Phù Doanh

Chương 3




[P3]

11.

Lộc Văn Sinh rề rà chưa về nhà, vẫn chưa thể phơi bày mọi chuyện ra ngoài.

Tôi biết, hắn kiêng dè cha chồng, càng kiêng dè cha tôi hơn.

Nhớ năm đó, cha tôi đồng ý gả tôi, là vì coi trọng gia phong trong sạch của Lộc gia.

Để tôi không phải chịu u/ất ứ/c, của hồi môn cha cho tôi chất đầy mười cỗ xe ngựa.

Điều này khiến gia cảnh Lộc gia đang s/a s/út như được hồi sinh.

Giờ đây, Lộc Văn Sinh nuôi phụ nữ bên ngoài.

Cha chồng biết, có thể l//ột d//a hắn.

Cha tôi biết, có thể l//óc th//ịt hắn.

Nếu cha tôi bảo Lộc gia trả lại của hồi môn, đó chính là rút củi dưới đáy nồi.

Thế nên, Lộc Văn Sinh không dám.

Tôi vì thế càng kh/inh b/ỉ hắn thêm.

Nếu là vì tình yêu đích thực, vì tự do, chẳng phải nên bất chấp tất cả sao?

Vì sao lại h/èn nh/át như vậy?

Hắn không nói.

Tôi cũng không nói.

Cha gửi điện báo nói, hiện giờ Tô Nam qu/ân ph/iệt cát cứ, ch/iến l/oạn không ngớt, dặn tôi gần đây đừng về.

Nhờ sự khích lệ, giúp đỡ của Bạc Giản huynh, tôi bắt đầu viết cuốn sách thứ hai của mình.

Cha chồng không biết chuyện hôm đó, vẫn như trước đây sai tôi đi đưa đồ cho Lộc Văn Sinh.

Tôi đem quần áo, thức ăn chia hết cho ă/n x/in trong thành.

Đi dạo một vòng trên phố, m/ua chút đồ lạ không có ở quê rồi lại ngồi xe bò trở về.

Hôm đó, a ca đánh xe bò chỉ vào một bóng lưng hỏi:

"Lộc thị, đó chẳng phải là phu quân cô sao?"

Tôi nhìn kỹ.

Quả nhiên là Lộc Văn Sinh.

Không ngờ bây giờ hắn lại không kiêng dè, công khai dẫn Bạch Tri Hạ đi dạo phố. Hai người đi vào một tiệm trang sức sang trọng.

Bạch Tri Hạ chọn nửa ngày cũng không m/ua được thứ vừa ý.

Ông chủ đưa tay chỉ về phía tôi.

Lộc Văn Sinh cùng Bạch Tri Hạ nhìn theo hướng đó thấy tôi.

Mắt Bạch Tri Hạ nhìn chằm chằm vào gói hàng của tôi hồi lâu rồi dùng ánh mắt o/án đ/ộc nhìn tôi.

Ông chủ nói: "Đồ mới lạ vừa vào tiệm đều được cô nương ngồi xe bò kia m/ua hết rồi."

Bạch Tri Hạ mặt đầy ph/ẫn n/ộ, buột miệng nói:

"Đồ đ/àn b/à bị ch/ồng b/ỏ! Lại dám phung phí tiền bạc của Lộc gia như vậy! Có phải cô không nỡ bỏ gia sản của Lộc gia nên mới chần chừ không chịu l/y h/ôn đúng không?"

Chuyện này mới mẻ thật đấy.

Thứ nhất, tôi tiêu tiền tôi tự kiếm được.

Thứ hai, tôi vẫn luôn đợi tờ hưu thư của Lộc Văn Sinh.

Nhưng hắn sợ cha chồng đ/ánh, vẫn không dám về nhà.

Ánh mắt tôi liếc về phía Lộc Văn Sinh: "Đồ h/èn, tôi đợi hưu thư của anh đến mỏi mòn rồi đây này."

Lộc Văn Sinh t/ức đến đỏ mặt.

Bạch Tri Hạ quay sang nhìn hắn: "Lộc Văn Sinh, không phải anh nói anh đã đưa hưu thư cho cô ta rồi sao?"

Tôi cười khẩy: "Cô nghĩ hắn có cái gan đó sao?"

