Nữ Chính Không Định Dọa Người

Chương 88




Dịch: Lãng Nhân Môn

***

Cố Thăng trợn mắt:

- Sao em biết?

Nam Sơn nói:

- Vì khi đó em đang ở hiện trường.

Ở hiện trường?! Cố Thăng nhìn cô với vẻ khiếp sợ:

- Nói vậy thì mấy hôm nay em đều ở thôn Đào Nguyên sao?

Nam Sơn lắc đầu:

- Em chỉ ở đó hôm đầu thôi, bốn ngày sau thì em hoàn toàn không có ý thức. Chắc là em về cơ thể mình rồi ngủ say thôi.

- Thì ra suy đoán của anh là chính xác.

Cố Thăng day đôi mắt cay xè:

- Thấy em hôn mê mãi không tỉnh, anh cho rằng linh hồn em vẫn ở lại thôn Đào Nguyên nên đã đưa em về dó một lần, hi vọng

linh hồn em có thể về lại thân thể. Nếu ở cùng một thôn làng thì chắc là thân thể và linh hồn sẽ hấp dẫn lẫn nhau. Thế nhưng

sau một ngày không thấy có chút hiệu quả nào thì anh không thể không đưa em tới bệnh viện, không ăn không uống thời gian

dài, anh sợ thân thể em không chịu nổi.

Nói đến đây, Cố Thăng vỗ đầu mình một cái:

- Em ngủ nhiều ngày như vậy chắc là đói lắm rồi. Chờ anh nhé, anh đi mua cháo, bao giờ em ăn no thì lại kể anh nghe em đã trải

qua những gì sau.

Nam Sơn chìm trong niềm vui khi tỉnh lại nên không để ý đế cái bụng đã đói mấy ngày. Nghe anh nói xong, cô mới thấy mình đói

thật, cái bụng cũng lựa đúng thời điểm mà réo ầm lên.



Cố Thăng xuống căn tin bệnh viện mua một bát cháo về, lúc đi qua quầy hoa quả còn tiện tay mua một cân táo tươi, động tác rất

nhanh.

Vào đến phòng bệnh, anh để đồ trong tay lên bàn, khom người đỡ lưng Nam Sơn rồi đặt sau lưng cô mấy cái gối đầu.

- Em dậy được mà.

Nam Sơn mỉm cười, Cố Thăng đi được một lúc thì cô đã rút kim truyền đang truyền dịch dinh dưỡng vào tĩnh mạch mình. Cô tỉnh

lại rồi, không cần phải dùng thứ đó nữa.

Nam Sơn chống tay xuống giường rồi gắng sức ngồi dậy.

Vì không cử động trong thời gian dài nên thân thể cô hơi yếu ớt, phải vận động nhiều mới có thể khôi phục bình thường.

Cố Thăng kéo bàn ăn y tế xuống rồi đặt cháo lên trên, sau đó lấy một quả táo trong túi ra. Anh định chờ Nam Sơn ăn gần hết

cháo thì gọt vỏ để cho cô tráng miệng.

Cháo hơi nóng, Nam Sơn múc một thìa nhỏ lên thổi nhẹ rồi đưa vào miệng, mùi vị thơm ngon lan tràn theo vị giác.

Có lẽ vì đã lâu không ăn uống gì nên cô chỉ thấy bụng càng đói hơn.

Nam Sơn vừa ăn vừa kể lại chuyện đã xảy ra với mình trong năm ngày nay.



Năm ngày trước, Nam Sơn dựa vào vai Cố Thăng rồi ngủ thiếp đi.

Khi chưa tỉnh lại, cô chỉ cảm thấy xung quanh có tiếng tranh cãi ầm ĩ, thế nhưng cô nghĩ là do mình đang ở trên xe nên không để

ý nhiều, chỉ muốn ngủ thêm một lát.

Giọng nói bên tai quá quen thuộc làm cô càng nghe càng thấy không ổn, đây chẳng phải là giọng nói của mấy người nhà họ Đào

sao?

Cô tỉnh táo lại ngay, rồi nhận ra mình đang ở trên lưng Mạnh Thanh Hà mà không hề bám vào bất cứ một thứ đồ gì cả.

Khi cô cảm thấy vạn sự đều thuận lợi, thì những gì xảy ra sau đó lại giáng cho cô một đòn.

