Nông Môn Y Hương: Hoàng Thúc Thỉnh Tự Trọng

Chương 36: Giữa Sườn Núi




Ngày thứ hai, Bạch Đường dậy từ rất sớm, động tác của nàng nhẹ nhàng, A Duyệt có trở mình nhưng cũng không bị tỉnh giấc.

Trời còn chưa sáng tỏ, nàng tính toán bạc bên trong túi, đem toàn bộ gạo vụn bên trong bình đổ vào nồi, hôm nay từ núi trở về, phải tiện đường mua chút gạo trắng mới được.

Chân phụ thân bị thương, mất máu quá nhiều, cần phải tẩm bổ.

Thạch Oa và A Duyệt cũng đang tuổi phát triển, cũng phải được bồi bổ.

Ngày nào cũng là khoai lang, nhìn thôi cũng phát ngán.

Chờ cháo sôi, Bạch Đường lại ra sau nhà, nhổ vài cây phiên bạch thảo[1].

[1] Phiên bạch thảo (翻白草): là cây thân cỏ, phân bố ở Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Cây mọc ở vùng đất hoang, thung lũng, ven mương, đồng cỏ sườn đồi. Toàn cây dùng làm thuốc hạ sốt, giảm sưng tấy, cầm máu. Rễ rất giàu tinh bột, chồi non có thể ăn được. Cây nhỏ gọn và có thời gian ra hoa dài, cây nằm sát mặt đất, có tác dụng giữ nước, giữ đất rất tốt.

Nàng hái chồi non và phần thân trên, bên dưới còn sót một chút rễ, nàng rửa sạch bùn, cho vào nồi cháo

Nàng hái chồi non và phần thân trên, bên dưới còn sót một chút rễ, nàng rửa sạch bùn, cho vào nồi cháo.

Phiên bạch thảo có tác dụng giải độc, cầm máu, tiêu sưng, đây là thứ trong nhà cần.

Nàng vừa thái rau vừa nhẩm tính, hiện giờ ngoài chợ là một quả trứng gà giá ba văn tiền, không chênh lệch lắm với giá tiền một cây thiết tuyến thảo, nếu nàng có thể chọn thêm chút thảo dược, thêm chút trứng thịt cho gia đình, cuộc sống cũng sẽ thoải mái hơn.

Nấu xong điểm tâm, Bạch Đường đặt vào lồng bàn, rồi nhanh nhẹn thay y phục, mang theo sọt trúc quen thuộc, cả xẻng nhỏ và cuốc đều đặt ở trong.

Ngoài ra còn có hai sợi dây thừng dài rất chắc chắn, là phụ thân tự tay bện dây mây lại, nàng dùng hơn nửa năm vẫn còn chắc chắn.

Trang bị cần thiết đều sửa soạn xong, Bạch Đường tràn đầy niềm tin, bước thẳng lên núi.

Núi Phúc Minh cao, song lại không quá dốc, chỉ là đến giữa sườn núi lại có nhiều gò núi nhỏ, tương đối khó leo lên trên.

Nửa đoạn đường đầu, Bạch Đường đi thẳng lên núi, không hề liếc mắt nhìn.

Đường vốn an toàn thì người đến cũng nhiều, đâu còn vật gì tốt nữa.

Nàng vốn muốn tìm đến vị trí phải tốn công sức leo đến, ít người lui tới, mới dễ dàng tìm thêm món hời.

Lần trước, nàng leo đến gốc tùng có nấm linh chi, xung quanh lá tùng rơi đầy mặt đất, không hề có dấu chân, xem ra trước khi nàng đến, cũng chưa từng có ai đến đó.

Đường lên núi này Bạch Đường cũng đã đi mấy chục lần, cho dù nhắm mắt cũng có thể bò đến giữa sườn núi.

Theo kinh nghiệm thì phải lên đến giữa sườn núi, sau đó nhìn vào thế núi, cây cối rồi mới quyết định.

