Tô Tịch lớn lên trong Tô gia- một đại gia tộc mà nam nhân không hề tam thê tứ thiếp nên tâm tư có phần đơn giản, lãnh đạm.
Nhưng khi bước vào Trầm quốc công phủ, từng ngày từng giờ chứng kiến gia đấu bên trong, bà muốn giữ thiện lương cũng chẳng thể nào.
Tuy bà chưa từng hãm hại ai nhưng cũng không phải nữ nhân ngốc mặc người nắn bóp, Trầm Thư Kính vừa bỏ lửng câu nói, bà liền đoán được ý của nàng. Tô Tịch chau đôi mày lá liễu, hỏi lại: “Ý của con là..
hôm đó con ngã xuống vì có người đẩy?”
. Trầm Thư Kính nhướn mày, nàng thật không ngờ mẫu thân luôn lạnh nhạt, hiền từ như vậy mà tâm tư lại nhạy bén đến thế.
Nàng gật gật đầu, xem như trực tiếp thừa nhận. Tô Tịch bất khả tư nghị nhìn Trầm Thư Kính.
Thật không ngờ có người ở dưới mi mắt bà lại dám thương tổn đến nữ nhi của bà.
Thời gian qua bà buông thả quyền lực, có lẽ đã làm một số người nghĩ bà là hổ bệnh rồi đi.
Hổ cho dù có bệnh cũng là vương chi sơn lâm, chỉ ỷ vào một vài con miêu nhỏ bé lại có thể hy vọng đốn ngã được bà hay sao? Tô Tịch sắc mặt đen lại, trầm giọng hỏi Trầm Thư Kính: “Là ai? Là ai đã đẩy con?”
. “Là Nhị tỷ.
Lúc đó Đại di nương cũng trông thấy, nhưng bà ấy lại không kêu người cứu con”
, Trầm Thư Kính tựa như kể chuyện không phải của mình, giọng điệu nhẹ nhàng đến đáng sợ.
Chỉ có nàng biết, năm đó nàng ngã xuống là vì muốn vớt chiếc khăn tay mà An thị thích, vô tình lại trượt chân.
Tuy là nàng trượt chân té, nhưng nguyên do An thị lại không thể tránh khỏi.
Trầm Thư Kính vẫn nhớ, buổi trưa hôm ấy An thị mang nàng cùng Trầm Ánh Cầm đến đình viện đối diện hồ sen, nói là khí trời không quá lạnh, muốn cùng nhau uống trà.
Nào ngờ vừa ngồi được một lúc, một trận gió lớn nổi lên, quét qua đình viện, cuốn theo cái khăn tay mà An thị thích nhất xuống hồ.
An thị rưng rưng nước mắt, hướng nàng thỉnh cầu nhặt giúp.
Nàng vậy mà không suy nghĩ gì, liền đứng lên trực tiếp đi đến ven hồ, với tay muốn lấy chiếc khăn tay.
Ai hay ven hồ toàn là rêu xanh, trong mùa đông sương giá càng thêm trơn trượt, nàng liền thuận lợi ngã vào trong hồ sen đã sớm kết băng mỏng. Mặc dầu thật sự là do nàng khi đó ngu ngốc tự đem chính mình làm ngã, nhưng nếu nàng đã muốn trả thù An thị cùng nữ nhi của bà ta, trước hết nàng phải làm cho mẫu thân tin tưởng nàng và thật sự đề phòng An thị.
Tô Tịch thương tiếc sờ tóc Trầm Thư Kính, lâm vào trầm tư. An thị này là từng thứ nữ An gia, thứ muội của An gia chủ Chính Thái Hầu hiện tại.
Năm đó An thị nổi danh vì có dung mạo đẹp, Trầm Tường trước khi cưới bà đã cho người đến phủ Chính Thái Hầu cầu thân An thị. An thị này đối với bà luôn luôn vâng lời, cùng nữ nhi của bà ta quả thật là diễn đến xuất thần.
Mấy năm nay bà buông tay chuyện trong phủ, giao lại toàn quyền cho An thị.
Nào ngờ bà ta lại là bạch nhãn lang, lại dám thương tổn đến Kính nhi của bà.
Nếu An thị đã ra tay, Tô Tịch bà không cần phải nhịn nữa.
Tiểu nữ nhi cùng trưởng tử chính là vảy ngược của bà, ai dám đụng đến chính là muốn chết! Trầm Thư Kính yên lặng quan sát biến chuyển trên khuôn mặt được bảo dưỡng tốt tựa như nữ nhân hai mươi mấy tuổi của Tô Tịch.
Xem ra bước đầu lấy lại quyền lực trong phủ của mẫu thân đã thành công rồi.
Nàng biết, mẫu thân nàng thật ra rất giỏi.
