Phúc Nữ Nhà Nông

Chương 331: Uy Hiếp





Mãn Bảo ngó ra ngoài cửa sổ, thấy Bạch nhị lang vẫn còn đang ngồi ở ngoài ăn cá con với Đại Đầu, liền lập tức cất thư rồi ngồi vào bàn sách bắt đầu viết thư.

Thư của Bạch Thiện Bảo gửi về cùng với thư của Lưu thị, bọn họ cũng không nhờ khách thương qua đường đưa thư giúp, bởi vì như vậy dễ bị thất lạc, còn hay bị muộn.

Đường ở thời đại này quá khó đi, những nhân tố không thể khống chế quá nhiều, nếu một khách thương bị bệnh trên đường, hoặc là đang đi lại bất ngờ thay đổi lộ trình, vậy chắc chắn thư của bọn họ sẽ lưu lạc cùng với khách thương kia.

Ngắn thì ba bốn tháng, lâu thì hai ba năm, một phong thư mới có thể về lại trên tay chủ nhân được.

Nhà họ Bạch tất nhiên sẽ không lựa chọn biện pháp này, mà bọn họ phái người hầu trong nhà truyền thư qua lại.

Nhưng khác với nhờ khách thương đưa thư giúp chỉ cần tốn mấy chục văn tiền, sai người hầu nhà mình đưa thư còn phải chuẩn bị cho hắn một con ngựa, thức ăn cho ngựa, còn có tiền ở trọ, tiền ăn uống dọc đường của hắn.

Muốn đi từ Lũng Châu đến thôn Thất Lí, chỉ là một chuyến đơn hành thôi cũng phải tốn không dưới năm lượng bạc.

Năm lượng lận đó, nếu là nhà họ Chu trước kia, trừ đi tiền tiêu dùng trong nhà, một năm cũng chưa chắc đã có thể tiết kiệm được năm lượng bạc.

Mà cho dù là nhà họ Bạch, thì nếu không có chuyện quan trọng, Lưu thị cũng sẽ không dùng phương pháp như vậy để liên hệ với Bạch lão gia, chỉ vì chuyển thư cho hai đứa trẻ con thì càng không thể.

Đến nỗi giữa các người lớn có chuyện gì thì Mãn Bảo và Bạch Thiện Bảo đều không để ý, bọn họ còn nhỏ mà, biết quá nhiều chuyện người lớn thì sẽ không cao lên được.

Đây cũng là câu tiên sinh nói.

Đối với lời nói của Trang tiên sinh, không chỉ mỗi Mãn Bảo rất tin tưởng, ngay đến Bạch Thiện Bảo cũng rất tin tưởng.

Cho nên bọn họ chỉ nói chuyện của trẻ con.


Mãn Bảo viết vào thư vài câu than phiền về chuyện không có cá con chiên dầu nữa, nói: "Đợi bao giờ ngươi về, chúng ta sẽ vớt cá nhỏ lần nữa, nếu không năm nay ngươi sẽ không được ăn cá con chiên dầu.

"
Món cá con chiên dầu này, để lên bàn cơm thì không thể tính là rất ngon, nhưng nếu để lên bàn trà cho bọn trẻ làm đồ ăn vặt, thì đó lại là một món ăn vặt không tệ.

Đừng nói Bạch nhị lang, ngay đến Bạch đại lang về nhà ăn Trung thu còn thấy thích.

Đến lúc chạng vạng cùng ngày Bạch nhị lang phải trở về, tiểu Tiền thị còn lấy một cái lá sen to, gạt một nửa tô cá con cho Bạch nhị lang mang về nhà ăn.

Bạch nhị lang vô cùng vui vẻ, bỏ phong thư cực dày Mãn Bảo viết vào ngực rồi ôm bọc lá sen về nhà.

Đại Đầu tiễn cậu ra cửa, sợ cậu đổi ý, còn dặn dò thêm lần nữa: "Sáng mai chúng ta sẽ chờ ngươi ở bờ sông, ngươi nhất định phải tới đó, nhớ mang theo thùng gỗ nữa.

"
Bạch nhị lang hung hăng gật đầu.

Cá con mang về nhà lại được đưa vào phòng bếp chiên qua một lần, chiên xong, cá con càng thơm, càng giòn.

Sau khi ăn xong, Bạch đại lang lại không kìm được nhón một con, Bạch lão gia thấy thế thì không ngăn cản con trai út đi vớt cá nữa, còn nói với Bạch đại lang: "Ngày mai con đi cùng với đệ đệ con đi, hiếm khi mới được về nhà một chuyến, chơi với đám thiếu niên trong thôn nhiều một chút cũng tốt.

"
Bạch phu nhân lẩm bẩm nói: "Đi chơi với bọn họ có gì hay, một chữ bẻ đôi cũng không biết, còn không bằng ở nhà trò chuyện với chúng ta.

"
Nàng cả năm cũng chẳng gặp con trai lớn được mấy lần, sao có thể đẩy con trai ra ngoài chơi chứ.


Bạch lão gia liếc nhìn nàng một cái, nói: "Ai nói người ta một chữ bẻ đôi cũng không biết, nghe nói từ già đến trẻ nhà họ Chu bây giờ đều biết chữ rồi đó, ngay đến đứa nhỏ nhất cũng nhận được số rồi.

"
Bạch phu nhân:.

Bạch đại lang cảm thấy hứng thú, "Vậy không phải là nhà vừa làm ruộng vừa đi học rồi sao?"
Bạch lão gia gật đầu, "Gia phong nhà họ khá tốt, con với nhị lang chơi với người ta nhiều một chút cũng không thiệt gì.

