Bởi vì thể chất vốn đã yếu ớt, nên tình hình của Na Lạp thị lúc tốt lúc xấu. Tuy các phương diện ăn, mặc, ở, đi lại, đại y, thuốc thang... đều dùng thứ tốt nhất, thỉnh thoảng Dận Chân cũng qua thăm hỏi han, nhưng vẫn không thể chờ tới tháng cuối cùng. Có lẽ đây là kết quả sớm đã nằm trong dự liệu của mọi người, khi Tứ phủ không có tiếng chạy cười đùa của Hoằng Huy thì thật ảm đạm, bây giờ còn thêm cả sự lạnh lùng luôn ngầm tồn tại. Dù sao, ở thời đại này, trẻ con chết sớm đều là chuyện rất bình thường, huống hồ là sẩy thai.
Tất cả mọi người đều biết, với tuổi tác của Na Lạp thị và hoàn cảnh hiện nay thì sự sủng ái và con nối dòng chỉ sợ là điều không thể, nhưng xuất thân và thời gian sống trong phủ thì không ai có thể sánh bằng. Ngược lại kết quả này đối với Trắc phúc tấn Lý thị không thể nói là không tốt. Dưới gối nàng ta có hai trai một gái, ngôi vị thế tử càng là vật trong tay, cho dù số lần Tứ gia vào viện nàng ta ngày càng ít dần, nhưng lợi thế cần có nàng ta cũng đã có. Dẫu sao hai người Cảnh thị và và Nữu Hỗ Lộc thị dù trẻ tuổi xinh đẹp, nhưng vào phủ đã sắp ba năm nhưng vẫn chưa một lần được sủng ái.
Tim của người đàn ông này, đến cả người ngoài cũng nhìn ra sự lạnh lùng nơi khóe mắt chàng. Thế nhưng, bọn họ lại không hiểu.
Vân Yên và Dận Chân ngồi trong Phật đường, không ai mở lời. Dận Chân nửa khép hàng mi dầy, từng hạt của chuỗi Long Nhãn Bồ Đề từ từ đi qua tay chàng, dưới ánh nến yếu ớt tỏa ra ánh sáng màu vàng nhợt nhạt. Khi nhang sắp cháy hết, Vân Yên cắm thêm một nén nhang nữa, rồi lại yên lặng ngồi bên Dận Chân.
Ban đêm ở Phật đường, nàng tỉnh lại trong mệt mỏi, nhận ra mình đã được chàng ôm vào lòng, đầu gối trên ngực chàng. Khuôn mặt khi chàng nhắm mắt ngủ thiếp đi không từ nào có thể hình dung nổi. Từ khi nào mà nàng đã có thói quen dựa người vào ngực chàng thế này? Thậm chí không còn giật mình tỉnh lại từ trong cơn mê nữa.
Mùa xuân thời tiết đẹp, Cửu Châu Thanh Yến của lâm viên mới xây nhanh chóng được thi công. Kỹ thuât “Thang Dạng” (1) của gia tộc Lôi thị vô cùng điêu luyện sắc sảo, “Thang Dạng” và cảnh quan kiến trúc được làm trước khi thi công vô cùng tuyệt mĩ khiến một người hiện đại là Vân Yên cũng phải thán phục.
Hóa ra mô hình bất động sản ở hiện đại cũng kế thừa từ nơi đây, không, có lẽ Lôi gia còn làm tinh xảo hoàn mỹ hơn.
Người đàn ông thanh tú luôn nhìn Vân Yên rồi mỉm cười ngượng ngùng ngày ấy tên là Lôi Thanh Viễn, tự là Duệ Đình, là con trai thứ của Lôi Kim Ngọc. Khi lần đầu tiên Dận Chân gọi anh ta là Duệ Đình, Vân Yên ngơ ngác sửng sốt một hồi, mới nhận ra cái tên này lạ lẫm lại xa vời đến vậy.
Nhưng hôm nay, người đàn ông khoan thai nghiêm túc đó vẫn nhạy cảm liếc nhìn nàng.
Bố cục trong lâm viên mới rõ ràng tràn ngập hơi thở tự do và tao nhã hơn so với trong Tứ Nghi Đường, ngay cả mái cong và đấu củng đều toát ra hơi thở độc lập tuyệt thế bên cạnh sự cao quý bên ngoài, giống như hơi thở được toát ra trên con người Dận Chân —— khoan thai mạnh mẽ xen lẫn với cả sự lãng mạn của trẻ con mới sinh.
- Lan chu uyển chuyển lãng văn bình, nhất trạo dung dữ đãng tình vãn.
Thượng uyển xuân thâm phương thảo lục, tây sơn lạc chiếu viễn phong minh.
Trường không nha phản thiên lâm minh, tuyệt tắc hồng quy vạn lý tình.
Phiếu miểu trung lưu bằng lãm thắng , thủy tri tiên cảnh hữu bồng doanh. (2)
Lâm viên này đã tạo cho Dận Chân nguồn linh cảm vô tận, sự lãng mạn tài hoa vốn có bị kiềm nén dưới vỏ bọc lạnh lùng của chàng được bộc lộ hoàn toàn ở nơi đây. Dù là thơ ca hay kiến trúc, thậm chí là bầu không khí nơi này, đều mang đậm dấu ấn của người đàn ông mang tên Ái Tân Giác La Dận Chân.