Mặc kệ vẻ đ//iên c/uồng của Bạch Tri Hạ, tôi bảo a ca đánh xe đi.

Trên đường đi, a ca chần chừ nhìn tôi mấy lần.

Tôi lấy ra một món đồ nhỏ thưởng cho anh ta, nhắc nhở nói:

"Chuyện hôm nay anh cứ coi như không biết. Lộc Văn Sinh hắn không dám hòa ly, dựa vào đâu bắt tôi mở lời? Hắn không ở nhà, bắt tôi nhìn sắc mặt của cha mẹ chồng một mình à? Hắn nghĩ hay thật."

A ca há hốc mồm cái cằm sắp rớt cả ra.

Một lúc sau nói: "Lộc thị, cô không giống những người phụ nữ khác."

"Có gì không giống? Lộc Văn Sinh nói tôi tư tưởng cổ hủ, đó chẳng qua chỉ là cách tôi bảo vệ mình với tư cách là phụ nữ. Nhưng nhờ đó mà cuộc sống của tôi trở nên thoải mái, tự tại, nghĩ như vậy, tư tưởng của tôi còn tân tiến hơn cả hắn đấy."

12.

Gần đến cuối năm, cha chồng lại bắt Lộc Văn Sinh về nhà.

Tôi giả vờ không nhìn thấy hắn.

Hắn cũng quắc mắt lạnh nhạt với tôi.

Mẹ chồng nhìn mà thở dài.

Đêm đến, tôi không trải đệm cho hắn nữa.

Hắn ngồi cả đêm bên bàn, ngày hôm sau trời còn chưa sáng đã về thành.

Lúc cha chồng đến nội thành tìm hắn lần nữa, hắn đã rời khỏi tòa soạn.

Nghe nói, hắn đã nộp đơn thôi việc, dẫn Bạch Tri Hạ đi đến tỉnh khác rồi.

Cha chồng t/ức gi/ận sinh bệnh nặng.

Cha mẹ chồng cảm thấy rất h/ổ th/ẹn với tôi.

Miễn tôi làm việc nhà, tôi không cần phải dậy sớm đổ bô đêm cho họ nữa.

Nhà mời một a tẩu phụ trách một ngày ba bữa.

Cuộc sống của tôi còn thoải mái hơn cả trước kia.

Người trong làng cười tôi g/óa b/ụa.

Tôi lại cười họ không hiểu cái hay của việc g/óa b/ụa.

Vừa không cần cha mẹ lo lắng chuyện cưới xin, lại có thể tùy ý ra ngoài nói chuyện.

Có người nói, từng nhìn thấy Lộc Văn Sinh và Bạch Tri Hạ ở tỉnh khác.

Nghe đồn, hình như Bạch Tri Hạ mang thai rồi.

Cha chồng nện cây gậy xuống đất, m/ắng: “Nghịch tử! Chỉ cần ngày nào tôi còn sống thì con của con k/ỹ n/ữ kia đừng hòng bước vào Lộc gia tôi dù chỉ một bước.”

Mẹ chồng nắm tay tôi khóc: “Khổ cho Phù Doanh của tôi, Lộc thị chúng ta không còn mặt mũi gặp trưởng bối của con nữa rồi!”

Tôi cười cười, không nói một lời.

Cuốn sách thứ hai của tôi được xuất bản vào mùa thu năm sau.

Bạc Giản huynh khen tôi thiên phú dị bẩm, không chỉ giỏi toán mà còn rất giỏi trong việc hướng dẫn, phù hợp nhất với nghề giáo dục.”

Anh ấy thậm chí còn mời tôi đến tham quan trường của anh ấy.

Nói rằng có thể tiến cử tôi dạy học ở trường.

Nhưng tôi lo lắng anh ấy phát hiện ra tôi là phụ nữ, sẽ trách tôi l/ừa d/ối anh ấy.

Vì vậy, tôi đã từ chối lời mời của anh ấy một cách khéo léo.

Bạc Giản huynh rất tiếc.

Tôi hỏi anh ấy, liệu anh ấy đã thoát khỏi nỗi khổ tương tư hay chưa.

Anh ấy nói, càng tiếp xúc, càng tương tư nhiều hơn.

