Quán Ăn Vặt Nhà Họ Lâm Mỹ Thực

Chương 2: 2: Chả Cá Hai Vị 2





Dịch: Y Na

Ông ba nhìn trời: “Bây giờ gió lớn, thổi tan hết mây trên trời, nói không chừng đến chiều sẽ có chút nắng.



“Ông ba nói chí phải.



Hôm nay là ngày hai mươi chín tháng chạp, thời gian không còn sớm, giữa trưa cả gia đình ăn tạm gì đó rồi bắt đầu chuẩn bị đồ ăn Tết sớm.


Ví dụ như làm dầu ớt, dầu ăn trộn rau, trộn gỏi.

Ngoài ra còn phải chưng bát đại oản*, tối nay có thể lên bếp.


*Bát đại oản: Bao gồm tôm càng xanh xào, gà xé om, gạch cua hấp nguyên con, hải sâm viên, thịt kho tàu, canh gà, gà hầm, cá chép sốt tương… Bát đại oản dùng trong các bữa tiệc, mỗi bàn tám người, trên bàn tám món, tất cả đều được phục vụ cùng một bát nước lớn.


Mặt khác bát đĩa dùng trong dịp Tết cũng cần phải được làm sạch ngay từ bây giờ.



Công việc trong bếp giao cho đàn ông, Lâm Hoài Hạ theo hai bác gái và chị dâu cả đi rửa bát trong sân.


Bác gái cả vừa rửa bát vừa kể chuyện vặt trong thôn: “Giới trẻ bây giờ đứa nào cũng lười như nhau, chị nghe chị dâu Vương ở đầu thôn đông nói, năm nay nhà bọn họ ăn Tết chỉ dùng loại bát đũa một lần thôi.



Bác gái ba nói tiếp: “Không rửa bát đĩa thì thôi đi, có người còn không rửa cả nồi kia kìa, Tết đến không thèm nấu nướng mà chỉ ăn lẩu.

Nói cái gì mà mùa đông lạnh, nấu cơm chưa ăn đã nguội, ăn lẩu cho xong.



“Thế thì làm gì còn không khí Tết nữa.



“Đúng vậy.



Lâm Hoài Hạ ở bên cạnh yên lặng nghe hai bác nói chuyện, may mà bọn họ ở nông thôn, không thể giao đồ ăn nhanh, nếu không chắc có nhà còn đặt luôn đồ về ăn Tết.


Lâm Tùy Tâm từ bếp đi ra, cầm hai miếng thịt trong tay, chia một miếng vào miệng Lâm Hoài Hạ: “Đừng nói anh hai không thương em, thịt khô vừa nấu xong đấy.



Ăn xong một miếng, Lâm Hoài Hạ thỏa mãn gật đầu: “Ngon quá!”

Bác gái cả cười: “Thích ăn thì ăn nhiều một chút, năm nay nhà ta bận buôn bán trên trấn, không nuôi lợn nên mua hai con lợn nhà người khác, làm thành thịt khô hết, khi nào anh em mấy đứa về thành phố thì mang theo đi.



“Vâng ạ.

” Lâm Hoài Hạ cười híp cả mắt.


Tổ tiên nhà họ Lâm bọn họ là đầu bếp cung đình, đến đời ông nội Lâm Hoài Hạ, người có thiên phú nhất trong nhà là Lâm Trọng Hoà ông nội cô, trước đây mỗi lần đến Tết đều là ông nội đứng bếp.



Năm nay thì khác, căn bếp ở nhà nằm trong tay bác cả và bác ba.


Trong bếp vang lên tiếng đổ dầu nóng, mùi dầu ớt đậm đà từ cửa sổ bay ra, Lâm Hoài Hạ và Lâm Tùy Tâm hít sâu một hơi.


Cái mùi này, tuyệt!

Vừa ngửi thấy mùi này, hai anh em đã thèm thuồng chảy nước miếng: “Đây là thứ nhớ nhất khi ở thành phố.



Người nấu ăn giỏi nhất nhà họ Lâm là ông nội Lâm Hoài Hạ, lúc trước để hai đứa cháu biết đường kiếm sống, ông đã dạy cho bọn họ một tuyệt chiêu, bác cả là cách chế biến nguyên liệu ướp, bác ba là cách làm dầu ớt.


Đừng đánh giá thấp tay nghề này, chỉ với tay nghề này, bác cả và bác ba một người bán thịt kho một người bán đồ trộn ở thị trấn Thanh Long, lúc làm ăn thuận lợi, doanh thu hàng ngày lên đến mấy nghìn, còn cao hơn mức thu nhập trung bình trong thành phố.


Lâm Tùy Tâm chạy đến bên cửa sổ bếp hô to: “Cha, làm nhiều dầu ớt một chút, Hạ Hạ muốn mang đi.



“Biết rồi.



Lâm Hoài Hạ trừng mắt: “Chẳng lẽ anh không ăn?”

Bác gái cả nở nụ cười: “Người tích cực nhất nhà ta là Tùy Tâm.




Lâm Hoài Hạ hừ lạnh một tiếng: “Từ nhỏ đến giờ, có chuyện gì cũng lôi cháu ra làm bia đỡ.



Lâm Tùy Tâm kéo tóc cô: “Nhìn em hẹp hòi chưa kìa, lôi em ra tức là em được yêu thương đó! Nhà chúng ta nha, trọng nữ khinh nam, anh nhờ cha anh làm việc gì, em thấy ông ấy có thèm để ý không.



Lâm Hoài Hạ kéo tóc trở về: “Rõ ràng, nhìn cái dáng vẻ người ngại chó ghét của anh, không có em thì chẳng được tích sự gì hết.



“He he!”

Bận rộn đến trưa, mọi thứ cần chuẩn bị đều đã sẵn sàng, ba chỉ kho muối, long nhãn, giò chưng, thịt hấp… hấp qua đêm để nguội, sáng ba mươi Tết, bác cả và bác ba dẫn bọn họ đi mang đồ ăn cho hàng xóm thân thiết.


Đây đều là truyền thống cũ.