Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng

Chương 14




Buổi sáng hôm đám tang Eli Marrion, Bobby Bantz quạt cho Skippy Deere một trận.

- Cái trò này khùng **** chịu nổi, làm nghề điện ảnh không thể mắc mấy cái lỗi như thế này. Lý do chó nào anh lại để những việc như thế này xảy ra chứ?

Hắn vung vẩy một xấp giấy trước mặt Deere.

Deere ngó xấp giấy. Thì ra là thời biểu lộ trình cho đoàn quay một phim tại Rome, Ý. Deere ấm ớ: “ừa, rồi sao?”

Bantz điên tiết: “Đứa nào trong đoàn phim cũng mua vé hạng nhất để bay đi Rome... Cả đoàn từ thằng chạy vặt, mấy đứa chỉ thoáng có mặt trong phim, mấy thằng học trò nội trú. Chỉ trừ một thằng, biết đứa nào không, thằng kế toán của hãng phim, tôi sai nó qua đó đề kiểm soát việc chi tiêu, chỉ mình nó ngồi hạng rẻ tiền”.

Deere lại hỏi: “Rồi sao?”

Bantz cố nén giận: “Rồi cuốn phim lại đẻ thêm số tiền chi để dựng một ngôi trường cho tụi nhóc con của tất cả lũ trong đoàn phim. Tiền mướn một cái du thuyền hai tuần. Tôi mới đọc kỹ kịch bản rồi. Chỉ có hai diễn viên cả nam lẫn nữ xuất hiện hai, ba phút trong phim. Cái du thuyền thâu hình chừng vài ngày, cắt nghĩa coi, anh làm ăn kỳ cục vậy?

Skippy Deere cười cười: “Được thôi. Đạo diễn của chúng ta, Lorenzo Taluío đòi bằng được người của nó bay hạng nhất. Mướn chiếc thuyền hai tuần, vì Lorenzo muốn đi dự liên hoan phim Cannes”.

- Anh là nhà sản xuất phải nói cho thằng Lorenzo biết chứ.

Deere nói: “Không dám đâu. Thằng cha Lorenzo là cái thằng có bốn cuốn phim trị gái tới cả triệu đô là, nó là đạo diễn từng chiếm hai Oscar. Tôi bợ đít nó để nâng nó lên du thuyền thì có. Anh đi mà nói với nó”.

Bantz tịt luôn, về vấn đề chuyên môn, thì trong hệ thống của công nghệ này, người đứng đầu phim trường là xếp sòng. Nhà sản xuất là người sắp xếp mọi yếu tối, gáim sát sự phát triển của ngân sách và kịch bản. Nhưng khi bộ phim bắt đầu bấm máy, đạo diễn mới là người có quyền hạn tối đa. Đặc biệt là tay đạo diễn đó lại có nhiều phim thành công.

Bantz lắc đầu: “Không có Eli yểm trự phía sau, tao cóc nói với thằng Lorenzo được. Nó chửi tao xong, rồi mình tiêu cha nó bộ phim”.

Deere bảo: “Mà nó vẫn cứ dành được phần phải. Phim mẹ nào, Lorenzo nó cũng chấm mút mất năm triệu. Tụi nó đều thế cả. Thôi, bình tĩnh lại, còn đi đưa đám chứ”.

Nhưng bây giờ Bantz đang chăm chú vào một bảng chi tiêu khác, hắn nói với Deere: “Nè, trong cuốn phim của anh, có khoản chi năm trăm ngàn đo là cơm Tàu. Không có ai, không đứa nào, ngay cả con vợ tôi dám chi tới nửa triệu đô cho đồ ăn Tàu, mà lại là đồ ăn Tàu xách ra ngoài nữa chứ. Đồ ăn Pháp còn có thể. Nhưng Tài? Đồ ăn Tàu xách theo?”

Bobby bắt được mánh của hắn rồi, phải biến báo gấp: “Cái đó là hàng ăn Nhật mà, mấy món đó là Sushi đấy. Sushi là món mắc nhất thế giới.”

Bantz dịu xuống, vì ai cũng than thở món Sushi này, một lão chủ hãng phim đối thủ của hắn kể là có lần lão mời một tay người Nhật đến một nhà hàng đặc biệt với món Sushi, lão bị chặt một ngàn đô cho hai mươi cái đầu cá mắc dịch. Bantz hết hồn.

Bantz bảo Skippy Deere: “Thôi được, nhưng anh phải cắt bớt xuống. Ráng kiếm thêm mấy đứa nội trú đại học trong cuốn phim tới của anh đó”.

Chẳng là tụi sinh viên nội trú đóng phim không có thù lao mà.

Tin tức về đám tang Hollywood của lão Eli Marrion còn đáng giá hơn đám tang của những ngôi sao sáng giá nhất. Lão từng được các chủ phim trường, sản xuất, bầu bì nể trọng, cũng có một số ngôi sao, đạo diễn, kịch tác gia yêu quí. Động lực làm mọi người mến mộ lão chính vì thái độ lịch sự hòa nhã và lối áp chế rất thông minh của lão giải quyết được nhiều vấn đề trong nghề phim ảnh. Lão cũng nổi tiếng là một người chơi đẹp, đàng hoàng.

Những năm cuối đời, lão là một nhà tu khổ hạnh, không trụy lạc trong uy quyền, không cho phép chuyện lợi dụng mấy nhỏ mới vô nghề. Hơn nữa, hãng Lodd stone sản xuất nhiều phim lớn hơn các hãng khác, mà đối với mọi người thì không gì đáng quí hơn là những người thực sự tạo ra những bộ phim.

Tổng Thống Mỹ cử tham mưu trưởng của ông tới tuyên dương lão. Pháp cử bộ trưởng văn hóa, mặc dù ông ta là kẻ thù của điện ảnh Hollywood. Vatican phái đặc sứ của Đức Giáo Hoàng, một vị Hồng Y trẻ tuổi đẹp trai đủ để nhận một vai nho nhỏ trang trí trong mấy bộ phim. Một đoàn các tay kinh doanh Nhật xuất hiện thật bất ngờ. Và những nhân vật cao cấp nhất trong tập đoàn phim ảnh từ Hà Lan, Đức, Ý, Thụy Điển cũng đến để tôn vinh Eli Marrion.

Mọi người lần lượt đọc điếu văn. Mở đầu là một siêu sao nam, rồi một siêu sao nữa, tới đạo diễn, nhà văn benny Sly cũng ngỏ đôi lời thương tiếc lão. Kế đó là tham mưu trưởng của Tổng Thống Mỹ. Rồi để tránh thiên hạ xầm xì đám tang có vẻ phô trương quá, một cặp danh hề lên tấu hài về quyền lực và tài trí của người quá cố. Sau cùng thì con trai và con gái của Eli Marrion, Kevin và Dore và Bobby Bantz.

Kevin nhắc đến cha nó như một ông bố tận tụy, chẳng riêng gì với con ruột của ông, mà đối với tất cả mọi người trong hãng Lodd stone. ông chính là con người nâng đuốc Nghệ Thuật trong phim ảnh. Ngọn đốc đó, Kenvin trấn an những người đang dự tang lễ, chính nó sẽ đứng ra nhận lãnh.

Cô con gái lão, ả Dore đọc một bài diễn văn rất nên thơ, nhà văn Benny Sly viết dùm, giọng văn hào hùng, trí tuệ, ca ngợi các đức tính và thành tựu của lão. Và kết thúc bằng vài lời hài hước: “Tôi yêu cha tôi hơn bất cứ người đàn ông nào tôi từng biết và tôi rất hạnh phúc vì chưa bao giờ phải thương lượng khó khăn với ông. Tôi chỉ gặp khó khăn với Bobby Bantz, và tôi luôn thắng.”

Ả chấm dứt với một tiếng cười. Đến lượt Bobby Bantz, hắn kín đáo trả đũa mấy câu hài hước của Dore: “Tôi từng sát cánh với ông marrion xây dựng hãng phim Lodd stone suốt ba mươi năm. ông là người thông minh nhất, đàng hoàng nhất mà tôi đã được biết. Dưới trướng ông, ba chục năm phục vụ vừa qua là thời gian hạnh phúc nhất đời tôi. Tôi sẽ tiếp tục phục vụ cho những nguyện vọng của ông. ông đã tin tưởng tôi, giao cho tôi điều hành hãng phim trong năm năm nữa, tôi sẽ không phụ lòng tin tưởng của ông. Tôi không dám mong sẽ đạt được những thành quả như ông. ông đã mang những giấc mơ đến với hàng tỉ người trên thế giới, ông đã chia sẻ sự sung túc và tình yêu của ông cho gia đình ông và tất cả những người dân Mỹ. Ông thật là một kho tàng quí giá.

Những người dự đám tang biết tỏng Bobby Bantz tự viết bài điếu văn này, để nhắn gởi tới toàn thế giới biết là hắn sẽ nắm hãng Lodd stone trong năm năm nữa và hắn trông đợi mọi người sẽ tôn trọng hắn như đã từng tôn trọng lão Eli Marrion. Và Bobby Bantz không là người số Hai nữa, hắn đã trở thành nhân vật số Một rồi đó.

Hai ngày sau đám tang, Bobby Bantz mời Skippy Deere tới phim trường trao chức Trưởng ngành sản xuất của Lodd stone. Hắn trao công việc mà hắn đang nắm đó cho Deere vì bây giờ hắn đã là Chủ tịch thay Eli Marrion. Phần thưởng hắn trao cho Deere thật rộng rãi. Deere sẽ được chia lời tất cả những phim do Lodd stone sản xuất. Deere có quyền “bật đèn xanh” cho tất cả những phim mà kinh phí dưới ba mươi triệu đô la. Hắn cũng có thể đưa công ty sản xuất của hắn vào Lodd stone như một công ty độc lập và chỉ định người đứng đầu công ty đó.