Nhưng bây giờ anh ấy thường thảo luận học vấn với người con gái đó, phát hiện hai người rất tâm đầu ý hợp.

Anh ấy càng kiên định chờ đợi người con gái đó khôi phục thân phận tự do.

Kiếp này, không phải cô ấy thì không cưới.

Tôi khâm phục Bạc Giản huynh một lòng một dạ, nhưng không quên m/ắng Lộc Văn Sinh trong lòng.

Đây chính là sự khác biệt trong cách hành xử giữa quân tử và kẻ ti/ểu nh/ân.

Hôm nay tôi nghe Trương thị trong làng nói, hiện giờ trong thành đang tuyên truyền nam nữ bình đẳng.

Nói phụ nữ cũng có thể viết hưu thư cho nam giới.

Tôi liền nghĩ, đợi lần sau Lộc Văn Sinh trở về, tôi lập tức sẽ đưa hưu thư cho hắn.

Bạc Giản huynh nói, thời thế tạo anh hùng, tôi nhất định có thể giành được một vị trí trong thời cuộc biến động này.

Trái tim bị kiềm nén đã lâu của tôi cũng có chút bồn chồn muốn xông pha.

Chỉ là, tôi chưa kịp đề cập thì trưởng làng đã đến tìm cha chồng trước.

Sau khi cha chồng gặp trưởng làng xong thì t/ức gi/ận đến mức ng/ất đi.

Mẹ chồng lo lắng hỏi: "Trưởng làng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì vậy?"

Trưởng làng do dự hồi lâu rồi lấy một tờ báo từ trong vạt áo trước ra.

Những tờ báo như thế này ngày nay đã không còn mới mẻ nữa.

Tôi xem rất lâu, không thấy tờ báo này có gì khác biệt.

Trưởng làng ngập ngừng chỉ vào chỗ gấp giữa tờ báo.

Tôi nhìn kỹ lại.

Phát hiện ra lần này Lộc Văn Sinh đã làm một việc kinh thiên động địa.

Hắn đã đăng trên báo một bài "Thông báo l/y h/ôn của Lộc Văn Sinh và Tô Phù Doanh".

Trước đây, tôi luôn c/ười nh/ạo Lộc Văn Sinh là kẻ h/èn nh/át.

Nhưng không ngờ kẻ h/èn nh/át khi liều lĩnh lại không màng hậu quả như vậy.

Mẹ chồng cũng ngã b/ệnh.

Tôi chăm sóc cho họ khỏe lại rồi thu dọn hành trang chuẩn bị rời khỏi Lộc gia.

Cha mẹ chồng khóc tiễn tôi mười dặm đường.

Hiện tại, Lộc gia cũng không dư dả.

Nhưng cha chồng là người chính trực, nhất định muốn trả lại của hồi môn trước đây của tôi.

Tôi cũng rơi nước mắt.

Từ ngày Tô Phù Doanh tôi gả vào Lộc gia, không được phu quân chào đón, nhưng lại được cha mẹ chồng yêu thương.

Phần ân tình này, tôi sẽ mãi ghi nhớ trong lòng.

"Sau này, Phù Doanh phải gọi hai người một tiếng đại bá, đại nương rồi."

Đại bá đại nương nghe xong, nước mắt lưng tròng.

13.

Hiện giờ tình hình Tô Nam đang c/ăng th/ẳng.

Tôi không muốn khiến cha lo lắng nên đã m/ua một bất động sản ở nội thành, th/uê thêm một a tẩu nấu ăn, dọn dẹp. Hàng ngày chăm sóc hoa, viết sách, cuộc sống rất thoải mái.

Nhưng một ngày nọ, có người gõ cửa dồn dập.

Tôi mở cửa, nhìn người đến, không khỏi nghi hoặc:

"Ngô tiên sinh? Sao ngài lại đến đây?"

Mặt mày Ngô tiên sinh nôn nóng, dường như đã gấp rút đến đây.

Anh ấy quan tâm hỏi: "Lỗ Nhất tiểu đệ, em có khỏe không?"

Đầu óc tôi ù đi.

Tôi kinh ngạc nhìn anh ấy.

