Những Nhà Nơi Hẻm Nhỏ

Chương 29: 29: Ngân Hà Nơi Nhân Gian





Năm tháng đại học.
Mười hai sinh viên mang tới bốn cái xe đạp.
Vì kế hoạch xây dựng thành phố mới bị tạm dừng nên đám sinh viên hệ kiến trúc bọn họ đi tới đâu cũng bị ghét, đến nhân viên chính phủ cũng nói thẳng, “Các cô cậu ở trường làm nghiên cứu là được rồi, đừng có tới quản chúng tôi làm kinh tế.”
Bởi vì có Ủy ban xây dựng tỉnh Sơn Tây ủng hộ nên huyện Bình Dao không thể không sắp xếp chỗ ăn ngủ cho đám sinh viên.

Nhưng bọn họ được sắp xếp trong một nhà khách điều kiện rất tệ, và ngoài nhà khách này thì những tiệm cơm khác của huyện đều không chịu bán cơm cho bọn họ.

Thấy sinh viên tới cửa bọn họ sẽ mắng đuổi ra ngoài, hoặc hắt nước bẩn.

Dưới tình huống này các giáo sư dùng hết mọi thủ đoạn cũng không thể mượn thêm được xe đạp.

Bốn cái xe tuy không đủ nhưng coi như có hơn không.
Xe của Lâm Đống Triết được khai quang triệt để.

Giáo sư Nguyễn đạp nó rong ruổi khắp nơi để tìm các cơ quan liên quan, tìm những nơi có giá trị nhất của thành cổ.
Đám sinh viên thì phân tổ và dùng hình thức “Bao trọn” để khảo sát các khu vực kiến trúc cổ.

Thậm chí bọn họ còn mặc kệ ánh mắt xem thường mà tiến vào khu dân cư chụp ảnh, đo vẽ bản đồ.

Đa số thời gian cả đám không có xe, chỉ có thể mất thời gian đi bộ giữa phố lớn và ngõ nhỏ.

Cả đám loanh quanh bên ngoài tường thành, đi trên những con đường cổ để đo đạc, vẽ tỉ mỉ.

Bọn họ cũng chụp ảnh ghi lại nhiều chi tiết, cung cấp tư liệu cho việc phục dựng và quy hoạch.
Để đề phòng gió cát và ánh mặt trời nên cả mười hai người đều mặc quần áo dài tay.

Bọn họ bò dưới tường thành, trèo lên xà nhà khiến cả người đổ mồ hôi nhưng vẫn vác bộ dạng ấy chạy khắp nơi.

Đo vẽ xong một chỗ mọi người lại cõng dụng cụ vội vã chạy tới chỗ tiếp theo.
Xà nhà, mái vòm, hành lang gỗ, mái ngói, những viên gạch màu được điêu khắc tinh xảo, kiến trúc truyền thống cuối cùng của Trung Quốc ở thời nhà Minh và Thanh được phục dựng lại bằng giấy bút và hình ảnh.
Ban ngày đo vẽ bản đồ, buổi tối tụ tập bên nhau tập hợp ký lục, quan sát các giáo sư sử dùng những ký lục này cho quy hoạch như thế nào.

Bọn họ cố gắng hoàn thành công việc khổng lồ để nghiền ngẫm làm sao vừa giữ lại được những công trình cổ, vừa thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của hiện đại.

Ngoài ra còn có lưới điện, hệ thống nước, mạng lưới điện thoại và thông tin liên lạc……
Kỳ hạn một tháng vốn đã cực kỳ gấp gáp đã thế nhà dột lại còn gặp trời mưa.

Trong lúc giành giật từng giây ấy lại có việc ngoài ý muốn xảy ra.
Điều kiện ở huyện thành quá kém cỏi, các bản thiết kế hoặc các bức ảnh có khi sẽ cần phóng đại nhưng ở nơi này không có một cửa hàng nào có dịch vụ phóng to ảnh.

