Phượng Nghiên Trấn Quốc

Chương 3: Phượng hoàng niết bàn, dục hoả trùng sinh




Trải qua tất cả một trăm ngày đêm chịu đau đớn khủng khiếp tra tấn, đến ngày cuối cùng Trầm Thư Kính cảm giác bản thân nếu còn sống thì có lẽ đến cả sức để thở cũng chẳng còn.

Nàng mơ màng nghe tiếng Mạnh Bà vọng lại từ xa: “Trầm Thư Kính, thời hạn ngươi phải chịu khổ đã hết.

Nay ngươi có thể bước đến cánh cổng trùng sinh.

Chỉ là ta khuyên ngươi, trở về tốt nhất đừng quá trầm luân vào thù hận, nếu có thể hãy sống vì mình, vì những người mà ngươi yêu quý nhiều hơn.

Được rồi, đi đi”

. Dứt lời Mạnh Bà phất tay, ống tay áo màu xích thố không có gió vẫn bay lên, thân thể Trầm Thư Kính theo đó bị hút vào một cánh cổng.

Ý thức cũng ngay lập tức mất đi.. Có tiếng khóc rấm rức bên tai nàng vang vọng.

Đó là ai? Vì sao lại khóc? Trầm Thư Kính khó chịu chau lại hai hàng lông mày, lông mi như cánh bướm chậm chạp run rẩy.

Nàng nghe ra rồi, đó là Hỷ Tình, là đại nha hoàn đáng thương của nàng.

Không được, nàng phải mau tỉnh, không thể để người khác ức hiếp Hỷ Tình của nàng.

Trầm Thư Kính, mau tỉnh lại. Trầm Thư Kính cố gắng dùng sức, hai mí mắt nặng trịch như đeo chì từng chút một mở ra.

Nàng hình như đã lâu chưa nhìn thấy ánh sáng nên khi tia sáng đầu tiên chiếu vào, đôi mắt nàng có chút đau như bị kim châm.

Đôi mắt đau đớn nhắm chặt lại, thống khổ rơi ra hai giọt lệ, Trầm Thư Kính lại lần nữa cố gắng mở mắt ra.

Lần này nàng không những mở được mắt mà còn khẽ chớp vài cái, hai giọt lệ kia tựa như gột rửa đi bụi bẩn trong mắt, trả lại cho nàng chính là đôi đồng tử thuần khiết đến lạ kì. Đỉnh giường làm bằng gỗ Tử Đàn quý giá khắc hoạ tiết tỉ mỉ đập vào mắt Trầm Thư Kính. Một con Phượng Hoàng miệng ngậm Huyết minh châu, lông toàn thân ánh lên sắc vàng, đôi cánh hùng vĩ vươn dài.

Dưới chân nó là một biển lửa, lửa cháy cao đến đốt trụi cả đỉnh núi nhưng lại chẳng mảy may thương tổn được đến Phượng Hoàng. Trầm Thư Kính biết, đây là Phượng Hoàng niết bàn.

Là hoạ tiết trên đỉnh giường của nàng lúc còn ở chốn khuê phòng. Đôi mắt theo đó đi xuống, màn che bao quanh bốn phía màu lam trong vắt như thuỷ mặc làm từ gấm An Châu đắt đỏ càng khiến Trầm Thư Kính tin nàng đã trở lại khuê phòng của mình. Bên cạnh Trầm Thư Kính, Hỷ Tình ngồi bệch xuống sàn khoanh tay giữ chặt bàn tay nàng, cúi thấp đầu nức nở khóc. Trầm Thư Kính đau lòng vươn tay xoa đầu nàng.

Hỷ Tình kiếp trước chính là người duy nhất còn sống lo lắng cho nàng, nhưng đến cuối cùng cũng lại vì nàng mà chết. Đời trước ngu xuẩn đánh mất nhiều thứ vì tình ái, đời này Trầm Thư Kính nàng nhất định không vì một ai mà làm thương tổn đến người mà nàng muốn bảo hộ. Vốn đang cúi đầu nhưng cảm nhận được trên tóc truyền đến nhiệt độ ấm áp, Hỷ Tình giật mình ngẩng phắt lên.

Tiểu thư đã tỉnh.

Tiểu thư không những tỉnh mà còn cười với nàng.

Nụ cười đó quả thật ôn nhu đến mức khiến nàng thụ sủng nhược kinh*. *Thụ sủng nhược kinh: được sủng ái mà lo sợ. Phải biết rằng tiểu thư của nàng dù không quá khắt khe hay độc ác với nha hoàn, nhưng lại luôn duy trì một khoảng cách xa lạ.

Đến một câu dài tiểu thư còn chưa hề nói với nàng, huống chi nụ cười ngày hôm nay? Vui mừng lấn át lo sợ, Hỷ Tình mừng rỡ reo lên: “Tiểu thư, người tỉnh rồi.

Người rơi xuống hồ nước vào ngày đông lạnh giá thế này chính là muốn hù chết nô tì mà.

