Ở giữa hai người là một mối quan hệ không đầu không đuôi, đáng sợ nhất là sự kháng cự của Trang cũng không còn gay gắt như trước, đôi khi cô cũng để mặc cho con bé muốn hôn thì hôn, muốn ôm thì ôm. Ngay cả bản thân cô cũng sợ bản thân mình nếu cứ buông thả như vậy sẽ dẫn đến những chuyện rắc rối sau này, nhưng cô không chống lại Mây được, vòng tay của con bé rất ấm áp và mạnh mẽ, khi con bé ở bên cô, cô chẳng có một chút sức lực nào chống cự.
Chuyện một người biến thành chuyện của hai người từ lúc nào chẳng hay, khi Trang đi nghe radio thì Mây cũng đi theo, con bé ngồi cái ghế con như những đứa con ngoan ngoãn khác, dựa đầu vào đùi mẹ mình mà ngủ một giấc. Khi người nhà chị Quý mua một cái tivi đen trắng hiệu Samsung sang trọng kèm theo một đầu máy VCR, bỗng chốc mọi thứ đều phải thu bằng tiền, Trang dẫn theo Mây đi xem ti-vi như người ta cũng phải tốn tiền, nhưng hai người vẫn thích đi.
Trên đường về Trang có cảm thán một câu, Mây cũng gật gù bảo phim hay, còn kể cho cô biết trên Sài Gòn có rất nhiều rạp phim, bộ nào cũng hay, màn hình còn vô cùng rộng, có thể thấy diễn viên bằng màu sắc. Trang những tưởng ai có được cái tivi và đầu máy như vậy đã là giàu lắm rồi, không ngờ ở Sài Gòn còn có thứ gọi là rạp chiếu phim.
"Làm sao con biết được? Con cũng ở đây với mẹ thôi mà!"
Mây cười hì hì: "Thì tại mẹ ngốc, chứ con đọc báo nhiều con biết. Mẹ không đọc báo tức là mẹ không có văn hóa."
Chỉ giỡn một chút ai ngờ biến mặt của Trang còn tối hơn gan heo, Trang rảo bước trở về nhà, bước chân nhỏ nhắn cũng dài hơn mọi ngày. Biết là chọc Trang giận rồi nên Mây cũng lật đật chạy theo sau, đúng là phụ nữ thì không nên chọc, mấy lần Mây làm vậy rồi, lần nào cũng không có kết quả tốt.
Những ngày Mây được nghỉ thì hai người sẽ cùng nhau đi chợ, trong mắt của mọi người thì hai người cũng không khác gì những cặp mẹ con bình thường, chỉ có hai người biết rằng không phải. Trang thường mua những gì mà Mây thích ăn, cân đối chi tiêu cho bé Mây và bé Nhật, tiền của bé Nhật cô đều gửi đúng ngày, hầu hết là lấy tiền cấp dưỡng từ chồng cô mà chi ra. Dù không ở bên cạnh cô nhưng tiền cho ba mẹ con cô không thiếu hụt lắm, ăn uống qua ngày vẫn ổn.
"Hồ?" Cô nhướn mày hỏi lại, có phải là cái hồ mà bọn trẻ thường hay rủ nhau đi chơi không? Ngày thường cha mẹ đi làm hết rồi cho nên bọn nhỏ thường ra hồ chơi, chủ nhật cha mẹ đôi khi sẽ rảnh cho nên bọn chúng cũng không ra hồ làm gì. Thấy Mây hỏi Trang cũng hơi ngạc nhiên.
Mây gật đầu: "Đúng rồi, cái hồ con hay chơi đó. Hôm nay có mượn chú Lâm hai cái cần câu, mình câu cá ngày mai ăn."
Bình thường Trang cũng không cãi được ý của ông trời con nhà cô, vậy nên hai người phải đi bộ sang hồ mà câu cá, mặc dù Trang đối với chuyện yên tĩnh mà nói chẳng có hứng thú gì, cô thích nghe cái gì hoạt náo một chút, chơi cái gì vui vẻ một chút, vốn... cuộc sống của cô đã im lặng lắm rồi.
