Phàm Trần

Chương 10: 10: Dừng Chân Bên Bến Sông Thương- Mới Đem Đại Đạo Phi Thường Thuyết Minh





Đi một ngày đường về phía tây từ Bình Chân thành gặp một con sông, trong phong khởi đế quốc này, sông Thương là con sông lớn nhất giống như sông Hằng ở Ấn Độ trong thế giới hiện đại, hay sông mê kong ở đông nam á.Phàm trần dừng lại bên bến sông Thương, ven sông thôn làng tấp nập, phàm trần tìm một ngôi miếu thổ địa tá túc, mà ven sông Thương không có miếu thổ địa chỉ có miếu Hà Bá Gia.Trời đêm mát mẻ trong lành.

Ngôi miếu Hà Bá Gia cách thôn Hà Gia khoảng 5 km, điều này làm cho phàm trần an tâm, vì căn bản phàm trần không muốn kinh động nhân tâm.

Bên trong miếu Thần, Vũ Ca đang đốt lửa nướng cá cạnh con sông, truyền cho Vũ Ca tuyệt học tâm kiếm và thanh đông ba kiếm, việc áp dụng thiết thực nhất là cho nó đi bắt cá.

Trong kim quang bảo hạp phàm trần lấy ra dụng cụ nồi nêu bát đũa gia vị, đối với một hiệp khách như hắn không khác nào dân du mục, nhưng hắn rất thực tế, thời gian ở Bình Chân thành hắn đã nghiên cứu gia vị, trước khi đi mua những thứ cần thiết để vào kim quang bảo hạp.

Một người một gấu một heo ăn uống no nên xong, phàm trần mới châm nước trà ngồi tán gẫu, không biết ma xui hay quỷ khiến mà hắn tức cảnh sinh thần mới nhập tâm giảng đạo.

Không biết từ lúc nào mà Vũ Ca thắc mắc hỏi hắn liền đối đáp trôi trãi, lúc này Khô Liên Y giáo chủ cùng hà ma trưởng lão của Lệ Quỷ Môn cũng đến.


Phàm trần giảng Minh Ngữ Pháp Tổ Kinh cho mọi người nghe hai canh giờ.Phân tích lý giải cụ thể lời phàm ý tục hóa diệu chân thần." Nhất kính Thiêng LiêngNhì kính pháp TổTam kính chánh minh sư lập minh tự"Mở đầu minh ngữ pháp tổ kinh là phải tôn kính đấng tạo hóa linh thiêng, mà đấng tạo hóa linh thiêng tồn tại bản tâm của mỗi con người.Nhì kính pháp Tổ là giáo pháp này do một Đấng Tổ Sư vô lượng hà sa ức vạn niên có danh tự là Đại Đức Vương Minh truyền từ một không gian khác xuống thế giới này.

Chúng ta phải cảm tạ ngài đã ban giáo pháp đến cho những con người nhỏ bé chúng ta.Tam kính chánh minh sư lập minh tự.

Là các vị phải biết trọng lời thuyết giảng của bậc tu hành giả truyền thụ, ví như các vị nghe ta thuyết giảng lấy làm cung kính rồi tiếp thu thì đạo tâm kiên định, sao các vị giảng dạy lại cho môn đồ thì môn đồ càng quý trọng cung kính các vị.Chỉ ba câu kinh mà phàm trần nói cho mây trôi nước chảy làm lòng người kiên định vững như bàn thạchNgụ lại trong miếu Hà Bá ngày thứ hai, đêm đến phàm trần tiếp tục giảng về Minh Ngữ Pháp Tổ KinhĐoạn tiếp theo Tổ Sư dạy:Thập phương có đạo.

Tam giới có linh.

Nhân tình có chí.

Tánh linh huyền bí.

Đạo vốn một tông.

Tổ truyền ba ông.

Rẽ chia ba hướng.

Biến xoay pháp tướng.

Đạo hóa muôn ngàn.