Skippy Deere cứ ngẩn người ra vì món quà hào phóng đó. Hắn lý giải ra một dấu hiệu sơ hở của Bantz. Bantz tự biết mình yếu khâu sáng tác, nên phải dựa vào Deere để che đậy.

Deere nhận lời đề nghị của Bobby, và chỉ định Claudia đứng đầu công ty của hắn. Không chỉ cô sáng tác được, cũng không chỉ vì cô là người thật sự biết làm phim, mà chính vì cô ta là người rất trọng danh dự, không đá giò lái hắn. Với cô, hắn không phải thủ. Cộng vô đó, mà điều này không phải chuyện nhỏ trong làm phim, hắn luôn cảm thấy vui vẻ khi cùng làm việc với cô, vì tính hài hước của cô, và còn cái vụ hai đứa đã từng “tò tí” ngày xửa ngày xưa nữa.

Những ý nghĩ trên làm Deere lóe lên những tai sáng hy vọng giàu sang. Lăn lộn trong cái nghề này đủ lâu đề Deer thấy thiếu gì ngôi sao bạc tỉ, khi về già cũng te tua như xơ mướp, kể ra thì Deere cũng khá giàu có rồi, nhưng hắn nghĩ, trên đời này giàu có cũng có tới mười thang bậc, mà hắn mới chỉ ở hạng bậc hạng bét. Chắc chắn hắn có thể sống xa hoa đến hết đời được, nhưng hắn chẳng thể nào có nổi một phi cơ riêng, hắn không thể lo cho năm mái ấm cùng một lúc, hắn không có một “Khuê phòng đầy nhóc mỹ nhân”. Hắn không đủ tư cách bài bạc thả dàn, không chịu nổi năm lần ly dị nữa, nuôi sao nổi cả trăm đầy tớ. Chi sao nổi cho những bức tranh “vượt không gian vượt thời gian”, của những danh họa bậc thầy như M, Picassso, những bức tranh như Eli đã mua. Nhưng một ngày kia, hắn sẽ leo từ bậc thứ nhất lên, có lẽ, tới được bậc năm. Hắn phải cật lực làm việc, phải mưu mẹo, và điều quan trọng nhất là, phải thận trọng quan sát thằng cha Bantz.

Bantz phác thảo kế hoạch, Deere thât kinh vì sự táo bạo của chúng. Hiển nhiên là lão Bantz bằng mọi giá củng cố bằng được một địa vị trong một cái thế giới đầy bất trắc này.

Màn đầu tiên là phải liên hệ với Melo stuart, làm sao để nó dành ưu đãi cho Lodd stone tiếp cận với tất cả những Tài Năng thuộc văn phòng trung gian của nó.

Deere bảo: “Để tôi lo việc đó. Tôi sẽ thu xếp rõ ràng với nó, đáp lại, chúng ta sẽ bật đèn xanh cho những kế hoạch của nó”.

Bantz đáp: “Đặc biệt là tôi rất quan tâm cái vụ chúng ta phải có Athena Aquitane trong cuốn phim sắp tới của chúng ta”.

“A ha” Deere tự nhủ “Bây giờ thì Bantz đang là ông chủ của Lodd stone, thằng cha nuôi hy vọng bế cô ả vô giường đây. Nhưng bây giờ mình cũng đứng đầu ngành sản xuất, thế nào chả kiếm được chút cháo. Hắn bảo Bantz: “Tôi sẽ bảo Claudia lên kế hoạch cho Athena ngay”.

- Tuyệt! Bây giờ anh nhớ một điều là tôi từ lâu đã biết việc mà Eli thực sự muốn làm mà không được, chỉ vì ông ta quá yếu mềm. Đó là chúng ta phải quét sạch mấy cái công ty con của Dora và thằng Kevin. Tụi ấy chỉ làm hại tiền, ngoài ra tôi cũng cóc muốn tụi nó trong khu vực của hãng.

- Việc này phải thận trọng. Hai đứa có nhiều cổ phần trong công ty lắm

Bantz cười khểnh: “Phải, nhưng Eli để tôi điều hành trong năm năm. Vì vậy anh sẽ phải đóng vai ông kẹ. Anh sẽ gạt bỏ tất tật kế hoạch của chúng nó. Tôi tính ra thì chừng hai ba năm thôi, tụi nó sẽ ra đi trong bất mãn và sẽ chửi anh. Kỹ thuật của Eli đấy. Tôi đã luôn là cái thằng lãnh búa rìu thay cho lão. Còn chuyện này nữa. Cái đêm lão qua đời, Eli có hứa cho thằng Ernest Vail ứng trước cho tất cả những phim mình làm theo quyển truyện thúi hoắc của nó. Lão phải hứa như vậy chỉ vì hai con Molly Flander và Claudia làm rùm lên trong lúc ông lão hấp hối, thật đúng là trò bỉ ổi. Tôi đã báo cho con luật sư Molly biết tôi cóc bị ràng buộc gì và từ pháp lý tới lương tâm, để giữ lời hứa của Eli.

Deere cân nhắc vấn đề: “Thằng ấy chẳng bao giờ tự tử đâu, nhưng nó có thể lăn đùng ra chết một cách tự nhiên tỏng vòng năm năm tới. Làm sao chống lại vụ này!”

- Không, tôi và Eli đã hỏi luật sư, họ cho biết vụ Molly khiếu nại ra tòa chắc chắn thua. Tôi sẽ thương lượng để cho hắn chút đỉnh thôi. Không phải toàn bộ như Eli hứa. Bộ thằng ấy định hút hết máu của ta à?

Deere hỏi: “Molly trả lời chưa?”

- Rồi, thì vẫn mấy cái thư nặng mùi của tụi luật sư mà. Tôi chửi cho ả một trận.

Rồi Bantz cầm điện thoại lên gọi nhà “phân tâm học” của hắn. Mụ vợ hắn nài nỉ hắn năm này qua năm khác, gặp mấy nhà trị liệu để được dễ thương hơn.

Bantz nói vô phôn: “Anh chỉ muốn chắc ăn cái hẹn bốn giờ chiều của chúng mình ấy mà. Rồi, sẽ bàn về vụ kịch bản cho em tuần tới”.

Hắn nháy nhó cười với Deere.

Deere biết ngay thằng này hẹn với con Falane Fant tại khách sạn của phim trường, hắn đã chọn một kịch bản nói về chuyện giết người hàng loạt cho “nhà trị liệu” rồi. Tức cười là chính Deere đã đọc kịch bản này, và cho rằng có thể dựng thành một phim khá, kinh phí thấp, nhưng Bantz bảo “như cứt”. Bây giờ thì Deere làm được cuộn phim đó, mà lại được tiếng là làm vui lòng Bantz.

Rồi hai lão bắt đầu tán nhảm với nhau về cái vụ bù khú đã đời với Falene. Cả hai đều cho rằng những nhân vật danh tiếng như các anh mà tòm tèm vô ba vụ này thì trẻ con thật. Hai anh cũng đồng ý với nhau liên hệ trên mức tình cảm” với Falene thì khoái thiệt, vì con nhỏ vui vẻ, mà lại không vòi vĩnh, đòi hỏi gì. Tất nhiên cũng có đấy, nhưng đòi hỏi ngấm ngầm thôi, nhưng không sao, con nhỏ có tài, thời cơ đến sẽ ban cho nó một cơ hội.

Bantz nói: “Điều tớ lo là nếu nó biến thành loại minh tinh dở dở ương ương thì chúng ta mất vui đấy”.

- Đúng thế - Deere nói - Mấy tài năng hay phản ứng theo kiểu ấy lắm nhưng có hề gì đâu, lúc đó nó phải mang về cho chúng ta cả đống tiền.

Hai tên cùng bàn lại việc sản xuất và lịch trình phát hành. Bộ phim Messalina sẽ hoàn thành trong hai tháng nữa, và nó sẽ đứng đầu về doanh thu trong mùa Giáng Sinh. Một phần hậu truyện của Vail đang được chuẩn bị và trong hai tuần tới sẽ cho ra lò. Hai cuốn phim của hãng Lodd stone mà gộp lại thì tổng cộng doanh thu có thể lên tới một tỷ đô la trên toàn thế giới, kể cả dưới dạng video. Rồi Bobby sẽ được tung hô như một thiên tài chỉ trong năm đầu tiên hắn kế tục Marrion. Hắn sẽ được công nhận là một nhà quản lý số một đúng nghĩa nhất.

Deere gật gù:

- Chúng ta mà phải chịu trả cho tên Cross mười lăm phần trăm khoản tổng doanh thu từ cuốn phim Messalina này thì thật chẳng còn thể thống gì nữa. Sao mình không trả tiền lại cho hắn kèm theo món lãi suất. Nếu không thích thì hắn cứ việc đi kiện. Gì chứ tòa án thì tên này rất sợ phải dây dưa.

- Chứ không phải người ta bảo hắn là một tên mafia sao? - Bantz hỏi.

Deere thầm nghĩ: “Lão này đúng là cáy rồi”. Rồi đáp”

- Tôi có biết. Hắn không bản lĩnh lắm đâu. Nếu hắn thật sự nguy hiểm thì Claudia, con em gái của hắn đã nói cho tôi biết rồi. Người tôi lo là con Molly Flanders kia. Chúng ta đang lừa một lúc hai khách hàng cô ả ấy.

- Được - Bobby nói - Một ngày làm việc cũng không đến nỗi tồi. Tiết kiệm được hai mươi triệu của Vail và có thể mười của De Lena nữa, khoản đó sẽ được tính vào tiền thưởng cho tụi mình. Chúng ta sẽ trở thành những anh hùng. Truyện "Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng "

Deere hưởng ứng:

- Đúng thế. Hắn nhìn đồng hồ đeo tay. Cũng gần đến giờ rồi, thế anh không đến Falene sao?

