên tiên đan vàng lóng lánh.
- Ôi mẹ tôi ơi, đám Toàn Chân giáo này đúng là dám chơi, ngay cả mạng người cũng bất chấp.
Lam Đạo Hành không khỏi cảm khái.
- Quốc sư đừng cảm thán vội.
Trần Hồng nói:
- Ngài xem có đi được hay không, bệ hạ bên kia đang nóng lòng gặp ngài đó.
- Ta thử xem nào.
Lam Đạo Hành cố đứng dậy, thấy xương khớp kêu răng rắc, người bên cạnh vội đỡ lấy, chầm chậm xuống đất đi vài bước, phát hiện trừ có hơi tập tễnh ra thì không đáng ngại lắm, liền nói:
- Đi, chúng ta tới gặp hoàng thượng.
Trong cung Ngọc Hi, Gia Tĩnh đế ngồi trên bồ đoàn, Lý Phương quỳ sau lưng ông ta, dùng kéo cẩn thận cắt tóc bị cháy xém của hoàng đế, đặt lên chiếc khay nhỏ do thái giám bên cạnh bê. Miệng đau lòng nói:
- Chủ nhân, sau này chúng ta không chơi trò này nữa, quá nguy hiểm, người xem, long nhan của người bị tổn hại rồi đấy.
Ông ta nói như thế, Gia Tĩnh đế liền cảm thấy má đau rát từng trận, trên đó có vết thương mà mờ, nhưng không hề để ý, mà lại còn hưng phấn nói:
- Đáng, rất đáng, lần này luyện được kim đan, đại đạo đã thấy trước mắt rồi, bị chút khổ cực có là gì đâu cơ chứ?
Thấy hoàng thượng hứng trí cao như vậy, Lý Phương tất nhiên không thể làm mất hứng, cười bồi nói:
- Đúng vậy, lần này tiên đan khác với trước kia, ban đầu toàn xanh xanh đỏ đỏ, không được vàng óng ánh như lần này.
-Kim đan kim đan, không vàng óng ánh sao gọi là kim đan.
Gia Tĩnh đế mở cái bình sứ bên cạnh, mấy viên kim đan vàng oánh ánh bên trong, ông ta nhìn không biến chán, khen không ngớt miệng:
- Thật là đẹp.
Gia Tĩnh đế đang say mê ngây ngất thì bên ngoài có tiếng Trần Hồng:
- Chủ nhân, Lam thần tiên tới rồi.
- Mau mau mời vào.
Gia Tĩnh đế cẩn thận đóng nắp, ngồi ngay ngắn trở lại.
Lam Đạo Hành đi vào, tung hô vạn tuế xong, Gia Tĩnh đế không bảo hắn đứng dậy ngay, mà hạ chỉ:
- Toàn Chân giáo trung trinh thần thông, có công lớn, tấn thăng Xiển giáo hộ quốc, đãi ngộ ngang với Thiên Sư đạo; phong chưởng môn Khâu Cơ Tử là tĩnh vi diệu tể thủ tĩnh thần thông chân nhân, hai vị đạo trưởng hi sinh là trung trinh hiến quốc chân nhân ...
Nói rồi nhìn Lam Đạo Hành:
- Lam thần tiên cúc cung tận tụy, phong thiếu phó, ban mãng bào ngọc ấn, con cháu thế tập thái thường tự, khâm thử.
*** Xiển giáo: do Nguyên Thủy thiên tôn vị thần tối cao của Đạo giáo TQ lập ra.
- Tạ chủ long ân.
Lam Đạo Hành vội thay Toàn Chân giáo, cũng thay bản thân tạ ân điển hoàng thượng.
Đợi hắn đứng dậy rồi, Gia Tĩnh đế đầy cảm khái nói:
- Trước kia nhờ những lời của khanh mới có thu hoạch ngày hôm nay, giờ đại đạo không còn xa nữa, thực là đáng mừng.
- Hoàng thượng quá khen rồi.
Lam Đạo Hành vội tạ ơn, rồi hết sức quan tâm hỏi:
- Không biết hoàng thượng dùng đan dược chưa? Cảm giác ra sao?
- Vẫn chưa?