Lúc đầu Nam Sơn hơi hoang mang, cô đã thử nhưng không thể rời khỏi Mạnh Thanh Hà được, hai người cứ như đã dính chặt vào

nhau vậy.

Khi Nam Sơn giãy dụa đủ kiểu vẫn không có tác dụng gì thì cô trầm tĩnh lại.

Cô tin tưởng rằng vạn vật phát sinh và tồn tại đều có lý do của nó. Binh đến thì tướng chặn, nước dâng thì đất ngăn, cứ từ từ

xem tình hình ra sao.

Thế là Nam Sơn trở thành một khán giả vô hình, đứng bên cạnh nhìn hết thảy diễn ra.

Người nhà họ Đào đang ngồi quanh bàn cơm. Cụ Đồng lại nhắc đến việc sinh con:

- A Hà à, ngày mai mẹ đưa con đến chỗ bác sĩ Mục, để cô ấy khám thử rồi bốc ít thuốc Bắc về cho con điều dưỡng thân thể nhé.

- Được ạ, cần gì phải đợi đến mai, đi ngay hôm nay cũng được mà.

Mạnh Thanh Hà rất phối hợp.

Cụ Đồng sửng sốt, vốn dĩ bà cụ tưởng Mạnh Thanh Hà phải từ chối quyết liệt như lần trước cơ. Mệt cho bà cụ nghĩ ra một đống lý

do từ trước khi đi ngủ, bây giờ chẳng cần đến cái nào.

Bà cụ cười mừng rỡ:

- Cơm nước xong thì đi luôn nhé, nhà bác sĩ Mục cách nhà mình hơi xa.

Mạnh Thanh Hà không phản đối, chỉ ngoan ngoãn đáp một tiếng “Vâng”.

Nam Sơn là khán giả đứng xem nên quan sát được nhiều điều hơn bà cụ Đồng.

Mạnh Thanh Hà luôn nở nụ cười châm chọc, giọng điệu khi nói chuyện hờ hững thờ ơ, qua loa có lệ, dường như chỉ để đối phó với

cụ thôi.

- Con ăn xong rồi.

Mạnh Thanh Hà lau miệng rồi cầm bát đi vào bếp. Sau đó bà ngồi xuống sofa, miệt mài khâu tất.

Ông cụ Đào vẫn đang ăn cơm, ông cụ hơi run tay, đánh rơi bát xuống bàn, một ít cơm bắn ra tung tóe.

Ông cụ nhíu mày rồi lại cầm bát lên, nhưng chưa đến một phút sau thì cái bát đã rơi xuống đất, lần này nó vỡ tan tành.

Cụ Đồng không nhịn được phải thốt lên oán thán:

- Bao nhiêu tuổi đầu rồi mà cầm cái bát không xong.

Bà cụ tiếc cái bát kia đứt ruột.

Ông cụ Đào nhăn mày nhăn mặt trông cực kì giống một mảnh vỏ cây, nhìn bàn tay của mình rồi giải thích:

- Tôi có cố ý đâu, tự nhiên tay run lên ấy chứ.

Cụ Đồng không tin, cụ dặn Mạnh Thanh Hà:

- A Hà, xới cho ba con bát cơm khác rồi dọn mảnh vỡ đi.

- Chờ con khâu xong cái tất này đã.

Mạnh Thanh Hà trả lời, động tác trên tay cũng không dừng lại.

Bà vừa dứt lời thì đôi đũa trên tay cụ Đồng cũng rơi xuống bàn và phát ra tiếng vang giòn tan.

Ông cụ Đào nói:

- Vừa nãy còn nói tôi, xem bà kia, chẳng giống tôi đấy là gì.

Nói xong, ông cụ nhíu mày:

- Sao tay tôi nó cứ càng ngày đơ ra thế nhỉ?

Ông cụ ra sức nâng tay lên mà chỉ nâng được cách bàn cơm có năm cm đã rơi xuống. Ông thử thêm lần nữa, lần này thì không

tài nào nâng lên được.

Cuối cùng ông cụ cũng nhận ra có gì không đúng. Ông cụ vội hỏi bà cụ:

- Bà có thấy chân tay mềm hết cả ra không?

- Hai người đều thấy thế à?

Đào Minh kinh ngạc.

Cụ Đồng gật đầu cứng ngắc rồi nhìn vào đồ ăn trên bàn cơm:

- Thức ăn có vấn đề, A Minh, con đừng ăn nữa.

