Nhóc Yêu, Cho Anh Xin Lỗi!

Chương 142




Quyên quăng xuống trước mặt ông Tấn cọc tiền giọng đầy giận dỗi:

– Tại sao chú Tấn lại phỉ mặt con như vậy hả? Có chuyện gì tại sao không nói con một tiếng mà lại đi nhận tiền của thằng Quân hả?

Ông Tấn khổ sở nhìn con Quyên:

– Chú xin lỗi, thật sự là chú không biết đó là số tiền của nó, chú cũng đang đau đâu vì chuyện đó đây!- Chú và con bây giờ đi xuống nhà thằng Quân trả nó đi! Bố thí cho mẹ con nó đi, miễn sao nhà nó làm ơn buông tha thằng Tuấn ra cho con là được.

Ông Tấn nhìn hai cọc tiền mà gật đầu nuốt nước bọt, ông vội vã chở con Quyên thân chinh xuống nhà thằng Quân thêm hơn một lần nữa. Trên đường đi ông hỏi con Quyên với vẻ đầy lo lắng:

– Nhưng… có thằng Quân ở nhà liệu có ổn không? Thằng Tuấn nó biết thì..- Chú đừng lo, bây mình làm xấu mặt bả tại chợ luôn để bả về dạy lại thằng con trai của bả…

Ông Tấn càng trở nên ái ngại:

– Là làm sao? Làm sao mà chú có thể…- Chú đừng có lo, cứ làm như vầy là được!…

Mấy hôm nay thằng Quân cứ buồn bã nằm lì ở nhà mà chả thèm nhúc nhích gì hết khiến mẹ nó cũng rầu, chả biết khi nào thằng Tuấn mới về nữa, nhà quen có tiếng đùa giỡn của hai thằng con trai bây giờ vắng một đứa kể cũng buồn thật. Bà định tìm mua món gì đó mà thằng Quân thích để nấu buổi trưa. Đang lẩm bẩm tính toán thì bổng một chiếc xe từ đâu đó thắng gấp trước mặt làm bà giật cả mình. Người đàn ông trước mặt sao mà quen thuộc đến lạ kỳ. Bà ngỡ ngàng nhận ra đó là ba thằng Tuấn. Tự nhiên bà cảm thấy toàn thân mình trở nên run rẫy. Ông ta bước xuống xe và hất mạnh cọc tiền trước mặt bà:

– Bà cầm số tiền này về và kêu thằng con của bà làm ơn buông tha con tôi ra giùm nha! Tôi nghĩ số tiền này đủ để nó kiếm một trăm thằng khác! Bà là cô giáo mà sao không biết dạy con hả? Hay là bà cũng thông đồng luôn với nó!

Con Quyên cũng nhảy tới và bắt đầu khóc lóc, nó ôm cái bụng ra vẻ thật đáng thương:

– Cô ơi, làm ơn kêu thằng Quân tha cho anh Tuấn trở về với mẹ con của con đi cô, cũng từng làm mẹ, chắc cô cũng biết nổi khổ của những đứa trẻ khi lớn lên không có cha mà phải không? Con không muốn khi con mình lớn lên sẽ trở nên hư hỏng và đi giựt chồng của người khác giống như con của cô đâu? Cô cần bao nhiêu tiền thì con sẳn sàng đưa cho cô mà, nếu thấy ít cô có thể đòi thêm.

Mẹ của Quân giận run người lên, giỏ đồ ăn rớt trên tay bà, bà cứ đang ngỡ mình đang diển một vở hài kịch nào đó chứ không phải là hiện thực, hai người trước mặt bà đang là hai diễn viên quá ư là nghiệp dư. Bà tự nhiên cảm thấy giận một cái gì đó, con bé kia quá nhỏ mà sao dám nói những lời như vậy để xúc phạm bà, bà bật khóc, khóc vì tức, vì không thể tin được. Dù rằng bà biết rằng không thể nào khóc trong hoàn cảnh như vậy được. Nó quá giả tạo và sống sượng.

Một số tiểu thương ở chợ bắt đầu ngừng việc mua bán và bu quanh ba người họ. Một bà bán thịt phốp pháp chạy ra, cái tạp đề hãy còn bê bết máu, bà nhặt cọc tiền lên và quăng mạnh về phía mặt của ông Tấn và bắt đầu sĩ vả:

– Ông là đàn ông mà làm cái chuyện nhục nhã này giữa chợ mà không biết xấu hổ sao? Tui biết bà này, bả là cô giáo đây mà, hai ba con ông làm cái trò gì mà quăng tiền giữa đường rồi nói nhăng nói cuội gì vậy? Dân ở đâu tới đây mà lớn lối vậy? Đừng ỷ giàu rồi quăng tiền làm nhục người ta nha!

Đám ông bắt đầu lớn tiếng lời qua tiếng lại và dường như họ… chưa biết chuyện gì thì phải. Chỉ là thấy người quen thì bênh vực mà thôi. Con Quyên quay qua, khóc lóc giải thích:

– Con bà này giựt chồng của con!

Đám đông đáp trả:

– Đồ con gái hư thúi!

Có một ai đó quen mẹ của Quân lên tiếng:

– Đừng tin lời con nhỏ này! Bà cô giáo này chỉ có một đứa con trai thôi, làm gì có con gái mà giựt chồng nó!

Quyên cố gắng cãi lại:

– Thì thằng con trai bả giựt chồng con đó!

Đám đông vỡ lẽ ra cười òa:

– Thì ra con nhỏ này… điên! Mày nghĩ sao người ta là cô giáo mà để con đi làm chuyện đó!

Quyên bắt đầu khóc tức tưởi, cô gào lên càng khiến mọi người cười lớn hơn:

– Tui nói thiệt mà, thằng chó Quân nó giựt chồng tui!

Ông Tấn ê mặt, kéo tay con Quyên đi:

– Thôi được rồi, dằn mặt bả như vậy đủ rồi, đám dân ngu dốt này không hiểu đâu! Mình đi thôi con!

Bà bán thịt bỏ mớ tiền vào giỏ của mẹ Quân an ủi:

– Thôi cô đừng buồn nữa, coi như là lời hai ba con nhà đó như chó sủa sảng đi. Bận tâm làm gì!

Một số người khác nói ra, nói vào:

– Tui biết bà cô này mà, bả dạy con tui hồi đó chứ đâu! Bả hiền lắm!- Tui biết mặt con trai của bả mà!

Một vài cánh tay vỗ nhẹ an ủi mẹ Quân, bà không biết nên cười hay mếu khi đa số đều cho lời khuyên thế này:

– Thôi! Cô giáo cầm tiền này đem về đi đừng có lo nghĩ cái gì hết. Tụi tui ở đây ai cũng biết suy nghĩ và tin cô hết đó! Chả lẽ cô là cô giáo mà lại để con trai mình… “chơi cái trò gì đó” như con nhỏ kia nói bậy sao! Tui cũng biết con cô mà, nó dễ thương lắm!…