Phong Lưu Tam Quốc

Chương 360: Mông Xung chiến hạm (thượng)




Đang khi Thái Mạo trong lòng đánh trống rút lui, định rút binh về Nam quận thì trận mưa to mấy năm khó gặp điên cuồng rơi nửa tuần sau rốt cuộc ngừng. Mưa qua trời trong xanh, ánh nắng ấm áp chiếu rọi mặt đất. Thái Mạo khóc cảm tạ trời đất, còn cố ý mang theo thân tín tướng tài tế bái ông trời một phen. Dường như Thái Mạo không hề phát hiện, phòng tuyến Hán Dương của gã theo trận mưa to đã xuất hiện lỗ hổng trí mạng.

Kiến An năm thứ sáu, năm một trăm lẻ hai công nguyên, mùa hè. Đại quân Trương Lãng bị thế yếu về mặt binh lực không đợi Thái Mạo hoàn hồn, dẫn đầu làm khó dễ. Thuộc hạ của hắn là tướng tài Hoàng Tự lĩnh ba ngàn binh mã từ Lư Lăng đâm xéo ra, bắt đầu tấn công thị trấn Trường Sa. Mục đích là muốn áp chế thái thú Trường Sa Hàn Huyền, tiến tới buộc Vương Uy ở Ba Lăng có lòng muốn viện trợ mà không dám hết sức cứu viện Ô Lâm, vùng Hán Dương giảm bớt áp lực phòng tuyến Xích Bích. Cùng lúc đó, Trương Lãng ra lệnh võ tướng Ngụy Diên dẫn theo năm ngàn khinh bộ binh có tính cơ động mạnh, đợi nước lũ Vân Mộng Trạch vừa rút thì lùi khỏi Kiến Xương, bắt đầu áp sát Ba Khâu, tuy so với binh lực ở Ba Lăng thì cách biệt nhiều, khiến gã hoàn toàn bị Ngụy Diên và Hoàng Tự hấp dẫn, không thể chạy ra Hán Dương, chặt chẽ kiềm chế mấy vạn binh lực của Vương Uy tại Trường Sa.

Bởi vì mưa to qua đi, Lưu Phương có nhiều cứ điểm sụp xuống, đặc biệt là quân Vương Uy đóng ở Ba Lăng, Ba Khâu. Ba Lăng lưng dựa Vân Mộng Trạch lại có tên là Ba Khâu hồ, Động Đình hồ. Mặt nước Động Đình hồ khóa hai giới tương ngạc, đoạn hãm hồ. Bắc liên tiếp Trường Giang. Nam tiếp Tương, Tư, Nguyên, Lễ bốn vùng nước sông rót vào, có thể chứa nước bốn sông, nuốt vào nhả ra thủy lộ Trường Giang. Như vậy thì Trường Giang sau khi liên tục mưa to, mặt nước Động Đình hồ tất nhiên dâng cao, một khi vượt qua đê đập thì Ba Lăng sẽ bị tai lũ lụt, tổn thất không thể dự đoán.

Nước lũ Ba Lăng vừa rút, chưa đợi đám Vương Uy chỉnh sửa xong thì quân Trương Lãng đã giết tới rồi. Quân đội gần như không bị ngăn cản đã lao vào phòng tuyến của chúng, nghiền nát bên trong. Vương Uy cực kỳ giận dữ, liên tục điều binh khiển tướng, hận không thể một ngụm nuốt hết quân Hoàng Tự.

Hiển nhiên mục đích thứ nhất của Trương Lãng đã hoàn thành. Thái thú Trường Sa Hàn Huyền vừa nghe có quân Giang Đông tấn công An Thành, lập tức đứng ngồi không yên, ban đêm liền lệnh cho thân tín Dạng Linh dẫn năm ngàn nhân mã chi viện An thành, còn gào la rằng phải khiến Trương quân có đến mà không về được. Bởi vì Ngụy Diên quấy rầy, Vương Uy thông báo cho Thái Mạo, một bên quan sát chặt chẽ tình hình Trường Sa. Gã bắt đầu tích cực điều động hai vạn nhân mã thuộc hạ của mình, muốn hình thành vòng vây nuốt quân Ngụy Diên.

Trương Lãng bỗng nhiên xuất binh, rõ ràng đánh loạn nước đi ban đầu của Thái Mạo. Ba đường quân đoàn có một đường bị ức chế, rất khó hình thành tình trạng bao vây Giang Hạ. Thái Mạo cứng rắn ra lệnh, khiến Vương Uy khống chế vùng Ba Lăng Trường Sa, hạn định trong thời gian ngắn nhất phải đánh lùi hai quân của Trương Lãng, gấp rút sửa cứ điểm, bảo đảm an toàn phòng tuyến Trường Sa, hoàn tất những điều này xong thì bắt đầu áp sát Xích Bích.

