Phiêu Miểu 7 - Quyển Thần Đô

Chương 31




Sáu mươi năm trước, Trường An.

Một buổi chiều hè, trong biệt phủ của một vương hầu.

Một cậu bé sau khi ăn trưa xong, đang nằm trên chiếc giường La Hán chạm trổ hoa văn trong nhà để chơi.

Từ bốn khung cửa sổ mở rộng, có thể nhìn thấy giàn hoa tường vi ở sân sau xanh tươi dưới ánh nắng gắt, và một cây lựu nở hoa rực rỡ như lửa.

Cậu bé chơi mệt rồi bèn kéo một tấm thảm lông mỏng, đắp lên người để ngủ trưa.

Đột nhiên, bầu trời u ám, mây đen kéo đến dày đặc, ban ngày chợt biến thành đêm tối, phía chân trời vang lên những tiếng sấm chớp reng tai nhức óc.

“Rầm rầm rầm...”

Chỉ trong chốc lát, buổi chiều hè tươi sáng đã trở nên tối tăm như đêm, sấm chớp lóe lên liên hồi.

cậu bé đang ngạc nhiên.

Ngay lúc này, một con vật nhỏ lông xù đột ngột lao từ bên ngoài vào phòng, “Vút...” một cái nhảy lên giường La Hán, chui thẳng vào lòng cậu bé.

Con vật nhỏ co ro trong lòng cậu bé, run rẩy dưới lớp thảm, đôi chân nhỏ của nó nắm chặt lấy quần áo của cậu bé.

cậu bé thấy thương xót, nghĩ rằng có lẽ con vật sợ sấm chớp bèn ôm nó vào lòng, cùng trốn dưới tấm thảm.

Con vật nhỏ hơn cả mèo, lông có màu lốm đốm, toàn thân bẩn thỉu, lông ướt dính thành từng cụm, không rõ là loài gì.

Con vật nhỏ trốn trong lòng cậu bé làm bẩn cả người cậu.

Nhưng cậu bé vẫn để nó ở trong lòng, không vì nó bẩn thỉu mà đẩy ra.

Chẳng mấy chốc, bầu trời lại sáng lên.

Mây đen tan đi, sấm chớp biến mất, buổi chiều hè rực nắng, mây trắng gió nhẹ lại trở về.

Con vật nhỏ lập tức chui ra khỏi tấm thảm, nhảy xuống giường.

Cậu bé cũng ngồi dậy, quấn tấm thảm lụa mỏng quanh người, vẻ mặt ngơ ngác.

Con vật nhỏ định chạy thẳng ra ngoài nhưng dường như nghĩ đến điều gì đó, nó quay lại nhìn cậu bé đang quấn thảm ngồi trên giường La Hán, cúi đầu hành lễ rồi mới quay người chạy biến mất.

Cậu bé cúi xuống nhìn thì thấy mình dính đầy bùn đất bèn lớn tiếng gọi người.

Các thị nữ nghe thấy tiếng gọi, vội vàng bước vào. Họ thấy cậu bé dính đầy bùn đất, không khỏi cười nói: “Thế tử, sao ngài lại chơi bẩn đến thế này!”

“Vương phi nói chiều nay sẽ đưa ngài đi gặp khách đấy!”

“Mau chuẩn bị nước tắm cho Thế tử tắm rửa thay đồ.”

Sáu mươi năm sau, Lạc Dương.

Nửa đêm, trong phủ Tề vương.

Giữa mùa đông vừa có trận tuyết rơi. Trong sân phủ, một lớp tuyết mỏng trong veo phủ trên mặt đất, dưới ánh trăng trông như những giọt sương lúc canh ba, hay như lớp băng giá trên cỏ.

Bất chợt, không có ai cả nhưng những ngọn cỏ lạnh vẫn lay động.

Trên nền tuyết xuất hiện một dấu chân.

Sau khi dấu chân đầu tiên xuất hiện, một dấu chân khác cũng in lên lớp tuyết mỏng như thể có ai đó đang lặng lẽ bước qua.

Trong đêm, vang lên tiếng khóc ai oán của một nữ nhân.

“Lạnh quá... mở cửa đi... xin ngươi, mở cửa đi...”

“Hu… hu hu…”

Trong tiếng khóc của nữ nhân còn có tiếng khóc xé lòng của một đứa trẻ sơ sinh.

Trong sâu thẳm của phủ, có một căn phòng với ánh đèn vàng rực.

Cửa phòng đóng chặt, cửa sổ cũng đóng kín.

Bên trong phòng đóng kín, một nam nhân ôm đầu bằng cả hai tay, co ro ngồi sụp xuống bên cạnh tủ cạnh tường.

Nam nhân khoảng ba mươi tuổi, mặc y phục lụa là, da mặt trắng trẻo, lún phún râu. Vì sợ hãi nên ông ta run rẩy như cây sấy.