Bà cụ nhìn sang Mạnh Thanh Hà:

- Có phải cô bỏ gì vào cơm canh không?

Bình thường đồ ăn đều do Mạnh Thanh Hà nấu, bữa nay cũng không ngoại lệ.

Đào Minh đập bàn, nổi giận quát:

- A Hà, cô nói rõ cho tôi, rốt cuộc có chuyện gì xảy ra thế này?

Mạnh Thanh Hà buông việc đang làm trong tay và nở một nụ cười khó đoán:

- Như mẹ nói đấy, tôi bỏ thuốc.

- Cô…

Đào Minh kéo ghế ra rồi hùng hổ đi về phía bà.

Thế nhưng chưa đi được hai bước thì ông ta đã thấy hai chân mềm nhũn và ngã lăn trên đất. Ông ta lẩm bẩm:

- Tôi cũng trúng thuốc?!

Rồi quay sang hỏi Mạnh Thanh Hà:

- Sao cô lại không sao?!

Mạnh Thanh Hà đứng dậy đi tới trước mặt ông ta:

- Ông biết rõ là tôi không ăn ốc nước ngọt, nhưng món này lại là món mùa hè mà các người thích nhất.

Bà đi qua người Đào Minh:

- Tôi cứ tưởng là thuốc không có tác dụng cơ, hóa ra là vì ông cường tráng nên dược hiệu phát huy hơi bị chậm.

- Cô cho chúng tôi ăn cái gì rồi?

Đào Minh sợ chết, bèn thốt lên câu hỏi bằng giọng rất căng thẳng.

Mạnh Thanh Hà nhún vai:

- Tôi cũng không biết nữa, tôi đọc sách thuốc của cha ông rồi tự phối ra đấy, dược hiệu của thuốc này trong sách viết hay lắm,

tính ôn hòa…

Bà lại mỉm cười:

- Tôi nói thế thì chắc là các người chẳng hiểu đâu. Tóm lại, sau khi con người ăn thứ thuốc này thì cả người sẽ tê dại đi, không

còn cảm giác gì nữa, thế nhưng bộ não vẫn còn ý thức và vẫn nói chuyện được. À, giống hệt như tình trạng của các người bây giờ

đây này.

Bà ta lại bổ sung thêm:

- Lúc trước tôi thí nghiệm trên người Đại Hoàng, quả nhiên nó nằm sấp xuống yếu ớt, không nhúc nhích được nữa.

- Thì ra là mày hại chết Đại Hoàng!

Cụ ông Đào nói với vẻ đau lòng. Đại Hoàng là con chó do ông cụ tự tay nuôi lớn, rất là thông minh. Mỗi lúc nông nhàn, một người

một chó vào núi đi săn, lần nào cũng mang được thỏ hoang và gà rừng về.

Mạnh Thanh Hà ngồi xổm xuống nhặt từng mảnh sứ vỡ trên nền đất:

- Ba nói sai rồi, chẳng phải người bỏ rơi Đại Hoàng là ba hay sao? Để tôi nghĩ xem nào, lúc đó ba nói thế này này: Con chó này

chẳng sống được bao lâu nữa, chi bằng nhân lúc nó còn sống thì thịt luôn đi, thịt chó ăn cũng ngon lắm. Tôi liều mạng ngăn cản,

ba còn mắng tôi lòng dạ đàn bà kia mà. Tôi chẳng hề chạm đến một miếng thịt chó của ba đâu.

- Lúc nào dược hiệu mới tan hết?

- Tầm năm tiếng đồng hồ.

Mạnh Thanh Hà đã tăng liều thuốc cho chắc ăn, nhất định là sẽ được hơn năm tiếng. Bà lấy cái hót rác rồi quét mảnh sứ nhỏ trên

đất vào:

- Đừng mong kéo dài thời gian, nhất định tôi sẽ giải quyết các người trong vòng năm tiếng đồng hồ thôi.

- A Hà, tôi biết cô có nỗi khổ tâm. Mấy năm nay tôi đối đãi với cô không bạc, chúng ta có chuyện gì thì ngồi xuống nói với nhau

được không?

