Phong Lưu Tam Quốc

Chương 414: Chiến thắng (thượng)




Chiến thắng sắp tới rồi, chiến thắng ở ngay trước mắt. Mỗi một binh sĩ Giang Đông đều vững tin vào tín niệm này. Tại Hạ Khẩu giằng co hai năm, huyết chiến vô số trận, trả giá vô số mạng sống huynh đệ, chiến thắng rốt cuộc hiện ra trước mắt. Mà bản thân, là một binh sĩ vô cùng bình thường, lại sắp trở thành người tạo ra lịch sử. Sách sử viết giây phút vinh quang nhất trong đời mình. Chỉ cần đánh hạ Ô Lâm, tình thế Kinh Sở sẽ thay đổi lớn. Chỉ cần đánh hạ Ô Lâm, cửa Nam quận hoàn toàn mở rộng. Chỉ cần đánh hạ Ô Lâm, bá nghiệp vĩ đại xâm nhập phía nam của chúa công sẽ bước ra một bước vững chắc nhất.

- Giết!!!

Binh sĩ điên cuồng vì sự chiến thắng cuối cùng liều mạng rống to, xông pha chiến đấu.

“Ù ù ù!”

Kèn xung phong không ngừng vang tận mây xanh, bao phủ cả thủy trại Ô Lâm.

“Thùng thùng thùng!”

Trống huyết chiến ở hậu phương thúc giục bước chân binh sĩ liều mạng tiến tới.

Trên cảng thủy trại đã xếp đầy xác của vô số binh sĩ, nằm ngã nghiêng đầy đất. Máu đỏ thắm từ thi thể thỉnh thoảng chảy ra, chảy tới mặt đất, nhiễm đỏ đất vàng. Vốn là nước biếc nay bị nhiễm thành đỏ máu.

*Ào ào ào!*

Một đám binh sĩ Giang Đông thành công phá hủy hàng rào canh phòng của quân địch, họ hưng phấn hú hét. Một ngũ trường thương binh khác lập tức từ mé sau vọt lên, mắt tràn đầy tia sáng ưng phấn. Đi vào, đã đi vào, hệ thống phòng ngự chủ trại quân địch đã hoàn toàn bị phá hủy. Chỉ cần thêm chút sức là có thể bắt sống Thái Công.

Quân Lưu Biểu bắt đầu toàn tuyến tan vỡ. Có binh sĩ chạy tán loạn, binh sĩ còn đang phản kháng thì rất nhanh rơi vào trùng trùng vòng vây. Thỉnh thoảng truyền ra tiếng hét thảm chẳng những không khiến binh sĩ Giang Đông e sợ, ngược lại càng kích thích xúc động khát máu. Từ khi nào thì binh sĩ Giang Đông yếu mềm biến điên cuồng như vậy? Khiến quân Lưu Biểu mỗi một cái xác đều vô cùng thê thảm, tách rời mấy mảnh.

Thái Công còn đang chỉ huy binh sĩ khổ sở phòng thủ, trong lòng gã giữ lại một hy vọng cuối cùng. Hy vọng quân Hoàng Bồng sơn có thể sớm chút phá tan phong tỏa cứu viện. Cũng hy vọng Hoàng Tổ ở Hán Dương biết tin Ô Lâm báo nguy, phái đại quân xuống.

Mấy phó tướng dưới tay Thái Công có bỏ mạng, có thương tàn, bây giờ chỉ còn lại lẻ tẻ hai, ba người. Trong đó hai người mắt đảo tròn, hiển nhiên nảy ý sợ hãi chuẩn bị bỏ trốn.

Lúc này một binh sĩ chạy tới nói thầm vào tai phó tướng.

Phó tướng đó gật đầu rồi lại lắc đầu, thở dài một tiếng, xua người kia đi.

Gã tiến lên nói:

- Tướng quân, rút đi.

Thái Công lạnh lùng liếc gã, ánh mắt sắc bén đâm vào ngực gã. Phó tướng rùng mình, bị hù con mắt trợn tròn.

Thái Công quay đầu đi, nhìn quân Giang Đông ngày càng tới gần chủ trại của mình, trong mắt có vài mê mang, lại có chút không cam lòng.

Thái Công không quay đầu lại, nói:

- Có phải là Hoàng Tổ không phái viện quân mà ngược lại tấn công Hạ Khẩu?

Sau lưng vang lên giọng nói run sợ:- Không phải, Hán Dương từ sáng hôm nay đã bị quân Giang Đông quấy rầy, lúc trưa Chu Thái dẫn một vạn thủy quân do Trình Dục tự thân đôn đốc, bắt đầu tấn công Hán Dương.