Gia Tĩnh đế lắc đầu:
- Dựa theo ý khâu chân nhân, trẫm trước tiên phải ích cốc bảy bảy bốn mươi chín ngày, bài trừ tạp chất trong người, sau đó mới có thể dùng đan, thế mới hiệu nghiệm.
"Ồ..." Với vụ này thì Lam đạo hành không hiểu gì hết, chỉ có thể thuận miệng phụ họa vài câu, rồi hỏi:
- Không biết bệ hạ cần bần đạo làm gì.
- Ừm, có một việc trẫm do dự mãi chưa quyết được.
Gia Tĩnh đế phất tay, bảo Lý Phương đuổi người khác tránh đi, nói:
- Phải nhờ quốc sư hỏi thần Tử Cô, xem trẫm phải quyết định ra sao?
Lam Đạo Hành gật đầu:
- Tuân chỉ.
Vì thế khai đàn bày phép, Gia Tĩnh đế viết xong câu hỏi, cho vào phong thư kín, Lý Phương đưa cho Lam Đạo Hành.
Lam Đạo Hành thủ pháp thuần thục đem phong thư rỗng đốt cháy, thừa lúc múa may quay cuồng mở lá thư hắn giấu được ra xem, thấy trên đó có sáu chữ lớn :" Như Ý gần Dụ Vương được chăng?"
Lời này nếu là người thường thì không hiểu nổi, nhưng Lam Đạo Hành kiếm sống bằng nghề giả thần giả quỷ, suốt ngày suy đoán hành động của Gia Tĩnh đế, nên đoán được "như ý" chính là "hoàng ngọc như ý", là chỉ vào ân công Thẩm Mặc của hắn.
Hắn lập tức nhớ ra, mấy ngày trước Từ Vị bảo với mình, Hàn lâm viện tiến cử Thẩm Mặc và một người khác vào Dụ Vương phủ nhập học, khi ấy Từ Vị đã nói chính xác :" Thẩm Mặc rất muốn có được chức vị này."
Nếu đã như thế còn có gì để nói nữa? Hắn liền co giật như cơn động kinh, bút lông gà lập tức dựng đứng lên , viết hai chữ lớn trên bàn cát :" Đại thiện!"
- Đại thiện?
Gia Tĩnh đế cau mày, hỏi:
- Vì sao?
"Dụ vương, con hiếu, đáng được người hiền đức dạy dỗ. " Lam Đạo Hành biến ra một hàng chữ.
" Ồ..." Gia Tĩnh đế chậm rãi gật đầu, không nói gì nữa.
Ngày hôm sau, chiếu chỉ của Gia Tĩnh đế tới Hàn lâm viện tuyển ti kinh cục tẩy mã kiêm quốc tử giam ti nghiệp Thẩm Mặc làm thị giảng cho Dụ vương phủ, chuyên giảng Mạnh Tử ... Đương nhiên là phải giảng bản cắt xén rồi.
Sau khi nhận được thánh chỉ, Cao Củng và Trương Cư Chính hết sức cao hứng, nhất định lôi Thẩm Mặc đi chúc mừng, hiếm khi Cao tế tửu mời được một bữa cơm, Thẩm Mặc sao có thể không nể mặt cho được? Vì thế hết giờ làm rồi liền cùng Trương Cư Chính tới nhà Cao Củng.
Cao Củng ở ngoài Tây Trực Môn, trong một tứ hợp viện rất bình thường, người trong nhà không nhiều, trừ ông ta và người vợ lâu năm, chỉ có một trai một gái, chẳng phải là ông ta cố ý làm bộ, mà thực sự là kinh thành cái gì cũng đắt đỏ, ông ta lại chỉ có chút bổng lộc, còn nhờ Dụ vương ban thưởng sống qua ngày, có thể nuôi được người nhà đã là khá lắm rồi, đâu ra tiền thuê nha hoàn gia đinh?
Cho nên ông ta không mời khách tới tửu lâu, mà bày tiệc trong nhà, vừa thân thiên lại thiết thực, còn bớt được tiền ...
