Phong Lưu Tam Quốc

Chương 289: Hoàng Cái (thượng)




Hoàng Cái tóc bạc tung bay, cắn chặt răng mạnh vỗ mông ngựa của Tôn Sách. Vốn con ngựa đã bị hù nay bị ngoại lực kích động, tung bốn vó chạy như điên.

Hoàng Cái theo sát phía sau.

Theo thời gian trôi qua, thế lửa chẳng những không giảm bớt, ngược lại càng hung dữ hơn. Vài dặm cuồn cuộn khói đặc, ngọn lửa dâng tận trời. Trong trận lửa lớn này, đội quân tinh nhuệ của Tôn Sách bị thương vong trầm trọng, tổn thất ít nhất hơn phân nửa sức chiến đấu, mà có thể trốn ra đều bị bỏng các loại, sức chiến đấu giảm phần lớn.

Nhưng sự việc chưa kết thúc. Khi những binh sĩ này tìm được đường sống trong chỗ chết chợt phát hiện có một con suối, hưng phấn kêu la, không quan tâm gì khác, ai cũng nhảy vào trong suối, muốn mượn nó trừ đi cảm giác cháy bỏng. Có người còn cởi xuống giáp.

Đang lúc chúng vui sướng ông trời không tuyệt đường người thì từ bốn phương tám hướng truyền đến tiếng rống kinh thiên động địa. Tiếp theo, quân Giang Đông như thủy triều từ hai bên núi đồi tuôn ra.

Quân Tôn Sách trở tay không kịp, ngay tại chỗ bị giết một đống, máu nhuộm đỏ con suối, xác chết trôi lềnh bềnh trên nước.

Từ bên trái là Cao Thuận tay cầm danh khí ‘Hãm Trận’. Gã mặc giáp da, cùng thê tử Trương Sở lĩnh ba ngàn binh mã, một đường khí thế hừng hực, ai chắn liền ngã.

Hàng tướng cũ của Viên Thiệu là Lý Phong, Kiều Nhuy cũng lĩnh ba ngàn binh sĩ từ đường nhỏ phía bên phải chạy xéo vào.

Quân Tôn Sách sớm đã hỗn loạn, sĩ khí giảm tới đáy cốc, hai quân vừa giao tranh thì lập tức ngã rạp, đa số chạy trốn tứ tán.

Cao Thuận trái chọt phải đâm, mắt sắc chợt quá to:

- Tôn Sách, chạy đi đâu!

Các tướng phấn chấn tinh thần, đi theo Cao Thuận xông về một hướng.

Cho dù Tôn Sách có võ nghệ cao cường thế nào, xông ra lửa đầy trời thì khuôn mặt tuấn tú đã đen như than, bộ giáp trên người có nhiều vết khét, bây giờ đâu có lòng chiến đấu nữa, vừa đánh vừa lùi.

Mắt thấy Cao Thuận sắp đuổi kịp, một trong ba vị tướng trung thành của Tôn Kiên là Hoàng Cái đứng ra, lĩnh vài trăm người tử chiến đoạn hậu.

Cao Thuận cười nhạt hai tiếng, chỉ huy ‘Hãm Trận Doanh’ không ngừng trùng kích địch quân, mình thì cầm ‘Hãm Trận’ đấu với Hoàng Cái.

Hoàng Cái nâng cao tinh thần, danh khí ‘Trứ Hỏa Thiết Tiên’ trong tay ra một chiêu ‘dã mã phân tông’ đấu với vợ chồng Cao Thuận.

Vợ chồng Cao Thuận mặc kệ đạo nghĩa giang hồ, hai người đấu với một mình Hoàng Cái.

Hoàng Cái đơn độc đấu thì chưa chắc thua ai, nhưng vợ chồng Cao Thuận bắt tay nhau chiến đấu, uy lực vô biên. Dù Hoàng Cái dũng mãnh nhưng không thể sánh bằng.

Đến đi ba mươi hiệp, Hoàng Cái chẳng những không thể đánh lui đối thủ mà còn bị kẹp chặt không thể trốn thoát.

Cao Thuận thấy tuổi Hoàng Cái ngang ngửa mình mà đã tóc bạc râu trắng thầm lấy làm kỳ, lại thấy roi sắt trong tay gã cực kỳ bá đạo.

Gã lui ngược ra sau, vung đao ghìm ngựa, quát to:

- Tướng kia là ai đó?

Hoàng Cái vung tiên đánh lui thế công của Trương Sở, nghe thế liền đáp:

- Ta chính là Hoàng Cái.

Cao Thuận khen rằng:

- Thật là bậc anh hùng.

Hoàng Cái không đáp lời, chiến đấu kịch liệt với Trương Sở.