Bạch Đường cũng không lui tới những vị trí đã từng đi qua, thảo dược đều là cây mọc hoang, không thể lớn nhanh như vậy.

Những loại cây trong sân nhà nàng, mỗi ngày đều tưới nước bón phân, vậy mà mấy tháng trời mới lớn lên được.

Vốn dĩ tiệm thuốc chỉ nhận thực vật hoang dại, những cây cỏ ở nhà chẳng qua là để cho mâm cơm có thêm chút món, cũng là chút thảo dược để trong nhà, vẹn toàn đôi bên.

Nàng nhanh nhẹn leo lên, khi đến giữa sườn núi cũng đã nửa canh giờ.

Bạch Đường dừng lại uống hớp nước, nghỉ ngơi một chút.

Nàng nhớ đến lần đầu tiên trèo lên núi Phúc Minh, khi đến dưới chân núi đã quá giữa trưa, nàng tìm được hai cây thảo dược nhỏ liền nóng lòng muốn xuống núi, bởi nếu trời tối, trong núi sẽ vô cùng nguy hiểm.

Kết quả vừa về đến nhà, nàng nằm trên giường ròng rã hai ngày, tay chân giống như không phải của mình, vừa đau vừa nhức.

Mọi việc đều phải dựa vào sức mình, Bạch Đường che hai tay lên trán thành một cái lều, phóng tầm mắt nhìn ra xa.

Nàng cảm thấy rất quen thuộc với núi Phúc Minh, vốn dĩ thường xuyên qua lại, cũng giống như nhà mẹ đẻ vậy.

Nhưng cũng cảm thấy vô cùng lạ lẫm, bởi vì mỗi lần đến đây, cả ngọn núi đều có chút khác biệt.

Lúc chồi non, khi già cỗi, hướng gió mỗi lúc mỗi khác, lại khi mưa vừa dứt, nhiều nhân tố khác nhau không ngừng lướt qua tầm mắt của nàng.

Nhãn lực của Bạch Đường cũng càng ngày càng tốt, trong tình trạng thời tiết tốt còn có thể nhìn được rất xa.

Nàng chà xát hai tay, đã xác định được mục tiêu.

Ở hướng Tây Nam có một gốc đại thụ che trời, bên dưới là lớp thổ nhưỡng, quanh năm suốt tháng được phủ bóng râm, ánh nắng rất khó chiếu đến.

Vốn dĩ thảo dược đều ở vùng bóng râm mọc ra.

Trước kia Bạch Đường không định đến mấy chỗ này, là vì nhìn qua chỉ thấy một sắc xanh nhàn nhạt, khiến lòng người có chút lo sợ.

Sau khi từ Dư phủ quay về, Bạch Đường phát hiện lá gan của mình cũng lớn hơn.

Giống như ếch ngồi đáy giếng, được ra ngoài mở rộng tầm mắt, cũng xem như một dịp tôi luyện.

Cho nên hôm nay nhìn lại gốc cây kia, nàng cũng không còn e sợ nữa.

Nàng hít vào một cái, bắt đầu trèo lên trên, dựa theo kinh nghiệm của nàng, ước chừng phải tốn một canh giờ mới có thể đến nơi.

Cũng có khi, Bạch Đường cũng nghĩ qua, nếu như không phải nàng đi một mình mà có bạn đồng hành, có thể sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Đáng tiếc, điều kiện trong nhà rất kém, lại còn thiếu nợ, thêm những phụ nhân kia không nói chuyện phiếm không sống nổi, muốn tìm một người đồng hành lại càng khó hơn.

Bạch Đường thì không thấy sao, song nhìn mẫu thân đôi khi muốn nói lại thôi, nội tâm nàng cũng chua xót.

Hai chân đặt xuống mặt đất, mọi thứ đều tĩnh lặng ngoài trừ tiếng gió rít gào.