Yên, Bình,Phục, Dụng.Có nghĩa là trong trời đất này ngoài phong khởi đế quốc ra còn có rất nhiều thế giới, mà con người hiểu biết nông cạn, chỉ thấy trước mắt có nhân có thần có ma, chứ nào biết cội nguồn xa xưa không phân biệt, vốn chỉ có một tộc, sau do biến thiên đổi địa mà phân chia trời, đất, ma vực, nhân loại ở đồng bằng, tộc khác đến địa vực chịu ảnh hưởng khí hậu mà tiến hóa khác biệt mới gọi là quỷ vậy, một bộ phận tộc nhân do ăn được linh sâm dị quả nên bay lên phía trên tạo lập vùng đất riêng từ đó gọi thần tộc.Bồn chữ Yên Bình Phục Dụng 安,平,伏,用。là bốn phù văn xua sự dữ nhiếp tâm thần do Tổ Sư truyền dạy.Vị Tổ Sư trong miệng phàm trần vốn có thật nhưng ngài không ở thế giới này.


Ngài là Tổ Sư mà ở thế giới hiện thực tộc họ hắn phụng thờ.

Phù văn hay kinh văn bí pháp hắn đều đem theo trong trí nhớ từ thế giới hiện đại truyền đến đây.

Nhưng xem ra nó rất linh nghiệm.

Một Gấu, một heo, hai quỷ nghe rất say mê mà đạo tâm đã vô tình tiến hóa không ngừng nghĩ.Ngày thứ ba buổi sáng ngư dân hà gia đến miếu hà bá dâng hương thấy phàm trần họ vẫn vui vẻ chào hỏi, đơn giản vì thời đại này miếu thần ai cũng có quyền tá túc.

Ban ngày Vũ Ca dẫn trư tinh lội lên thượng nguồn sông Thương bắt cá nên dâng làng không để ý, về phần khô liên y và hà ma trưởng lão tuy là quỷ vật nhưng nhìn không khác gì nhân loại.Tối đêm thứ ba phàm trần tiếp tục giảng giải về đạo lý huyền diệu của Minh Ngữ Pháp Tổ Kinh"Trong trời đất.

Bậc Thiêng Liêng cũng từng trải thân người.

Sống kiếp vui cười.

Khóc sầu đau hận.


Thuở chưa đắc đạo.

Cũng trải ái tình.

Cũng thuận nhân luân.

Cũng đầy tội lỗi.

Thấu, Xuyên, Dẫn, Kết"Tổ Sư lại giảng rằng phàm khi còn ở thế tục bất cứ một đấng thần minh nào cũng từng phải sống kiếp người hiện thực, cũng phải trãi qua danh lợi ái tình, mãi cho đến khi chìm nổi trong thế tục phong ba mới ngộ ra giáo nghĩa uyên thâm của đại đạo, mà cái đạo thật sự không nằm ở chỗ các vị phải làm nhân tộc, thần tộc, hay quỷ tộc, mà dù trong hoàn cảnh nào bản tâm luôn kiên định lòng không thoái chí với lý tưởng ban đầu thỉ đó là đại đạo vậy.Trải qua ba ngày giảng giải về chân kinh minh ngữ làm cho những người nghe được lợi ích không ngừng.

Mà nơi miếu thần Hà Bá Gia cũng trong tâm linh lắng nghe thần nhân giảng giải.Người đời sau nhờ hà bá gia báo mộng mà khắc tấm bia đá trước miếu thần tưởng nhớ công ơn tiền nhân truyền đại đạo kinh bang tế thế!Vốn vùng này quỷ vật hay tấn công dân làng, ngay cả hà bá gia cũng đánh không lại chúng, nhưng khi phàm trần dừng lại miếu thần ba đêm giảng giải, yêu ma trong vùng nghe được quy kính trong tâm, tôn phàm trần là ân sư giáo đạo thề rằng không xâm phạm miếu thần và dân làng quanh miếu.Năm trăm năm sau trên miếu hà bá có tấm bia khắc tám câu kệ tưởng nhớ tiền nhân giáo đạo" Năm xưa khai đạo bến sông ThươngMột thân giáo Tổ mấy dặm trườngMinh Ngữ Chân Kinh truyền huấn thịTà vật kính cung quyết hoàng lươngPhàm ấy Trần miền vốn hùng anhMột thân môn chủ khách phi hànhGiáo Đạo cưỡi heo truyền pháp tánhThần Ma hai đạo phải nể danh".