Cao Thuận không tham gia mà ở một bên trêu chọc bảo:

- Hoàng Cái, ngươi nên sớm đầu hàng chúa công của ta đi. Ta thấy ngươi võ lực không yếu, là một nhân tài khó được, nếu hôm nay giết ngươi thi thật là đáng tiếc.

Hoàng Cái tức giận nói:

- Nghịch tặc đừng quá huênh hoang! Muốn Hoàng Cái đầu hàng hãy trước hỏi ‘Trứ Hỏa Thiết Tiên’ trong tay ta đồng ý hay không đã!

Cao Thuận lạnh lùng quan sát. Quả nhiên gã cố ý ở một bên khiêu khích, Hoàng Cái phân tâm, kết quả bị Trương Sở liên tục tấn công buộc chân tay luống cuống, thủ nhiều hơn công. Lúc này Cao Thuận xem trúng thời cơ, giục ngựa xông vào. ‘Hãm Trận’ như rồng bay khỏi biển, tựa chân trời góc biển.

Hoàng Cái kinh sợ, không ngờ Cao Thuận lao tới nhanh như vậy, mắt thấy ‘Hãm Trận’ sắp xuyên qua áo giáp, Hoàng Cái chỉ có thể cứng rắn di chuyển thân thể trên lưng ngựa. Tuy rằng né qua một chiêu đoạt mệnh của ‘Hãm Trận’ nhưng bị Trương Sở một cước đá bay xuống ngựa.

Hoàng Cái thuận thế liên tục lăn hai cái, định đứng dậy thì thấy mũi thương chói sáng của Cao Thuận đã cách yết hầu không đến hai tấc.

Hoàng Cái ngây người.

Lúc này binh sĩ đứng bên cạnh cùng ùa lên, lập tức đè Hoàng Cái xuống đất, trói gô.

Tôn Sách không biết Hoàng Cái bị bắt giữ, gã mang mấy chục thân vệ binh, biểu tình ngơ ngác không có mục đích chạy trốn, tựa như chó chết chủ vô cùng chật vật. Cái lúc Trương Lãng đánh chiếm Thọ Xuân, gã khí khái anh hùng không ai bì nổi so với nay thì khác xa.

Không biết đã chạy bao lâu, dần dần Tôn Sách giảm tốc độ vó ngựa. Lúc này miệng tọa kỵ của gã đã sùi bọt mép, mấy lần suýt ngã ra đất. Đêm nay hành quân, kịch chiến, chạy trốn, đừng nói là ngựa, thuộc hạ binh sĩ sớm tới bờ vực tan vỡ. Chính Tôn Sách cũng cảm giác đầu váng mắt hoa, lao tâm lao lực quá độ, không còn phong thái lúc trước nữa.

Lúc này, có một binh sĩ kinh sợ kêu lên:

- Chúa công, tình hình không tốt! Đỉnh núi đằng trước dường như có cờ của quân địch!?

Tôn Sách giật mình ngẩng đầu nhìn, mới phát hiện mình và binh sĩ chẳng biết từ khi nào đã đạp trên đường chính. Không xa trên đồi bay vô số cờ phướn, xem màu sắc thì rõ ràng không phải phe ta. Mặt Tôn Sách xám như tro tàn, đôi mắt vốn vô thần biến càng tối tăm, nói:

- Đất này đã gần Điêu Dương, đằng trước chắc là lính gác canh phòng của Trương Lãng.

Lúc này, một binh sĩ mặt đầy vui sướng nói:

- Chúa công, bên này có con đường mòn!

Tôn Sách đánh rùng mình, lại là một đường mòn? Có phải là còn có phục binh không?

Xem ra Tôn Sách đã bị Quách Gia hỏa thiêu đốt sợ.

Tôn Sách vắt óc suy nghĩ, nếu bây giờ đi theo đường chính, khỏi phải nói, chắc chắn sẽ ngay mặt đánh với quân Trương Lãng. Lấy trạng thái quân đội của gã, không thể nghi ngờ là lấy trứng chọi đá, tự tìm đường chết. Còn nếu rút đi thì lo lắng mặt sau có truy binh đuổi tới.

Phút chốc Tôn Sách không quyết định được, hoang mang cúi đầu.

Nếu như có Chu Du thì chắc chắn y sẽ có cách, Tôn Sách mơ tưởng.

Lúc này có một binh sĩ từ đằng sau ôm đầu chạy lật đật tới, thở hồng hộc nói:

- Chúa công, địch quân ở đằng sau đuổi theo!

Lá cây thu bên cạnh dường như không cảm giác được điều gì, từng chiếc lá rơi xuống.

Tôn Sách rét lạnh từ đầu đến chân, tai như nghe tiếng gót sắt đạp đất, sấm đánh ngang tai, lại như cảm giác được mặt đất không tự nhiên rung rinh.