Bà chỉ là mệt mỏi với tranh đấu trong phủ nên mới buông tay mọi sự, nhưng chỉ cần nàng lấy mình ra làm mồi nhử, mẫu thân nhất định sẽ vì bảo hộ mình và đại ca mà đoạt lại toàn quyền từ tay An thị. Ở nơi Quốc công phủ đầm rồng hang hổ này, phải chân chính nắm quyền lực trong tay mới thực sự an toàn. Trước tiên Trầm Thư Kính nàng sẽ xử lý An thị cùng nữ nhi của bà ta, sau đó lại đến Trầm Ánh Nguyệt. Trầm Ánh Nguyệt, đời này bổn tiểu thư chính là muốn ngươi thân bại danh liệt, trả thù cho hài tử còn chưa nhìn thấy ánh sáng trên đời của ta. Cảnh sắc hôm nay thật đẹp.
Ánh nắng dịu dàng chảy trên vai Trầm Thư Kính, tôn lên làn da trắng như thuỷ tinh trong suốt của nàng.
Gió mơn man thổi, mang theo mùi hương dịu nhẹ từ hoa Huân Y Thảo màu tím, theo gió nhẹ lay động trong vườn Hoà Kính viên.
Trầm Thư Kính ngồi dưới tán cây lê, bóng cây to che khuất cả cơ thể nàng.
Trên bàn đá đặt một quyển y thư, bên cạnh nàng Hỷ Tình đang gật gù ngồi. Tính đến hôm nay đã là một tháng Trầm Thư Kính trùng sinh, một tháng này xảy ra không biết bao nhiêu chuyện, chuyện quan trọng nhất chính là mẫu thân đã thành công lấy lại được quyền xử lý trong phủ từ tay An thị.
Vẻ mặt như ăn phải ruồi hôm đó của An thị, Trầm Thư Kính chính là mỗi lần nhớ đến đều phúc hắc mà bật cười.
Quyền lực đã về lại tay mẫu thân nàng, nàng làm việc không còn cố kỵ gì nữa.
Kể từ hôm đó, Trầm Thư Kính liền liên tục mang theo Hỷ Tình ra ngoài phủ, theo trí nhớ kiếp trước tìm đến y quán trong rừng sâu, tầm sư học đạo vị y sĩ vốn nổi danh nhưng lại chọn mai danh ẩn tích.
Y sĩ- không đúng- bây giờ là sư phụ của nàng, chính là Vệ Quân thần y do đích thân Hoàng đế sắc phong.
Ông vốn từng là chủ quản Thái y viện, nhưng vì chứng kiến Thái y viện người người tranh đấu đến người chết ta sống, nên nản lòng thoái chí, cáo lão hồi hương về nơi rừng sâu mở y quán cứu người từ thiện.
Để Trầm Thư Kính biết đến sư phụ nàng phải đa tạ Trác Thiếu Kình.
Ở đời trước Trác Thiếu Kình sai người đi ám sát Vệ Quân thần y, vì ông đã biết không ít bí mật của y, trong đó có việc y hạ độc Hoàng đế, vô tình bị nàng nghe được.
Nhờ y mà đời này nàng mới có thể có cơ hội bái Vệ Quân thần y làm sư phụ. Muốn trả thù, nàng nhất định phải khiến mình mạnh mẽ, bách độc bất xâm.
Nếu không chưa báo thù xong đã bị độc chết thì quá uổng phí công sức nàng bỏ ra rồi. Trầm Thư Kính dứt mạch suy nghĩ, ngẩng đầu lên khỏi cuốn y thư trong tay liền trông thấy Hỷ Tình đang chống tay gật gù nhắm mắt ở bên cạnh. Hỷ Tình lớn hơn nàng mấy tuổi, dung mạo đã sớm bộc lộ nét đẹp.
Làn da hơi ngăm, đôi mày sắc bén, hàng mi cong cong, cánh môi hồng nhạt khẽ vểnh lên.
Trầm Thư Kính nhớ đến mỗi khi Hỷ Tình cười, trong nụ cười đều mang theo một ít ý vị mỹ nữ hoang dã, đẹp một cách khoẻ khoắn. Nàng phì cười, vươn tay điểm điểm trên cái trán trơn bóng của Hỷ Tình, chọc ghẹo: “Hỷ Tình, buồn ngủ sao không vào phòng mà ngủ? Lại dám ngủ gà ngủ gật trước mặt chủ tử, đây chính là muốn bị phạt hay sao?”
. Hỷ Tình vươn tay dụi dụi đôi mắt ngập nước vì buồn ngủ, một tháng này trải qua không ít khiếp sợ đã thành quen, đối với hù doạ của Trầm Thư Kính cũng chỉ biết không tim không phổi mà cười: “Tiểu thư, liệu người có nỡ xuống tay với nô tì không nha”
. Hay cho Hỷ Tình, lần này còn dám trả treo lại nàng.
Trầm Thư Kính giả vờ tức giận, cùng Hỷ Tình đứng lên đuổi bắt nhau vòng quanh, tiếng cười rộn rã vang khắp sân. Trầm Thư Kính vui vẻ nở nụ cười thật sự từ khi trọng sinh đến giờ, lộ ra hàm răng ngọc trắng sáng.
Gió như cùng nàng vui đùa, khẽ vờn tóc mai nàng bay bay.