Đào Minh định lấy tình lý ra khuyên nhủ Mạnh Thanh Hà:

- Tôi biết cô chỉ xúc động nhất thời thôi, ai cũng có lúc phạm sai lầm, nhưng nếu gây sai lầm lớn thì cô có hối cũng không kịp

đâu. Giờ cô đừng làm gì chúng tôi, cô vào phòng ngủ một giấc đi, lúc cô dậy thì dược hiệu cũng tan hết rồi. Chúng tôi sẽ coi như

không có chuyện gì xảy ra, chúng tôi sẽ không làm gì cô cả.

Đào Minh nhìn ba mình:

- Đúng không, ba nhỉ?

Không đợi ông cụ Đào trả lời, Mạnh Thanh Hà đã nói với giọng dứt khoát:

- Tôi không kích động gì đâu, tôi đã lên kế hoạch cho việc này mười chín năm rồi. Đường lớn đã thông, người nên đi đã đi, ra tay

vào lúc này là chính xác rồi.

Nam Sơn cho rằng người nên đi là mình và Cố Thăng, nhưng nghe thế thì mới phát hiện ra là không phải.

Lâu như vậy rồi sao? Thấy trên mặt bà không hề có chút dao động, Đào Minh đã bắt đầu chán nản.

Người nhà họ Đào cố gắng hết sức để không chọc giận bà, họ thay nhau lên sân khấu, nói rã cả họng, khô hết miệng lưỡi, thế mà

Mạnh Thanh Hà chẳng nhìn họ lấy một lần.

Bà chẳng nói chẳng rằng mà chỉ cười hờ hững và coi lời họ như không khí. Bà đổ hết ốc nước ngọt trên bàn cùng với mảnh sứ vỡ

vào túi to đã chuẩn bị sẵn.

Dường như mọi việc không còn đường cứu vãn.

Cụ Đồng nhìn chòng chọc vào Mạnh Thanh Hà rồi chửi ầm lên:

- Đồ đàn bà độc ác, bao nhiêu năm nay mà mày vẫn lạnh bạc thế à?

- Ồ?

Mạnh Thanh Hà kéo âm cuối ra thật dài:

- Ba tôi vừa mới mất, các người đã bắt tôi tới đây, ép tôi cưới thằng già Đào Minh này, chẳng lẽ tôi phải cảm ơn các người hay

sao? Các người giết con tôi mà tôi còn phải dập đầu tạ ơn các người à? Nửa đời tôi chôn vùi hoài phí trong nhà họ Đào của các

người, sắp sửa kết thúc đến nơi rồi, tôi còn phải cung phụng các người ư?

Cụ Đồng cười lạnh:

- Nếu không phải mày nói cho Hứa Tuệ Lộ đường chạy ra ngoài, để bọn tao đi bắt nó về rồi gặp tai nạn, thì mày có gặp chuyện gì

không?

Nghĩ đến đây, cụ Đồng lại đau lòng:

- Tao tốn hai ngàn tám trăm tệ mới mua được nó từ tay lão Bắc đấy. Hứa Tuệ Lộ là sinh viên xuất sắc đó, đứa con mà cô ta sinh

ra chắc chắn là có gene tốt lắm.

Mạnh Thanh Hà sửng sốt:

- Đã lâu lắm rồi không nghe thấy cái tên này.

Bà ta đóng cửa lại:

- Ồ, chị ấy mà chịu sinh con cho nhà họ Đào các người á? Nằm mơ đi! Năm đó chị ấy thà rằng nhảy xuống sông cũng không

muốn ở lại nhà họ Đào các người đấy.

- Chẳng phải nó chết là do mày hại hay sao?

Cụ ông Đào nói với giọng đau lòng:

- Năm đó tao thấy khi mày cầm tập đề đến hỏi bài nó thì nó có vẻ sáng sủa hơn nên mới để chúng mày ở cùng nhau, ai ngờ cuối

cùng lại dẫn sói vào nhà.

Ông cụ tỏ vẻ thắc mắc:

- Có lẽ đến chết nó cũng không biết, người nói cho nó đường ra bên ngoài là mày, người mách bọn tao rằng nó đã chạy trốn cũng

là mày, vì sao mày lại làm như thế?

Mạnh Thanh Hà thu dọn bàn ăn rồi dùng khăn lau sạch vết dầu mỡ. Bà đeo tạp dề vào, bắt đầu rửa bát đũa:

- Vì sao à? Để tôi nghĩ xem nào.