Các giáo sư chỉ có thể đi Thái Nguyên mua máy phóng đại ảnh và giấy tráng ảnh rồi huấn luyện sinh viên tự làm tất cả.
Ăn ở rất kém.

Đoàn bọn họ được sắp xếp ở một nhà khách cực kỳ tệ, điều kiện vệ sinh không đủ tiêu chuẩn, đồ ăn bị ruồi bọ bu vào nên mọi người đều bị khuẩn lị.

Cả đám ôm bụng chạy vào nhà vệ sinh liên tục nên cuối cùng đành phải cắt cử một người ở lại mỗi ngày để canh ruồi bọ……

Mang bệnh làm việc, ngày đêm chiến đấu hăng hái.


Sau một tháng đoàn bọn họ hoàn thành việc đo đạc bản đồ và xây dựng quy hoạch mới.

Chính quyền huyện Bình Dao không đưa ra câu trả lời chắc chắn vì thế giáo sư Nguyễn và mấy nghiên cứu sinh ở lại tiếp tục thuyết phục chính phủ còn các sinh viên khác thì rời đi.
Trang Đồ Nam muốn để xe đạp lại cho giáo sư Nguyễn nhưng sau một lúc do dự ông ấy uyển chuyển từ chối, “Chưa chắc thầy đã về Thượng Hải ngay, có khi thầy còn phải chạy tới Thái Nguyên, mang theo xe không quá tiện.”
Mười sinh viên rời khỏi Bình Dao.
Một đường trôi chảy tới Thái Nguyên rồi bốn người trong đó mua vé tàu hỏa về nhà luôn, còn sáu người khác thì về Thượng Hải.

Thái Nguyên là trạm đông đúc nhưng may mắn bọn họ vẫn mua được 6 tấm vé ngồi.

Ấy vậy mà lúc lên tới nơi bọn họ phải nhường 2 ghế cho hai bà bầu thế là sáu người thay phiên nhau ngồi 4 chỗ.
Trong toa xe oi bức như cái lồng hấp, mùi mồ hôi, mùi thối trộn với nhau xông vào lỗ mũi.

Cả người họ dính nhớp, sau lưng ướt đẫm, chỗ đùi và cánh tay dính chặt vào ghế ngồi bọc da, mỗi khi nhúc nhích giống như đang xé một lớp da vậy.
Tới nửa đêm nhiệt độ cuối cùng cũng giảm xuống, Trang Đồ Nam đứng ở hành lang, một cánh tay dựa trên lưng ghế mà ngủ gật.

Ngồi ở ghế là đàn anh Vương Đại Chí, anh là người bị tiêu chảy lâu nhất nên người rất yếu, vì thế được ngồi.

Lúc cánh tay Trang Đồ Nam trượt xuống dưới đàn anh lại nâng lên đặt ngay ngắn.

Hai người cứ thế duy trì tư thế ấy thật lâu, trong lúc đó vẫn tranh thủ ngủ.
Lúc khuỷu tay Trang Đồ Nam lại trượt xuống Vương Đại Chí thuần thục đỡ lấy, trong lúc ấy anh vẫn nhắm mắt ngủ.

Còn Trang Đồ Nam đang muốn chợp mắt thì mơ màng thấy Lý Giai đứng dậy rời khỏi chỗ và đi tới nhà vệ sinh.
Cậu nửa mê nửa tỉnh, ý thức không rõ nhưng vẫn theo bản năng đi theo.

Đi được vài bước cậu mới nhớ ra đây là xe lửa, không phải tiệm cơm ăn cướp ven đường nên vội dừng bước và xấu hổ quay về.
Một lát sau có người đứng bên cạnh cậu và nhẹ nhàng gọi, “Trang Đồ Nam.”
Trang Đồ Nam không giả vờ ngủ được nữa nên chỉ đành mở mắt và xấu hổ xin lỗi, “Vừa rồi mình còn mơ ngủ nên đầu óc hồ đồ……, Lý Giai, xin lỗi, không phải mình cố ý đi theo……”
Lý Giai cũng thực bối rối, giọng cô rất thấp, “Trang Đồ Nam, lần đó mình rất sợ nên quên mất không cảm ơn cậu.