"
Vì thế ngày hôm sau Bạch đại lang bèn đi theo Bạch nhị lang.

Chu tứ lang và một đám đệ đệ đã sớm mang lưới đánh cá đứng chờ ở đó.

Đám Chu đại lang không có hứng thú với cá con của bọn họ, hơn nữa mấy ngày nay người trong thôn vẫn luôn bắt cả, cảm giác bây giờ đã không thể bắt được cá to nữa rồi.

Cho nên rất hào phóng để mặc bọn họ.

Chu tứ lang đã thành thân, vợ cũng đang có em bé, trong mắt mọi người đã là người lớn rồi.

Có hắn dẫn xuống sông, mọi người đều rất yên tâm.

Chu tứ lang cũng dứt khoát, từ chối mấy đứa quá nhỏ, chưa thể làm được gì là Tam Đầu Tam Nha và Tứ Đầu, chỉ dẫn mấy người còn lại ra bờ sông.

Mãn Bảo cũng không thể làm việc gì, nhưng mà hắn không từ chối bé được.


Hội hợp với hai vị thiếu gia nhà họ Bạch, Chu tứ lang liền dẫn bọn họ ra khỏi thôn, đi xuống vùng hạ du.

"Mấy ngày nay ở thượng du vẫn luôn có người bắt cá, thôn chúng ta cũng có người bắt ở đó, đã sớm không còn cá to gì rồi.

"
Bạch nhị lang lập tức nói: "Chúng ta không cần cá to, chỉ muốn cá nhỏ thôi.

"
Chu tứ lang nói: "Được rồi, đến lúc đó vớt được cá nhỏ thì cho hai người mang về nhà chiên, còn cá lớn thì để cho nhà chúng ta.

Yên tâm đi, dù là cá nhỏ hay cá to thì ở hạ du đều có khá nhiều.

"
Bạch đại lang rất nghi hoặc, "Vì sao?"
"Bởi vì không có ai đến đó bắt đó," Chu tứ lang nói: "Cá cũng giống như người vậy, đều thích ở yên một chỗ, nếu không phải năm ngoái vỡ đê làm nước tràn xuống, đẩy hết cá xuống vùng hạ du, thì trên thượng du bắt là hạ du hết rồi.

"
Hắn nói: "Bây giờ nước yên sóng lặng, những con cá to đó đương nhiên sẽ ở nhà của mình, đúng là thượng du bắt được nhiều thật, nhưng cũng chỉ là từ thượng du đi xuống thì ít hơn thôi, ở hạ du vốn có bao nhiêu cá thì vẫn phải có bấy nhiêu.

"
Mãn Bảo và cả đám người đều mở to mắt lắng nghe, thế mà lại cảm thấy hắn nói rất có lý.

Chu tứ lang cười khà khà, nói: "Yên tâm đi, ta rất có kinh nghiệm trong việc này, trước kia chúng ta chỉ mang sọt cá ra đấy mà còn có thể bắt được cá đó, càng đừng nói đến lưới đánh cá.

"
Chu tứ lang dẫn bọn họ đi gần nửa canh giờ, cuối cùng cũng tới nơi.

Đây là một mảnh đất hoang, hai bên là ruộng nước đã từng được thu hoạch, bây giờ trong ruộng đã không còn nước.


Chiều ngang của sông hơi hẹp, lòng sông còn rất nhỏ, hai bên bờ sông đều là bèo, rong dày đặc, mấy vũng nước gần bờ sông cũng toàn là bèo rong, vừa nhìn là biết là nơi ít người đến.

Chu tứ lang lấy một cây gậy dài, ra hiệu bọn họ qua xem.

Hắn cắm cây gậy xuống sông, để gậy chạm đáy xong mới nhấc lên, sau đó cho mọi người người xem dấu vết trên cây gậy, "Biết vì sao không có ai tới đây bắt cá không?"
Chu ngũ lang và Bạch nhị lang đều không hiểu gì, Bạch đại lang lại biến sắc, còn Mãn Bảo thì trực tiếp kinh ngạc cảm thán nói: "Nước sâu quá, còn sâu hơn cả người muội.

"
Chu tứ lang cười he he, dựng thẳng gậy lên để so mình với cây gậy, khoa tay múa chân nói vệt nước kia: "Không chỉ sâu hơn người muội đâu, còn sâu hơn cả người ta nữa kìa, cho nên nếu ai ngã xuống đó, trừ khi biết bơi, nếu không.

.

Hừ hừ.

"
Mấy thiếu niên vô tri không biết sợ và đám trẻ vẫn không nhúc nhích, trong mắt còn lóe ánh sáng kích động.

Bạch đại lang khẽ nhíu mày.

Chu tứ lang tiếp tục nói: "Cho dù là biết bơi thì cũng phải cẩn thận, ở phía dưới có rất nhiều rêu, nếu không cẩn thận sẽ bị quấn chân, cho nên nếu không có mệnh lệnh của ta, mấy đứa ai cũng không được phép đi lung tung, biết chưa?"
Bạch đại lang thấy hắn nói năng rõ ràng, lúc này mới yên tâm hơn một chút.

Chu tứ lang cảnh cáo Mãn Bảo đang thò đầu nhìn ra, "Không cho phép muội đến gần bờ sông, nếu không sẽ bị thủy quái kéo xuống sông đấy, đến lúc đó muội vừa không có đồ ăn ngon, vừa không được gặp lại cha mẹ và đại tẩu nữa.

"
Thân hình Mãn Bảo khẽ run lên, gật đầu.

.