Không xa chỗ nam nhân mặc lụa là có một xác cái nữ nhân treo từ xà nhà xuống.

Thi thể là một nữ nhân trẻ.

Là thê tử của ông ta.

Hai thị nữ nằm bất tỉnh dưới xác chết đang treo.

Trong căn nhà này, có ma quỷ tác quái, tối nay khi nam nhân trở về nhà, vừa bước vào cửa đã thấy thê tử mình, người bị bệnh liệt giường từ lâu, treo cổ tự vẫn. Xác của thê tử ông ta đung đưa trene xà nhà, hai thị nữ ngất lịm dưới đất.

Rồi ngoài sân vang lên những âm thanh đáng sợ.

Nam nhân vội gọi người nhưng trong phủ rộng lớn, không có hạ nhân nào trả lời.

Ông ta sợ đến nỗi run rẩy không ngừng, chỉ có thể trốn bên cạnh tủ gần tường.

“Lạnh quá... mở cửa đi... xin ngươi, mở cửa đi...”

“Hu… hu hu…”

Con ma nữ lang thang bên ngoài, khóc lóc.

Cửa sổ đột ngột rung chuyển.

Con ma nữ có vẻ như đang lay cửa sổ từ bên ngoài.

Nam nhân hoảng sợ đến mặt như tờ giấy, run rẩy nói: “Xin ngươi, đừng làm phiền ta nữa...”

“Lạnh quá... mở cửa đi...”

“Hu… hu hu…”

Tiếng khóc của con ma nữ và tiếng khóc xé lòng của đứa trẻ thê lương vang lên trong sân.

Cửa sổ càng rung lắc mạnh hơn.

Chẳng bao lâu, cửa sổ đột ngột rung chuyển một cái rồi “Kẹt...” mở ra.

Cửa sổ từ từ mở ra.

Nam nhân ôm đầu, run rẩy nhìn ra ngoài cửa sổ.

Bên ngoài cửa sổ, trong bóng tối hiện ra khuôn mặt của một nữ nhân.

Nữ nhân có sắc mặt nhợt nhạt, tóc đen như mây. Khuôn mặt của nàng rất kỳ quái, một nửa được trang điểm tinh tế, lông mày và mắt được vẽ tỉ mỉ, vẻ đẹp quyến rũ, má dán hoa, môi nhuộm son đỏ như máu. Nửa còn lại không có trang điểm, trắng bệch như giấy, hốc hác khô quắt, ánh mắt như giếng cạn, tràn đầy oán hận và tuyệt vọng.

“Hoạn nương...ngươi đừng làm phiền ta nữa...”

Nam nhân hoảng sợ la lên. Sau đó thì thấy thê tử treo cổ, ông ta quyết tâm, vội đứng dậy, lấy một thanh kiếm quý từ trên tường, rút kiếm ra và chạy ra ngoài cửa.

Nam nhân mở toang cửa lớn, chạy ra ngoài, vung kiếm loạn xạ trên nền tuyết.

“Ngươi mà còn quấy rầy, ta sẽ mời một pháp sư về để ngươi biến mất vĩnh viễn...”

Trên nền tuyết, những dấu chân liên tục xuất hiện rồi dần biến mất.

Nam nhân vì sợ hãi mà điên cuồng múa kiếm, một kiếm chém vào cột hành lang, ông ta không đứng vững, ngã xuống đất và ngất xỉu.

Trong đêm, tiếng ma khóc không ngừng vang lên.

“Lạnh quá... mở cửa đi...”

“Hu… hu hu…” Ma nữ gào thét, đứa trẻ ma khóc lóc,

Như oán hận như than thở, không dứt.

*

Mùa đông, vạn vật hiu quạnh.

Lạc Dương, Phiêu Miểu các.

Nguyên Diệu nhận thấy gần đây Bạch Cơ có vẻ không ổn.

Bạch Cơ không còn hứng thú với bất cứ điều gì, có vẻ chán nản và uể oải.

Trước đây, Bạch Cơ thường hay nói cười với Nguyên Diệu và Ly Nô nhưng giờ đây ngươi phần lớn thời gian chỉ lặng lẽ ngồi im. Ăn món ngon, nàng không có khẩu vị, ngay cả món điểm tâm yêu thích nhất cũng chỉ ăn một miếng rồi bỏ xuống. Đọc sách giải trí, nàng đọc không vào, thường chỉ đọc một dòng rồi đặt sách xuống. Tiếp đãi khách, nàng dường như cũng không còn hứng thú, mới mở miệng báo giá đã cảm thấy chán nản, chuyển lời cho Nguyên Diệu tiếp đãi khách còn mình thì viện cớ không khỏe để lên lầu.

Bạch Cơ lúc nào cũng cúi đầu, không có chút sức sống, trông giống như lão công công vậy. Tuy nhiên, Nguyên Diệu chắc chắn rằng Bạch Cơ đã không gặp lão công công hơn nửa năm, tâm trạng uể oải này không phải do lão công công lây nhiễm được.