Sau đó chúng ta được phân khác tổ nên mình vẫn không có cơ hội nói cảm ơn……”
Toa tàu chen chúc, phàm là có chỗ trống người ta sẽ tận dụng mọi cơ hội để ngồi xuống nghỉ một lát.

Chỗ của Lý Giai đã có người ngồi nên cô cứ thế đứng cạnh Trang Đồ Nam.
Đoàn tàu đang chạy nhanh trong quỹ đạo, bánh xe thường va chạm với đường ray phát ra tiếng ầm ầm.

Đèn trên trần tối tăm, tiếng nói của cô nhỏ nhẹ mờ mịt đến mông lung.
Chiếc quạt điện nhỏ trên đỉnh đầu kêu ong ong, lắc lư thổi chút gió nóng không đáng kể.

Trên ghế ngồi có người đang nói nhảm, lẩm bẩm những từ không ai hiểu được.

Biên giới giữa hai người trẻ tuổi khác phái lúc này giống như bị làm mờ đi, tình cảm đè nén trong lòng đã lâu giống như càng sinh động hơn.
Vui mừng, vui mừng tràn đầy giống như căng lên trong lồng ngực.
Có lẽ tiếng nói chuyện đánh thức Vương Đại Chí nên anh làm một động tác bổ nhào về phía trước nhưng không túm được gì mà chỉ bị giật mình bừng tỉnh.

Anh mê mang mở mắt và xoay người nhìn về phía hai người, “A, Lý Giai, sao em lại đứng thế, không phải em có ghế ư?”
Lý Giai nhỏ giọng giải thích, “Vừa rồi em có rời đi một lát nên chỗ đã có người ngồi, em đứng một chút cũng được.”
Vương Đại Chí nói, “À, à, Trang Đồ Nam, hai ta đổi chỗ một chút nhé, em có muốn ngồi không?”
Trang Đồ Nam ấn vai anh và nói, “Không sao, trời sắp sáng rồi.”

Ba người đều tỉnh thế nên họ cùng trò chuyện với nhau.
Vương Đại Chí hỏi hai người, “Giữa trưa tới Thượng Hải rồi hai đứa về trường hay mua vé về nhà?”
Đầu óc Trang Đồ Nam vẫn còn choáng váng nhưng khác với cơn buồn ngủ vừa rồi, nguồn cơn của cái sự choáng váng lúc này lại tới từ một nỗi vui mừng thật lớn không rõ lý do.

Miệng cậu lúc này nhanh hơn đầu óc thế là cậu buột miệng, “Em định tìm người hỗ trợ đạp xe tới bến xe đường dài, nếu may mắn có thể em sẽ đuổi kịp chuyến xe chiều về Tô Châu.”
Trang Đồ Nam lảm nhảm nhiều hơn hẳn ngày thường, “Vì có hai cái xe đạp nên cần một người hỗ trợ.”
Lý Giai thì nhỏ nhẹ đáp, “Em về trường học.”
Ý thức của Trang Đồ Nam giống như chia làm hai nửa, một nửa đang ảo não vì sao bản thân không đáp là “em sẽ về ký túc xá.” Còn một nửa kia lại khiến cậu buột miệng thốt ra, “Nhà cậu không phải ở Hắc Long Giang sao? Nghỉ hè cậu không về nhà à?”
Lời vừa ra khỏi miệng Trang Đồ Nam đã hận không thể cắn đứt lưỡi mình.

Cậu lập tức bổ sung một câu, “Mình đưa thư nên thường xuyên thấy thư của cậu.”
Thật là cán bộ tận chức trách! Trang Đồ Nam lại hận không thể cắn đứt lưỡi mình vì thế cậu vội ngậm miệng.
Lý Giai nói, “Hai ngày này ba mẹ mình ở Thượng Hải.”
Vương Đại Chí rất nhiệt tình nói, “Trang Đồ Nam, anh sẽ đạp xe tới bến xe cùng em.

