Quái Khách Muôn Mặt

Chương 37: Cả nhà mừng đoàn viên




Vân Tuệ với Phả Cái nghe thấy tiếng kêu la của Vương Mai vội chạy ra xem mới hay những đường hẻm hồi nãy đã bịt kín mít. Như vậy khỏi cần nói rõ, chủ nhân của ngôi nhà này đã có dã tâm như thế nào rồi?

Ba người không sao nghĩ ra được chủ nhân là ai, mà lại định tâm hãm hại ba người như thế?

Phả Cái tính nóng như lửa, coi kẻ ác như kẻ thù, mấy năm gần đây tuy đã thay tâm đổi tính nhiều, nhưng bây giờ bỗng dưng thấy người ta hãm hại mình, giam ở trong hầm hố này làm sao mà không nổi giận? Nên ông ta cười ha hả một hồi, tiếng cười của ông ta lớn như tiếng chiêng trống, khiến Vương Mai cũng phải hoảng sợ đến biến sắc mặt, và chống chiếc gậy xuống đất, rồi giơ song chưởng lên tấn công luôn hai chưởng một lúc vào vách đá ngăn cản lối đi. Có tiếng kêu “bùng bùng”. Nhưng chỉ có một ít đá vụn rơi xuống thôi, chứ vách đá ấy không hề bị suy suyển chút nào.

Phả Cái giật mình kinh hãi, bụng bảo dạ rằng: “Vừa rồi hai chưởng của ta đã giở đến chín thành công lực ra rồi, ít nhất cũng có mấy nghìn cân sức lực, vậy mà vách đá trước mặt không hề suy suyển chút nào? Như vậy vách đá này phải dày và cứng lắm?”

Vân Tuệ với Vương Mai đứng đằng xa thấy vậy cũng phải giật mình kinh hãi, Vân Tuệ vào trong phòng định lấy thanh bảo kiếm dị hình mà nàng chưa bao giờ dùng qua nhưng nàng nghe thấy bên trên có tiếng cười rất khó nghe và rất đắc chí vọng xuống. Nàng nhận ra tiếng cười rất quen thuộc. Cả ba cùng ngạc nhiên, ngẩng đầu lên nhìn, thì thấy trên đỉnh phòng cao hơn hai trượng, rộng chừng năm trượng, ngoài năm ngọc đèn cung đăng sặc sỡ ra, thì không có một khe hở nào có thể truyền thanh xuống được. Nhưng sự thật tiếng nói đó rõ ràng ở trên đỉnh đầu ba người vọng xuống, và cũng tựa như ma gào quỷ thét, làm rung động cả hang động, và làm đinh tai nhức óc ba người.

Vương Mai vội lấy tay bịt tai lại. Còn Phả Cái thì ngửng mặt lên cười ha hả, lên tiếng quát hỏi :

- Ai đó? Dám dùng trò ma quỷ ám hại gia gia này!

Tiếng cười ở bên trên bỗng ngắt hẳn. Tiếp theo đó, có tiếng nói rất hùng vọng xuống :

- Lão già què kia, số chết của ngươi đã tới nơi lại còn đại ngôn như thế mà không biết hổ thẹn! Gia gia đây chính là Thánh Hỏa đại sư, hộ pháp của phái Thiếu Lâm đây!

Vân Tuệ cau mày lại nói với giọng nhu mì hỏi :

- Đại sư đã là hộ pháp của phái Thiếu Lâm, sao lại ở Vương Gia Câu này an cư lạc nghiệp như thế?

Thánh Hỏa đại sư cười như điên khùng đáp :

- Đằng nào các ngươi cũng sắp chết đến nơi rồi ta nói thật cho các ngươi biết cũng không sao và Phật gia cũng không sợ các người tiết lộ những sự bí mật của Phật gia ra bên ngoài...

Nói tới đó, y lại đắc chí cười ha hả, rồi mới lại nói tiếp :

- Vương Gia Câu là vườn cũ của Phật gia. Sau khi Phật gia vào chùa Thiếu Lâm đi tu liền giao cho người em trông nom. Người đó chính là Vương Đại Hữu...

Phả Cái giật mình kinh hãi vội hỏi tiếp :

- Lão hòa thượng. Người anh em có một hiệu là Độc Tú phải không?

Thánh Hỏa đại sư chưa kịp trả lời thì bỗng có một giọng nói khác lạ xen lời đáp :

- Hai chữ độc là các bạn trên giang hồ cho mỗ đấy thôi! Tên họ của mỗ là Vương Đại Hữu và cũng là chủ nhân kiêm tài chủ của Vương Gia Câu này...

Nói xong y lại cười khì, tỏ vẻ đắc chí và gian giảo vô cùng.

Phả Cái đang ngấm ngầm suy nghĩ, nhưng mặt vẫn làm ra vẻ thản nhiên rồi ngửng đầu lên hỏi tiếp :

- Các người thị cái hang động đất này mà cũng muốn giam giữ già này hay sao?

Thanh Hỏa đại sư đắc chí vừa cười vừa đáp :

- Lão già què kia! Tài ba của ngươi thế nào, Phật gia cũng đã biết rõ hết! Ngươi tưởng nơi đây là cái hang động bằng đất ư? Ngươi phải biết nơi đây anh em mỗ đã tốn bao nhiêu tâm huyết mới xây thành. Nếu ngươi ra khỏi được nơi này, thì Phật gia bằng lòng dâng cái đầu lâu này cho...

Phả Cái đứng ở cạnh đường, tuy miệng vẫn đối đáp với đối phương nhưng trong bụng đang suy nghĩ, cho nên lúc Thánh Hỏa đại sư hỏi, ông ta đã ngấm ngầm vận Đàn Chỉ thần công lên, giở hết toàn lực ra búng mạnh vào tấm vách bằng đất ấy một cái. Chỉ nghe thấy có tiếng kêu “soẹt” vách đất lủng ngay một cái lỗ nhỏ.

Cái lỗ hổng ấy ít nhất cũng sâu hơn hai tấc, nhưng sau hai tấc đó đã là vách đá rồi. Chỉ phong của ông không sao xuyên qua được, nên ông ta nản chí vô cùng, bụng bảo dạ rằng: “Tên hòa thượng này nói như vậy, rõ ràng y ỷ thị vào cái gì rồi. Cứ nói cái hang động này, chắc xung quanh đều là vách đá dày, làm sao mà phá nổi?”

Tuy người ở bên trên không trông thấy thái độ và hành động của Phả Cái, nhưng Vân Tuệ đứng ở cạnh đó đã trông thấy rõ hết. Nàng liền nghĩ ra một kế, vận dụng Truyền Âm Nhập Mật ngửng đầu lên nói với Thánh Hỏa đại sư rằng :

- Thánh Hỏa đại sư là một trong các vị hộ pháp của chùa Thiếu Lâm, địa vị rất cao quý như vậy tại sao lại trầm mình vào chốn hạ lưu, làm những việc xấu xa và hổ thẹn với võ lâm đồng đạo như vậy làm chi?

Bên trên là một cái thạch thất vuông, mỗi bề dài hơn trượng, bày biện rất đẹp. Thánh Hỏa đại sư đang ngồi ở dưới đất và ngồi đối diện với Vương Đại Hữu, giữa hai người có bốn cái khe đá, có thể trông thấy tình hình ở bên dưới. Thánh Hỏa đang đắc chí cười khì, đã nghe thấy lời nói của Vân Tuệ rót vào tai nên y vội ngắt lời, và mặt lộ vẻ hổ thẹn hết sức.