Chuyện này là sao đây?

Nguyên Diệu không hiểu, chỉ cảm thấy lo lắng cho Bạch Cơ.

Khi Nguyên Diệu thử nói: “Bạch Cơ, tháng này ta không cần lương nữa.”

Bạch Cơ cũng không hứng thú, chỉ lạnh nhạt đáp: “Ừ.”

Nguyên Diệu cuối cùng không thể nhịn được hỏi: “Bạch Cơ, có phải ngươi gặp phải vấn đề gì không? Nếu ngươi có điều gì phiền muộn thì có thể nói với ta, ta chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để giúp ngươi giải quyết. Đừng giấu nỗi buồn trong lòng, một mình chịu đựng.”

Bạch Cơ ngẩn ra, nói: “Hiên Chi, ta không có vấn đề gì cả.”

Nguyên Diệu hỏi: “Vậy ngươi làm sao vậy? Gần đây sao cứ có vẻ u uất, chán nản như vậy?”

Bạch Cơ uể oải đáp: “Người và phi nhân đôi khi đều bị cảm xúc chi phối, rơi vào trạng thái buồn chán không thể tự chủ, không thể kiểm soát được bản thân. Gần đây ta đúng vào giai đoạn cảm xúc thấp, không hứng thú với bất cứ điều gì, không muốn nói chuyện, không muốn ăn uống, không muốn làm việc, thậm chí không muốn làm người.”

Nguyên Diệu nói: “Không muốn làm người? Bạch Cơ vốn đã phi nhân rồi mà.”

Bạch Cơ sửa lại: “Không muốn làm phi nhân.”

Nguyên Diệu ngạc nhiên hỏi: “Vậy ngươi muốn làm gì?”

Bạch Cơ nghĩ một lúc, uể oải đáp: “Ta không muốn làm gì cả. Hiên Chi, ta chỉ muốn làm một cây nấm, lặng lẽ mọc ở góc tối của tường thôi.”

Nguyên Diệu nói: “Như vậy thì không ổn đâu. Bạch Cơ phải cố gắng lên.”

Bạch Cơ nhạt nhòa đáp: “Ta sẽ cố gắng.”

Mấy ngày bèn trôi qua, Bạch Cơ vẫn chẳng có hứng thú với bất cứ điều gì.

Sáng hôm ấy, Bạch Cơ không dậy ăn sáng, Nguyên Diệu lên lầu hai gọi Bạch Cơ xuống ăn thì phát hiện tâm trạng nàng càng trở nên u ám hơn.

Nguyên Diệu vô cùng lo lắng, nên trong bữa sáng đã bàn với Ly Nô về việc này.

Ly Nô nghe xong, nói: “Mọt sách không biết chứ, thỉnh thoảng chủ nhân cũng như vậy. Tâm trạng con người đôi khi cũng có lúc đột nhiên sa sút, phi nhân cũng thế. Chủ nhân không phải lúc nào cũng vui vẻ, cứ vài trăm năm nàng lại có một lần rơi vào thời kỳ chán nản. Không có gì nghiêm trọng, qua một thời gian sẽ tự nhiên khỏi thôi.”

Nguyên Diệu lo lắng nói: “Ly Nô lão đệ, Bạch Cơ đã u sầu gần nửa tháng rồi, cứ tiếp tục thế này cũng không ổn, chúng ta vẫn nên nghĩ cách giúp nàng phấn chấn lại.”

Ly Nô suy nghĩ một lúc, nói: “Lần trước chủ nhân rơi vào tình trạng này là vào thời Chu, khi ấy ta học được cách làm Bát Trân (1) từ Dịch Nha(2). Ta nấu cho chủ nhân ăn, nàng bèn phấn chấn hẳn lên. Thế này đi, ta sẽ lên kho lấy chiếc đỉnh Chu, ngươi ra chợ mua đồ. Trưa nay ta sẽ không làm cá nữa, mà nấu Thuần Ngao, Đảo Trân và Pháo Dương cho chủ nhân, để nàng lấy lại tinh thần.”

(1)Bát Trân: Xuất phát từ “Chu Lễ - Thiên Quan”: “Trân dùng tám món", "Bát Trân chi tề". Nội dung cụ thể của Bát Trân gồm: Thuần ngao (thịt sốt đổ lên cơm), Thuần mẫu (thịt sốt đổ lên cơm hạt kê), Pháo đồn (nướng, quay, rán, hầm heo sữa), Pháo dương (nướng, quay, rán, hầm cừu), Đảo trân (nướng thịt bò, cừu, hươu thăn), Tý trân (thịt bò, cừu ngâm rượu đường), Ngao trân (giống như thịt bò khô tẩm hương), Can liêu (gan chó nướng với mỡ lưới). “Lễ Ký - Nội Tắc” đã ghi chép cụ thể về nguyên liệu, gia vị, kỹ thuật nấu nướng và dụng cụ chế biến của tám món ăn này, từ đó lưu giữ cho chúng ta những tư liệu quý giá về nền ẩm thực danh tiếng cách đây hơn hai nghìn năm.