Vào đúng lúc đó, cửa văn phòng Bobby Bantz bật mở và Molly Flanders xuất hiện. Cô ả đang mặc một bộ đồ chiến đấu: quần tây, aoas khoác và một cái áo xanh trắng bằng lụa. Chân đi giày bẹt. sắc mặt giận dữ đỏ bừng của ả trông rất đẹp. Mắt lóng lánh nước, lại càng làm ả đẹp ác nữa. Giọng ả đầy vẻ ma mãnh đắc thắng:

- Ê được rồi, hai tên bú dù kia. Ernest Vail ngủm rồi. Tôi sắp nhận được trát lệnh của tòa không cho ai được phép phát hành phần hậu cuốn sách của anh ấy. Giờ thi hai lão khốn kiếp đã chịu ngồi xuống để thương thuyết chưa đấy?

Ernest Vail biết rằng khi tự tử thì cái khó nhất của hắn là phải làm sao để tránh xảy ra những cảnh bạo lực. Hắn nhát đến nỗi không dám áp dụng những phương pháp phổ biến nhất. Hắn hãi súng ống, còn dao kéo và chất độc thì lại quá trực tiếp. Và lại không chắc ăn cho lắm. Đút đầu vào lò ga hay hửi oxyt cacbon trong xe hơi cũng khá bấp bênh. Rạch cổ tay thì máu me tùm lum. Không. Cái hắn muốn là một cái chết êm ả, nhanh gọn và phải chắc chắn, thân thể toàn vẹn và vẫn nghiêm chỉnh đàng hoàng. Ernest tự hào rằng hắn đã có một quyết định sáng suốt mà tất cả đều được lợi chỉ trừ hãng phim Lodd stone. Đây thuần túy chỉ là vấn đề thu nhập tài chính cá nhân và phục hồi danh dự tư cách cho hắn. Rồi hắn “sẽ” lại làm chủ cuộc đời mình, nghĩ tới đó hắn chợt bật cười. Thêm một bằng chứng cho thấy hắn vẫn còn tỉnh táo: hắn vẫn còn giữ được máu khôi hài

Lội ra tận biển để chết đuối thì cải lương quá, còn lao đầu vào xe buýt thì lại dữ dội và có vẻ hơi mất thể diện, cứ làm như hắn là một tên vô gia cư khố khách áo ôm không bằng. Bỗng một ý tưởng lóe lên trong đầu hắn, chỉ trong một khoảnh khác thôi. Hay là chơi một loại thuốc ngủ, hiện không còn phổ biến nữa, một loại thuốc nhét, mà người ta chỉ cần nhét vào ruột là xong. Nhưng kiều này cũng lại “mất thể diện”, mà cũng không hoàn toàn bảo đảm.

Ernest gạt bỏ tất cả những kiểu đó mà cố tìm một cái gì đó có thể ban cho hắn một cái chết nhẹ nhàng, chắc chắn. Ngồi suy tưởng như vậy làm hắn khoái trá đến suýt nữa thì hắn từ bỏ luôn cái ý định tìm cái chết. Và khi ngồi thảo những tuyệt bút trước khi tự tử cũng vậy. Hắn muốn sử dụng tài nghệ của mình, khong cho có vẻ bi thương tố cáo mà trên hết, hắn muốn việc tự tử của mình sẽ được coi là hoàn toàn hợp lý, sáng suốt chứ không phải là một hành động yếu hèn.

Mở đầu, hắn muốn viết cho cô vợ đầu tiên, người mà hắn cho là tình yêu đích thực duy nhất của đời hắn. Câu đầu tiên hắn cố ra vẻ khách quan và thực tế.

“Ngay khi nhận được những dòng này, em hãy liên lạc với Molly Flanders, luật sư của anh. Cô ấy sẽ có tin quan trọng dành cho em. Anh cám ơn em đã cho anh những năm tháng hạnh phúc nhất. Trong trường hợp nào đi nữa thì anh không muốn em nghĩ rằng anh làm thế này là có ý trách móc gì em đâu. Chúng ta đã không chịu đựng nổi nhau trước lúc chia tay. Xin em đừng nghĩ anh làm thế này với đầu óc bệnh hoạn, hay vì một nỗi bất hạnh. Anh hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt. Luật sư của anh sẽ cho em rõ mọi chuyện. Nói cho các con rằng anh yêu chúng”.

Ernest gạt tờ giấy viết qua một bên. cần phải viết nhiều nữa. Hắn tiếp tục viết cho mấy cô vợ thứ hai, thứ ba. Những dòng chữ mà chính hắn đọc lên nghe cũng rất lạnh lùng, báo cho họ biết là hắn để lại cho mỗi người một phần nhỏ gia sản của hắn, cám ơn những hạnh phúc họ đã ban cho hắn, và trấn an rằng họ không hề có trách nhiệm gì trong hành động của hắn. Tuy vậy, có lẽ tâm trạng hắn lúc này không chỉ dành cho tình yêu, nên hắn viết một lá thư ngắn gọn cho Bobby Bantz, chỉ vỏn vẹn có một hàng: “Tổ cha mày!”

Kế đến hắn viết cho Molly Flanders như sau: “Cô hãy “luộc” những thằng chó chết ấy đi.” Viết ra như thế, hắn cảm thấy dễ chịu hơn.

Phần Cross De Lena, hắn ghi: “Rốt cuộc rồi tôi đã làm những gì phải làm”. Hắn đã nhận thấy De Lena rất thích cái tật kể lể cà kê dê ngỗng của hắn.

Và cuối cùng hắn cũng trải lòng mình ra khi viết cho Claudia: “Em đã cho anh những khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời anh, thế mà thậm chí chúng ta cũng chẳng yêu nhau. Em nghĩ thử xem nào? Xem làm sao mà mọi điều em làm trong đời đều đúng đắn, còn anh chỉ toàn sai lầm mãi đến tận bây giờ? Xin em hãy bỏ qua những điều anh đã nói về vấn đề viết lách của em, đã dè bỉu công việc của em, đó chỉ là chút ghen tị của một tiểu thuyết gia già cỗi lỗi thời như một tên thợ rèn. Cũng xin cảm ơn em đã lên tiếng đòi hỏi cho phần chia của anh dù rốt cuộc cũng chẳng được gì. Anh yêu em vì em đã cố hết sức như vậy.”

hắn xếp những tờ giấy loại xấu màu ngà mà hắn vừa viết. Thật là tệ, nhưng hắn sẽ viết lại tất cả, lúc nào bí quyết của hắn cũng là viết lại.

Nhưng ngồi sáng tác những bút tích như vậy cũng đã khuấy động tiềm thức hắn. Cuối cùng thì hắn cũng nghĩ ra cách tự sát vô cùng hoàn hảo.

Keh Kaldonl là một nha sĩ nổi tiếng nhất ở Hollyvvood, cũng chẳng kém bất cứ một minh tinh tỉ phú nào trong cái lãnh thổ thu nhỏ đó. Hắn thạo nghề cực kỳ, trong cuộc sống cá nhân thì kahs màu mè và táo bạo. Hắn vốn rất ghét việc văn chương và phim ảnh phác họa hình ảnh các nha sĩ như một tay trưởng giả tột bực và hắn đã làm mọi thứ để xóa bỏ các hình ảnh đó đi. Cung cách ăn mặc và hành xử của hắn vô cùng lịch thiệp, hắn có một phòng răng rất san gtrongj và có một cái kệ chất đầy một trăm tờ tạp chí hay nhất ở Anh và Mỹ, thêm một cái kệ nữa, nhỏ hơn, dành cho những tờ tạp chí xuất bản bằng tiếng nước ngoài như Đức, Ý, Pháp, và cả tiếng Nga nữa. Truyện "Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng "

Trang hoàng trên các bức tường trong phòng đợi là những tác phẩm nghệ thuật hiện địa đắt giá nhất, và khi bạn vào tới mê cung chằng chịt những phòng khám, qua các hành lang trang trí bằng những bức ảnh có kèm thủ bút của những tên tuổi sáng chói ở Hollywood. Đó là những bệnh nhân của hắn.

Lúc nào hắn cũng tươi cười hớn hở rất dễ chịu, và trong một chừng mực nào đó hắn trông có vẻ gì đó hơi giống pê đê và thường gây hiểu lầm

rất kỳ cục. Hắn thích phụ nữ nhưng không tài nào hiểu nồi tại sao lại phải một mực gắn chặt cuộc đời với họ.

Hắn coi tình dục như một thứ chẳng khác gì một bữa ăn ngon, một ly rượu nồng hay một bản nhạc réo rắt mê ly.

Keh chỉ tin duy nhất một điều, đó là nghệ thuật chữa răng và trên phương diện này thì hắn là một nghệ sĩ, hắn luôn theo sát những tiến bộ về kỹ thuật và làm đẹp. Hắn luôn từ chối không làm những mối nối răng có thể mở ra gắn vào được cho khách hàng của mình, và luôn khuyên họ trám răng bằng hợp kim để có thể gắn vĩnh viễn một dọc những cái răng giả. Hắn cũng thường được mời đi thỉnh giản về các vấn đề nha khoa, vốn thuộc loại tầm cỡ nên có lần hắn được mời đến chữa răng cho một nhân vật thuộc Hoàng gia của Công quốc Monaco.

Không một bệnh nhân nào của Keh ban đêm phải tháo răng ra ngâm vào nước cả. Không một ai thấy đau đớn khi đang ngồi trên bộ ghế chữa răng thượng hạng của hắn. Hắn sử dụng thuốc rất hào phóng và đặc biệt là khi dùng “hương hoa”, một hỗn hợp gồm oxyt nitơ và khí oxy cho bệnh nhân hít qua một cái mặt nạ bằng cao su. Hỗn hợp khí kỳ diệu này sẽ dứt bỏ mọi đau đớn cho hệ thần kinh và đưa bệnh nhân của hắn vào một trạng thái nửa tỉnh nửa mê, lâng lâng, đê mê cũng gần như hút thuốc phiện.