Nhưng cô phát hiện ra khi hai người ngồi im bên nhau lại ấm áp lạ thường, mặt trời thường ngày chẳng có chút xinh đẹp gì hôm nay cũng vô cùng đẹp đẽ, ráng lên bầu trời một màu cam nhàn nhạt của hoàng hôn. Câu cá vậy mà chiếm của hai người các cô một buổi chiều, ngay cả Trang cũng không tin được hai người đã ngồi một buổi trời như vậy.
Nhưng khi Mây im lặng ngồi câu cá trông con bé rất chững chạc, hệt như cô đang ngồi cạnh Mây năm hai mươi chín tuổi, dáng vẻ trưởng thành khiến người khác có thể tin tưởng được. Trang tự nhủ rằng sau này Mây lớn lên sẽ trông như thế nào, có phải sẽ khó tính khó nết như bà nội nó không, hay trong ngoài bất nhất như chị hai nó, hay là giống ba nó cục mịch.
Cô bật cười khi nhớ đến cục mịch, đúng rồi, Mây giống ba nó, thậm chí còn cục mịch hơn cả ba nó cơ.
"Mẹ cười cái gì vậy?" Mây yêu thương nhìn Trang, trong ánh nắng còn sót lại của ngày nụ cười của mẹ kế lại trông xinh đẹp vô cùng, so với chúng chỉ có hơn chứ không kém.
Trang mím môi lại để nín cười, khó khăn lắm mới nói ra một câu nguyên vẹn: "Mẹ chỉ thấy con cục mịch thôi, giống con Vàng hàng xóm."
Đáng lẽ ra phải nói Mây giống ba, nhưng Mây của cô lại rất ghét nhắc đến ba mình, nói đến không chừng Mây sẽ nổi khùng lên mất.
"Con vàng ngu ngục."
Mây hừ một tiếng rồi tiếp tục câu cá, làm sao nàng không biết Vàng trong miệng mẹ kế là ai, càng biết càng ghét, chẳng biết từ khi nào mà con gái lại trở nên ghét ba ruột của mình như thế.
"Mẹ thấy cũng sắp tối rồi, hông ấy mình về đi, nhiêu đây cá đủ ăn mấy bữa luôn rồi."
Nếu không về nữa một lát sụp tối sẽ chẳng biết đường về, nghe vậy nên Mây cũng đứng lên dọp dẹp cùng nhau về, mà hai người có chuẩn bị về ngay lúc đó thì trời cũng tối mịt, hai người vừa đi vừa dò dẫm theo thói quen để về đến nhà. Mây một tay cầm thùng, một tay nắm lấy tay mẹ kế, mặc dù cho một bên tay nàng vừa xách cá và nước muốn ê cả tay.
Nàng không nói, người kia cũng không biết tay nàng đau.
Còn Trang thì một tay cầm theo cần câu, một tay cầm lấy tay Mây, cái cần câu lúc ngã ra trước, lúc ngã ra sau, cô phải vất vả lắm mới ổn định được. Chuyện khó khăn này cô cũng không nói cho Mây nghe, chỉ cùng nắm tay nhau trên đường về nhà.
Nhà từ lâu đã thành nhà của hai người, tình yêu này cũng là tình yêu của hai người, hai người không ai nói ra, nhưng dần dần lại hiện hữu, mỗi lúc càng rõ ràng hơn nữa.
Kiều biết người mà cô cần đó chính là Mây, người lúc nào cũng cục súc và ngu ngục, cô đi theo họ qua xuân hạ thu đông, nhìn ngắm họ yêu nhau trong bí mật, trốn tránh mỗi khi trong nhà có khách, nhìn họ lén lút nắm lấy tay nhau trong thầm lặng. Cô biết họ càng yêu nhau thì càng đau đớn, nhưng tình yêu là thứ mỹ lệ muôn vàn, ai mà không mơ ước được một lần chạm thử?
Na dạo này đã biết nói chuyện nên hay nói chuyện cho cô nghe, chẳng biết con quỷ nào dạy cho Na đọc kinh, mỗi ngày Na đều đọc kinh từ sáng đến tối, sau khi hết mê đọc kinh Na chuyển sang hát ru, hát từ sáng đến tối, còn không quên học thêm trò quấn tóc lên cây rồi đu đưa, vừa đu vừa hát. Kiều đến khổ, cưới phải vợ khùng cũng không biết giải quyết sao.