(2) Dịch Nha: Là một đầu bếp nổi tiếng thời Xuân Thu, cũng có khi viết là Địch Nha. Ông là cận thần được Tề Hoàn Công sủng ái. Dịch Nha là người đầu tiên vận dụng kỹ thuật pha chế trong nấu ăn, rất giỏi về điều vị và nấu nướng. Người ta nói rằng Dịch Nha là người đầu tiên mở quán ăn tư nhân, nên ông được các đầu bếp tôn làm tổ sư.

Nguyên Diệu vui mừng nói: “Vậy thì tốt quá! Nhờ cả vào Ly Nô lão đệ rồi.”

Vì vậy sau bữa sáng, Ly Nô giao cho Nguyên Diệu danh sách các nguyên liệu cần mua để nấu Thuần Ngao, Đảo Trân và Pháo Dương rồi tự mình lên lầu hai kho lấy đỉnh.

Nguyên Diệu phải đi chợ mấy lần mới mua đủ những thứ Ly Nô dặn: một con cừu đã mổ sẵn, ba cân thịt lợn, hai cân thịt bò, hai cân thịt nai, hai cân thịt nai, hai cân thịt Kỳ, một ít táo đỏ khô, một ít lau sậy và một ít gạo.

Phiêu Miểu các vẫn mở cửa, hôm nay như thường lệ, buôn bán vắng khách, không ai ghé qua.

Vì tâm trạng buồn bã, Bạch Cơ vẫn còn ngủ trên lầu hai khi mặt trời đã lên cao.

Ly Nô khuân xuống hai chiếc đỉnh Chu bằng đồng, một lớn một nhỏ, đều đặt ở sân sau. Ly Nô đào hai hố đất giữa đám cỏ hoang sau sân, xếp đá thành hai bếp lò.

Ly Nô hướng dẫn Nguyên Diệu chất củi lên hai cái bếp, một bếp để đặt đỉnh Chu lớn, bếp kia để chuẩn bị nướng cừu nguyên con.

Cách nướng Pháo Dương không giống như nướng cừu nguyên con thông thường.

Vì phải xào gạo trong đỉnh Chu, Ly Nô không thể làm nhiều việc cùng lúc bèn giao cho Nguyên Diệu nhiệm vụ rửa cừu.

Nguyên Diệu vốn là người quân tử, xa lánh việc bếp núc, không muốn đụng tay vào chuyện bếp núc. Nhưng vì bữa ăn này là để giúp Bạch Cơ phấn chấn nên nhờ cậy Ly Nô nấu nướng, Ly Nô không xoay sở được hết nên Nguyên Diệu đành phải giúp một tay.

Theo lời Ly Nô, Nguyên Diệu đem con cừu đã mổ sẵn ra giếng rửa sạch bằng nước giếng.

Nguyên Diệu rửa cừu rất vất vả. Mùa đông lạnh giá, nước giếng lại rất lạnh, rửa đến chán nản. Hắn cảm thấy việc Ly Nô chỉ nấu cá hàng ngày là một quyết định vô cùng khôn ngoan. Cá nhỏ hơn cừu nhiều, dễ rửa sạchơn.

Khó khăn lắm Nguyên Diệu mới rửa xong con cừu, sau đó lại theo lời Ly Nô nhét táo đỏ khô vào trong bụng cừu. Rồi dùng lau sậy và đất sét bọc kín toàn bộ con cừu lại.

Nguyên Diệu nhăn nhó ngồi xổm trên đất, xắn tay áo, cố gắng bọc cừu bằng lau sậy và đất sét.

Đúng lúc ấy, có hai người bước vào đại sảnh Phiêu Miểu các.

Đó là hai công tử trẻ tuổi, mặc áo gấm lụa là.

Một người có khuôn mặt ngọc, môi đỏ, khôi ngô phong nhã, mặc một chiếc áo đông tròn cổ viền lông, chân mang giày da nai; người kia thì anh tuấn rắn rỏi, phong thần tuấn lãng, mặc một bộ hồ phục tay hẹp màu đen, thắt lưng đeo một thanh kim thác đao. Là Vi Ngạn và Bùi Tiên.

Bùi Tiên vì ngưỡng mộ Bạch Cơ, ôm tình yêu đối với nàng nên khi bước vào Phiêu Miểu các, trong lòng có hơi hồi hộp.

Vi Ngạn bước vào Phiêu Miểu các lại như về đến nhà mình, vô cùng quen thuộc, không chút xa lạ.