Ernest và Keh đã kết bạn với nhau ngay từ khi Ernest lần đầu tiên đặt chân tới Hollywood gần hai mươi năm trước. Đang ăn tối với một tay sản xuất phim, 0 bế hắn để được quyền dựng phim, một trong các tác phẩm của hắn thì Ernest bỗng bị đau răng dữ dội. Ngay nửa đêm mà tay sản xuất phim đó vẫn gọi điện cho Keh và ngay lập tức Keh đã tống xe tới bữa tiệc chở Ernest tới phòng răng của mình để trị cái răng nhiễm trùng đó. Sau đấy, hắn đã chở Ernest về khách sạn và dặn hắn ngày hôm sau phải trở lại phòng răng.

về sau Ernest có nói với tay sản xuất phim rằng lão ta phải có ảnh hưởng lắm mới có thể gọi đến nhà một nha sĩ như vậy vào lúc đêm hôm khuya khoắt. Tay sản xuất bảo đơn giản chỉ vì Keh là một loại người như vậy. Đối với hắn một người bị nhức rưang cũng giống như một người

đang chết đuối cần phải cứu anh ta. Nhưng cũng là vì Keh đã đọc không sót một tác phẩm nào của Ernest và rất thích tác phẩm của hắn.

Hôm sau, khi trở lại phongí răng của Keh, Ernest vồn vã với vẻ mặt rất biết ơn. Nhưng Keh đã đưa tay lên trời chặn lời cảm ơn của hắn và

- Tôi vẫn còn nợ cái cảm giác thích thú mà những quyển sách của anh đã đem lại cho tôi. Giờ thì hãy để tôi cho anh biết đôi điều về việc trám răng bằng hợp kim.

Rồi hắn giảng một bài dài thậm thượt với lý lẽ việc săn sóc răng miệng của bạn thì không bao giờ là quá trễ. Rằng chẳng bao lâu nữa Ernest sẽ mất thêm vài cái răng khác, rằng nếu trám bằng hợp kim sẽ giúp hắn khỏi phải ngâm răng vào nước mỗi đêm khi đi ngủ. Ernest nói:

- Tôi sẽ nghĩ lại.

- Không. Tôi không thể điều trị một bệnh nhân bất đồng về công việc của tôi.

Ernest cười:

- Cũng may anh không phải là một tiểu thuyết gia đấy. Nhưng tôi, được

rồi.

Hai người thành bạn. Bất cứ khi nào đến Hollyvvood. Vail đều mời Keh ăn tối và đôi khi hắn bay một chuyến đặc biệt đến L.A. chỉ để hưởng “hương hoa” thôi. Keh bình luận rất rành văn chương chẳng kém gì mấy cái ngành răng của mình. Ernest rất khoái cái món “hương hoa”. Hắn chưa khi nào thấy đau đớn và đôi khi trong lúc đang đê mê với tác dụng của hỗn hợp đó, hắn lại nảy ra những ý tưởng rất tuyệt. Trong những lần kế đó, tình bạn giữa hắn và Keh trở nên thân thiết đến mức kết quả là Ernest có một hàm răng mới với chân răng bằng hợp kim sẽ theo hắn xuống tận mồ.

Nhưng Ernest thích nhất là Keh như một nhân vật cho một cuốn tiểu thuyết. Từ trước tới giờ, Ernest luôn tin rằng trong mỗi con người đều tiềm ẩn một sự đối lập không gây nhiều sửng sốt. Keh đã bộc lộ con người thật của hắn, đó là tình dục nhưng không phải theo cái nghĩa đồi trụy thông thường.

Ernest đậy mặt nạ lại và từ từ trầm vào trong những mộng mị mơ màng với oxi nitơ, và cũng như thường lệ, khi được kích thích như vậy, hắn lại phân tích cẩn thậnt oàn diện con người thằng cha nha sĩ này.

Keh là hạng người không cho rằng tình yêu là một hành động theien về tình cảm tinh thần. Chỉ có khoái cảm là trên hết, cũng giống như những biệt tài giảm đau đớn của hắn. cần phải biết kiểm soát xác thịt khi đang đắm chìm trong nó.

Đêm đó, hai người ăn tối với nhau, và không ít thì nhiều, Keh cũng đã thừa nhận sự phân tích đánh giá của Ernest.

“Tình dục tốt hơn khí nitơ”, Keh nói, “nhưng cũng như khí nitơ, phải trộn thêm ít nhất là ba mươi phần trăm oxy” hắn liếc nhìn Ernest rất láu cáề. “Ernest này, mức tối đa bảy mươi phần trăm, thì anh sẽ thấy ép phê ngay”.

Ernest hỏi: - Thế có nguy hiểm không?

- Không hoàn toàn như vậy. Chỉ trừ khi anh cứ khư khư cái mặt nạ đó đôi ba ngày, mà thậm chí khi đó, cũng có thể chẳng hề gì. Đương nhiên nếu có khí oxyt nitơ thuần túy thì chỉ cần mười lăm đến ba mươi phút là anh tiêu ngay. Thật tình mà nói thì một tháng một lần tôi có tổ chức một buổi dạ tiệc nho nhỏ trong phòng khám của mình, chỉ tuyển lựa cẩn thận toàn người xinh đẹp mà thôi. Tất cả đều là bệnh nhân của tôi, vì vậy tôi mới làm nóng họ được chứ. Tất cả đều khỏe mạnh. Khí nitơ sẽ kích thích họ. Thế anh chưa bao giưof thấy nóng máy khi ngửi “hương hoa” à?

Ernest phá lên cười:

- Khi mấy cô phụ tá của anh lượn qua lượn lại, tôi chỉ muốn chụp đại một cô đấy.

Keh pha trò thật nham nhở:

- Bảo đảm là cô em sẽ tha thứ cho anh mà. Thế ngày mai, lúc nửa đêm, anh đến phòng khám của tôi chứ? Vui lắm, thật đó. Thấy Ernest có vẻ ngần ngại, hắn bèn nói:

- Nitơ có phải côcain đâu. Cocain làm phụ nữ mất khả năng chống cự. Còn nitơ chỉ làm họ cởi mở ra thôi. Cũng như anh đi dự tiệc cốc - tai vậy mà. Anh đâu có động tay động chân gì đâu.

Tư tưởng Ernest trở nên hắc ám. Chẳng biết có chó nào tham dự không đây? Rồi hắn nó là hắn sẽ ghé. Và tự bào chữa bằng cáh cho rằng đó chỉ là một chuyến thực tế, nghiên cứu để lấy tư liệu cho một cuốn tiểu thuyết.

Hắn chẳng thấy hứng thú gì tại bữa tiệc và đã không tham gia hết mình. Thật ra thì oxy nitơ làm hắn cảm thấy thánh thiện hơn là thấy thèm xác thịt, tưởng chừng như là một loại thuốc thiêng liêng nào đó chỉ được sử dụng để tỏ lòng thành trước Đức Chúa lòng lành. Mấy vị khách ** đởn với nhau chẳng khác gì thú vật đó. Thật chẳng còn chút gì là giống người nữa, chính vì thế hắn đã thấy phát ngấy lên. Keh thì không tham gia trực tiếp, hắn phải bù đầu lo chỉnh máy móc điều khiển khsi nitơ.

Nhưng giờ đây, nhiều năm sau, Ernest mới biết là hắn đã có cách tự sát. Sẽ giống như chữa răng không đau vậy. Hắn sẽ không phải chịu đau đớn, thân thể không bị biến dạng, không có gì phải sợ cả. Hắn sẽ bồng bềnh cưỡi mây từ thế giới này sang thế giứi khác, trong đầu phơi phới những tư tưởng thánh thiện nhất. Và như người ta thường nói, hắn sẽ hưởng một cái chết bình an, hạnh phúc.

Vấn đề bây giờ là làm sao vào được phòng răng của Keh vào ban đêm và làm sao chỉnh cái máy đó....

Hắn gọi điện cho Keh hẹn sẽ đến kiểm tra răng. Khi Keh xem những bản chụp X quang, Ernest nói với hắn là mình đang xây dựng một nhân vật là một nha sĩ trong cuốn tiểu thuyết mới và cần Keh chỉ cách điều khiển cái máy “hương hoa” đó ra làm sao.

Keh bẩm sinh vốn là một nhà sư phạm, hắn giải thích rành rẽ cách điều khiển các bình đựng oxyt nitơ và oxy, nhấn mạnh tầm quan trọng của các tỉ lệ hỗn hợp an toàn.

Ernest hỏi:

- Thế không có nguy hiểm gì sao? Ngộ nhỡ anh quắc cần câu rồi làm bậy bạ thì sao? Anh có thể giết chết tôi mất?

- Không hề, cái này được chỉnh tự động sao cho lúc nào cũng có ít nhất là ba mươi phần trăm khí oxy trong hỗn hợp - Keh giải thích.

Ernest ngần ngừ một lúc, cố làm ra vẻ bối rối, không biết nói sao:

- Anh biết đó, tôi rất khoái cái bữa tiệc hồi mấy năm trước. Hiện tôi có cô bạn rất xinh, nhưng lại đang chơi trò con nhà lành. Tôi cần anh giúp đỡ. Anh cho tôi mượn chìa khóa phòng khám để bữa nào đó tôi dẫn cô tới có được không? Có nitơ giải quyết được tất mà.

Keh cẩn thận quan sát những bản phim X quang:

- Răng miệng anh trông hết sẩy thật. Nói không phải khen chứ tôi đúng là tay nha sĩ số một.

- Còn cái chìa khóa thì sao? - Ernest hỏi.

- Một cô gái xinh thật chứ? Cứ cho tôi biết tối hôm nào, và tôi sẽ đến để lo phần điều khiển.