Ở trong sân, dưới tán hòe già cao lớn, trên chiếc bàn trò lớn xếp đầy món ăn do Cao phu nhân dày công chế biến, đó là thức ăn Hà Nam, làm hai người phương nam như Thẩm Mặc và Trương Cư Chính hết sức tò mò.
Cao Củng thay trang phục ở nhà, chỉ vào từng bát trên bàn giới thiệu:
- Đây là "tạc bát khối", người làm quan ở quê ta đều hát :" Một con gà chặt làm tám miếng, vừa thơm vừa ngon vừa đẹp mắt", chính là nói tới nó. Đây là món ăn có tuổi trên hai trăm năm rồi..
Lại còn cái gì mà "thông thiêu hải tham, lỗ chử hoàng hương quản, toan lạt ô ngư đản thang" toàn món nghe lạ tai, mặc dù trông bình thường, nhưng mùi vị rất được, hai người Thẩm Mặc ăn hết sức thống khoái.
Nhưng Cao Củng có một thói quen, đó là khi ăn cơm không nói chuyện, hai người Thẩm Mặc thấy ông ta cắm cúi ăn, cũng chỉ đành im lặng mà ăn từ đầu tới cuối. Thế là chẳng bao lâu đã no, nhìn lại thấy Cao Củng vẫn đang ăn say may ngon lành, đành cười khổ, vừa uống canh vừa đợi ông ta.
Đúng một khắc sau, Cao Cùng mới ngẩng đầu lên, thấy hai người họ đã dừng đũa từ lâu, có chút xấu hổ hỏi:
- Ăn no chưa?
- No rồi no rồi
Hai người xoa bụng cười đáp:
- Không ăn thêm được chút nào nữa.
- Thế thì không được.
Cao Củng lắc đầu:
- Còn có một món phụ nữa, bất kể thể nào hai ngươi cũng phải thử một chút.
Nhìn thức ăn trên bàn mới ăn được ba bốn phần, Thẩm Mặc muốn nói: " Đừng lãng phí nữa " nhưng Trương Chư Chính đã tò mò hỏi:
- Món ăn gì có thể làm món phụ ?
Cho nên y chỉ đành ngậm miệng.
- Hai ngươi đã nghe nói tới câu, sống ở Tô Hàng, chết ở Bắc Mang chưa?
Cao Củng ra vẻ thâm ý hỏi.
- Đương nhiên là nghe nói rồi, đó là câu khắc họa kiếp sống hạnh phúc một người.
Trương Cư Chính đáp, sống ở Tô Hàng thì không cần phải nói nữa, nhưng chết ở Bắc Mang thì có gì hạnh phúc? Nguyên nhân đí là nơi phong thủy tốt, chết ở nơi đó, có thể phù hộ đời sau, con cháu đời đời làm quan thành đạt, là chốn chôn thân mà ai ai cũng hướng tới.
- Có điều câu nói đó liên quan gì tới thức ăn ngon?
Trương Cư Chính không hổi.
- Hà Nam ta có Long Môn, cá chép của Hoàng Hà, cả đời phải nhảy qua Long Môn một lần, nhảy qua được biến thành lửa trời hóa ra thiên long bay đi.
Cao Củng nói đầy thâm ý:
- Mang Sơn nằm ở hạ du của Lông Môn, cá chép tìm ăn nghỉ ngơi, hoặc là luyện tập, để thân thể khỏe mạnh, chuẩn bị cho cuối cùng vượt Long Môn. Cho nên cá chép Hoàng Hà nơi đó đều cực kỳ khỏe mạnh to lớn, có thể coi là số một.
Hai người Thẩm Mặc nghe thế thì đều rất là thèm, những nghĩ một lát lại nói:
- Đường xa như thế làm sao mà có được?
- Ngư dân bắt được nó rồi, dùng lồng nuôi trong nước, năm ngày năm đêm đưa tới kinh thành, vẫn còn tươi nguyên.
Cao Củng suýt xoa:
- Một con như thế tốn mất hai lượng bạc đấy, nếu chẳng phải là các ngươi thì ta chẳng mua.