Vi Ngạn thấy trong đại sảnh không có ai, bĩu môi nói: “Chắc lại chẳng có buôn bán gì, họ đều ở sân sau phơi nắng uống trà rồi. Đi thôi, chúng ta vào trong đi.”

Vi Ngạn và Bùi Tiên đi vào phòng trong, vòng qua bức bình phong Hà Đồ Lạc Thư, vẫn không thấy ai bèn nhìn ra sân sau qua cửa sổ song.

Chỉ thấy Ly Nô đang xào gạo bên cạnh một chiếc đỉnh lớn, hương thơm của gạo lan tỏa trong không khí.

Nguyên Diệu đang ngồi xổm bên giếng nước, xắn tay áo, lấy đất sét trát lên một con cừu.

Vi Ngạn và Bùi Tiên không khỏi ngạc nhiên.

Vi Ngạn lớn tiếng hỏi: “Hiên Chi, Ly Nô, hai người đang làm gì vậy?”

Nguyên Diệu ngẩng đầu lên nhìn thấy Vi Ngạn và Bùi Tiên.

Khách đến mà không ai tiếp đón, thật có phần thất lễ.

Nguyên Diệu vội đứng dậy, chẳng kịp lau đất sét trên tay, bước đến bên cửa sổ song, cười nói: “Đan Dương, Trọng Hoa, sao hai người lại có thời gian đến Phiêu Miểu các thế? Tiểu sinh và Ly Nô lão đệ đang nấu ăn.”

Vi Ngạn cười nói: “Hai người thật nhàn nhã, không buôn bán mà lại nấu ăn. Bạch Cơ không mắng hai người lười biếng không chịu làm việc à?”

Nguyên Diệu buồn bã nói: “Gần đây Bạch Cơ tâm trạng rất tệ, đến cả trách mắng cũng chẳng buồn. Tiểu sinh và Ly Nô lão đệ đang nấu ăn để giúp nàng giải sầu.”

Bùi Tiên nghe vậy bèn lo lắng hỏi: “Hiên Chi, Bạch Cơ cô nương sao vậy? nàng gặp phải chuyện phiền phức gì à?”

Nguyên Diệu đáp: “Không có chuyện gì phiền phức, mọi thứ đều ổn, chỉ là Bạch Cơ vô cớ buồn bã, chẳng có hứng thú với bất cứ điều gì. Lúc này, nàng còn đang uể oải ngủ trên lầu hai.”

Nghe vậy, Bùi Tiên rất lo lắng bèn muốn lên lầu thăm Bạch Cơ, tiện thể thổ lộ tình cảm.

Vi Ngạn vội ngăn lại: “Bùi tiên sinh như vậy quá thất lễ rồi. Dù sao Bạch Cơ cũng là một nữ tử, nàng đang ngủ muộn trên lầu, ngươi xông vào phòng nàng như thế mà được sao?”

Bùi Tiên suy nghĩ kỹ, nhận ra làm vậy thực sự là thất lễ nên từ bỏ ý định lên lầu thăm Bạch Cơ.

Nguyên Diệu nói: “Hay để ta lên lầu báo một tiếng nhé.”

Vi Ngạn đáp: “Không cần, bây giờ còn sớm, chờ Bạch Cơ tỉnh dậy tự xuống cũng được. Ly Nô, các ngươi đang làm món gì ngon thế?”

Ly Nô vừa rang gạo vừa trả lời: “Thuần Ngao, Đảo Trân và Pháo Dương.”

Vi Ngạn nói: “Chưa nghe bao giờ.”

Nguyên Diệu cười giải thích: “Ly Nô đang làm món bát trân* thời Chu đấy.”

Nghe vậy, Vi Ngạn không khỏi chảy nước miếng.

“Ly Nô, hôm nay chúng ta có thể ở lại ăn trưa không?”

Ly Nô nghĩ một lúc rồi nói: “Được, dù sao cũng nhiều thịt, Chủ nhân, mọt sách và ta cũng không ăn hết. Nhưng có một điều kiện, hai người phải giúp một tay. Mọt sách vụng về, bọc con cừu mà mất cả nửa ngày làm chậm quá. ‘Thức ăn không chê tinh tế, cá thịt không chê kỹ lưỡng,’ nấu món ăn thời Chu rất phức tạp, cần thêm người giúp, hai ngươi cũng phải tham gia nhé.”

Bùi Tiên ban đầu không muốn đồng ý nhưng Vi Ngạn đã thay hắn trả lời.

“Không có gì, việc phụ giúp để chúng ta lo.”

Bùi Tiên nói: “Tên họ Vi kia, ta đến đây là để gặp Bạch Cơ, không phải để giúp việc trong bếp ở Phiêu Miểu các.”