Ngô tiên sinh mỉm cười gật đầu:

"Lỗ Nhất tiểu đệ, tôi là Bạc Giản huynh."

14.

Tôi không thể ngờ được.

Ngô tiên sinh, người đã giải vây cho tôi ở tòa soạn ngày xưa, lại chính là Bạc Giản huynh vẫn luôn trao đổi thư từ với tôi.

Tôi mời anh ấy vào nhà, pha trà chiêu đãi.

"Bạc Giản huynh, làm sao anh tìm được nơi này?"

"Tôi biết được Lộc Văn Sinh đã đăng thông báo l/y h/ôn với em trên báo, sợ em buồn nên đã đến nhà chồng tìm em, họ nói em đã rời đi, đến nội thành rồi. Tôi đã hỏi thăm rất lâu cuối cùng cũng tìm được em. Lỗ Nhất, em vẫn ổn chứ?"

"Em vẫn ổn, cuộc hôn nhân này luôn khiến em th/ất v/ọng. Hòa ly là điều không thể tránh khỏi. Chẳng qua không ngờ Lộc Văn Sinh lại dùng cách c/ực đ/oan như vậy. Em cũng không phải để tâm đ ến thanh danh, chỉ là cha em giữ chức vụ cao, em sợ ông ấy bị người khác gi/èm ph/a, bởi vậy vẫn chưa trở về."

Bạc Giản huynh nghe xong, lập tức đỏ mắt.

"Sớm biết cậu ta b/ạc tình b/ạc nghĩa như vậy thì ngày đó tôi không nên cố kỵ nhân nghĩa l/iêm s/ỉ gì mà trực tiếp c/ướp em đi." Anh ấy t/ức gi/ận nói.

"Bạc Giản huynh nói đùa rồi, trong lòng anh không phải có người mình yêu sao? Sao lại nói những lời hồ đồ này?"

Bạc Giản huynh yên lặng nhìn tôi, không nói một lời.

Tôi nghi hoặc hồi lâu, tim bỗng lỡ một nhịp, vẫn không dám tin: "Ý anh là..."

Đôi mắt của Ngô Bạc Giản tràn đầy thâm tình: "Lỗ Nhất, cả đời này tôi chỉ yêu mình em!"

15.

Lời tỏ tình của Bạc Giản huynh, thẳng thắn, mãnh liệt, khiến tôi vừa mới ra khỏi làng khó mà chống đỡ được.

Ngày nào anh ấy cũng đến nhà tôi làm khách.

Ngô tiên sinh vô cùng uy nghiêm trước mặt người khác, vì để dỗ tôi vui mà luôn có thể nghĩ ra đủ loại trò thú vị.

Có khi là một con mèo, khi lại là một con dế.

Thỉnh thoảng anh ấy đưa tôi đi tham gia vũ hội, có khi lại dẫn tôi tham gia hội thảo học thuật.

Nhưng không ngoại lệ, chỉ cần có người khác giới đến gần tôi, anh ấy sẽ như gặp phải đ/ại đ/ịch, vô cùng cảnh giác.

Còn tôi, quen với việc tr/ốn tránh sự quan tâm của anh ấy.

Đối với chuyện này, anh ấy luôn cười bất lực, nhưng không cưỡng ép.

Anh ấy giới thiệu tôi đến trường dạy học.

Tôi tự nghi ngờ bản thân: "Em có thể làm được không?"

Anh ấy cười: "Lỗ Nhất, em có thể làm được, em làm được tốt hơn bất kỳ ai."

Nhờ sự động viên của anh ấy, tôi, một người con gái từ nhỏ chỉ nhận được giáo dục tư thục, đã nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn, cũng kết bạn thêm được với nhiều thanh niên có hoài bão lớn, tràn đầy nhiệt huyết.

Tôi mới biết, thế giới bên ngoài lại tuyệt vời như vậy.

Chẳng trách Lộc Văn Sinh không muốn về nhà.

Chẳng trách hắn luôn miệng theo đuổi tự do.

Được thoải mái biểu đạt, tự do phát huy, quả nhiên khiến tinh thần người ta phấn chấn hẳn lên.

Tư duy của tôi cũng trở nên rộng mở hơn, hăng hái tiếp thu kiến thức mới như người đói được ăn, người khát nước được uống.