Anh ở Chiết Giang, khá gần nên anh sẽ ở trường nghỉ hai ngày rồi mới về nhà.”
Trong một tháng này đi khắp hang cùng ngõ hẻm và bị người ta chỉ chỉ trỏ trỏ nên Trang Đồ Nam đã có hiểu biết cơ bản về lời chửi của người Sơn Tây.

Cậu lập tức nghĩ thầm, quả hóa, em không cần anh hỗ trợ, em muốn về trường học.
Vương Đại Chí lại nói, “Trời nóng thế này giáo sư Nguyễn còn phải ở lại cao nguyên đầy cát vàng ấy để bôn ba.

Không biết lúc nào thầy ấy mới nhận được phản hồi của huyện Bình Dao.”
Anh lẩm bẩm giống như đang nói với bản thân lại giống như muốn được người khác khẳng định, “Quy hoạch tốt như thế, giáo sư Nguyễn nhất định có thể thuyết phục chính phủ Bình Dao.”
Trong đầu ba người đều hiện lên cổ thành thê lương lại xa xưa.
Lý Giai nhẹ giọng nói, “Người có chí ắt sẽ thành nghiệp lớn.”
Ngoài cửa sổ trời dần sáng, một tia nắng mặt trời chiếu vào trong xe và chớp động.

Trong nắng sớm mông lung khuôn mặt Lý Giai được miêu tả rõ ràng, cô rũ mắt, dịu dàng điềm tĩnh.
Trang Đồ Nam từng tình cờ gặp Lý Giai ở cửa một căn nhà cũ tại Bình Dao.

Hai người ở hai tổ khác nhau nên có nhiệm vụ khác nhau vì thế có gặp họ cũng chỉ gật đầu.

Tuy chỉ gặp thoáng qua nhưng bóng dáng Lý Giai in trên cổng vòm cũ kỹ kia vẫn ghi trong lòng cậu.
Giờ khắc này Lý Giai nơi ngõ nhỏ của Thượng Hải trong màn mưa xuân, Lý Giai ở cổng vòm xưa cũ nơi Bình Dao đều hợp lại thành người trước mặt.

Mọi kinh ngạc, mọi xao xuyến đều tụ lại ở giờ khắc này.
Trang Đồ Nam tự nhiên nhớ tới một bài thơ cổ, “Núi sông xa rộng, ngân hà giữa nhân gian, em chẳng là thứ gì, nhưng đâu cũng thấy bóng em.”

Tới Thượng Hải đám quả hóa của Đồng Tế lập tức tan rã.
Mấy nam sinh khác chẳng thèm để ý tới lời kháng nghị mỏng manh của Trang Đồ Nam “Mình muốn về trường một chuyến đã”, bọn họ chỉ lo nhiệt tình tỏ vẻ mình có thể giúp đạp chiếc xe còn lại và cùng cậu tới bến xe.
Vương Đại Chí nhiệt tình dào dạt, “Mau lên, đừng bỏ lỡ chuyến xe buổi chiều.”
Trang Đồ Nam đột nhiên hiểu vì sao dân ở huyện Bình Dao lại ghét sinh viên đại học Đồng Tế đến vậy.

Đám quả hóa này nhất quyết giữ ý mình, còn cực kỳ thành thật, vừa không sợ khổ vừa không sợ mệt mà lo chuyện thiên hạ, cản cũng không cản nổi.
Vương Đại Chí lấy cái cớ ốm yếu vẫn không từ chối trách nhiệm lao khổ để tiễn bạn học Trang Đồ Nam tới bến xe.

Sau khi tiễn cậu và hai chiếc xe đạp lên xe về Tô Châu anh mới hớn hở đi về.


Các hành khách đều oán giận vì Trang Đồ Nam thật sự quá bẩn quá thối.