- Không, không - Ernest vội đáp - Cô ta thật sự đứng đắn. Nếu anh lẩn quẩn đâu đây thì khí nitơ cũng chẳng tác dụng gì với cô ấy đâu. Ngừng một lát, hắn tiếp: Loại cổ điển chánh hiệu mà.

- Có hề gì - Keh nói và nhìn thẳng vào mắt Ernest. Rồi bảo:

- Chờ một phút nhé - và bước ra khỏi phòng khám. Lúc quay lại, hắn cầm một cái chìa khóa trên tay:

- Đem tới một tiệm sửa khóa đánh thêm một chiếc nữa. Và nhớ cho họ biết anh là ai. Rồi quay lại đây trả cái của tôi lại cho tôi.

Ernest ngạc nhiên:

- Ý tôi không phải là ngay bây giờ.

Keh dọn mấy tấm X quang lại rồi quay sang Ernest. Kể từ khi quen Keh, đây là một trong số lần hiếm hoi, Ernest không còn thấy nét mặt tươi roi rói của hắn nữa.

- Khi tụi cớm nhìn thấy anh - Keh nói - nằm cứng ngắc trên ghế tôi, thì tôi không muốn bất kỳ sự dính líu nào. Tôi không hề muốn sự nghiệp của mình bị tiêu tùng, các bệnh nhân sẽ cóc dám đến đây nữa. Tụi cớm sẽ tìm ra chiếc chìa khóa đó. Và họ cho rằng chính anh đã bày ra trò này. Tôi chắc là anh có để lại thư tuyệt mạng chứ?

Ernest sững người, cảm thấy xấu hổ. Hắn không hề nghĩ tới việc làm hại Keh. Keh thì đang nhìn hắn, miệng cười trách móc với vẻ đượm buồn. Ernest lấy cái chìa khóa, rồi trong một lúc bộc lộ cảm xúc hiếm hoi của mình, hắn xúc động ôm lấy Keh:

- Vậy ra anh đã biết hết? - Hắn nói - Tôi đang hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt.

- Biết chứ - Keh nói - Tôi cũng thường nghĩ tới chuyện đó cho bản thân khi về già hay khi mọi chuyện trở nên tồi tệ - Hắn mỉm cười vui vẻ, nói

- Cái chết cũng chẳng đáng là một đối thủ đâu.

Hai người cùng phá lên cười.

- Thực sự anh biết tại sao à? - Ernest hỏi.

- ở Hollyvvood này ai mà chẳng biết. Trong một bữa tiệc, có một người hỏi Deere liệu hắn có thực sự quay bộ phim đó không? Hắ trả lời: “Tôi sẽ làm tới cùng, cho tới lúc trời sập hay Ernest Vail phải tự tử.”

- Và anh không nghĩ là tôi điên chứ? Tự tử chỉ vì một số tiền mà mình không được xài...

- Tại sao lại không kia chứ? Cũng còn hơn là phải tự tử vì tình. Nhưng máy móc ở đây không đơn giản thế đâu. Anh phải tháo ống dẫn oxy trên tường này ra, để vô hiệu hóa bộ điều khiển tự động. Lúc đó có thể trộn hỗn hợp với hơn bảy mươi phần trăm. Nhớ làm vào tối thứ sáu, sau khi người quét dọn đã đi khỏi, như vậy sẽ không ai phát hiện ra anh trước thứ hai. Nhưng luôn có khả năng là anh bị cứu sống đấy. Đương nhiên, nếu xài oxyt nitơ không, thì chỉ cần ba mươi phút là anh được đi rồi.

Một lần nữa hắn lại mỉm cười buồn bã:

- Thế là đi đời một công phu tôi lo cho bộ răng của anh. Thật chán quá!

Hai ngày sau, vào sáng thứ bảy, Ernest thức dậy rất sớm trong phòng khách sạn Beverly Hills. Mặt trời cũng vừa mới ló dạng. Hắn tắm rửa, cạo râu sạch sẽ và diện một cái áo thun với một cái quần jean rất thoải mái. Bên ngoài hắn khoác thêm một chiếc jacket bằng vải gai. Trong phòng vương vãi áo quần và sách báo, nhưng dọn dẹp thì ích lợi gì kia chứ?

Phòng khám của Keh cách khách sạn độ nửa giờ đi bộ, Ernest bước ra ngoài lâng lâng hương vị tự do. ở L.A. chẳng có ma nào cuốc bộ cả. Hắn cũng đói nhưng cũng chẳng dám ăn gì, sợ sẽ nôn ra hết dưới ảnh hưởng của khí nitơ.

Phòng khám tọa lạc trên tầng thứ mười lăm của một tòa nhà mười sáu tầng. Trong sảnh chỉ có độc một tay bảo vệ trong thang máy thì chẳng có ma nào. Ernest tra chìa khóa và cửa của dãy phòng khám răng rồi bước vào. Hắn khóa trái cửa lại rồi bỏ chìa khóa vào túi jacket. Dãy phòng vắng lạnh đến rợn người. Cửa sổ chỗ bàn tiếp tân lấp lánh trong nắng sớm. Còn chiếc máy tính thì đen ngòm và bất động trông thấy mà ghê.

Ernest mở cánh cửa dẫn đến khu làm việc. Lúc bước dọc theo dãy hành lang, hắn được đích thân các ngôi sao tỉ phú - trên các bức hình - chào đón. Cả thảy có sáu căn phongí khám và chữa răng. Mỗi bên hành lang có ba căn. ở cuối dãy là văn phòng và phòng hội họp của Keh, nơi họ đã nhiều lần cùng nhau tán gẫu.

Phòng khám riêng của Keh ở kế ngay đó, được trang bị một chiếc ghế chữa răng đặc biệt vận hành bằng thủy lực và đó là nơi hắn săn sóc những bệnh nhân hạng sang của mình.

Chiếc ghế đó thuộc hàng xa xỉ cao cấp, lớp nệm dầy hơn và lớp da thì mềm mại hơn. Chiếc mặt nạ “hương hoa” nằm ngay trên bàn di động cạnh cái ghế. Mặt điều khiển, với những ống dẫn nối các bình khí oxy và oxyt nitơ khuất phía sau, có hai nút vặn điều khiển đang ở mức số không.

Ernest vặn chỉnh hai nút để có một hỗn hợp có oxyt nitơ và nửa oxy. Rồi hắn buông mình xuống ghế vào đeo mặt nạ lên. Hắn thư giãn, nhẹ nhõm. Dù gì đi nữa thì lúc này Keh có thọc dao kéo gì vào răng của mình đâu. Hắn trút bỏ mọi nỗi khổ sở, mọi đau đớn, trí não như chu du vòng quanh thế giới. Cảm giác thật tuyệt vời, vậy mà nghĩ tới chuyện chết có buồn cười không chứ. Truyện "Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng "

Ý tưởng về những cuốn tiểu thuyết sẽ viết lần lượt trôi ngang qua ý nghĩ của hắn, cùng với các hình ảnh về những người quen thuộc. Không một ai có vẻ gì độc ác cả, đó cũng là những gì hắn khoái khi thưởng thức nitơ. Khỉ thật, thế là hắn đã quên phứt việc viết lại các thư tuyệt mạng rồi, và hắn cũng nhận thấy, dù có hảo ý và cố dùng những lời lẽ yêu thương, những dòng chữ đó thực chất hoàn toàn chỉ để lăng mạ.

Giờ thì Ernest đang lơ lửng trên một quả khinh khí cầu sặc sỡ khổng lồ. Hắn bồng bềnh trôi qua thế giới hắn đã từng biết. Hắn nghĩ về Eli Marrion, kẻ đã từng theo đuổi vận mệnh của hắn, đã nắm được một thế lực đáng kể và được người đời e dè khiếp sợ khi lão sử dụng quyền lực đó một cách sắc bén, chẳng hề nương tay. Và khi tác phẩm xuất sắc nhất của Ernest ra đời rồi được dựng thành phim, tác phẩm đã mang về cho hắn giải thưởng Pulitzer, thì chính Eli là người đến dự bữa chiêu đãi mà các nhà sản xuất tổ chức cho hắn. Eli đã chìa tay ra bắt và nói:

- Anh quả là một cây bút rất tuyệt vời.

Việc lão đến dự tiệc đã gây không ít xôn xao, bàn ra tán vào ở Hollyvvood. Và Eli Marrion vĩ đại đã thực hiện cử chỉ trân trọng cao nhất và cuối cùng cho hắn, bằng cách cho hắn hưởng phần trăm theo tổng doanh thu. Còn chuyện Bantz đã cuỗm gọn khoảng đó sau khi Marrion qua đời thì không nói làm gì nữa.

Nhưng Bantz cũng không phải là một tay khốn nạn. Hắn vốn chỉ biết có tiền, còn thì cóc cần biết đến ai. Nhưng đó cũng chỉ vì hắn sống trong thế giới đặc biệt này. Nói thật ra thì Skippy Deere còn tệ hơn nhiều. Vì Deere tàn bạo có tính toán, hắn biết sử dụng cái đầu, vẻ hấp dẫn, cái năng lực khinh người của nó, cộng với thủ đoạn phản trắc như một theien hướng bẩm sinh.

Một ý nghĩ nữa lóe lên trong đầu Ernest. Tại sao hắn lúc nào cũng khinh bỉ, chế nhạo, ngạo mạn Hollywood và những bộ phim? Chỉ vì ghen tị mà thôi. Thời đại này, điện ảnh là hình thức nghệ thuật được sùng bái nhất. Bản thân hắn cũng yêu thích phim ảnh ít nhất cũng là những bộ phim hay. Nhưng cái hắn ghen tị nhiều hơn là cá mối quan hệ khi làm phim. Phân vai, êkip quay, đạo diễn, các ngôi sao tỉ phú và thậm chí cả những phe cánh, những tay điều hành ngu xuẩn, tất cả như trong một gia đình thân quen, nếu không phải là “mãi mãi bên nhau”, ít nhất là cho đến khi hoàn thành bộ phim. Chúng tặng quà cho nhau, hôn nhau, ghì chặt lấy nhau và thề nguyền chung thủy suốt đời. Có một cảm giác như thế hẳn sẽ phải rất tuyệt. Hắn nhớ lại hồi viết kịch bản đầu tiên của mình với Claudia, hắn ngỡ mình được kết nạp vào cái đại gia đình đó.