Thái Công chau mày, nói:

- Nếu chỉ là vậy thì Hoàng Tổ cần một vạn binh sĩ thủ vị trí là được. Quân Giang Đông có mạnh thì rất khó công phá, tới lúc đó có thể phái thêm binh lực chi viện Ô Lâm ta, sẽ không biến thành tình hình như bây giờ. Ô Lâm và Hán Dương, môi hở răng lạnh, đạo lý này hắn nên biết. Ô Lâm ta thất thủ, Hán Dương của hắn cũng đừng mơ giữ được!

Phó tưởng giải thích nói:

- Kỳ thực Hoàng Tổ có phái một vạn thủy quân chi viện chúng ta, chỉ không ngờ quân Giang Đông đã tính đến nước này, trước khiến Chu Nhiên dẫn năm ngàn thủy quân ở ki đầu chắn viện quân.

Thái Công thở dài một hơi, người biến già đi mười tuổi, lẩm bẩm:

- Hôm nay thua tâm phục khẩu phục. Thuộc hạ Trương Lãng vô số kỳ nhân dị sĩ, mưu tính đến nước này, ta đã không còn lời nào để nói, chỉ có thể khâm phục họ thật cao minh. Chẳng qua bây giờ bổn tướng quân vẫn chưa hiểu kỳ binh Ô Lâm ki là từ đâu nhảy ra. Còn có người đơn độc khiêu chiến giết được đệ nhất mãnh tướng của ta. Ai, xem ra thế bại của chúng ta đã định. Ngươi chuẩn bị đi, dẫn theo mấy thuộc hạ thân tín, đem Thái Thắng chuyển ra ngoài.

Phó tướng bụng mừng như điên nhưng không dám lộ ra nét mặt, chần chờ hỏi:

- Vậy tướng quân đâu?

Thái Công thản nhiên nói:

- Ta không đi.

Phó tướng khuyên:

- Tướng quân, giữ lại núi xanh thì lo gì không củi đốt?

Thái Công trừng gã, tức giận nói:

- Ngươi có đi không? Không đi ta khiến người khác lo chuyện này, đừng nói nhảm!

Phó tướng giật nảy mình, vội nói:

- Thuộc hạ làm ngay!

Thái Công thở dài nhìn gã rời đi, mắt tràn đầy khinh thường.

Thái Công lẩm bẩm:

- Nghĩ đến Thái Công ta tung hoành sa trường mấy năm, tuy không phải mỗi trận đều chiến thắng nhưng chưa thua vài lần. Chiến dịch từng thua dù là cái nào đều khiến ta không phục. Chỉ có trận chiến hôm nay là ta thua không còn lời nào để nói. Thôi, số trời đã định. Chúa công, đây là tội thất trận, nhưng quân địch quá ranh ma, Thái Công không có mặt mũi đối diện chúa công. Hôm nay ta chỉ biết hết sức chết trận báo đáp ân tri ngộ.

Thái Công nói xong bỗng hét lớn một tiếng, giọng như chuông vang:

- Người đâu, lấy thương tới!

Sau lưng gã một phó tướng kinh sợ kêu lên:

- Tướng quân, ngài…?

Thái Công lạnh lùng liếc gã, thản nhiên nói:

- Người còn thành còn, thành mất người mất.

Thái Công vung tay, hét to:

- Hôm nay Ô Lâm bị phá, chúng ta còn mặt mũi nào gặp chúa công chứ? Không bằng theo bổn tướng quân tiến lên chiến đấu, nếu thắng thì các ngươi thành dũng sĩ, dù chết trận cũng có tiếng trung tâm! Tới đây đi. Là đàn ông nhiệt huyết hãy cầm binh khí, theo bổn tướng quân bước ra khỏi hàng, tử chiến!

Thái Công sải bước dài đi tới, cầm thiết thương đen sẫm lóe sáng, như tráng sĩ đứt đầu, không ngoái lại cất bước đi.

Tất cả binh sĩ nổi lên lòng ngưỡng mộ anh hùng, bi tráng hy sinh.

Đa số binh sĩ im lặng theo sau lưng Thái Công, không ai ra tiếng. Bởi vì chúng biết bước ra một bước này chính là con đường không lối về, cơ hội sống sót là con số không. Số ít binh sĩ trong lòng do dự thì tụt hậu, rốt cuộc họ nghĩ thế nào thì không biết được.

Kiến An năm thứ sáu, năm hai trăm lẻ hai công nguyên, hai mươi mốt tháng chạp, thủy quân Giang Đông đại phá Ô Lâm, chém năm ngàn, bắt giữ gần vạn. Chủ tướng Thái Công tử chiến không hàng, cuối cùng bị giết. Trận chiến này quân Giang Đông tổn thất mạng ba ngàn binh sĩ, gần vạn người bị thương. Tưởng Khâm bị trọng thương nằm tĩnh dưỡng tại Xích Bích. Trận chiến tuy đánh thắng nhưng chỉ có thể hình dung thắng thảm. Tuy nhiên, so với ý nghĩa to lớn đánh hạ Ô Lâm thì hy sinh này tuyệt đối đáng giá.