May mà tài xế là bạn của Tiền Tiến nên ông ấy sắp xếp cho cậu ngồi hàng cuối cùng, cạnh cửa sổ được mở rộng để thông khí chứ nếu không chắc chắn ông ấy phải đuổi cậu xuống xe để làm dịu sự bất bình của dân chúng.
Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình đều tới bến xe đường dài của Tô Châu để vừa đón anh vừa thuận tiện đạp một chiếc xe về.

Bọn họ canh ở cửa ra vào nhưng bốn con mắt cũng không nhận ra nổi Trang Đồ Nam —— cậu quá giống ăn mày.
Trang Tiêu Đình không nhận ra anh ruột còn Lâm Đống Triết không nhận ra xe đạp của mình —— mẹ ơi khai quang cũng quá triệt để rồi, sơn trên giá kim loại bong gần hết.
Vào căn nhà nhỏ câu đầu tiên Tống Oánh thốt lên chính là, “Đồ Nam, cháu không tắm bao lâu rồi?”
Trang Đồ Nam thành thật trả lời, “Tầm 10 ngày gì đó.”
Hoàng Linh không nói hai lời mà lập tức đun đầy xô nước nóng và nhét con trai vào nhà tắm.

Cô sai bảo chồng, “Anh mang cái bàn chải cạo lông lợn trong bếp ra đây đưa cho nó, để nó tự tắm cho sạch sẽ.”
Trang Đồ Nam tắm rửa sạch sẽ rồi lê dép đi ra khỏi nhà tắm.
Gió đêm thổi qua mái tóc ướt đẫm của cậu cùng cánh tay và cẳng chân lộ ra ngoài mang đến cảm giác thích ý và thả lỏng nói không nên lời.

Hoàng Linh nấu chè đậu xanh và bánh bao thịt, Trang Đồ Nam thấy thế thì ăn ngấu nghiến.

Trong lúc ấy người nhà họ Lâm cũng qua chơi.
Trang Đồ Nam vội xin lỗi vì tình trạng cái xe đạp nhưng Lâm Võ Phong hoàn toàn không để bụng, “Cháu mượn xe rồi Đống Triết không có xe ra ngoài chơi điên thế là ngày ngày ở nhà thành thật ôn bài.

Là chú phải cảm ơn cháu mới đúng.”
Lâm Đống Triết cười hê hê, “Anh Đồ Nam, chờ anh cơm nước xong mau kể những gì anh đã làm thời gian qua cho mọi người nghe đi.”

Ra cửa lúc nào cũng khó, ở nhà thì ngàn ngày đều tốt.

Trang Đồ Nam véo đầu véo đuôi nói tới hành trình đi Bình Dao.

Cậu giấu không đề cập tới những hung hiểm trên đường cùng điều kiện gian khổ mà chỉ kể tỉ mỉ quá trình đo vẽ bản đồ và làm quy hoạch.

Mọi người nghe đến mê mải, như nuốt từng lời.
Lâm Võ Phong cũng bị gợi hứng thú nói chuyện, “Đại học giao thông cũng có một câu chuyện truyền kỳ có quan hệ với Tô Châu này.

Năm 1947 chính phủ Nam Kinh muốn tiết kiệm kinh phí nên yêu cầu đại học giao thông quốc lập ngừng tuyển sinh hai khoa và sửa tên trường thành ‘Học viện công lập Nam Dương’.

3000 sinh viên lúc ấy quyết định tới Nam Kinh hỏi cho ra nhẽ nhưng ga tàu ở Thượng Hải được lệnh không bán vé tàu cho bọn họ.”
Lâm Võ Phong phe phẩy quạt hương bồ và cao giọng đàm luận, “Sinh viên khi ấy góp tiền mua một cái đầu tàu đã hỏng cùng 27 toa tàu.

Sinh viên khoa công trình máy móc cùng nhau sửa chữa lắp ráp đống thiết bị này sau đó bọn họ lên đường.

Tới gần Tô Châu cục đường sắt biết tin đã dỡ bỏ một đoạn đường ray phía trước nhưng vẫn để vật liệu ở ven đường.