Đại Hữu không nghe thấy gì nên không hiểu rõ nguyên nhân. Y thấy vẻ mặt của Thánh Hỏa như vậy, trong lòng thắc mắc vô cùng, vội lớn tiếng nói :

- Đại ca, làm sao thế? Có cần mở máy xử tử ba tên...

Vân Tuệ ở dưới nghe thấy Đại Hữu nói như thế hoảng sợ vô cùng, liền nghĩ thầm: “Nếu vậy thì đừng có trách ta độc ác đấy nhé...”

Nghĩ đoạn, nàng liền dùng Thiên Lý Truyền Âm nói với Đại Hữu rằng :

- Được lắm! Nhị đệ mau mở máy móc đi! Nhưng không phải là để giết chết họ! Ta muốn mở cửa ra để gặp họ.

Đại Hữu nghe thấy tiếng nói đó, lại tưởng lầm là Thánh Hỏa ra lịnh bảo mình. Thoạt tiên, y nghe nói “mở máy móc đi”, y mừng rỡ khôn tả, vội đứng dậy, nhưng chưa đã nghe thấy câu sau, nên y ngạc nhiên hết sức.

Vân Tuệ lại bắt chước giọng của Thánh Hỏa mà thúc giục y lần nữa, rồi lại nói với Thánh Hỏa tiếp :

- Thánh Hỏa, ngươi là đệ tử của Phật mà không biết nhất tâm hướng Phật, suốt ngày cứ thích xưng hùng xưng bá, lạm sát những kẻ vô tội, đã gây nên rất nhiều sát nghiệp, từ đây đi về Tây phương cũng không xa đâu! Chả lẽ ngươi không sợ bị đầy xuống địa ngục chịu khổ hình hay sao? Nếu bây giờ ngươi mau hối cải lương thiện, bảo Đại Hữu thả ba người ở dưới ra, thì ngươi còn có hy vọng tu thành chính quả, bằng không, ác giả thể nào cũng bị ác báo...

Thánh Hỏa đại sư nghe nói sắc mặt cứ thay đổi luôn luôn nhưng sự phẫn uất của y vẫn còn nghênh tụ ở giữa lông mày nên y vẫn chưa chịu nghe theo lời nói của Vân Tuệ mà thi hành.

Tuy Vân Tuệ không trông thấy dáng điệu và hành động của đối phương ra sao, nhưng nàng không thấy có phản ứng gì hết, biết Thánh Hỏa không thể nào cứu chữa được nữa, liền lên tiếng bảo Đại Hữu tiếp :

- Ngươi có mau mở máy thả cho ba người ra không? Đi mau còn trù trừ gì nữa?

Đại Hữu quay đầu lại thấy Thánh Hỏa đại sư đang cúi đầu nhắm mắt tỏ vẻ đau đớn y thắc mắc vô cùng, nhưng nghe thấy giọng nói của Thánh Hỏa khẽ lắm, y càng kinh hãi thêm tưởng Thánh Hỏa đã bị ba người ở bên dưới ám hại, mới dùng cách truyền âm bảo mình như vậy.

Tình cốt nhục bao giờ cũng thương nhau hơn ai hết. Đại Hữu yên chí anh mình đã bị thương rồi đầu óc càng u mê và bụng bảo dạ rằng: “Đúng là đại ca đã bị người ở bên dưới dùng binh khí tấn công lên chứ không sai, nên mới bảo ta buông tha họ ra để nhờ họ chữa cho. Hà! thôi được...”

Nghĩ đoạn y lại nghe thấy tiếng thúc giục, nên y chạy sang phía bên phải, lật tấm tranh sơn thủy lên, phía sau có mười mấy cái vòng bằng đồng. Y vội kéo một chiếc, chỉ nghe thấy tiếng kêu “kẹt kẹt”, góc vách phía bên trái đã thấy hiện ra một cái hang động tròn, đường kính dài hai thước.

Vương Mai với Phả Cái ở bên dưới không nghe tiếng người nói nữa, sau thấy vẻ mặt Vân Tuệ đầy sát khí, mồm mấp máy nói, mặt ngửng lên phía trên, nhưng không nghe thấy tiếng nói của nàng. Hai người biết ngay thế nào cũng có duyên cớ gì rồi, nên hai thầy trò cứ lẳng lặng đi đến bên cạnh Vân Tuệ mà đứng yên ở đó đợi chờ.

Lúc ấy bỗng nghe tiếng máy kêu “kèn kẹt”, hai người đều giật mình kinh hãi, cũng ngửng đầu lên nhìn, thì đã thấy một cái bóng xanh nhanh như điện chớp phi lên, chui qua cái hang nhỏ vừa hiện ra. Đồng thời, hai người lại nghe thấy tiếng nói rất khẽ của Vân Tuệ như rót vào tai rằng :

- Mau đem các hành trang nhảy lên trên này đi!

Phả Cái với Vương Mai giật mình đến thót một cái và quay đầu lại nhìn thì không thấy hình bóng của Vân Tuệ đâu nữa. Lúc ấy hai thầy trò mới hội ý, vội chạy vào trong phòng lấy hành trang ra, rồi cả hai cùng nhảy lên chui qua cái lỗ hổng phi lên trên thạch thất của Thánh Hỏa với Đại Hữu.

Thánh Hỏa đại sư là hộ pháp của Thiếu Lâm, ngày thường ăn chay niệm Phật, tâm chí kiên định hơn người thường gấp bội, cho nên vừa rồi Vân Tuệ sử dụng Ảo Vân Phục Ma Âm đã học được ở dưới đáy bể mà nàng chưa dùng bao giờ ra chỉ huy hành động của y, tuy y đã bị cảm thụ, nhưng vẫn chưa chịu khuất phục ngay. Bây giờ tiếng ma âm của Vân Tuệ đã dứt, và tiếng máy “kèn kẹt” nổi lên, y liền giật mình kinh hãi.

Thánh Hỏa mở mắt ra nhìn, thấy Đại Hữu đã kéo vòng đồng mở ra một cái lỗ nông ra rồi, y càng sợ hãi thêm, vọt phi thân nhảy tới miệng thì quát lớn :

- Nhị đệ. Chớ nên. Mau buông tay xuống...

Nói xong, y đã nhảy tới cạnh Đại Hữu, giơ tay ra định kéo cái vòng thứ hai. Vòng đồng ấy là để phun độc khí hễ, kéo mạnh xuống một cái, bốn khe vách ở dưới hầm liền có hơi độc phun ra tức thì. Người và súc vật ở bên dưới, dù có công lực cao siêu đến đâu cũng không chống cự nổi sẽ ngã lăn ra chết, hóa thành một đống xương tàn.

Vân Tuệ đã nhanh như điện chớp lẹ làng nhảy lên tới. Nàng thấy Thánh Hỏa vội vàng lo âu như vậy, biết cái vòng ấy thế nào cũng điều khiển một thứ gì rất độc ác, mà Phả Cái với Vương Mai vẫn còn chưa lên tới, nên khi nào nàng chịu để cho đối phương ra tay giật cái vòng ấy được?