Mùa này lá rơi hơn phân nửa, phủ thành một lớp trên mặt đất, tạo thành tiếng sột soạt khi nàng bước đi.

Bạch Đường cẩn thận xem xét bốn phía, cũng không thấy dấu chân lưu lại, nơi này quả nhiên rất ít người đến.

Nàng đi tầm mười bước, trước tiên thấy một bụi cây, lá dài như rau hẹ, cao khoảng ba, năm tấc, đã nở hoa màu hồng nhạt.

Bạch Đường nhận ra đây là sâm răng voi lá miên tảo[2], liền lấy công cụ từ trong sọt trúc ra, do rễ cây có hơi giống lá miên tảo nhi nên mới có tên gọi này, hầu như tiệm thuốc đều muốn thu thập dược thảo có bề ngoài nguyên vẹn.

[2] Sâm răng voi lá miên tảo: nguyên văn là miên tảo tượng nhân sâm (绵枣儿), tên khoa học là Roscoea scillifolia, là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng.

Đó là lý do vì sao có người hái thuốc rất nhiều, song vẫn không được trả công cao như nàng

Đó là lý do vì sao có người hái thuốc rất nhiều, song vẫn không được trả công cao như nàng.

Bạch Đường vốn dĩ thận trọng, đôi tay cũng nhẹ nhàng linh hoạt, cố hết sức không làm hư cành lá dược liệu.

Nàng dùng xẻng nhỏ xới lên một chút, sau đó dùng tay gỡ lớp bùn đất ra, rồi mới nhổ toàn bộ cây, giũ sạch đất rồi cho vào gùi trúc.

Nhổ được tầm hai mươi cây, Bạch Đường định đứng dậy, nhưng vừa cử động thì đầu óc choáng váng, suýt đứng không vững.

Ngẫm lại thì nàng đã ra ngoài hơn ba canh giờ, đồ ăn vào bụng cũng chỉ là nước, sớm đã tiêu hoá hết.

Trước khi ra ngoài, nàng có mang theo lương khô trên bếp, bây giờ lấy ra nhìn, chiếc bánh còn cứng hơn đá.

Bánh này là mẫu thân đặc biệt làm để nàng mang theo lên núi, bởi vì ít nước nên có thể bảo quản lâu, mỗi lần người chỉ làm vài cái, đệ muội cho dù có đói thế nào cũng sẽ không động đến.

Giá bột mì trên thị trường rất cao, lần đó Bạch Đường có mang về một số cây yến mạch[3], nhờ Từ thị trồng ở ven ruộng nhà mình.

[3] Cây yến mạch.

Đất đai trong nhà vốn ít ỏi, cũng không màu mỡ, lương thực thu được chỉ có khoai lang, bắp ngô, miễn cưỡng có thể duy trì kế sinh nhai của cả nhà

Đất đai trong nhà vốn ít ỏi, cũng không màu mỡ, lương thực thu được chỉ có khoai lang, bắp ngô, miễn cưỡng có thể duy trì kế sinh nhai của cả nhà.

Lúc Từ thị tiếp nhận cây yến mạch, bà nói thẳng đây không phải loại cây tốt.

Bạch Đường giải thích cho bà nghe, đây là cây yến mạch hoang dã, năng lực sinh tồn mạnh, chỉ cần có chút đất ruộng là được, cũng không chiếm mấy diện tích, cứ để mặc nó mọc được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

+

Từ thị nửa tin nửa ngờ, song vẫn đem ra ruộng trồng, vậy mà cũng sống được không ít.

Đến khi đơm bông, cũng có thể thu hoạch được một giỏ nhỏ.

Bạch Đường thử nấu cháo yến mạch, trong trí nhớ nàng, yến mạch là thứ tốt, kết quả cả nhà ăn xong thì đau bụng, từng người thay phiên ôm nhà xí.

Bị giày vò cả một ngày, Bạch Đường mới nhận ra vấn đề ở đâu!