Lúc này sinh viên khoa công trình xây dựng lập tức tổ chức đội sửa chữa gấp rút sửa lại đường ray và đoàn tàu tiếp tục đi về phía trước.”
Tống Oánh ngơ ngác hỏi, “Đại học giao thông thật sự có liên quan tới giao thông à?”
Lâm Võ Phong tiếp tục khoác lác, “Cục giao thông lại hủy đường ray phía trước và lần này họ khiêng cả vật liệu đi.

Nhưng sinh viên lại nhanh trí gỡ đường ray phía sau ra lắp ở phía trước, cứ thế vừa chạy vừa sửa.

Cuối cùng họ cũng tới ga tàu hỏa phía tây Thượng Hải và thành công bảo vệ hai khoa kia cùng tên trường.”
Lâm Võ Phong nói xong mới giải thích cho Tống Oánh, “Sau giải phóng đại học giao thông công lập tách ra thành đại học giao thông Thượng Hải và đại học giao thông Tây An chủ yếu đào tạo cơ, điện, thuyền nhưng vẫn có nhiều ngành có liên quan tới giao thông.”
Trang Siêu Anh nghe thế thì thản nhiên nói, “Lúc Đồ Nam điền chí nguyện anh kiến nghị thằng bé chọn mấy ngành thực dụng quả là đúng.

Anh là người có tầm nhìn xa, mấy năm nay người tốt nghiệp khoa văn quả thực không được phân vào chỗ nào tốt, không thể bằng lúc mới khôi phục thi đại học.

Trước kia sinh viên lịch sử, triết học tốt nghiệp có thể trực tiếp vào đơn vị cấp bộ, nhưng hiện tại không dễ như thế.”
Trang Siêu Anh lại cảm khái, “Mới có mấy năm mà khoa học tự nhiên đã đuổi kịp khoa văn.”
Hai nhà thân thiết nên Hoàng Linh nói đùa, “Tôi còn nhớ rõ lúc mới vừa chuyển tới đây nhà hàng xóm bắt nạt chúng ta nhưng kỹ sư Lâm không nói hai lời đã chặn cống.


Lúc ấy tôi còn tưởng người làm công tác văn hóa nào cũng hung dữ như thế, hóa ra lại do truyền thống của trường đại học.”
Người làm công tác văn hoá là Lâm Võ Phong bị chê cười thì nói, “Lúc Đồ Nam nhận được thư trúng tuyển của Đồng Tế tôi đã sầu cả đêm không biết tương lai Đống Triết nên đăng ký Đồng Tế hay đại học giao thông? Hiện tại xem ra tôi chả cần lo nữa.”
Lâm Võ Phong vừa dứt lời thì nhà họ Vương ở bên cạnh đột nhiên truyền tới tiếng mắng chửi cực kỳ khó nghe.

Trang Siêu Anh giải thích cho Trang Đồ Nam, “Là nhà Chu Thanh.

Thời gian trước Thượng Hải đã đồng ý cho con của thanh niên trí thức về đó, có thể lấy hộ khẩu Thượng Hải…….”
Lâm Võ Phong cảm thán, “Cuối cùng cũng đồng ý, Thượng Hải cứ không chịu nhả ra mãi cho tới khoảng thời gian trước cuối cùng bọn họ cũng đồng ý cho con cái của thanh niên trí thức trở về.”
Mật thám Tống Oánh bổ sung, “Nhưng có điều kiện.

Một đôi thanh niên trí thức chỉ có thể đưa một đứa con về, mà đứa nhỏ phải 16 tuổi trở lên, ít nhất phải tốt nghiệp cấp 2 rồi.”
Trang Đồ Nam kinh ngạc, “Chu Thanh có thể về Thượng Hải là chuyện tốt, sao nhà họ lại mắng…… mắng khó nghe như thế?”
Trang Siêu Anh than, “Phòng ở, còn không phải vì phòng ở sao? Năm nay Chu Thanh học lớp 8, Vương Dũng muốn con bé dọn đi Thượng Hải ngay mùa thu này và ở nhà nội học cho hết cấp hai sau đó nhân tiện đăng ký hộ khẩu ở đó luôn.