Bà chồng đống bát đã rửa sạch lên nhau:

- Khi đó tôi rất ước ao cuộc sống tự do tự tại ở bên ngoài, tôi muốn về thành phố, muốn chị ấy dẫn tôi cùng đi. Năm đó chị ấy rất

tin tôi, hai chị em cực kì thân thiết, chị ấy còn cho tôi xem ảnh của cháu gái mình nữa kia, nó trắng trắng xinh xinh y như cái

bánh bột vậy đó. Sau này tôi nói cho chị ấy biết đường ra bên ngoài, hai chúng tôi đã bàn bạc là sẽ đi cùng với nhau. Thế nhưng

khi đi thật thì tôi lại hối hận. Ở nơi này có người mà tôi không bỏ được, tôi đành phải để chị Tuệ Lộ đi một mình thôi.

Bà ta đợi bát nhỏ hết nước rồi đặt vào tủ bát:

- Tôi nghĩ, tôi ở đây cô độc thế này, tôi khao khát thế giới ngoài kia mà lại không thể không ở lại đây. Chị Tuệ Lộ dựa vào cái gì

mà lại được đi, lại được sống trong thế giới rực rỡ và tự do kia cơ chứ? Chi bằng chị ở lại đây với tôi thì hay biết mấy, chẳng phải

là chị thích tôi lắm hay sao? Thế nên tôi đã nói chuyện chị ấy chạy trốn cho các người hay, nhưng tôi không ngờ là chị ấy lại chết.

Nam Sơn nghe đến đó thì chỉ cảm thấy hoang đường đến tột cùng.

Mạnh Thanh Hà quét tước sạch sẽ phòng khách rồi nói:

- Đúng rồi, tôi quên nói cho các người biết, Nam Sơn chính là cháu gái của Hứa Tuệ Lộ đấy! Thi thể của Hứa Tuệ Lộ chôn ở sau

vườn đã bị người khác động vào, không cần đoán cũng biết là con bé đó. Tôi ấy à, tôi còn cất chứng minh thư của chị Tuệ Lộ

trong tủ kia kìa. Hôm nay tôi tìm thì không thấy nữa, có lẽ con bé đó cũng lấy đi mất rồi, chắc bây giờ nó đang báo cảnh sát đấy.

May mà nơi này hoang vu hẻo lánh, chờ được cảnh sát tới cũng còn lâu.

- Mày cũng là đồng lõa!

Cụ Đồng nhìn chòng chọc vào bà với ánh mắt sáng quắc như đuốc:

- Mày cũng không trốn thoát đâu!

Mạnh Thanh Hà bật cười:

- Năm đó tôi chỉ là một con nhỏ chẳng biết gì, nói chính xác ra thì tôi còn là nạn nhân cơ, đồng lõa là người dân trong cái thôn

này mới phải.

Bà đanh mặt lại:

- Tôi không định hành động nhanh như thế, gan tôi nhỏ lắm. Thế nhưng bây giờ người nên đi thì đã đi rồi, tôi chẳng còn gì vướng

bận. Thứ hai là các người ép tôi, năm đó tôi mất con, đau chết đi sống lại, ấy vậy mà các người còn ép tôi đi khám bác sĩ Mục

thêm lần nữa. Tôi đoán là lần này các người sẽ để tôi sinh con, rồi nó là gái thì sẽ bị các người bóp chết. Thứ ba là vì Nam Sơn

đến, làm cho tôi thấy hơi áy náy. Thôi thì ra tay luôn vậy, cứ chần chừ mãi, chẳng biết còn kéo dài đến bao giờ.

Bà nói với vẻ tiếc nuối:

- Vốn định để cho Nam Sơn chứng kiến cơ, ai ngờ họ lại đi nhanh thế.

- Mày không sợ cảnh sát tới bắt cả mình sao?

Mạnh Thanh Hà cười khẽ rồi nói:

- Không đâu, tôi tính hết rồi.

Bà mở cửa ra, ánh sáng hơi chói mắt, bà vươn tay lên che rồi nói với người nhà họ Đào:

- Các người ở đây chờ tôi một lát, tôi sẽ về ngay thôi. Đừng mơ có ai tới cứu các người, chỉ có thím Lý mới đến gõ cửa nhà này,

mà hôm nay bà ta đi vắng rồi.

- Mày đi đâu đó?

Mạnh Thanh Hà cười rất đỗi dịu dàng:

- Mẹ mau quên thật, chẳng phải bà muốn đưa tôi đi khám bác sĩ Mục hay sao? Tôi đi lấy chút đồ rồi về ngay thôi.