Hai đường nhân mã Hoàng Tự và Ngụy Diên tất nhiên không phải chiến quân chủ lực, họ chỉ là đem đến sách lược kiềm chế phân tán lực chú ý của Thái Mạo mà thôi. Khiến phòng tuyến từ Hán Dương kéo dài đến Ba Lăng bị chia cắt, đánh bại từng cái một. Chân chính quân chủ lực tất nhiên là năm vạn binh sĩ Trương Lãng đóng tại Sài Tang, đây cũng là tất cả quân số mà hiện tại Giang Đông có thể điều động.

Sau Hoàng Tự, Ngụy Diên xuất động nhân mã. Trương Lãng nhân lúc Thái Mạo gấp rút sửa cứ điểm thì bắt đầu trận công kích thăm dò. Hắn thống lĩnh bốn vạn nhân mã, đem đại trại hướng tới Võ Xương, mượn điều này tăng cường liên hệ tiền tuyến. Đầu tháng sáu, Trương Lãng ra lệnh đại tướng Tưởng Khâm dẫn năm vạn nhân mã đóng ở Xích Bích, cùng Ô Lâm Hoàng Xạ cách sông nhìn nhau.

Trương Lãng làm như vậy không phải hy vọng có thể đột phá lỗ hổng ở Ô Lâm, trong mức độ thấp nhất đạt tới mục đích xao sơn chấn hổ.

Ô Lâm chia làm Ô Lâm thượng và Ô Lâm hạ. Chính giữa cách một hàng dài, một bên là Hồng hồ, một bên là Trường Giang. Về mặt quân sự thì là vị trí cực kỳ bất lợi, nhưng lưng Ô Lâm hạ có Hoàng Liên sơn. Hoàng Liên sơn dài hơn ba trăm dặm, diên cừu hai mươi dặm, đó chỉ là hướng nam hạ Ô Lâm ki. Chính vì có núi này nên bộ binh Hoàng Xạ toàn trú đóng tại tuyến này.

Sau khi Tưởng Khâm đến Xích Bích, đầu tiên là ở ba cứ điểm Xích Bích Thái Bình khẩu, Thanh Giang khẩu, Lộ khẩu, họ chọn đóng ở Thái Bình khẩu. Trong Thái Bình khẩu có Thái Bình hồ, là nơi để huấn luyện thủy sư. Phía nam Thái Binh hồ có nước rót vào, núi Thái Bình sơn, dưới núi có Thái Bình thành, đây cũng chính là căn cứ Tưởng Khâm dùng để tạm thời tích trữ lương thực, còn bắt đầu toàn diện tăng cường ki đầu Xích Bích. Chỗ này giống như thanh kiếm sắc bén, đâm vào giữa sông, bóp chặt giang lưu.

Bờ bên kia Hoàng Xạ biết Trương quân đã đến, lập tức phản ứng lại. Một mặt ra roi thúc ngựa báo với Thái Mạo ở Tương Dương, xin viện quân, mặt khác chia ra hai nhóm, một thì sửa gấp cứ điểm, đám khác thì từng giây phút đề phòng hành động của Trương quân.

Khi Tưởng Khâm tới Xích Bích ngày thứ ba thì đích thân mang binh đánh trân, lĩnh ba ngàn tinh binh thủy quân. Năm trăm con thuyền lớn nhỏ từ Thái Bình khẩu xuất phát. Hôm ấy trời trong sáng không mây, trên mặt sông nước bằng phẳng, thủy quân của Tưởng Khâm dàn thành hàng ngang, thuyền nhỏ ba chục cái dàn hàng thành hình chữ nhật, bắt đầu tiến lên.

Trên mặt sông cờ bay phấp phới, trống trận gióng ầm ầm, từ xa mười dặm có thể nghe thấy.

Hoàng Xạ tuổi chưa đến hai mươi tám, nhưng từ nhỏ đã được phụ thân dạy dỗ, về mặt thủy quân thì cũng khá có tài. Bình thường gã rất tự kiêu, bây giờ thấy Trương quân tiến đến, không chút suy nghĩ dẫn năm ngàn thủy quân ra trận, muốn chiến thắng trận này.

Tưởng Khâm yên tĩnh đứng ở trên chiếc ‘Mông Xung Chiến Hạm’ lớn nhất.