Vì vậy, nàng vừa quát lớn, vừa ra tay đẩy mạnh một cái, trong gan bàn tay của nàng có một luồng bạch khí to bằng trái hạnh đào nhanh như điện chớp nhắm sau lưng Thánh Hỏa phi tới và thoát cái đã mất dạng ngay.

Thánh Hỏa đại sư với Đại Hữu nghe thấy tiếng quát của nàng, đã biết là nguy tai. Đại Hữu vội buông tay ra, cái hang nọ từ từ đóng kín.

Thánh Hỏa đại sư không thấy có gì khác lại định kéo vòng kia rồi hãy tính sau. Ngờ đâu, tay y chưa đụng vào chiếc vòng đã thấy lưng đau nhức khôn tả chưa kịp la, đã hộc một đống máu tươi và ngã gục trên vai Đại Hữu chết tốt.

Vân Tuệ nghe thấy tiếng kêu kèn kẹt cúi đầu nhìn xuống thấy cửa hang khép dần, nàng hoảng sợ khôn tả, nàng liền vận mười thành công lực nhằm hai tảng đá dày chừng một thước, đập mạnh xuống hai cái. Tảng đá đó liền nứt vỡ và đứng yên không cử động nữa.

Đại Hữu buông cái vòng đồng xuống, y nghe thấy một tiếng quát lớn liền tỉnh táo như người vừa nằm mơ mới thức tỉnh chưa kịp xoay người thì đã thấy cổ họng nóng hổi, thì ra bị máu tươi của Thánh Hỏa phun trúng vào người y. Cúi đầu nhìn, y thấy Thánh Hỏa đại sư đã chết tốt và nằm gục trên vai mình rồi...

Y chưa kịp nghĩ thì sau lưng đã đau nhức, ngũ tạng phủ đã bị Thiên Địa Cương Khí của Vân Tuệ dồn cho nát nhừ, cũng phun hai khẩu máu tươi ra, ngã gục vào trong tường chết tốt.

Vân Tuệ thấy hai anh em y chết một cách thảm khốc như vậy cũng buồn nhưng lúc ấy nàng có hai cũng không kịp nữa, liền dùng chân đạp mạnh một cái nữa, miếng đá nọ vỡ tung rớt xuống bên dưới đồng thời nàng vẫy tay gọi thầy trò Phả Cái nhảy lên.

Phả Cái với Vương Mai lần lượt nhảy lên trên thạch thất thấy hai kẻ địch chết thảm thương như thế Vương Mai liền cả kinh đến ngẩn người ra.

Phả Cái liền cười ha hả nói :

- Thế mới phải chứ hiền điệt nữ tài ba thật.

Vương Mai ngẩn người ra giây lát, nghĩ đến hồi nãy Vân Tuệ mồm mấp máy không hiểu làm gì, nàng ngạc nhiên hỏi :

- Chị Tuệ vừa rồi chị dùng phương pháp gì khiến chúng phải mở một cái lỗ hổng nho nhỏ như thế này.

Vân Tuệ khẽ nhún vai một cái đáp :

- Chị dùng cách Thiên Lý Truyền Âm xen lẫn Ảo Vân Phục Ma Âm sai Vương Đại Hữu ra mở cửa đấy...

Nói tới đó, nàng cảm thấy người hơi khó chịu, vội ngồi sụp xuống khẽ nói tiếp :

- Vừa rồi chị dùng sức quá nhiều phải điều tức lại mới được.

Nàng chưa nói dứt đã vận công điều tức liền.

Vương Mai vẫn còn thắc mắc không hiểu đưa mắt nhìn Vân Tuệ, rồi hỏi Phả Cái rằng :

- Sư phụ, cái gì là Ảo Vân Phục Ma Âm thế?

Phả Cái ngẫm nghĩ giây lát mới đáp :

- Có lẽ là một thứ thần công của nước Thiên Trúc, nhưng già què này giàu kinh nghiệm đến như thế mà chưa hề nghe nói qua môn võ công ấy cả.

Nói xong, ông ta lại cười và đổi giọng nói tiếp :

- Mai nhi con đừng ngẩn người ra như thế làm chi, mau hộ pháp cho chị Tuệ để sư phụ ra ngoài xem còn có tên ma đầu nào không.

Nói xong, ông ta không đợi chờ Vương Mai trả lời, ông liền ra ngoài luôn.

Vương Mai tuy sinh trưởng trong gia đình võ lâm nhưng chưa hề thấy qua người chết bao giờ, bây giờ thấy sư phụ bỏ đi như vậy, còn lại một mình, nàng hơi hoảng sợ, nhưng nàng cũng biết việc hộ pháp rất quan trọng bất đắc dĩ nàng rút kiếm ra đứng cạnh cửa để đợi chờ Vân Tuệ vận công.

Lúc ấy trong thạch động yên lặng như tờ, Vương Mai nghe thấy cả tiếng trái tim của mình đập nữa. Một lát sau nàng nghe thấy bên ngoài tiếng kêu than khóc vọng vào, tuy cách quá xa nhưng khi lọt vào tai Vương Mai cũng đủ làm cho nàng hoảng sợ thêm.

Nàng cứ ngó đầu quay lại nhìn hai cái xác xem có cử động gì không! Cũng may hai cái xác ấy nằm sấp nên nàng không thấy mặt chúng.

Thời gian qua nhanh chóng thoáng cái đã được một trống canh, Vương Mai đã nghe thấy tiếng chân đi tới. Nàng ngó qua khe cửa nhìn ra bên ngoài thấy ngoài đó là một thạch thất lớn rộng bày biện rất hoa lệ. Lúc ấy Phả Cái đẩy cửa bước vào: phía sau có hai con tiểu tỳ mặt tái mét tay bưng một cái khay.

Vương Mai thấy sư phụ vào mới yên tâm, nàng đang định giơ tay ra mở cửa hộ sư phụ thì phía sau nàng lẳng lặng có một cái tay giơ ra nắm lấy tay nàng, nàng hoảng sợ thất thanh la lớn một tiếng quay đầu lại nhìn, chưa thấy rõ là ai thời đã nghe thấy tiếng Vân Tuệ rất hiền từ khẽ nói :

- Mai muội làm gì thế, chị đây mà...

Phả Cái ở phòng ngoài nghe thấy tiếng kêu rú không biết bên trong có chuyện gì và cũng lên tiếng hỏi Vương Mai một lúc với Vân Tuệ :

- Mai nhi làm sao thế?

Vương Mai nhìn Vân Tuệ, xong lại nhìn Phả Cái, nàng hổ thẹn vô cùng hai má đỏ bừng cúi đầu xuống đáp :

- Không có gì, chị Tuệ lẳng lặng nắm tay người ta, chẳng nói chẳng rằng làm cho người ta hoảng sợ.

Phả Cái xua tay bảo các người ra bên ngoài và nói :

- Thôi đi ăn cơm đi.

Hai con nữ tỳ bày thức ăn ở trên khay để lên trên mặt bàn, để chờ ba người ra ăn, ba người ngồi xuống ăn. Vương Mai vừa ăn vừa hỏi :

- Sư phụ, dưới kia có người không? Vừa rồi con...

Phả Cái vừa ăn vừa đáp :

- Có nhiều người lắm nhưng đa số bị giết chết hết rồi...