Anh ta muốn chiếm gian phòng nhỏ kia nhưng mẹ Chu Thanh không đồng ý và nói đó là xưởng dệt cung cấp cho mẹ con họ.”
Lâm Võ Phong bồi thêm, “Nửa diện tích của phòng kia là của nhà chúng ta, nếu họ còn cãi ầm ĩ nữa thì tôi sẽ đập đi xây lại tường.

Tôi không sửa được đường ray nhưng xây dựng thì không đến nỗi.”

Trong ánh sáng tối tăm của con ngõ người ta bày đầy giường tre bên ngoài để ngồi hóng gió.

Mọi người mặc áo ngủ dương dương tự đắc mà hoặc ngồi hoặc nằm phe phẩy quạt hương bồ nói chuyện phiếm và nghe đài.
Lý Giai và ba mẹ ngồi trên một cái giường tre.

Mẹ cô an ủi con gái, “Không sao, trong nhà vừa chật vừa ngột ngạt, ba mẹ ngủ phòng bếp còn không bằng ngủ ngoài này có gió lùa rất mát mẻ.”
Ba cô cũng không để ý, “Mọi người đều ngủ bên ngoài, trong lúc ấy bọn họ tâm sự, khoác lác, lúc nào mệt thì ngủ, cũng khá tốt.”
Mẹ Lý Giai ngồi xếp bằng và cầm tay cô nhỏ giọng nỉ non, “Con mau về trường đi, trong ký túc xá thoải mái hơn chỗ này.

Mai ba mẹ sẽ tới trường học của con thăm quan một chuyến.

(Hãy đọc thử truyện Ngôi sao rực rỡ của trang Rừng Hổ Phách) Aizzz, em trai con lên cấp ba lại chẳng có ký túc xá nên sẽ phải chen chúc trong nhà này với chú và thím con những ba năm mới có thể thi đại học……”
Mẹ nhìn sắc mặt Lý Giai và thật cẩn thận xác nhận lại, “Bé, con có giận khi ba mẹ để danh ngạch hộ khẩu cho em trai không?”
Ba cô nói tiếp, “Không phải ba mẹ trọng nam khinh nữ mà em con còn nhỏ, thành tích lại không tốt bằng con.

Trường con đang học rất tốt, nếu trước khi tốt nghiệp con có thể tìm được một người bạn trai Thượng Hải rồi ở lại đây thì sau khi kết hôn con cũng sẽ có hộ khẩu nơi này.

Khi ấy con sẽ có thể ở lại Thượng Hải làm việc.”
Lý Giai hơi lắc đầu.
Không biết ba cô không chú ý tới cái lắc đầu của cô hay không muốn thừa nhận sự phủ định của Lý Giai mà ông vẫn tiếp tục nói, “Bé, con học đại học ở Thượng Hải, em con lại sắp có hộ khẩu ở nơi này.

Như vậy gọi là ‘hạ cánh nhẹ nhàng‘.

Những người bạn là thanh niên trí thức của ba mẹ đều nói vận khí nhà ta tốt, có thể hạ cánh nhẹ nhàng trở về Thượng Hải.”
Mẹ cô cũng rất vui mừng, “Từ nhỏ ba mẹ đã dạy con giọng Thượng Hải vì không muốn hai đứa mất gốc rễ.

Cả đời ba mẹ đều muốn về nơi này, bây giờ hai đứa về trước, sau này ba mẹ già rồi hẳn cũng có thể trở về.”
Lý Giai nhẹ nhàng gật gật đầu nhưng trong phút chốc cô lại nhớ tới một bóng hình.

Người đó không màng nguy hiểm che chắn cho cô trước đám côn đồ.
Đèn đường lúc sáng lúc tối, bóng đèn vang tiếng xì xì.

Vầng sáng mờ nhạt vẫn đủ thu hút đám thiêu thân và ruồi muỗi vây quanh.
 
------oOo------