Tiểu thư người đã hôn mê gần ba ngày rồi, hại phu nhân cùng mọi người lo lắng vô cùng”

. Trầm Thư Kính dở khóc dở cười nhìn Hỷ Tình vui đến miệng nói luyên thuyên, cuối cùng thấy nàng nói đến suýt thì cắn vào lưỡi mới vội vàng cắt ngang: “Hỷ Tình, ta tỉnh rồi, sao còn không mau đi bẩm báo cho phu nhân, tránh để mẫu thân lo lắng thêm”

. Hỷ Tình phát hiện mình lỗ mãng, âm thầm thè lưỡi xấu hổ rồi hành lễ với Trầm Thư Kính, sau đó lui xuống chạy đến Mẫu Đơn viện tìm Trầm quốc công phu nhân. Trong phòng thoáng chút yên ắng, Trầm Thư Kính chậm rãi suy nghĩ lại lời nói của Hỷ Tình. Nàng ấy nói nàng vì ngã xuống hồ băng mới sinh bệnh.

Mà cả đời của nàng duy chỉ có một lần ngã xuống nước là vào năm mười ba tuổi, nhưng lần đó nàng chỉ hôn mê một ngày một đêm rồi thôi, sao lần này lại tận ba ngày? Có lẽ là do Trầm Thư Kính nàng sống lại nên thời gian có phần thay đổi.

Nếu đúng vậy thì nàng đích thật trùng sinh trở về trước ngày nàng yêu Trác Thiếu Kình tận hai năm Nàng phải tận dụng thời gian ở đời này thật tốt, phải tìm được tử y nam tử đời trước, xử lý những kẻ đã ức hiếp mẫu thân, tìm ra kẻ đã hại chết ca ca, bẻ gãy vây cánh của Trác Thiếu Kình, chặt đứt quan hệ của y cùng Trầm Ánh Nguyệt. Hai năm cũng vừa đủ để Trầm Thư Kính chuẩn bị cho lễ cập kê của mình.

Nàng nhất định phải trở thành một trong Tứ Đại mỹ nhân Bình Tây quốc, hung hăng giẫm đạp Trầm Ánh Nguyệt dưới chân. Trong lúc Trầm Thư Kính đang miên man suy nghĩ, cánh cửa phòng một lần nữa mở ra.

Một đoàn người tầm bốn năm người, đi đầu là một vị phụ nhân vận y phục màu vàng nhạt thêu bách hoa chi vương Mẫu Đơn nhanh chóng tiến vào. Vị phu nhân đến trước giường Trầm Thư Kính ngồi xuống, lúc này nàng mới nhìn rõ đôi mắt phượng của bà đã sưng lên không ít, có lẽ là vừa mới khóc xong. Trầm Thư Kính mũi nghèn nghẹt, khổ sở bao nhiêu lâu phải chịu giờ phút này trông mấy mẫu thân liền tuôn trào ra hết, uỷ khuất hô: “Mẫu thân, con rất nhớ người”

. Lời này vừa nói ra cả một phòng đầy ắp người ngay lập tức yên tĩnh trở lại.

Bởi hạ nhân trong phủ ai chẳng biết Tam tiểu thư mặc dù là phu nhân sinh nhưng lại xem Đại di nương An thị mới chính là mẹ ruột của mình.

Hai chữ “mẫu thân”

này thường ngày gọi Đại di nương An thị, nay lại gọi Tô Tịch phu nhân, thế nên chẳng ai hiểu Trầm Thư Kính rốt cuộc là đang nghĩ gì. Tô Tịch hơi sững người trước ánh mắt tựa như đã trải qua thiên đại uỷ khuất của tiểu nữ nhi vốn không thân thiết với bà, đáy lòng xót xa kích thích hốc mắt một lần nữa lại đỏ lên.

Bà ôm chầm lấy Trầm Thư Kính, ở trên vai nàng nhẹ giọng vỗ về: “Kính nhi ngoan, mẫu thân cũng rất nhớ con, con không sao là tốt, không sao là tốt rồi”

. Buông xuống mi mắt, Trầm Thư Kính rốt cuộc cũng hiểu, đời trước là nàng ngu ngốc như thế nào mới có thể tiếp tay cho người ngoài hãm hại thân nhân của mình.

Nàng thân thiết với An thị, để bà ta dùng nàng làm con tin uy hiếp Tô Tịch, uy hiếp đại ca Trầm Ngôn của nàng thoả hiệp không ít điều kiện.

Đến cuối cùng vì Trác Thiếu Kình, nàng bất hiếu đến cả sinh tử của mẫu thân cũng không màng, chọc cho ca ca giận dữ đi biên cương rồi lại hay tin hắn chết trên đường.

Nàng chính là tự tay hại chết mẫu thân cùng huynh trưởng của mình. Mở mắt ra, Trầm Thư Kính nhìn một vị phụ nhân y phục tươi mới đứng trong góc khuất, khuôn mặt như hồ ly tinh- đó chính là Đại di nương An thị.

Tình cờ bà ta cũng quay đầu bắt gặp ánh mắt của nàng, hơi cau mày nhìn hai mẹ con nàng ôm nhau rồi lung la lung lay đi đến. Đại di nương An thị quả không hổ danh là thứ nữ đẹp nhất An gia.

Từng khoé mắt, đuôi mày, cánh mũi đến cả cái miệng, tất cả đều toát ra hương vị lẳng lơ khiến nam nhân thèm thuồng, khao khát.