Vân Tuệ với Vương Mai đều hoảng sợ ngẩng đầu lên nhìn ông ta không dám ăn tiếp nữa.

Ông ta cười ha hả và nói :

- Những người ấy đáng chết lắm, từ trên xuống dưới đều là kẻ thương thiên bại lý các người không thấy hai luống hoa trồng bên ngoài ư? Đó là độc dược đấy? Như thế vẫn chưa lấy gì làm kinh khủng, bên dưới lại có mấy chục thiếu nữ con nhà lương thiện bị bắt đến để đùa giỡn như vậy chúng không đáng chết sao?

Phả Cái thấy hai người không nói gì, biết hai người đồng ý việc làm của mình, nên mới hơi nguôi cơn giận và nói tiếp :

- Ồ ma này không thể để lại được, nên ngày mai già què này quyết ở lại thêm một ngày. Hai người phải lấy tiền bạc của chúng tặng cho những người đàn bà rời khỏi nơi đây, còn già què thì phụ trách công việc phá hủy chẳng hay hai người nghĩ sao?

Tất nhiên Vân Tuệ với Vương Mai phải đồng ý nên sáng sớm ngày hôm sau ba người phải theo kế hoạch đó mà tiến hành.

Vương Mai vào trong kho lấy tiền của chúng tặng cho mỗi người hai trăm lạng còn Vân Tuệ chỉ phụ trách việc kiếm ngựa đóng xe.

Đến trưa hôm đó công việc của mọi người đã làm xong, năm mươi mấy phụ nữ được ngồi trên mười hai chiếc xe lớn, do Vương Mai dẫn đầu, Vân Tuệ áp hậu.

Đi được hơn hai mươi dặm, đằng sau bỗng có tiếng kêu “ùm ùm” liên hồi, một lát sau, các người mới thấy Phả Cái đuổi theo tới.

Phả Cái liền nhảy lên chiếc xe ở phía trước ngồi cạnh Vương Mai. Vương Mai thấy sư phụ mình đầu và quần áo, mặt mày lem nhem liền hỏi :

- Sư phụ làm gì thế? Vừa rồi tiếng kêu “ùm ùm” là tiếng gì thế?

Phả Cái lườm nàng một cái rồi mới trả lời :

- Vừa rồi sư phụ dùng thuốc súng của chúng còn lại phá hủy sào huyệt của chúng, nếu không có thuốc súng đó thì làm sao mà thành công được nhanh như thế này.

Chiều ngày hôm đó mọi người đã đi tới một thị trấn lớn, Phả Cái đưa mọi người vào trọ khách điếm! Vân Tuệ dặn bảo bọn người đàn bà ấy rằng :

- Nên giải tán ngay ở nơi đây, rồi người nào người nấy tự mướn xe đi về quê của mình.

Lúc ấy bọn phụ nữ mới biết các người là người tử tế, ai nấy cám ơn lấy cám ơn để, rồi từ biệt đi về quên quán ngay.

Ngày hôm sau, ba người lại tiếp tục lên đường, chỉ đi nữa ngày đã tới Khai Phong rồi.

Khai Phong là một thành phố tên tuổi của Trung Hoa, dân cư đông đúc buôn bán sầm uất và ở đó có nhiều danh thắng cổ tích, Vân Tuệ nóng lòng đi Sơn Đông để gặp người yêu, nên không có tâm trí nào lưu lại ngắm thắng cảnh, Phả Cái chỉ nhìn nét mặt nàng ông ta biết ngay, nên ông chủ trương nghỉ ngơi xong lên đường ngay, nên ba người chỉ ăn bữa cơm và được ăn món cá có sợi chỉ vàng một thứ đặc biệt chỉ có sông Hồng Hà mới có.

Sáng hôm sau khi được hơn vài chục dặm lại nghỉ chân ăn cơm, rồi lại tiếp tục đi tiếp. Đi như vậy được mười mấy ngày đã tới huyện Chức Mạc.

Nhà của Long Uyên ở ngay trong huyện Chức Mạc, chỉ hỏi thăm một tiếng là ai ai cũng biết liền, cho nên không bao lâu ba người đã đến trước nhà Long Uyên. Vân Tuệ trống ngực đập rất mạnh, nước mắt đã ứa ra. Nàng cố nén không sao được đành phải lấy khăn ra lau.

Vương Mai nghe đại danh của Thiên Diện thư sinh đã lâu, nhất là một tháng gần đây, nàng thường nghe thấy sư phụ với chị Tuệ cứ khen ngợi Long Uyên là người như thế nào, nên nàng chỉ trông thấy mặt chàng cho đỡ khao khát.

Lúc ấy sắp được gặp Long Uyên rồi nên Vương Mai cũng phấn khởi không kém gì Vân Tuệ chỉ có Phả Cái là mặt lầm lỳ muốn biết ông mừng hay giận phải xem lông mày ông ta mới biết được, lúc ấy ông ta một mình đi tới tiến thẳng tới trước cửa cầm cái vòng đồng trên cửa gõ mấy cái.

Cánh cửa lớn mở toang, một ông già bước ra ngó nhìn ba người mặt tỏ vẻ ngạc nhiên, vì Phả Cái mặc quần áo rách rưới mà vẫn ôn tồn hỏi :

- Người tới đây tìm ai?

Phả Cái thấy người coi cửa lễ phép như thế cũng phải khen ngợi rồi ông ta bảo cho người coi cổng đó biết mình là bạn của đại thiếu gia.

Ông già coi cổng liền vào trong nhà thưa. Giây phút sau, ba người nghe thấy tiếng nói của Long Uyên ở trong nhà vọng ra.

Long Uyên nghe thấy nữ tỳ nói có một người ăn mày què và một trai một gái, đã đoán biết người đó thế nào cũng là Phả Cái chàng vội vàng xuống lầu chưa kịp bước ra cửa đã nói :

- Tiếu Diện tiền bối phải không? Hoan nghênh hoan nghênh!

Nói xong chàng đã lớn bước tiến ra, Phả Cái với Vân Tuệ đã được người nhà mời vào trong khách sảnh ngồi, nghe thấy Long Uyên ra nghênh đón, vội đứng dậy.

Phả Cái đã vội cất giọng lạnh lùng đáp :

- Chính lão già què đây, chắc hiền điệt không ngờ lão tới nhanh như thế phải không? Nhưng hiền điệt thử coi xem người nào đây?

Long Uyên vừa bước chân vào trong cửa sảnh đã thấy một giai nhân đẹp tuyệt trần, chàng đứng ngẩn người ra nhìn, nhưng chàng đã nhận ra đôi mắt xanh, đó là một đôi mắt xanh, đó là một đôi mắt đặc biệt của Vân Tuệ. Lúc ấy chàng cũng không ngờ Vân Tuệ sao lại tới một cách nhanh chóng như thế, chàng vừa kinh hãi vừa mừng rỡ và hổ thẹn vì mình vừa lấy hai vợ nên mặt chàng đỏ bừng. Chàng không sao nói lên tiếng được.

Vân Tuệ cũng mừng rỡ không kém gì chàng và cũng đứng ngẩn người ra. Hai người không khác gì hai pho tượng gỗ. Nàng bụng bảo dạ rằng: “Uyên đệ từ nay trở đi, tôi không rời khỏi hiền đệ nữa. Tôi hết ức hầu hạ hiền đệ như lúc nhỏ vậy”.