Những ngày trong Tứ Nghi Đường, trong ngoài đều tỏ. Cái gọi là tình, cũng tồn tại giống như hơi thở vậy, lan đến từng mạch máu và thớ thịt.
Thời tiết dần dần trở nên nóng hơn, Vân Yên thay màn và ga trải giường, cũng thay cho Dận Chân những bộ quần áo mỏng và mát hơn, có đôi khi chàng chỉ mặc áo trong, tay cầm quyển cách, chân đeo đôi dép lê mềm bước tới bước lui trong phòng ngoài sân, toát lên sự gợi cảm chỉ có ở khi ở nhà.
Chàng là người đàn ông vô cùng nam tính. Năng lực làm việc của chàng rất cao, biết nghiên cứu chiếc đồng hồ báo giờ của Tây Dương, bản thân đang chàng đang tự nghiên cứu sáng chế chiếc quạt nhỏ, thỉnh thoảng chàng sẽ yên tĩnh ngồi trong sân đọc sách, hoặc ngồi thiền ở trong Phật đường.
Vân Yên rất ít khi quấy rầy chàng, nhiều năm qua vẫn luôn như vậy, yên tĩnh ngồi trong phạm vi ba bước của chàng, giống như không có cảm giác tồn tại. Có đôi khi lau mồ hôi trên trán chàng, châm cho chàng một chén trà thơm, hai người nở nụ cười nhẹ nhàng, thế là đủ rồi.
- Độc tọa u viên lý, song khai trúc ảnh tà.
Hi văn canh chuyển lậu, đãn thính dã minh oa.
Hoạt hoạt tuyền lưu ngọc, dong dong nguyệt chiếu sa.
Du nhiên di tĩnh cảnh, bả quyển đãi phanh trà. (3)
Thời gian ở bên nhau càng nhiều, nàng càng nhận ra trên người chàng dường như dung hợp tất cả tưởng tượng của một người phụ nữ đối với một người đàn ông, từ tinh thần cho đến cơ thể.
Dận Chân thường thường rất tự nhiên nắm tay Vân Yên, mà vào giữa xuân quần áo mặc càng ngày càng mỏng, càng khiến khoảng cách giữa hai người trở nên gần gũi hơn. Có đôi khi Vân Yên đẩy chàng ra, đều mơ hồ cảm nhận được phản ứng trên cơ thể chàng.
Khang Hi đã từ Hàng Châu lên đường quay trở về, ra chỉ thị trở về kinh. Tiến độ thi công lâm viên mới cũng do Dận Chân đích thân giám sát kiểm tra, dự định của chàng là trong năm nay hoàn thành những công trình kiến trúc chính, mời Khang Hi đến lâm viên dự tiệc, đề chữ đặt tên cho lâm viên mới.
Một ngày, khi Dận Chân và Vân Yên đi từ trong lâm viên ra thì gặp được xe ngựa của Cửu phủ đi ngang qua. Người trong xe vén rèm cửa lên, là Bát Bối Lặc Dận Tự và Cửu A Ca Dận Đường.
Dận Đường dùng quạt nâng rèm, khuôn mặt lạnh lùng anh tuấn làm tăng thêm sắc rực rỡ cho chiếc rèm. Ngồi bên cạnh anh ta là Dận Tự hơi nhếch khóe môi, khuôn mặt ẩn hiện trong chiếc xe tối mờ trong phút chốc bỗng lóe sáng, hoàn toàn không nhìn thấy thần sắc.
Vân Yên chậm rãi cụp mắt, đi theo Dận Chân đằng trước. Hai người họ cũng không ai xuống xe, chỉ xuyên qua cửa sổ nói mấy câu đơn giản.
Dận Đường cũng được Khang Hi ban thưởng đất xây lâm viên, cũng ở gần đây, hai người đều tới đây xem đất. Sau khi nói chuyện câu được câu không một lúc, mấy người mới cáo từ.
Biểu cảm của Dận Tự có thể nói là hoàn hảo, hắn thậm chí còn không nhìn Vân Yên đến một cái, nhưng cái liếc mắt như có như không của Dận Dường không hiểu sao khiến lưng nàng cứng đờ.
Không biết là có phải do dây thần kinh của Dận Chân sau buổi tối hôm đó quá nhạy cảm hay không, thế nhưng mỗi khi ánh mắt người đàn ông nào chạm tới Vân Yên, hoặc ánh mắt nàng cham tới ai, chàng đều có cảm giác bức bối âm ỉ bị đè nén.
Có rất nhiều lúc, đó là một thứ gì đó như có như không mà không sao nói rõ được.
Sau khi ngồi vào xe ngựa, Vân Yên tựa người vào một góc, nhưng rồi bị Dận Chân kéo vào ngực chàng.