Những lời này khơi lên sự tò mò của hai người, liền muốn tới xem một chút, xem cá chép Hoàng Hà muốn vượt Long Môn chưa thành thế nào. Cao Củng vui vẻ đồng ý, dẫn hai người họ ra sau bếp, thấy trong chậu nuôi một con cá chép, quả nhiên là rất dài, rất lớn.
Nhưng Thẩm Mặc phát hiện ra, đuôi nó đã có vẩy bị bong, có điều y tất nhiên không làm mất hứng, vẫn cứ khen ngợi mấy câu.
Sau khi bị nhìn xong, con cá chép chí hướng cao xa đó mạng sống đã đi tới hồi kết, bị Cao phu nhân lấy ra rạch bụng moi ruột, đánh vảy, khử tanh, cho vào nồi nấu.
Ba người tuân thủ giáo huấn của Khổng phu tử "nam nhân tránh xa nhà bếp", lúc này trời đã tối, muối cũng bắt đầu đi làm, không thể ngồi trong sân nữa, Cao Củng sai con trai chuyển bàn tiệc vào trong sảnh, thắp đèn lên, nhắm rượu chuyện trò với họ.
Không lâu sau Cao phu nhân đã mang con cá chép Bắc Mang kia lên, Thẩm Mặc nhìn ra đó là món cá nướng. Dù cá nướng thì y ăn nhiều rồi, nhưng lần đầu tiên thấy cá chép nướng nhà họ Cao, lại được trang trí như động tác đang nhảy, giống như tới chết vẫn còn chưa quên đại nghiệp vượt Long Môn.
Cao Củng dùng đũa chỉ vào con cá chép, cười cười nói:
- Đây là cá vượt Long Môn, điềm lành đấy.
Nói rồi vô tình xoay bàn, chuyển đầu con cá hướng về phía Thẩm Mặc.
Thẩm Mặc kiếp trước làm nghề gì? Sao chẳng hiểu ý nghĩa bữa cơm này, chẳng còn món gì có ẩn ý phong phủ hơn cá chép nữa, Cao Củng muốn dùng con cá này để biểu đạt một số thứ.
Quan lớn bảy tỏ, hai vị phó hiệu trưởng chỉ còn biết ngồi nghe hiệu trưởng thôi. Cao Củng cười cười nói:
- Có người bảo rằng, chỉ cần nhìn một người ăn cá là có thể nhìn ra xuất thân gia đình của người đó, nếu như đũa đầu tiên gắp bụng cá hoặc đuôi cá, xuất thân tiểu gia ... Vì chỉ ham phần to. Nếu như gắp lưng cá, cho thấy hắn có thể xuất thân đại hộ, bởi vì chỗ thịt non mềm nhất trên người cá là ở lưng.
- Đại nhân cao luận.
Thẩm Mặc cười nói, còn trong lòng thầm nghĩ :" Xem ra bất kỳ niên đại nào lãnh đạo cũng giống nhau cả, thích cái nhã hứng khoe khoang "văn hóa cá", ngay cả loại người như Cao Củng cũng không ngoại lệ."
May là Cao Củng tính nóng vội, không thích vòng vo loanh quanh, đưa đũa gắp mắt cá và môi cá:
- Có điều ta thấy môi cá và mắt cả là ngon nhất.
Bỏ vào trong bát Thẩm Mặc:
- Không tin Giang Nam cứ thử mà xem.
Thẩm Mặc cười thầm trong lòng, y có hai kiếp sát phạt trên bàn rượu, sao mà không biết các bộ phận trên mình cá kỳ thực có hàm nghĩa phong phú.
Bình thường mà nói, kẻ có quyền lực chia cá là kẻ ngồi ở vì trí tối cao, hắn sẽ lấy mắt cá ra, đưa cho khách chính, ý "nhìn cao hơn một bậc", lấy xương cá cá đưa cho một vị khách khác, ý "trụ cột vững vàng". Sau đó, nếu chia môi cá gọi là "môi hở răng lạnh", chia đuôi cá gọi là "giao cho trọng trách; chia cho vây cá, gọi là "vỗ cánh bay cao"; chia cho bụng cá, gọi là "mở bụng chân thành "; thậm chí còn có cao thủ phân chia thành từng phần nhỏ hơn nữa, nhưng đại thể là như thế.