Phả Cái thấy thái độ của hai người như vậy, cũng cảm động hết sức. Ông ta chưa yêu ai nên không biết mùi yêu như thế nào, vì vậy ông ta làm sao mà biết được tâm sự của những người trẻ tuổi nhưng ông ta cũng không muốn quấy nhiễu hai người và lẳng lặng đứng yên ở đó thôi, nhưng còn Vương Mai lại khác hẳn lần đầu tiên nàng trông thấy, Long Uyên đẹp trai và tao nhã như vậy có lẽ từ khi lọt lòng mẹ đến giờ nàng chưa thấy một người đàn ông nào đẹp tuyệt trần như thế.

Nàng thấy hai người nhìn nhau hoài như vậy liền lên tiếng hỏi :

- Chị Tuệ, chẳng lẽ hai người không quen biết nhau hay sao...?

Vân Tuệ với Long Uyên mới cùng giật mình, mặt đỏ bừng Vân Tuệ lại lên tiếng nói trước :

- Uyên đệ vẫn mạnh giỏi đấy chứ, còn Lan muội đâu?

Long Uyên gượng cười, chắp tay vái chào Phả Cái và lớn tiếng hỏi :

- Tiền bối vất vả thật! Chị Tuệ vẫn mạnh giỏi đấy chứ? Lan muội chưa biết các vị tới nên còn ở trên lầu. Còn bạn này là ai?

Vương Mai nghe tiếng nói của chàng hấp dẫn khôn tả, trống ngực của nàng không hiểu tại sao đập mạnh khôn cùng. Nhưng dù sao nàng còn ít tuổi nên không biết tình yêu là gì cả, nhất là còn ngây thơ hoạt bát, thích gì nói đấy. Nàng nghe thấy chàng hỏi tới câu cuối cùng là hỏi mình, liền tiến lên chắp tay chào và tự giới thiệu rằng :

- Tiểu đệ họ Vương tên Mai ngưỡng mộ đại danh Thiên Diện thư sinh đã lâu, hôm nay đến đây thăm để được chỉ giáo. Có điều gì thất lễ mong Thư Sinh lượng thứ cho.

Long Uyên ngẩn người ra miệng cám ơn liên tiếp, nhưng trong lòng rất thắc mắc, đang ngơ ngác nhìn thì Phả Cái đã quát lớn :

- Mai nhi không được vô lễ như thế...

Nói xong, ông ta giải thích với Long Uyên rằng :

- Hiền điệt chớ có nghi ngờ, đây là đồ đệ của lão mới thâu đấy. Sau này còn mong hiền điệt chỉ điểm luôn đấy.

Lúc ấy Long Uyên mới biết rõ Vương Mai là ai liền chắp tay mừng cho Phả Cái rồi mời ba người lên lầu rửa mặt nghỉ ngơi.

Bốn người đi vào trong nhà chưa đến cửa lầu, thì Long Uyên đã dùng Thiên Lý Truyền Âm báo cho Phong Lan biết Vân Tuệ đã tới.

Phong Lan nghe báo vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, vội vàng chạy xuống lầu vừa thấy Vân Tuệ nàng la lớn :

- Chị Tuệ! Em nhớ chị quá!

Nói xong nàng nhảy xổ lên ôm lấy Vân Tuệ.

Vân Tuệ thấy Phong Lan nhiệt tình như thế cũng cảm động ứa nước mắt ra.

Hai người ngẩn người nhìn nhau hồi lâu. Vân Tuệ thấy Phong Lan ăn mặc kiểu thiếu phụ hai má đỏ bừng và phúng phính liền cười và nói thầm rằng :

- Ồ! Mợ hai mập nhiều lắm, có phải...

Chưa nói dứt, nàng đã nhìn xuống bụng của Phong Lan rồi.

Phong Lan mặt đỏ bừng cười khanh khách kéo lên hẳn trên lầu và nói :

- Chị Tuệ hư lắm, đi lên trên lầu xem em có để yên cho chị không?...

Nói xong nàng lôi Vân Tuệ lên tới lưng chừng cầu thang thì bỗng nàng ngừng bước quay lại nói với Phả Cái rằng :

- Tiền bối chớ có chê cười tiểu bối thất lễ, tiểu bối muốn đưa chị Tuệ lên thay đổi bộ mặt để hoàn lại bộ mặt đẹp như xưa.

Phả Cái lớn tiếng đáp :

- Tùy tiện, tùy tiện.

Vương Mai nghe thấy lời của Phong Lan mới tỉnh ngộ liền theo lên trên lầu, đồng thời nàng cũng kêu gọi :

- Này chị Tuệ chị đánh lừa em khổ lắm, em không chịu.

Long Uyên thấy Vương Mai lên trên lầu như vậy bụng bảo dạ rằng: “Chú em nào sao vô lễ thế, trên lầu toàn là đàn bà cả, sao y lại tự tiện theo lên như vậy?”

Tuy chàng bất mãn, nhưng nể mặt Phả Cái không tiện lên tiếng thôi.

Sao Phả Cái không biết, nhưng ông ta chỉ cười nhạt một tiếng thôi.

Long Uyên thấy Phong Lan quay đầu lại định quát bảo đồ đệ của Phả Cái, ngờ đâu Vân Tuệ rỉ tai nàng khẽ nói một câu. Thế rồi Phong Lan lại giơ tay ra kéo cả cậu bé ấy lên lầu nữa.

Phả Cái cảm thấy lý thú lắm, nhưng trong lòng lại nghĩ tới chuyện tinh nghịch. Vì vậy ông ta mới giả bộ làm như không trông thấy quay đầu nhìn đi nơi khác.

Long Uyên thấy vậy vừa thắc mắc vừa ghen tức, đành phải tiếp Phả Cái đi ra giữa sảnh chuyện trò. Nhưng chàng cứ ừ ừ ờ ờ trả lời thôi chứ sự thực vì chuyện kia chàng không hề nghe thấy. Phả Cái nói nửa lời vì trong bụng chàng ngoài sự nghi ngờ ghen tương và thắc mắc ra, đồng thời lại lo âu Vân Tuệ thấy mình lấy hai vợ một lúc không biết nàng sẽ phản ứng ra sao? Nếu nàng ta nhận thấy mình không được chung thủy với nàng, nàng nhất định không lượng thứ cho thì biết làm sao? Nên chàng càng nghĩ càng không được yên tâm thêm.

Vì vậy chàng đâm ra bực mình Phả Cái nói nhiều quá.

Phả Cái thấy rõ chàng như kẻ mất hồn mất vía, trong bụng cười thầm nhưng một lát sau ông ta lại cảm thấy không nên đùa giỡn thanh niên thực thà và đáng kính như thế. Vì vậy ông ta ho khan một tiếng ngắt lời và thủng thẳng nói :

- Hiền điệt với Tuệ điệt nữ cách biệt nhau lâu ngày, bây giờ tái ngộ thế nào lại cũng có nhiều chuyện muốn nói với nhau, hiền điệt khỏi phải tiếp lão nữa, mau lên lầu thăm nom xem.