Vi Ngạn cười nói: “Bạch Cơ vẫn chưa dậy mà? Dù sao cũng rảnh rỗi, việc ngươi nói cũng chỉ là bắt gió bắt bóng, rất có thể là do con người gây ra, chẳng liên quan gì đến quỷ thần, cần tìm là Bất Lương, chứ không phải Bạch Cơ.”

Bùi Tiên im lặng.

Nguyên Diệu hỏi: “Trọng Hoa, ngươi đến Phiêu Miểu các tìm Bạch Cơ có việc gì sao?”

Bùi Tiên chưa kịp trả lời, Vi Ngạn đã nhanh miệng: “Không có gì, chẳng có việc gì quan trọng đâu, chúng ta hãy làm món bát trân trước đi, nghe có vẻ ngon đấy…”

Thế là Vi Ngạn và Bùi Tiên cũng xắn tay áo lên, bắt đầu giúp việc dưới sự chỉ đạo của Ly Nô.

Nguyên Diệu, Vi Ngạn, và Bùi Tiên cùng nhau bọc xong con cừu, sau đó đặt lên lửa nướng.

Bùi Tiên rất giỏi nướng cừu, hắn xoay con cừu liên tục, chỉ đạo Vi Ngạn thêm củi còn Nguyên Diệu ở bên quạt lửa, ba người lập tức nướng chín con cừu.

Ly Nô thấy trạng thái của con cừu thì thấy lớp đất sét đã vừa đủ bèn bảo ba người Nguyên Diệu, Vi Ngạn, và Bùi Tiên đập bỏ lớp đất sét trên con cừu nướng.

Ly Nô lại bảo ba người rửa sạch tay, sau đó chà sạch lớp màng mỏng trên bề mặt thịt và da cừu nướng rồi thêm nước vào bột gạo, khuấy thành cháo loãng, sau đó phủ một lớp mỏng lên con cừu nướng.

Ly Nô thì cho dầu mỡ vào cái đỉnh Chu nhỏ rồi đặt con cừu đã phủ bột gạo vào trong, dầu ngập cả con cừu nướng.

Sau đó, Ly Nô tiếp tục thêm củi lửa, đổ nước vào đỉnh Chu lớn rồi đặt đỉnh Chu nhỏ chứa cừu nướng vào trong, nước không được ngập quá chiều cao của đỉnh Chu nhỏ, sau đó đun từ từ.

Ly Nô lại chỉ đạo ba người Nguyên Diệu, Vi Ngạn, và Bùi Tiên trộn đều thịt cừu, thịt bò, thịt nai, thịt nai, và thịt chồn rồi giã và khuấy liên tục.

Ly Nô tự mình pha chế gia vị bằng nước sốt, giấm và hương liệu.

Vi Ngạn nhìn Ly Nô bận rộn, không khỏi cười nói: “Thà nịnh Thần Bếp còn hơn nịnh Thần Lò. Nghĩa là gì?”(3)

Nguyên Diệu nghe vậy bèn lắc đầu đọc tiếp: “Khổng Tử nói: Không đúng, xúc phạm trời, không có gì để cầu nguyện.”(4)

(3) Thà nịnh Thần Bếp còn hơn nịnh Thần Lò: Xuất phát từ *Luận Ngữ - Bát Dật*. Nguyên văn: "Vương Tôn Giả hỏi: "Thà nịnh Thần Lò còn hơn nịnh Thần Bếp, nghĩa là gì?" Khổng Tử đáp: "Không phải vậy, phạm tội với Trời, không có nơi nào cầu khẩn được đâu."” Câu này có nghĩa là "thà nịnh thần Bếp còn hơn nịnh thần Lò". Đây là một câu tục ngữ phổ biến lúc bấy giờ. Thần Lò tuy là vị thần chính trong nhà nhưng thường cao xa, ít can thiệp vào công việc hằng ngày. Còn Thần Bếp lại khác, ngài quản lý chuyện ăn uống của cả gia đình. Vì vậy, người dân khi cúng bái, xuất phát từ lợi ích cá nhân, rất coi trọng Thần Bếp. Từ góc nhìn hiện đại, câu này giống như câu “phép vua thua lệ làng”, ám chỉ việc thay vì lấy lòng lãnh đạo cấp cao, tốt hơn là làm vừa lòng những người trực tiếp quản lý công việc. Vương Tôn Giả khi hỏi Khổng Tử đã ngầm ám chỉ rằng mình nắm thực quyền ở nước Vệ, việc lấy lòng quốc quân không bằng lấy lòng ông.