Vân Yên giật mình, theo bản năng dùng tay ngăn chàng lại, trên các ngón tay dường như có thể cảm nhận rõ ràng cơ bắp trên lồng ngực chàng đang co rút, cách lớp áo mỏng lồng ngực cứng rắn đang phập phồng dưới các đầu ngón tay Vân Yên.
Trong xe ngựa hơi xóc nảy, ánh sáng tối mờ, trong lúc vô tình không gian bị thu hẹp lại, bầu không khí khiến người khác muốn vùng dậy.
Vân Yên bị Dận Chân ép vào góc xe, một nụ hôn say đắm rơi xuống môi nàng, mái tóc đen nhánh mềm mại của Dận Chân rơi xuống ngón tay Vân Yên, nàng có thể cảm nhận được sự biến hóa của cơ thể chàng.
Dù là chàng đang đè chặt nàng, hay đang ôm nàng, động tác cũng vô cùng nhẹ nhàng. Ngồi trong lòng chàng, cơ thể nàng muốn nhúc nhích cũng không thể nhúc nhích, mà nàng cũng không dám cử động.
Lúc quay trở về Tứ Nghi Đường, dục vọng của Dận Chân dường như vẫn chưa dập tắt, chàng đứng ngoài cửa phòng Vân Yên, ở bên trong Vân Yên cắn môi dựa lưng vào cánh cửa. Chàng nhẹ nhàng gọi: "Vân Yên..." Trong giọng nói khàn khàn còn có cả sự gợi cảm.
Người Vân Yên dính chặt vào cánh cửa, cả cơ thể đều run rẩy, trái tim còn hơn cả thế.
Đã lâu rồi Dận Chân chưa mạnh mẽ hôn nàng đột ngột như vậy, sự ăn ý thoải mái tự nhiên giữa bọn họ trong khoảng thời gian trước đây đã đạt tới nhận thức chung, không ép buộc không làm tổn thương lẫn nhau, sự nhận thức chung đến mức hiểu nhau không cần nói ra đã một lần nữa đã bảo vệ sự tĩnh lặng bình yên không dễ lấy lại này.
Người đàn ông này, vừa giống như băng, lại vừa giống như lửa. tình cảm đang ngầm gợn sóng trong máu chàng, nếu như không biết kiềm chế, lửa sẽ lan ra cả cánh đồng.
Dù gần gũi ra sao, Vân Yên cũng không bao giờ để chàng bước vào gian phòng nhỏ của mình, Dận Chân cũng tự giác nghe theo. Trong tình cảm và cuộc sống, giữa hai người đều tồn tại sự ăn ý đến kỳ lạ.
- HẾT CHƯƠNG 94 -
(1) Thang Dạng (烫样): là mô hình kiến trúc thu nhỏ khối lập thể, là một đặc sắc trong kiến trúc cổ Trung Quốc, đặc biệt được tạo ra cho Hoàng đế thưởng thức. Sở dĩ gọi “Thang Dạng” vì phải sử dụng bàn ủi (熨烫 bàn ủi thời cổ đại).
Phương pháp làm “Thang Dạng”: Thang Dạng dùng giấy, thân cây cao lương và gỗ tạo thành. Giấy được dùng phần nhiều là giấy Nguyên Thư, Ma Trình Văn, Cao Lương và giấy Đông Xương. Gỗ được sử dụng là gỗ thông trắng, đỏ mềm, dễ gia công. Công cụ để tạo ra “Thang Dạng” ngoài các công cụ đơn giản như dao, kéo, bút, thước... còn có một công cụ đặc biệt nữa là bàn ủi nhỏ nhằm để ủi nóng thành hình, bởi vậy nên gọi là “Thang Dạng”. Keo dính hỗn hợp để làm “Thang Dạng” chủ yếu là hồ nước.
(2) Bài thơ “Xuân nhật phiếm châu” (Tạm dịch: Du thuyền ngày xuân) của Ung Chính.
Tạm dịch nghĩa:
Lan châu (Chiếc thuyền làm từ gỗ cây mộc lan) uyển chuyển đi trên những con sóng nhấp nhô, mái chèo khua sắc trời dần tối.
Vườn thượng uyển mùa xuân đến cây cỏ tốt tươi, ánh chiều tà ở Tây Sơn chiếu trên đỉnh núi xa xa.
Trên bầu trời bao la quạ bay về rừng rậm ngút ngàn trong chạng vạng, nơi cửa ải sâu cuối cùng chim nhạn trở về với tình xa.
Xuôi dòng theo sắc trời lúc ẩn lúc hiện ngắm cảnh, thế nên mới biết trong tiên cảnh có bồng doanh.
(3) Bài thơ “Dạ tọa” (Tạm dịch: Ngồi trong đêm) của Ung Chính.
Tạm dịch nghĩa:
Ngồi một mình trong khu vườn tĩnh mịch, cửa sổ mở ra bóng trúc in nghiêng.
Loáng thoáng nghe thấy tiếng đồng hồ nước, nhưng nghe thấy tiếng ếch nhái kêu.
Tiếng suối chảy róc rách, ánh trăng chiếu lên bờ cát mênh mông.
Khoan thai thưởng thức cảnh đêm tĩnh lặng, cầm sách đợi trà sôi.