Long Uyên do dự giây lát mới chịu đứng dậy cáo lỗi rồi chạy thẳng lên trên lầu, nhưng lạ thực khi lên tới nơi chàng tìm khắp phòng không thấy Vân Tuệ đâu hết. Ngay cả Phong Lan, Tú Mai thậm chí bọn nữ tỳ và tên hậu sinh tuổi trẻ kia cũng biến mất không còn một người nào cả.

Chàng đoán chắc các người đã đi lối cửa sau xuống dưới nhà đi chào các vị bề trên rồi. Nhưng tại sao bốn con thị tỳ cũng đi theo cả như thế, lại còn tiểu tử Vương Mai cứ theo đàn bà con gái đi chào cha mẹ bá thúc của mình như vậy? Thế là nghĩa lý gì?

Chàng nghĩ như vậy thở dài hai tiếng, trong lòng không sao nhịn được liền oán trách thầm Phả Cái rằng: “Ông này cũng lạ thực đã thu đồ đệ làm sao không dạy cách làm người lại để nó vô lễ như thế? Còn chị Tuệ chẳng lẽ chị ấy không nên gần gũi những thằng nhỏ như thế hay sao? Vì chị là người của Long Uyên ta rồi mà. Hà hà Lan muội sao các người làm gì thế? Tại sao... sao...”

Chàng càng nghĩ càng tức giận càng bất mãn hành vi của mọi người lửa ghen lại nổi lên đùng đùng. Chàng không tin Vân Tuệ Tú Mai các người lại bội phản mình nhanh chóng đến như thế. Chàng ngó nhìn vào trong phòng cưới của Phong Lan thấy sự bày biện ở trong vẫn như hôm qua vậy, chàng lắc đầu đoán chắc bên trong thể nào cũng có nguyên cớ gì nhưng chàng vẫn hậm hực không vui vội đi xuống dưới lầu.

Khi chàng xuống tới đại sảnh đã thấy mọi người tề tập đông đủ tiếng cười tiếng nói ồn ào lạ nhất là với tai của chàng thính như thế mà tại sao lại không nghe thấy gì cả chàng định thần nhìn kỹ mới hay ngoài bá thúc phụ mẫu và Võ Di bà bà đang tiếp chuyện với Phả Cái với một lão ni cô thì ra là bá mẫu với Phong Lan, Tú Mai đang quây quần ba thiếu nữ tuyệt sắc, một thiếu nữ tóc vàng da trắng như tuyết mặc bộ quần áo màu bạc đẹp như tranh vẽ không bôi son mà đỏ tự nhiên, mày không vẽ mà được tự nhiên. Tất nhiên chàng phải biết người này là ai nhưng còn hai cô nương nọ chàng trông thấy người này rất quen thuộc lắm, nhưng chàng không nghĩ ra được là đã gặp ở đâu?

Các lão phu nhân đang chuyện trò vui vẻ, bỗng nhiên Chí Tri phu nhân trông thấy Long Uyên liền cười lên và nói :

- Ối cha, Long Uyên sao lại núp ở đó xuống đi...

Nói tới đó, bà ta liền chạy tới đầu cầu thang nghênh đón.

Long Uyên có vẻ gay cấn vì chàng biết mình xuống bây giờ sẽ là cái đích của mọi người, nhưng chờ tới khi thấy mọi người đều ngửng mặt lên nhìn mình, chàng mới biết chàng nghĩ như vậy là chậm rồi. Bất đắc dĩ chàng đành phải đi xuống dưới lầu. Chí Trung phu nhân vừa nắm lấy tay chàng vừa nói.

- Uyên nhi của bá mẫu, con tài ba thực, các bá mẫu phục con đấy!

Long Uyên chả biết nếp tẻ gì cứ ngơ ngác nhìn Chí Trung phu nhân, bà ta lại nói tiếp :

- Con không thấy hai thiếu nữ đẹp như tiên đến nhà ta là gì? Sung sướng biết bao phen này bá mẫu cũng phải có phần chứ không sai.

Long Uyên mới tỉnh ngộ và cũng ngạc nhiên vô cùng, vì Vân Tuệ tới không lấy làm lạ, nhưng ngoài ra còn một thiếu nữ kia đến đây làm chi, chàng không tiện hỏi mà cứ như người ngậm bồ hòn đứng đờ người ra mà thôi...

Chí Trung thấy thái độ của chàng như vậy lại cười khì và khẽ nói :

- Uyên nhi con còn nhớ tiểu thư nhà họ Đường năm ngoái không, bây giờ cô ta đẹp lắm, hai hôm trước bá mẫu đi lên trên am vái lễ mới mời cô ta cùng Pháp Duyên sư thái tới nơi đây chơi. Ngờ đâu sao lại có sự may mắn như thế... Hì... hì...

Thấy hai bác cháu rỉ tai thì thầm với nhau như vậy, các vị phu nhân kia đã nóng lòng sốt ruột. Chí Tín phu nhân bèn đứng dậy vừa cười vừa thốt lời nói :

- Này thiếm năm làm gì thế? Uyên nhi không phải là con một mình thiếm đâu nhé! Mà cứ rỉ tai nó hoài.

- Con xem người ta là khách mà đối đã với người ta một chút đừng có mải tiếp hai vị mỹ nhân của con mà bỏ rơi cô ta nhé.

Long Uyên hổ thẹn hai má như hoa sen, miệng cứ vâng vâng dạ dạ thôi chứ không biết ăn nói làm sao cả.

Tuy vậy Chí Trung phu nhân cũng đã hài lòng liền dắt tay chàng tiến thẳng vào trong đám đông.

Hơn năm nay Tuệ Châu tiểu thư, con gái nhà họ Đường theo Pháp Duyên sư thái học võ đã luyện được khá nhiều môn võ công ngày thường tự cho mình là hiệp nữ, nên bây giờ nàng không bẽn lẽn như trước nữa, trong thâm tâm của nàng cứ yên Chí Long Uyên là một hiệp sĩ tuổi trẻ mặt vàng khè, ngờ đâu hôm nay xa xa trông thấy chàng đã phong lưu anh tuấn như vậy rồi, khi tới gần cảm thấy chàng đẹp không tưởng tượng nên trống ngực của nàng đập rất mạnh. Thế là mối tình duyên của nàng bấy giờ càng thắt chặt thêm.

Long Uyên đến gần vái chào mọi người, đồng thời liếc mắt nhìn trộm thấy mặt Vân Tuệ mặt cũng hồng hào vui vẻ chứ không có gì tức giận cả. Lúc ấy chàng mới khoan tâm.

Chàng cứ nhìn thẳng Vân Tuệ cười một tiếng, cô bé ngồi ở bên cạnh cứ trố mắt lên nhìn chàng, lúc này chàng mới biết cô bé này chẳng là đồ đệ của Phả Cái tên là Vương Mai là gì? Chàng mới vỡ lẽ đang định tiến lên nói bông Vương Mai mấy câu, nhưng vì có các bá mẫu ở quanh đó chàng lại thôi. Lúc này chàng rất đàng hoàng tiến lên chào Tuệ Châu một cái. Tuệ Châu hổ thẹn vô cùng vội đáp lễ rồi cúi đầu xuống nhìn trộm chàng một cái.

Bốn mắt nhìn Long Uyên cảm thấy rùng mình vì xem đôi mắt của nàng chàng đã cảm nhận thấy trong đó có cả vui vẻ với u oán.