Nhưng đời nào được, khi hắn có thói quen châm chọc, mỉa mai đầy ác ý cố hữu đó? Nhưng dù ép phê dưới ảnh hưởng “hương hoa” oxyt nitơ, hắn vẫn không thể tự quá nghiêm khắc với bản thân. Dù sao đi nữa thì hắn cũng có quyề, đã có những tác phẩm tuyệt vời nhất (về mặt này thì trong số các tiểu thuyết gia, Ernest có hơi kỳ quặc, vì thực sự thì hắn rất mê những tác phẩm của mình), và đáng được đối xử tử tế hơn.

Thấm đẫm khí nitơ rộng lượng hải hà này, Ernest đã thấy ra rằng thực sự thì hắn đâu có muốn từ giã cõi đời. Tiền bạc đâu quan trọng đến thế, Bantz có thể sẽ nghĩ lại, hay biết đâu Claudia và Molly có thể có hướng giải quyết nào đó.

Rồi hắn chợt nhớ lại nỗi cực nhục của mình. Không một cô vợ nào thực sự đem lòng thương yêu hắn. Từ trước đến giờ, hắn chỉ là một tên ăn mày, chưa bao giờ hưởng cái diễm phúc được đáp trả tình yêu. Những tác phẩm của hắn tuy được trân trọng nhưng cũng chưa đủ sức thuyết phục, chưa gây được một sự ngưỡng mộ đủ để làm giàu cho một cây bút. Vài tên phê bình văn học đã chỉ trích hắn kịch liệt nhưng hắn vẫn ra vẻ tươi cười, ân cần lắng nghe. Mà dù có thế nào thì giận các tay phê bình văn học cũng chẳng ích gì, đó chỉ là nghề nghiệp của họ thôi. Nhưng bọn chúng châm cũng đau quá chứ. Và đôi lúc chúng cũng khoias làm bạn với hắn, cũng ưa cái tính thẳng thắn và hóm hỉnh của hắn, còn những tên bạn trai của hắn chẳng bao giờ trở nên thân tình, gần gũi, cả Keh cũng vậy. Trong lúc Claudia thật lòng mến hắn, hắn biết cả Molly Flanders và Keh chỉ tội nghiệp hắn mà thôi.

Ernest nhỏm dậy và tắt nút “hương hoa”. Chỉ vài phút sau hắn hoàn toàn tỉnh táo. Sau đó hắn vào ngồi trong văn phòng của Keh.

Nhưng lại cảm thấy rầu rĩ, u buồn. Hắn ngả lưng ra cái ghế bành, ngắm cảnh mặt trời mọc trên Bervely Hills. Phẫn uất vì phim trường đã lừa tiền của mình đến nỗi hắn không thấy thích thú trước bất kỳ cái gì. Hắn căm ghét cảnh bình minh của một ngày mới, khi đêm xuống thì hắn vội vã nuốt thuốc ngủ và cố nhắm mắt càng lâu càng tốt... Cứ nghĩ đến việc hắn bị những tên đó, những tên mà hắn thường khi bỉ, hạ nhục thì... Và đến bây giờ hắn không thể nào đọc sách được nữa, một việc mà trước đó chưa bao giờ hắn thấy hết hứng thú. Và đương nhiên là hắn không thể tiếp tục cầm bút. Những lời lẽ trang nhã vốn rất được ưa chuộng, giờ đây chỉ còn rặt tính giả dối, khoa trương và gượng ép. Hắn không còn hứng thú với những việc như vậy.

Dằng dặc suốt nhiều ngày qua, mỗi sáng hắn thức giấc mà cứ khiếp sợ cái ngày mới đến, người bải hoải đến mức không tắm gội, cạo râu. Và không có một xu dính túi. Hắn đã kiếm được hàng triệu đô và đã đốt sạch vào các môn bài bạc, ăn chơi và rượu chè. Hoặc đã ném tiền qua cửa sổ. Đối với hắn, tiền bạc chưa hề có ý nghĩa gì, cho đến tận bây giờ.

Trong hai tháng vừa qua, hắn không thể gởi tiền chu cấp cho các con và các khoản trự cấp cho các cô vợ. Không giống như hầu hết tên khác, Ernest luôn cảm thấy hạnh phúc khi gởi tấm ngân phiếu đó. Năm năm trời, hắn chưa xuất bản được cuốn nào và thậm chí chính hắn cũng chán ngán con người của mình. Lúc nào hắn cũng ta thán rên rỉ về cái phận bạc bẽo của mình. Trông hắn chẳng khác gì một cái răng sâu chường ra ngoài xã hội. Và chính hình ảnh đó làm cho hắn càng sa sút thảm hại thêm.

Một cây bút tài năng như hắn thì trong trường hợp này nên dùng phép ẩn dụ gì cho nó sên sến một chút nhỉ? Một nỗi uất không tả được xâm chiếm tâm hồn hắn. Hắn đã bất lực hoàn toàn, bất lực thật rồi.

Hắn bật dậy và bước vào phòng chữa răng. Keh đã chỉ cần phải làm gì rồi. Hắn giựt sợi dây giữ hai cái nút ra, một cái giành cho khí oxy, một là oxyt nitơ. Rồi hắn gắn lại có một cái thôi: nitơ. Hắn ngồi xuống chiếc ghế chữa răng rồi với tay lên vặn nút. Lúc đó hắn nghĩa phải có một cách nào đó để có dược ít nhất là mười phần tăm oxy để không hoàn toàn chắc chắn là cái chết sẽ đến chứ. hắn cầm cái mặt nạ lên và đeo vào mặt.

Khí nitơ tinh khiết xâm nhập vào cơ thể và rồi hắn trải qua một khoảnh khắc ngất ngây, một cảm giác như được gội rửa mọi đớn đau, một cảm giác trong mơ. Khí nitơ tấn công và dọn sạch những gì có trong đầu hắn, giờ tất cả chỉ là một khối trống rỗng. Trước khi chấm dứt sự tồn tại của mình, hắn còn tận hưởng một khoảnh khác khoái lạc thuần khiết cuối cùng và trong khoảnh khắc đó, hắn tin là có một Đức Chúa Trời và có một nơi gọi là Thiên đường.

Molly Flanders làm dữ Bobby Bantz và Skippy Deere, nếu Eli Marrion vẫn còn sống thì ả phải thận trọng hơn.

- Mấy người đang sắp cho phát hành một phim mới dựa theo cuốn sách của Ernest. Nhưng với cái trát lệnh của tòa thì không xong rồi. Phần tài sản đó phải thuộc về người thừa kế của Ernest. Nếu muốn, mấy người cứ việc chơi trò tình vờ và cho phát hành đi, nhưng tôi sẽ đưa cả bọn ra tòa đấy. Nếu tôi thắng, thì tài sản của Ernest sẽ gồm có bộ phim đó và hầu hết những gì bộ phim đó kiếm được. Và cũng xin bảo đảm là không đời nào mấy người có thể làm tiếp mấy tập sau dựa trên các nhân vật trong tác phẩm của anh ấy được đâu. Thế nào, chúng ta có thể mất bao nhiêu đó tiền và thời gian chầu chực ở tòa án mà. Mấy người chỉ cần chi ra trước năm triệu và mười phần trăm tính trên tổng doanh thu của mỗi bộ phim. Và tôi cũng muốn có được số giấy tờ gốc có chứng thực về doanh thu trên số băng video.

Deere kinh hoàng, còn Bantz thì tức giận. Ernest Vail, một nhà văn sẽ nhận được phần chia lợi nhuận từ các cuốn phim lớn hơn bất kỳ một ai khác, trừ một ngôi sao tỉ phú, đó là một điều xuẩn ngốc nhất chưa từng có.

Ngay lập tức, Bantz gọi điện cho Melo stuard và viên luật sư tư vấn chính của hãng Lodd stone. Chỉ nửa giờ sau là tất cả đã đông đủ trong phòng họp. cần phải có mặt Melo vì hắn là người bao thầu tất cả những tập phim hậu truyện và hắn ăn huê hồng của các ngôi sao tỉ phú, của đọa diễn và của Benny Sly, người viết lại kịch bản. Đây là tình huống để yêu cầu hắn nhả bớt một số.

Viên luật sư chính nói:

- Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ mọi chuyện khi ông Vail lần đầu de dọa hãng phim.

Molly giận dữ cắt ngang:

- Ông gọi tự tử là đe dọa phim trường à?

- Và để tống tiền nữa - Tay tư vấn tỉnh bơ - Hôm nay chúng tôi tham khảo đầy đủ luật trong trường hợp này, vốn dĩ rất tế nhị, nhưng ngay cả khi có như vậy, tôi vẫn nói với hãng phim rằng chúng ta có thể bác quyền của cô tại tòa và giành phần thắng. Riêng trường hợp này thì các quyền hưởng tài sản sẽ không được trả về cho những người thừa kế đâu.

- Ông lấy gì bảo đảm cho điều đó chứ? - Molly hỏi tay cố vấn - Chắn ăn tới chín mươi phần trăm ha?

- Không - tay cố vấn đáp - Theo luật pháp thì không có gì chắc chắn tới như vậy đâu.

Molly mừng thầm. Thắng vụ này, ả có thể yên tâm dưỡng già với số tiền kiếm được. Ả đứng dậy dợm bước và nói:

- Mặc xác mấy người, tôi sẽ nói chuyện với mấy người ở tòa án.

