Ở Rể

Chương 70: C70: Khí khái chấn động trời cao




Người tới Thanh Viên cầu học đều trải qua quá trình này, lời tuyên thệ của học sinh là tự viết, nghìn bài một điệu, không khác gì nhau, có thể bốc phét được bao nhiêu thì cứ việc, viển vông cỡ nào cũng có, bởi vì bệ hạ cực kỳ chú ý Thanh Viên, lúc tuyên thệ thì luôn rất hoành tráng, thiếu điều hai chân đạp. núi Côn Luân, tay có thể hái sao trời.

Kiểu người ăn bám như Tiêu Lâm thì có thể viết ra được chí lớn gì chứ, nếu giống với người khác thì không sợ bị người chê cười!

Dùi trống rất nặng, được đánh bóng trơn nhẫn. Từ khi Đại Ngụy lập nước tới nay, mỗi một học sinh Thanh Viên đều đã từng cầm đôi dùi trống nặng trĩu này.

Nó không chỉ là dùi đánh trống, nó đại biểu cho tấm lòng của học sinh, nó là rường cột của Đại Ngụy, nó là ngọn nguồn muôn vàn non sông!

Chỉ có người chính trực, tâm đúng đản, triều đình mới có hy vọng!

Chỉ có gõ vang tiếng trống, học sinh mới có thể ngẩng đầu tiến lên, Đại Ngụy mới có thể thẳng lưng, muôn vàn non sông mới có thể vĩnh hãng bất hủ!

Tiêu Lâm giờ hai tay nhận lấy dùi trống đã được vô số người đi trước gửi gảm chí hướng, đứng ngay trước trống, chí khí ngùn ngụt.

Hắn nhìn đám tiểu nhân hai mặt, khẩu phật tâm xà kia, ánh mắt trở nên trang nghiêm, gõ vang tiếng trống đầu tiên của hẳn ở Đại Ngụy!

Một tiếng trống vang, một câu chấn động đất trời!




Chất giọng hồn hậu hòa cùng tiếng trống vang động núi sông, khai sáng giác ngộ!

“Hôm nay Tiêu Lâm theo học Văn giáo dụ, vinh hạnh vô cùng! Trời cao nếu muốn trao cho ta trọng trách, ắt khiến ta khổ cái tâm chí! Nhọc cái gân cốt! Đói cái thể xác!"

Tiêu Lâm vừa nói ra, con cháu quyền quý sửng sốt, đây là lời cuồng vọng đến cỡ nào, quang minh chính đại đến cỡ nào, hắn chấp nhận bản thân nghèo khổ, lại hóa ra là vì khát vọng mà chấp nhận!

Không kiêu ngạo không xu nịnh, vô cùng bình thản.

Thật kiêu ngạo! Con cháu thế gia đảo trắng mắt mà nhìn, xem ra Tiêu Lâm đã nghèo mà lại còn kiêu ngạo.

“Đường mờ nịtt lại xa xôi, ta vạn dặm kiếm tìm! Dẫu giày. vò xác thân cũng kiên trì đến cùng, không phụ sự kỳ vọng của Giáo dụi”

Mọi người nhíu mày, nhìn Tiêu Lâm đánh phát trống cuối cùng, nghe hắn hô vang lời dũng cảm chí khí cao vợi chưa từng có từ trước tới nay ở Thanh Viên:

“Nhập học Thanh Viên, Tiêu mỗ không vì vinh dự, không Vì phù hoal”

Tiêu Lâm kiến thức rộng rãi, ngâm bốn câu gây chấn động:


“Chỉ mong một lòng bác ái!”

“Lập vận mệnh mưu sinh cho muôn dân!”

“Kế thừa tri thức uyên bác của bậc thánh nhân!”

“Vì thịnh thế muôn đời!”

Vang dội hào hùng!

Nói năng có khí phách!

Khí khái chấn động trời cao!

Con cháu quyền quý chấn động, tất cả đều ngây dại, kinh ngạc đến độ quên cả ngậm miệng lại, kẻ thấp kém như Tiêu Lâm, con cái nhà võ biền nghèo khó, cớ đâu mà có được chí

hướng vĩ đại nhường này?

Văn giáo dụ khiếp sợ vô cùng, rơm rớm nước mắt, liên tục nói: “Tốt, tốt, tốt......"

Tiếng trống vang vọng khắp phòng sách, bốn chí hướng này chính là danh ngôn của Hoa Hạ, được gọi là “Bốn câu Hoành Cừ”, được trích từ bài Hoành Cừ của Trương Tái, được coi là tinh hoa về tinh thần của người Hoa Hạ.

"Bốn câu Hoành Cừ” là tinh thần cốt lõi của người đọc sách Hoa Hạ, là mục tiêu cuối cùng của muôn vàn con dân Hoa Hạ!

Cũng chính là mục tiêu cuối cùng của Tiêu Lâm khi tới Đại Ngụy!