(4) Khổng Tử đáp: Không phải vậy, phạm tội với Trời thì không có nơi nào cầu khấn được: Xuất phát từ “Luận Ngữ - Bát Dật”. Khi đối diện với sự dụ dỗ của Vương Tôn Giả, Khổng Tử không mắc lừa, mà trả lời bằng câu: "Không phải vậy, phạm tội với Trời thì không có nơi nào cầu khấn được đâu". Ông muốn nhắn nhủ rằng nếu làm trái với đạo trời, phụ lòng lương tâm, tất sẽ gặp họa, khi đó chẳng ai có thể cứu giúp. Lời này của Khổng Tử không chỉ khéo léo từ chối lời dụ dỗ của Vương Tôn Giả mà còn nhắc nhở ông ta rằng làm quan cần phải theo chính đạo, nếu không sẽ không có kết cục tốt. Theo quan điểm của Khổng Tử, làm quan phải đi theo con đường chính trực, trung thành với vua, hòa hợp với đồng nghiệp, đem lại lợi ích cho dân chúng. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà mưu cầu danh vọng, chức tước, thì dù có nịnh Thần Lò hay Thần Bếp, cũng sẽ không có kết quả tốt.

Nói xong, cả hai nhìn nhau cười.

Đến chiều, Bạch Cơ cuối cùng cũng dậy.

Bạch Cơ buồn bã đi xuống lầu thì thấy Vi Ngạn và Bùi Tiên đang ngồi uống trà trong phòng, nhưng nàng chỉ chào một cách thờ ơ, bảo Nguyên Diệu tiếp đãi chu đáo rồi đi ra giếng cổ ở sân sau lấy nước rửa mặt.

Bạch Cơ ngửi thấy mùi thơm của món bát trân mà Ly Nô đang nấu nhưng dường như cũng không có hứng thú.

Bạch Cơ rửa mặt xong thì đi vào phòng ngồi xuống.

“Vi công tử, Bùi tướng quân, lâu rồi không gặp, không biết hai vị hôm nay đến Phiêu Miểu các có việc gì?”

Bùi Tiên vừa định trả lời thì Vi Ngạn đã lập tức nói: “Bạch Cơ, sao trông ngươi mệt mỏi, tinh thần sa sút thế này?”

Bạch Cơ nằm lên bàn đá xanh, nói: “Không giấu gì Vi công tử, gần đây ta rơi vào trạng thái u uất, cảm thấy cuộc sống vô vị, thậm chí không muốn làm người nữa.”

Bùi Tiên giật mình, nói: “Hả? Sao lại không muốn làm người? Thế thì không được. Xem ra, so với việc của ta thì giúp Bạch Cơ cô nương khôi phục tinh thần quan trọng hơn.”

Vi Ngạn nói: “Không có tinh thần sao? Bạch Cơ, hay ngươi thử ngắm và chơi những vật kỳ dị đáng sợ xem. Không khí u ám rùng rợn có thể khiến người ta run sợ làm hưng phấn tinh thần, nâng cao cảm xúc đấy.”

Bạch Cơ uể oải nói: “Vi công tử, trong kho của Phiêu Miểu các có cả đống đồ vật kỳ quái đáng sợ, ta xem qua rồi cũng chẳng có hứng thú.”

Vi Ngạn đành im lặng.

Nguyên Diệu nói: “Bạch Cơ có thể đọc Tứ Thư Ngũ Kinh, lời dạy của thánh hiền luôn khiến người ta cảm thấy như gió xuân, tinh thần phấn chấn.”

Bạch Cơ chán nản nói: “Đọc Tứ Thư Ngũ Kinh còn chẳng bằng xem mấy món đồ kỳ quái.”

Ly Nô ở ngoài cửa sổ nói: “Chủ nhân, hay là chúng ta ăn trưa trước đi. Hôm nay Ly Nô đã làm Thuần Ngao, Đảo Trân và Pháo Dương. Lần trước ngài rơi vào trạng thái u uất, ăn mấy món này sẽ hồi phục tinh thần ngay thôi.”

Bạch Cơ ủ rũ nói: “Được rồi. Vậy thì ăn thử đi. Vi công tử, Bùi tướng quân, nếu không chê thức ăn đơn giản ở Phiêu Miểu các thì mời các vị cùng thưởng thức tài nghệ của Ly Nô nhé.”

Bùi Tiên nói: “Cảm ơn Bạch Cơ đã mời, vậy thì chúng ta sẽ không khách sáo nữa.”

Vi Ngạn nói: “Bạch Cơ, những món ăn cổ đại này không hề đơn giản, các bước chế biến vô cùng phức tạp. Đều là chúng ta phụ bếp giúp đỡ, đến mức tay ta bị bỏng đỏ khi gỡ lớp đất sét bọc con cừu nướng đấy.”

Vì trời mùa đông khá lạnh, gió lớn ở sân sau nên Phiêu Miểu các thường ăn cơm trong phòng ấm áp vào mùa đông.

Ly Nô mang lên năm bát "Thuần Ngao", tức là năm bát cơm gạo với nước sốt thịt đã nấu chín, phía trên rưới thêm mỡ nóng.