Bantz và Deere khiếp đến nỗi mở miệng không nổi. Tự đáy lòng Bantz

thật sự ước gì Eli Marrion vẫn còn sống.

Chính Melo stuard là người phải đứng dậy và ôm lấy Molly với vẻ âu yếm và biết lỗi đế vuốt giận: “Thôi mà” hắn nói. “Chúng ta chỉ mới thương lượng thôi. Đàng hoàng chút nha”.

Hắn đưa Molly lại ghế, và để ý thấy mắt ả đang ngấn nước. “Chúng ta có thể thỏa thuận thế này, tôi sẽ nhượng lại một vài khoản trong hợp đồng trọn gói”.

Molly nhỏ nhẹ với Bantz: “Hẳn anh không muốn liều mạng mất hết tất cả? Thế tay cố vấn của anh có dám bảo đảm là anh sẽ thắng không? Đời nào. Vậy anh thuộc dạng doanh nhân hạng bét hay một con bạc tồi đây? Để đút túi mớ bạc lẻ chết tiệt có hai mươi đến bốn mươi triệu mà phải liều mình chịu bứt một tỉ à?”

Cả bọn đều đi tới quyết định: Phần của Ernest là bốn mươi triệu đô trả trước và tám phần trăm phần doanh thu bộ phim sắp trình chiếu. Và hắn sẽ có thêm hai triệu và mười phần trăm mức doanh thu đã quyết toán của bất kỳ bộ phim nào tiếp theo đó. Ba bà vợ và cả đám con của Ernest vậy là trúng lớn rồi.

CÚ chót molly phán khi sắp sửa đi là: “Nếu mấy người tưởng tôi khó khăn thì cứ chờ tới khi Cross De Lena biết chuyện mấy người đã lừa hắn như thế nào”.

Molly khoan khoái tận hưởng hương vị chiến thắng. Ả nhớ lại đêm dự tiệc xong, ả đã đưa Ernest về nhà. Ả cũng chếch choáng hơi men, lại vô cùng trơ trọi, mà Ernest rất hóm hỉnh và sắc sảo. Thế nên ả nghĩ, qua đêm với hắn chắc cũng vui. Lái xe dọc đường ả cũng tỉnh rượu phần nào, nên khi về đến nhà, ả dẫn hắn vào phòng ngủ của mình, rồi nhìn chung quanh ả thấy bải hoải làm sao ấy. Ernest thuộc loại cả thẹn, rất bẽn lẽn, đỏ mặt khi nói chuyện mây mưa, hắn như anh cả quỳnh vậy. Đúng lúc cần phải ngỏ lời thì hắn lại đứng ngớ ra đó, cứng lưỡi.

Nhưng Molly lại quá động lòng, không nỡ tống hắn vào lúc bối rối như thế. Vậy là ả nốc rowuj cho đến xỉn và hai người lên giường. Nhưng thực sự thì trong bóng đêm mọi việc lại không đến nỗi nào. Ernest mê muội, say đắm đến mức ả thấy rất thỏa mãn nên đã rinh bữa sáng vào tận giường cho hắn.

Hắn nhìn nàng cười ranh mãnh “Cám ơn”. Hắn nói: “Và xin cám ơn em lần nữa”. Thế là ả biết hắn hiểu rõ mọi cảm giác của ả đêm qua và hắn cám ơn, không chỉ vì ả mang bữa sáng cho hắn mà còn vì ả đã ban ơn “mưa móc” đêm qua. Ả vẫn thầm tiếc là mình không thể diễn xuất khá hơn được nữa, nhưng biết thế nào được, nghề ả là luật sư mà. Và giờ đây ả đã đáp lại tình yêu của Ernest Vial bằng hành động này.

Tiến sĩ David Redfellow nhận lệnh gọi của ông Trùm Clericuzio trong lúc đang dự một cuộc họp quan trọng ở Rome. Hắn đang cố vấn cho thủ tướng Ý về một đạo luật mới về ngân hàng. Đạo luật này sẽ cho các quan chức ngân hàng tham nhũng những bản án hình sự nặng hơn nhiều, và dĩ nhiên hắn đang “dốc ngược” bộ luật này. Ngay lập tức hắn rút lại mọi lý lẽ của mình và bay về Mỹ.

Trong hai mươi lăm năm sống lưu vong ở Ý, David Redfellow đã làm ăn phát đạt, và đã có những thay đổi mà dù nằm mơ, những giấc mơ ngông nhất, hắn vẫn không thấy nổi.

Vào những ngày đầu, ông Trùm đã giúp hắn mau một nhà băng nhỏ ở Rome. Với các gia tài thu được nhờ buôn bán ma túy đã gởi ở các nhà băng Thụy Sĩ, hắn đã mua thêm nhiều nhà băng, nhiều đài truyền hình hơn nữa. Nhưng chính các chiến hữu của ông Trùm ở Ý đã ra tay bảo ban, chỉ dẫn và gầy dựng lên các đế quốc này của hắn, giúp hắn thâu tóm thêm các tờ tạp chí, nhật báo, đài truyền hình, bên cạnh cả dãy nhà băng của hắn.

Nhưng Redfellow cũng mãn nguyện với những gì hắn tự làm được. Một sự lột xác hoàn toàn. Hắn đã thành một công dân Ý, đã có người vợ Ý, người con Ý và một ả nhân tình đúng chuẩn “Italia” cũng như một tấm bằng tiến sĩ danh dự “phải chi hết hai triệu” của một trường đại học ở Ý. Hắn mặc đồ Armani, mỗi tuần có một giờ ngồi trên ghế hớt tóc, vây quanh mình là những chiến hữu bên quầy cà phê (mà hắn đã mua đứt), và tham gia chính trường với tư cách là một cố vấn cho nội các và thủ tướng. Nhưng mỗi năm một lần, hắn vẫn phải “về nguồn” ở Quogue để thực hiện bất cứ ước vọng nào của sư phụ mình, ông Trùm Clericuzio. Thế nên lệnh triệu tập đặc biệt này đã làm hắn rất lo sợ và cảnh giác.

Khi đến nơi, tại dinh thự Quogue, bữa tối đang chờ đón hắn, và Rose Marie đã ráng trổ tài nấu ăn của mình, vì lúc nào Redfellow cũng tấm tắc về những nhà hàng ở Rome. Cả Gia đình Clericuzio đã tụ họp để chào đón hắn: Ông Trùm, ba đứa con trai của ông là Giorgio, Petie và Vincent, cháu ngoại ông, Dante và Pippi cả Cross De Lena.

Đó là lễ tiếp đón một vị anh hùng, David Redfellow, ông vua ma túy dở dang đại học, một tay ăn diện nham nhở tai đeo khuyên, một con linh cẩu khi xuất hiện là động cỡn, đã lột xác thành một trụ cột của xã hội. Cả nhà đều tự hào về hắn, hơn thế nữa, ông Trùm còn cảm thấy mắc nợ Redfellow. Vì chính tên này đã cho ông một bài học nhớ đài. Hồi “non trẻ”, Ông Trùm mắc phải một tính ủy mị tình cảm kỳ lạ. ông Trùm đã tin rằng đối với vấn đề ma túy thì các cánh tay của luật pháp nói chung là không thể nào bị tha hóa được.

Năm 1960, khi mới bắt đầu buôn bán ma túy, David Redfellow chỉ là một sinh viên đại học hai mươi tuổi đời. Hắn làm thế không phải để kiếm tiền mà chỉ để cùng bạn bè có nguồn đều đặn, giá phải chăng để hít. Chỉ chơi theo kiểu nghiệp dư thôi, cocain và bồ đà. Chỉ trong một năm, công việc phát đạt đến mức hắn và các bạn cùng lớp đã có được chiếc máy bay nhỏ chở hàng qua biên giới Mehico và các nước Nam Mỹ. Cũng là lẽ thường tình khi chẳng bao lâu sau chúng đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, và dó hcinsh là lúc David, lần đầu tiên bộc lộ thiên bẩm của mình. Hộ sáu người của hắn bỏ túi không biết bao nhiêu mà kể, và David đã hcir ra một khoản hối lộ kếch sù đến nỗi chẳng mấy chốc hắn đã có trong “bảng lương” của mình vô số cảnh sát trưởng, các chưởng khế, thẩm phán và hàng trăm cảnh sát dọc theo bờ biển Đông. Truyện "Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng "

Hắn luôn miệng cho rằng chuyện vô cùng đơn giản. Anh biết được tiền lương hàng năm của tay đó và dúi cho nó gấp năm lần là xong.

Nhưng rồi tập đoàn các tay Colombia xuất đầu lộ diện, còn dữ dằn hơn bất kỳ tay da đỏ miền Viễn Tây nào trên màn bạc. Không chỉ lột da đầu mà còn tiện luôn cả cái sọ dừa nữa. Bốn tay cộng sự của Redfellow đã bỏ mạng, và hắn đã phải liên lạc với gia đình Clericuzio xin bảo kê với đề nghị là năm mươi phần trăm lợi nhuận của hắn.

Petie Clericuzio và một nhóm lính tuyển từ khu Bronx trở thành vệ sĩ của Redfellow, và cứ như thế cho đến năm 1965, khi ông Trùm đưa hắn qua Ý lánh nạn. Buôn bán ma túy đã trở nên quá nguy hiểm.

Giờ đây quây quần bên bàn ăn, cả bọn chúc tụng sự khôn ngoan của Ông Trùm đã ra quyết định đó nhiều năm trước. Đó là lần đầu tiên Dante và Cross được nghe sự tích Redfellow. Hắn là một tay kể chuyện rất có duyên. Hắn bốc Petie “lên tận mây”, một chiến binh số dách. Nếu không có anh ấy thì tôi đâu có toàn thây mà tới Sicily chứ. Hắn quay sang nói với Dante và Cross. “Đó là ngày hai cậu được đặt tên thánh. Tôi còn nhớ khi người ta gần như dìm chết hai đứa nhỏ trong nước thánh mà tụi nó vẫn tỉnh như ruồi. Tôi chưa từng mơ sẽ có ngày chúng ta được mần ăn với nhau như những người đã trưởng thành”.