Thẩm Mặc đã từng chia cá, cũng từng là người được chia cá, y không thiếu suy đoán ác ý, kẻ phát minh ra cái trò này đầu tiên, nhất định là kẻ vừa tham ăn lại cực kỳ thích ăn cá, nếu không sao lại chia những thứ đầu thừa đít thẹo trên con cá ra, ghép cho nó cái ý nghĩa rất hay, còn phần thịt cá ngon nhất để lại cho mình.
Hiện giờ nhìn thấy Cao Củng chia cá Thẩm Mặc không khỏi cảm thán, con người đời nào cũng giống nhau cả.
Nghĩ như thế nụ cười trào phúng không khỏi đeo lên trên mặt, Cao Củng mẫn cảm phát hiện ra nụ cười của y có y khác lạ, không khỏi cau mày:
- Sao vậy, không thích ăn à?
Thẩm Mặc tức thì tỉnh lại, vội vàng lắc đầu:
- Đại nhân hiểu lầm rồi, thuộc hạ quá vui mừng nên không kiềm chế được nụ cười...
Cao Củng không thể hiểu được suy nghĩ chân thực của Thẩm Mặc chỉ cho rằng y hiểu ám thị "nhìn cao một bậc, môi hở răng lạnh của mình" nên mói vui sướng cười.
Trương Cư Chính ở bên cạnh nửa đùa nửa thật nói:
- Đại nhân thế này có hơi chút có mới nới cũ rồi, chỉ chú ý đến Giang Nam thôi, trong bát của hạ quan còn trống đây này.
- Không thiếu phần của ngươi đâu.
Cao Củng đem xương cá lột ra, lấy cả bụng cá, bỏ vào trong bát của Trương Cư Chính nói:
- Giờ thì hài lòng rồi chứ.
Trương Cư Chính cười khì:
- Kỳ thực hạ quan thích ăn lưng cá.
Đối với ám thị "trụ cột vững vàng" và "chân thành thẳng thắn", hắn vẫn rất hài lòng.
- Ha ha, hai ngươi chỉ biết bản thân.
Cao Củng cười:
- Lão phu đây bát cũng trống không đây này, các ngươi hai người trẻ tuổi còn không gắp cho ta một miếng à?
Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Trò này hay đây, đòi hỏi cả hai bên đều phải biểu đạt." Liền gắp vây cá, đưa cho Cao Củng:
- Chúc đại nhân vỗ cánh bay cao.
- Vậy hạ quan gắp đuôi cá cho đại nhân.
Trương Cư Chính nói rồi gắp đuôi cá bỏ vào bát Cao Củng, nói:
- Chúc đại nhân được thánh thượng ủy nhiệm trọng trách, tương lai vào các làm tể tướng, bảo vệ xã tắc, kiến lập công tích ngàn đời không phai mờ.
Cao Củng biết hai người họ hoàn toàn hiểu ý mình, liền nghiêm mặt nói:
- Ta quan sát hai ngươi, đều là bậc tài rường cột hiếm có, là cánh tay đắc lực cho Đại Minh sau này. Hiện giờ quốc gia chiến sự đã tạm lắng, nhưng thương tích đầy mình, chính là lúc người đọc sách chúng ta lập công dựng nghiệp, tế thế cứu dân, ta nguyện cùng hai vị kết nghĩa kim lan, cùng nhau phò tá minh chủ, sáng lập đại nghiệp. Thế nào?
Trương Cư Chính nhìn Thẩm Mặc, Thẩm Mặc cũng nhìn hắn, hai người đều thấy vẻ dò hỏi trong mắt đối phương :" Lão tiểu tử này muốn triệt để thu nạp chúng ta, ngươi thấy thế nào?"
Đối với Trương Cư Chính, hắn là học sinh thân cận nhất của Từ Giai, hành động này tựa hồ có chút hiềm nghi phản bội; còn đối với Thẩm Mặc, y sớm đã hạ quyết tâm đi theo Trương Cư Chính một đoạn rồi hẵng hay, chi nên chỉ thấy phản ứng của y là :" Ngươi đồng ý thì ta đồng ý, ngươi không đồng ý thì ta không đồng ý."