Chàng không dám đứng đó lâu, quay trở lại đứng ở bên các người đàn ông. Bên đó Phả Cái, Pháp Duyên sư thái Võ Di bà bà với cha chàng đang nhiệt liệt bàn kế hoạch hành hương.

Chàng ngồi xuống cái ghế ở cạnh đó không dám phát biểu nửa lời, nhưng trong lòng chàng đang suy nghĩ kế hoạch rất có ý nghĩa xa rộng. Chàng nghĩ Trại Trọng Liên Lỗ Trí đi chuyến này xếp đặt mọi việc không bao lâu sẽ quay trở về và trả lời ngay. Đến lúc ấy chàng sẽ bắt đầu hành động đi miền duyên hải ở các thị trấn lớn thiết lập những liên hiệu lấy cái có đổi lấy cái không, thâu nhận những người trên giang hồ, tính chàng lương thiện, chàng muốn giúp cho những người đó được thành gia lập nghiệp nên chàng cảm thấy công việc này có ý nghĩa lắm.

Một bên Pháp Duyên sư thái với Chí Dũng là tình đồng môn, giao tình rất thân, lúc này lần đầu tiên nghe thấy kế hoạch đó không sao nhịn được bèn lớn tiếng nói :

- Việc này quả thật là vĩ đại, bần ni tuy là người đi tu cũng muốn tận chút hơi sức cầu phúc cho nhân dân, không biết các vị có dùng đến bần ni không?

Chí Dũng cười ha hả đáp :

- Sư tỷ hà tất phải khiêm tốn như thế, nếu Uyên nhi được sư tỷ giúp đỡ như vậy thì còn gì bằng, đâu dám cự tuyệt như vậy.

Nói xong, Chí Dũng trông thấy Long Uyên đang ngồi ngẩn người ra cạnh đấy vội thúc giục chàng ra cám ơn.

Lúc ấy chàng tựa người nằm mơ vừa thức tỉnh vội đứng dậy hành lễ chào Pháp Duyên, vì không nghe thấy lời đối đáp của các người nên chàng cũng không hiểu cha mình bắt mình cám ơn vị sư thái cái gì?

Tối hôm đó tân chủ hơn ba mươi người đều ăn cơm ở trong đại sảnh. Trong khi ăn uống Chí Lễ lại bảo tám người em định tới mười ngày sau sẽ cử hành hôn lễ cho Long Uyên.

Nhưng ông ta không nói cô dâu là ai, nhưng lạ nhất ba vị nữ khách Vương Mai với Tuệ Châu không hẹn mặt đỏ bừng hổ thẹn vô cùng.

Long Uyên thấy vậy vừa kinh hãi vừa mừng rỡ nhưng không tiện lên tiếng hỏi, chờ tới khi cơm nước xong chàng lại phải xếp đặt chỗ ngủ cho Phả Cái các người xong xuôi đâu đấy mới có thì giờ hỏi chuyện Phong Lan.

Ngờ đâu Phong Lan chỉ cười chứ không nói năng gì hết mà cả Tú Mai xưa nay là người rất hiền lành ngoan ngoãn, mà không hiểu tại sao hôm nay nàng cũng thay tâm đổi tính cứ thoái thác là không biết gì hết.

Long Uyên muốn tìm Vân Tuệ để hỏi, nhưng Vân Tuệ lại ở chung một phòng với Vương Mai và Tuệ Châu, như vậy làm sao mà nói chuyện riêng với nàng ta được?

Sau bất đắc dĩ chàng phải kiếm con sen thân cận của Phong Lan để hỏi thăm tình hình ban ngày ra sao? Mọi người nói nàng như thế nào?

Ngờ đâu mấy con tiểu tỳ ấy cũng khôn ngoan lắm nó nói phải chạy đi hầu hạ các người luôn luôn, nên không hay biết một tí gì.

Thấy nữ tỳ trả lời như thế Long Uyên càng thắc mắc thêm chàng buồn bực khôn tả.

Ngày hôm sau Pháp Duyên sư thái dẫn Tuệ Châu cáo từ ra về, trước khi đi bà ta cười và nói với Long Uyên rằng :

- Ngày mai ta sẽ đến uống rượu mừng của con.

Thế là nhà họ Long lại bắt đầu náo nhiệt, từ ngoài cửa vào tới trong bếp, từ trên lầu xuống tới dưới nhà lại quét vôi quét sơn và giăng đèn kết hoa lần nữa, Long Uyên bị đẩy ra ngoài phòng, Phong Lan và Tú Mai lấy lý do là chàng phải tiếp Phả Cái. Còn Vân Tuệ và Vương Mai, Tú Mai, Võ Di bà bà các người cùng dọn ra khỏi Long phủ tới ở Xương Long khách sạn.

Thắc mắc hóa bực mình Long Uyên liền cùng Phả Cái suốt ngày ở trong buồng uống rượu đánh cờ không nghĩ gì tới chuyện hôn nhân hết.

Mười ngày trôi chảy rất nhanh chóng, Long Uyên tái diễn tân lang lẫn kiệu hoa đi Xương Long khách sạn đón dâu, nhưng chàng rất lấy làm ngạc nhiên tại sao lại có thêm hai cái kiệu nữa. Lúc ấy chàng đã đoán biết đại khái, muốn kháng nghịch nhưng không kịp rồi.

Chàng cưỡi ngựa vừa đi vừa nghĩ bỗng đến trước cửa một trang viện đồ sộ, chàng ngửng đầu lên nhìn mới hay đó không phải là khách sạn bụng bảo dạ rằng: “Nơi đây chẳng phải là Đường gia trang là gì...”

Tuy chàng nghĩ như vậy nhưng trong lòng cũng mừng rỡ, mừng là sao có nhiều diễm phúc như thế, lấy toàn là vợ đẹp? Đồng thời chàng lại có vẻ oán trách Phong Lan, Tú Mai và cũng oán cả Vân Tuệ nữa, không nên khinh thường mình mà ra giỡn mình như thế.

Nghĩ tới đó chàng định phóng ngựa đào tẩu nhưng chàng liền nghĩ: “Được, ta sẽ trả thù cho mà coi, lúc ấy mới biết tay ta!”

Nhưng sự thực chàng có dám làm thế không? Không cần nói rõ các vị cũng biết rõ chàng không bao giờ dám trả thù như thế cả.

Trước cửa Long phủ cũng náo nhiệt như trước kia, kiệu cô dâu cứ phải gạt mọi người ra mới vào được, tiếp theo đó tiếng pháo nổ, rồi một, hai, ba vị cô nương ăn mặc áo hồng đi tiến tới trước bàn thờ tơ hồng.

Long Uyên lẳng lặng đi tới trước mặt ba vị cô dâu, cũng như lần trước chàng hành lễ một cách máy móc rồi kéo khăn điều phủ mặt ba nàng xuống do lũ trẻ dẫn cô dâu chú rể vào động phòng. Nhưng chàng không kịp kéo khăn che mặt ở bên trong của cô dâu xuống đã vội xuống lầu tiếp khách uống rượu ngay.