Giọng Ông Trùm khô khốc: “Anh sẽ không làm ăn với tụi nó, mà chỉ với ta và Giorgio thôi. Nếu cần giúp đỡ, anh có thể nhờ Pippi. Tôi đã quyết định vụ việc đã bàn với Giorgio sẽ cho anh biết tại sao”.

Giorgio kể cho David những diễn biến mới nhất, rằng Eli marrion đã ngủm và Bobby Bantz đã đoạt được hãng phim, rằng hắn đã lủm trọn phần của Cross kèm theo số lãi. Redfellow rất khoái chí: “Thằng đó được đó. Hắn thừa biết ta sẽ không dám đưa ra tòa, nên nó cuỗm tiền của ta. Làm ăn ngon lành quá rồi còn gì”.

Dante đang nhâm nhi một tách cà phê, nó đưa mắt nhìn Redfellow vẻ khó chịu. Rose marie, lúc này đang ngồi bên và đặt tay lên tay nó.

“Ông cho là buồn cười lắm sao?” Dante hỏi Redfellow.

Redfellow nhìn chằm chặp vào Dante một lúc. vẻ mặt hắn trở nên rất trịnh trọng: “Chỉ vì tôi biết trong trường hợp này, láu cá như thế hóa ra lại là một tai họa”.

Ông Trùm quan sát sự đổi giọng này và hình như nó làm ông thích thú. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi ông ra vẻ lơ mơ, trong một khoảnh khắc hiếm hoi, mấy đứa con ông đều nhận ra ý ông và rất khoái.

- Thế cháu ngoại của ta - ông Trùm hỏi Dante - Mi định giải quyết vụ này thế nào đây?

- Cho nó xuống biển chơi - Dante đáp và ông Trùm mỉm cười với nó.

- Còn mi, Crocciíixco? Mi sẽ giải quyết sao đây? - ông Trùm hỏi Cross.

- Đành chấp nhận vậy thôi. Cháu sẽ rút kinh nghiệm. Chỉ vì không tin là tụi nó có gan làm như vậy mà cháu phải chịu thua, thế thôi.

- Còn Petie và Vincent? - ông Trùm hỏi tiếp.

Nhưng hai đứa không mở miệng. Chúng biết ông Trùm đang chơi trò

- Không thể chỉ bỏ qua thì xong - ông Trùm nói với Cross - Mi sẽ bị biết đến như là một thằng đần, và khắp cả thế giới này, tay nào cũng có thể nhổ toẹt vào mặt mi.

Cross nói với ông Trùm giọng nghiêm chỉnh: “Trong nhà của Eli Marrion vẫn còn có các bức tranh của lão trị giá chừng hai mươi hay ba mươi triệu. Ta có thể tới hốt mớ đó và giữ đòi tiền chuộc.

- Không được - ông Trùm bác - Như thế sẽ lộ mặt, sẽ để lộ sức mạnh của mình, và dù có khéo đến mấy cũng có thể dẫn đến nguy hiểm. Như vậy phức tạp lắm. Còn David, anh tính làm thế nào?

David miệng bập xì gà, ra chiều nghĩ ngợi. Hắn nói: “Mua lại hãng phim. Cứ làm ăn đường hoàng. Với các nhà băng và công ty truyền thông của mình, chúng ta có thể mua đứt hãng Lodd stone”.

Cross ngờ vực: “Lodd stone là hãng phim lâu đời và giàu có nhất trên thế giới. Thậm chí nếu có thẻ có đủ mười sáu tỉ thì chưa chắc người ta chịu bán cho ông đâu. Đơn giản là điều đó không thể xảy ra được”.

Petie lên tiếng, vẫn với cái giọng mỉa mai cố hữu: “Này ông bạn già David của tôi ơi, ông có thể chồng đủ mười tỉ ư? Người mà tôi đã cứu mạng đó ư? Người đã từng nói sẽ không bao giờ đền đáp đủ ơn đó ư?”

Redfellow phẩy tay về phía Petie: “Anh không hiểu được những khoản tiền lớn có tác dụng như thế nào đâu. Cũng giống như kem đánh vậy, anh lấy một ít rồi đánh lên thành một mớ bột bong bóng khổng lồ gồm các tài khoản, các khoản vay, các cổ phần, vấn đề ở đây không phải là tiền, vấn đề làm làm thế nào để gạt được Bantz qua một bên. Hắn nắm hãng phim trong tay, và dù có phạm lỗi gì, hắn vẫn phục tùng tuyệt đối những gì Marrion muốn. Chẳng bao giờ hắn chịu bán hãng phim đâu.”

- Vậy để tôi tới đó hôn hắn một phát vậy - Petie chen vô.

Bây giờ thì ông Trùm đưa ra quyết định, ông nói với Redfellow. “Hãy thi hành kế hoạch của anh. Hoàn tất cho xong. Nhưng phải hết sức thận trọng. Pippi và Crocciíixco sẽ sẵn sàng chờ lệnh anh”.

- Còn một điều nữa - Giorgio nói với Redfellow - Theo các mục trong di chúc của Eli marrion thì Bobby Bantz có toàn quyền đối với hãng phim trong năm năm tới. Nhưng hai đứa con trai và con gái của lão lại có cổ phần trong hãng lớn hơn Bantz. Không thể sa thải Bantz được, nhưng nếu bán đi các cổ phần đó thì mấy ông chủ mới sẽ đuổi cổ hắn đi. Và đó là vấn đề anh phải lo liệu đấy.

David mỉm cười, bập xì gà: “Cũng như hồi nãy thôi, ông Trùm, cháu chỉ cần bác giúp đỡ thôi. Có thể một số nhà băng ở Ý sẽ do dự không muốn mạo hiểm trong một chuyến phiêu lưu như vậy đâu. Đừng quên là chúng ta phải nhả ra một khoản tiền thưởng không nhỏ tính theo giá trị thực của hãng phim đấy”.

- Đừng lo - Ông Trùm nói - Ta cũng có một số kha khá trong mấy nhà băng đó.

Pippi De Lena đã quan sát mọi thứ với con mắt cáo già. Có điều hắn không hiểu là cuộc họp này cần gì tới nhiều người như thế này. Theo thủ tục thì chỉ cần có ông Trùm, Giorgio và David Redfellow có mặt là đủ rồi. Sau đó có thể lệnh riêng cho Pippi và Cross trợ giúp Redfellow. Thế thì tại sao họ lại được tiết lộ những bí mật này? Quan trọng hơn nữa là tại sao lại có cả Dante, Petie và Vincent? Tất cả những điều này trông không giống với Ông Trùm Clericuzio mà hắn đã từng biết chút nào, người lúc nào cũng giữ các kế hoạch của mình bí mật được chừng nào tốt chừng đó.

Vincent và Rose Marie đang đỡ ông Trùm lên lầu ngủ. ông đã khăng khăng không cho lắp một cái ghế hàng dọc theo bậc thang.

Ngay khi những người đó vừa khuất dạng, Dante quay sang Giorgio và giận dữ nói: “Thế ai sẽ được hãng phim khi chúng ta đã làm chủ nó, Cross hả?”

David lạnh lùng ngắt lời nó: “Tôi, chính tôi sẽ điều hành, ông ngoại của anh sẽ hưởng lợi tức chánh, sẽ có giấy tờ hẳn hoi”.

Giorgio đồng ý.

Cross vừa cười vừa nói: “Dante này, không ai trong hai đứa ta điều hành nổi một hãng phim này đâu. Chúng ta chưa có đủ “máu lạnh”.

Pippi quan sát không chừa một ai. Gì chứ đánh mùi nguy hiểm thì hắn rất tài. Đó là lý do tại sao hắn lại thọ đến như thế. nhưng vụ này thì hắn chịu. Cũng có thể chỉ vì ông Trùm đã già cả quá rồi.

Petie chở Redfellow lại phi trường Kennedy, nơi chiếc phản lực riêng của hắn đang chờ. Cross và Pippi thì đáp một chuyến thuê bao từ Vegas đến. Ông Trùm đã cấm ngặt Xanadu hay bất kỳ cơ sở nào của mình không được mua riêng một chiếc phản lực.

Cross đi chiếc xe đã thuê tới phi trường. Trong lúc xe chạy, Pippi nói với con: “Cha sẽ ở New York ít lâu. Khi đến sân bay thì cha sẽ lấy xe, thế nhé”.

Cross nhận thấy cha nó đang lo lắng điều gì đó. “Lúc họp con không được khéo lắm”. Nó nói.

- Không phải thế - Pippi nói - Nhưng ông Trùm có lý đấy. Con không thể để tên nào “vuốt mặt” tới hai lần.

Khi đến phi trường Kennedy, Cross ra ngoài, còn Pippi thì nhích người qua ghế bên kia để cầm vô lăng. Hai người bắt tay qua cửa sổ xe. Trong lúc đó Pippi ngước mắt lên nhìn gương mặt điển trai của con trai và chợt thấy thương nó hơn bao giờ hết. Hắn cố mỉm cười lúc vỗ nhẹ lên má Cross và nói. “Cẩn trọng nhé con”.

- Mà gì mới được chứ? - Cross hỏi lại, đôi mắt đen thẫm của nó chăm chăm nhìn cha nó dò xét.

- Tất cả mọi thứ - Pippi nói. Rồi hắn bỗng nói tiếp, làm Cross sững cả người - Lẽ ra cha nên để con theo mẹ. Nhưng cha đã chỉ nghĩ đến mình. Cha cần có con bên cạnh.

Cross đứng nhìn cha lái xe đi và lần đầu tiên trong đời nó mới hiểu rằng cha nó đã lo lắng và thương yêu nó đến dường nào.