Ly Nô còn mang lên một đĩa lớn "Đảo Trân", tức là các loại thịt cừu, thịt bò, thịt nai, thịt kỳ được giã nhuyễn và hấp chín. Bên cạnh "Đảo Trân" có một bát nước sốt và một bát giấm. Khi ăn, người ta múc "Đảo Trân" vào bát nhỏ của mình, tùy theo khẩu vị mà thêm giấm và nước sốt để thưởng thức.

Ly Nô cắt sẵn một đĩa lớn "Pháo Dương" và mang lên. "Pháo Dương" sau khi nướng chín được hầm trong mỡ, mềm đến mức tan ngay trong miệng, hương vị vô cùng béo ngậy.

Nguyên Diệu, Vi Ngạn, Bùi Tiên ăn uống ngon lành, không ngớt lời khen ngợi.

Nhưng Bạch Cơ vẫn ăn uống không có hứng thú.

Ly Nô vốn chỉ thích ăn cá, không thích các loại thịt khác nên dù đã làm "Bát Trân" nhưng cũng không hứng thú lắm với việc ăn uống.

Ly Nô nói: “Chủ nhân, lần này sao người lại không thích ăn thế, có phải là tay nghề của Ly Nô đã thụt lùi làm không ngon như trước đây? Không đúng, dù có làm không ngon thì cũng không phải là do tay nghề của Ly Nô, chắc chắn là do ba người bọn họ, hôm nay toàn là họ nấu giúp đấy.”

Bạch Cơ nói: “Không phải là món ăn không ngon cũng không phải là lỗi của Ly Nô, mà là do tâm trạng của ta không tốt nên ăn không thấy ngon.”

Ly Nô lo lắng nói: “Lần này ngay cả món ăn ngon cũng không hiệu quả, phải làm sao chủ nhân mới có thể phấn chấn lại đây?”

Bùi Tiên suy nghĩ một chút rồi nói: “Khi tâm trạng ta không tốt, ta thường đắm mình trong vui chơi hưởng lạc, đến chốn phong hoa tuyết nguyệt tìm niềm vui. Như vậy sẽ giúp phục hồi tinh thần.”

Mắt Bạch Cơ sáng lên, nói: “Nghe cũng thú vị đấy. Lâu rồi ta không đến Đồng Đà Mạc, chốn ôn nhu hương rồi. Đi ngắm hoa uống rượu, xem các mỹ nhân múa hát, biết đâu tâm trạng có thể rộng mở hơn, tinh thần phấn chấn lên. Nhưng ta quen thuộc với phường Bình Khang ở Trường An còn ở Lạc Dương này thì lâu rồi không trở lại, những chốn phong hoa tuyết nguyệt ở đây ta không còn quen nữa, giờ đây không biết ca kỹ, vũ nữ nổi tiếng nhất là ai.”

Bùi Tiên nói: “Nói đến chốn phong hoa tuyết nguyệt thì ta rành nhất. Để ta dẫn người đi, đảm bảo người sẽ chơi vui hết mức, tan biến ưu sầu.”

Bạch Cơ cười nói: “Tốt lắm. Vậy tối nay chúng ta đi dạo một vòng.”

Vi Ngạn vừa ăn vừa nói: “Ta cũng muốn đi.”

Nguyên Diệu vội nói: “Tiểu sinh cũng phải đi.”

Bạch Cơ cười nói: “Được rồi, đi chung đi, càng đông càng vui. Ly Nô có đi không?”

Ly Nô vội nói: “Chủ nhân, Ly Nô không đi đâu, Ly Nô không có hứng thú với những nữ nhân phấn son, cũng không thích xem ca múa hát.”

Bùi Tiên nói: “Bạch Cơ, ta còn có một số tâm tình muốn thổ lộ với người, từ lần đầu tiên gặp người, ta đã đem lòng yêu mến, không thể kìm nén, tình cảm say đắm này, rung động trong lòng…”

Bạch Cơ vừa nghe thì lập tức nhức đầu, cười nói: “Bùi tướng quân, hiện tại đang ăn cơm mà. Nếu muốn thổ lộ đợi chúng ta đến chốn phong hoa tuyết nguyệt vừa xem múa hát vừa uống rượu, từ từ mà nói…”

Vì Bùi Tiên luôn thổ lộ tình cảm với Bạch Cơ nhưng Bạch Cơ không thích hắn, thường không để ý tới, đôi khi ứng phó qua loa, đôi khi từ chối thẳng thừng.

Nguyên Diệu đã quen với tình huống này nên không để tâm lắm. Tuy nhiên, hắn rất tò mò, Bùi Tiên ít khi đến Phiêu Miểu các, hôm nay đến đây chắc là có chuyện gì nhưng lại bị Vi Ngạn ngắt lời, không biết là chuyện gì. Nhưng nhìn vẻ không gấp gáp của Bùi Tiên, có lẽ không phải là chuyện gì quan trọng, đợi đến lúc khác sẽ tìm cơ hội hỏi rõ hơn.