Chàng uống hết chén này sang chén khác rồi say sưa ngả vào lòng người quản gia sau chàng cũng không biết người ta khiêng chàng đi đâu cả. Cho tới khi chàng thấy khát mới tỉnh dậy mở mắt ra nhìn thì thấy mình đang nằm ở trong tân phòng một cô dâu ngồi cạnh chàng vội ngồi dậy, thấy cây nến long phượng đã cháy gần nửa mà cô dâu ngồi cạnh đó chính là Vân Tuệ chứ không phải ai xa lạ cả. Chàng vội ngồi dậy kéo tay nàng và hỏi :

- Chị Tuệ, vất vả chị quá...

Vân Tuệ tủm tỉm cười và đáp :

- Tôi không mệt, Long đệ muốn uống nước phải không?

Nói xong, nàng đã vội rót thêm một chén nước đưa cho chàng và nói tiếp :

- Sao hôm nay hiền đệ uống nhiều rượu thế? Trông hiền đệ không khác nào một đứa trẻ... Có việc gì cao hứng mà hiền đệ uống như thế?

Long Uyên đỡ lấy chén nước uống xong đáp :

- Chị còn nói, các người đùa giỡn tôi...

Vân Tuệ tủm tỉm cười ôm lấy mặt chàng dịu dàng nói :

- Long đệ cũng phải lượng thứ cho tôi mới được. Hôm mới đến Lan muội có kể cho tôi nghe nhiều chuyện lắm để tôi biết cách làm con dâu hiền của nhà họ Long. Điều nhất là không được ghen. Tôi không phải là hạng người như thế, huống hồ là vì hiền đệ cả. Sau đó Mai muội cũng bắt chước tôi cải hồi nữ trang cùng đi bái kiến các bị gia trưởng, ngờ đâu đi tới đâu các vị bá phụ và bá mẫu đều hoan nghênh tôi với Mai muội nhiệt liệt. Đồng thời ai nấy cũng mong chúng tôi trong một thời gian ngắn sẽ hoàn thành hôn lễ, hiển nhiên các vị đó hiểu lầm Mai muội cũng như tôi vậy đã đính hôn với hiền đệ rồi. Bát bá mẫu còn nói Mai muội sẽ là dâu phòng của bà ta. Lúc ấy Mai muội sẽ hổ thẹn nhưng lạ thực không thấy nàng phản đối gì hết, tôi dọ hỏi nàng mới biết nàng cũng yêu hiền đệ lắm. Như vậy tôi còn biết nói năng làm sao...

Tiếp theo đó nàng kể rõ lai lịch của Vương Mai cho Long Uyên nghe và nói tiếp :

- Sau tôi với Lan muội thăm dò ý kiến của Phả Cái sư thúc, ngờ đâu Tiếu Diện thúc lại thương hiền đệ đến thế và ông ta sẽ phụ trách thay mặt gia trưởng của Vương Mai cứ việc kết hôn trước đi...

Long Uyên nằm ở trong lòng nàng, bao nhiêu sự tức giận đều tiêu tan hết nhưng cuối cùng chàng còn muốn phản kháng và nói tiếp :

- Thế còn Đường Tuệ Châu thì sao?

Vân Tuệ ra hiệu cho chàng đừng có hỏi lớn như thế và khẽ giải thích rằng :

- Đó là ý kiến của lục bá mẫu, trong khi chúng tôi vào bái kiến lục bá mẫu, Pháp Duyên sư thái có nói cho Lan muội biết chuyện của hiền đệ với Tuệ Châu xưa kia như thế nào lục bá mẫu lại nói cho tôi hay và định cử hành hôn lễ cùng tôi một lúc, và coi như là con dâu của lục bá mẫu.

Long Uyên tỏ vẻ không bằng lòng. Vân Tuệ lại nói tiếp :

- Dù sao ai cũng có hảo ý với hiền đệ cả, nên hiền đệ đừng có rầu rĩ như thế. Hơn nữa cục thế đã định rồi không bằng lòng cũng không được mà.

Long Uyên thở dài một tiếng cúi đầu không nói năng gì Vân Tuệ kéo chàng xuống giường và nói tiếp :

- Hiền đệ mau sang phòng của hai người kia đi.

Thấy Long Uyên không vui, Vân Tuệ cười khì và nói tiếp :

- Phải, dù sao hiền đệ cũng phải qua hai phòng ở bên đó cởi cái khăn đỏ để cho họ được an lòng yên nghỉ chứ. Long Uyên tức cười nhìn nàng một cái rồi ôm nàng vào lòng hôn hít một cái và đáp :

- Có thực không? Thế khăn đỏ của chị đâu?

Vân Tuệ lườm chàng một cái mặt đỏ bừng đáp :

- Thôi đừng có hỏi lôi thôi nữa, mau đi đi để tôi còn thay bộ quần áo này, khó chịu lắm.

Nói xong, nàng đẩy chàng ra ngoài cửa, chàng sang tới phòng Vương Mai, nàng nọ ngửng đầu lên nhìn chàng mỉm cười rồi lại cúi đầu xuống.

Một lát sau bà mai đưa hai chén rượu cho hai người uống rượu hợp cẩn rồi mới để cho Long Uyên rút lui.

Long Uyên lại sang phòng thứ ba cũng vậy không chịu nói nửa lời, uống xong rượu hợp cẩn rồi quay trở về phòng của Vân Tuệ ngay.

Lúc ấy Vân Tuệ đã cởi áo hồng ra chỉ mặt một cái áo thường màu hồng thôi. Long Uyên vội nhảy lại ôm lấy nàng khẽ gọi: “Chị Tuệ”, rồi đặt nàng lên giường. Nàng yên lặng nằm trong lòng chàng, lúc này nàng ngoan ngoãn và dịu dàng hết sức. Trái lại Long Uyên thì dũng mãnh như một con sư tử đang vồ một con cừu non.

Con cừu non bị sư tử giày vò chỉ kêu đau rên rỉ chứ không sao kháng cự lại được. Đôi nến đỏ ở cạnh giường cũng phải ứa lệ thay cho con cừu non kia...

Gà vừa gáy mặt trời đã mọc, trong tân phòng tĩnh lặng và vẫn còn tối om, cho đến đêm hôm thứ hai Long Uyên lại sang tân phòng của Vương Mai.

Năm ấy Vương Mai mới mười sáu tuổi, tuy Long Uyên đã giàu kinh nghiệm, đối với nàng ta hết sức chiều chuộng và cân nhắc, nhưng nàng vẫn chịu không nổi, ba ngày liền không sao đi lại tự nhiên được.

Đêm thứ ba Long Uyên lại đến phòng Tuệ Châu. Nàng này được đẹp duyên với một người chồng vừa đẹp trai, vừa anh tuấn như vậy, tất nhiên trong lòng đã mãn nguyện vô cùng và cũng hết sức chiều chuộng chàng, không khác gì chiều chuộng một vị vương công đại thần vậy.

Ai ai cũng thích người ta khen ngợi mình. Long Uyên cũng không tránh khỏi tật ấy. Chàng thấy Tuệ Châu tâng bốc mình không thể tưởng tượng được, nên chàng đối với nàng không còn bỡ ngỡ và có sự cách trở như trước nữa. Vì vậy đêm hôm hai người đều toại nguyện.

Từ đó trở đi, Long Uyên tiền hô hậu ủng, tay trái ôm một nàng, tay phải ôm một nàng...