Tống Nhĩ Giai tiếp tục mơn tr.ớn đôi môi đỏ mọng của Nguyễn Trinh.
Khi cảm nhận được xúc cảm nhẹ nhàng truyền đến đầu ngón tay, nàng khẽ nỉ non:" Những năm qua, em thường mơ thấy chị... Chị giáo Nguyễn, chị đoán xem em đã mơ thấy gì?"
"Em mơ thấy gì?" Nguyễn Trinh hỏi, giọng nói có chút khàn khàn.
"Em luôn mơ về mùa hè năm em mười tám tuổi..." Nàng tiến lại gần hơn, từ tốn hôn lên làn da non mịn sau tai Nguyễn Trinh, thầm thì từng câu từng chữ bên tai cô:" Gần gũi chị, giống như thế này..."
Nụ hôn rực lửa rơi vào bên tai. Nguyễn Trinh nín thở, cô biết rõ nàng muốn làm gì, nhưng lại kiềm chế, không đáp lại.
"Nguyễn lão sư, chị có nhớ mình đã làm gì không..."
"Ngày ấy thực sự không phải là một giấc mộng, đúng không?"
"Chị đã khiến em nhận ra rằng tình cảm của bản thân dành cho chị là thích. Nhưng sau khi chị rời đi, em đã luôn kìm nén những cảm xúc đấy..."
"Thậm chí em còn muốn tìm một chàng trai nào đó và hẹn hò cùng cậu ta."
"Vậy em đã tìm sao?" Người bên gối rốt cuộc cũng không kìm lại được, mở miệng hỏi.
Nguyễn Trinh hiếm khi hỏi về tình trạng mối quan hệ của nàng trong 4 năm qua.
Người này đột ngột trở về từ Ninh Thành và lại tiếp tục xâm nhập vào cuộc đời nàng, khiến nàng chấp nhận cô một cách đầy tự nhiên.
Tống Nhĩ Giai vùi đầu vào cổ Nguyễn Trinh, mơn tr.ớn gò má cô một cách đầy thân mật:" Cậu trai ấy hẹn em ra ngoài chơi, em cũng định thử đi cùng cậu ta nhưng lại cảm thấy không ổn, sau đó bỏ cuộc. Em đã từng chờ đợi, đợi đến lúc em ra trường, đợi đến khi em trưởng thành và có tri giác, dù chị không đến bên em, nhất định em cũng sẽ đến bên chị một lần."
Nguyễn Trinh thấp giọng hỏi: "Em muốn tìm chị làm gì?"
"Tìm chị-" Nàng hôn lên vai Nguyễn Trinh:" Xác nhận tình cảm."
Nguyễn Trinh im lặng một lúc lâu.
Tống Nhĩ Giai khẽ cắn vào vai cô.
Bỗng dưng bàn tay đang mơn trớ.n gò má bị gỡ ra, đôi tay cũng bị nắm lấy, áp vào bên gối. Sau đó, cằm được người khác nâng lên, Tống Nhĩ Giai ngoan ngoãn ngẩng đầu lên, hòa cùng nụ hôn đột ngột của Nguyễn Trinh.
Một nụ hôn mạnh mẽ hơn một chút, khác hoàn toàn so với nụ hôn nhẹ nhàng trước đây.
"Ưm..."
Tất cả lời nói đều bị nụ hôn này chặn lại. Nàng khẽ r.ên rỉ, dằn lại những lời còn chưa nói.
Nguyễn Trinh lật người, đè lên người nàng. Cô hôn dọc theo đôi môi đỏ mọng, đến cằm, vành tai và cổ.
Không còn dịu dàng giống như xưa, lực mút cũng mạnh hơn một chút, thậm chí còn dùng đến răng.
Mặc dù lực cắn vào vành tai rất nhẹ, nhưng vẫn có chút cảm giác tê dại.
Cơ thể thoáng run rẩy, Tống Nhĩ Giai cầm lòng chẳng đặng, khẽ rên thành tiếng.
Người phụ nữ đang áp lên người nàng buông cổ tay nàng ra. Cô vươn tay, che lấy môi nàng, chặn những tiếng rê.n rỉ lại.
Trong căn phòng tối tăm và yên ắng, cả hai không nhìn rõ biểu cảm của nhau, chỉ có thể nghe thấy tiếng thở d.ốc truyền đến tai nhau.
Nàng đỏ mặt khi ngửi thấy mùi thơm trên cơ thể Nguyễn Trinh, rồi lại vươn tay ra, câu lấy cổ cô.
Vạt áo sơ mi bị đẩy ra, bàn tay ấm áp mơn trớn vòng eo nàng, sau đó ve vuốt dọc đến bờ ngực mềm mại, nhẹ nhàng bóp lấy. Nàng run rẩy, cơ thể cư.ơng c.ứng hệt như tuyết đầu mùa tan chảy, hóa thành hồ nước xuân.
Môi và răng quấn lấy nhau. Sau khi hôn một lúc thật lâu, các nàng mới tách ra.
Nguyễn Trinh nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc dài như nhung lụa của nàng. Cô áp trán mình lên vầng trán mịn màng của nàng, khẽ nói:" Đừng vội, chuyện gì đến cũng sẽ đến."
Cô không muốn, trong tương lai, cô gái này sẽ phải hối hận. Cô sẽ cho nàng đủ thời gian để suy nghĩ xem rốt cuộc bản thân mình muốn điều gì.
"Em biết chị đang do dự..." Sắc mặt Tống Nhĩ Giai đỏ ửng, nàng vừa thở d.ốc vừa giải thích:" Em chỉ muốn xác nhận một vài chuyện, cũng không thực sự nghĩ đến chuyện kia...hay chuyện nọ..."
Nàng hiểu rất rõ, rằng tình cảm của bản thân dành cho Nguyễn Trinh là thích. Nó giống như khao khát được gần gũi và muốn chiếm hữu, không phải sự phụ thuộc hoặc cảm giác đồng cảm thuở niên thiếu.
Nhưng, nàng không chắc Nguyễn Trinh cảm thấy thế nào về mình.
Nàng chỉ muốn kiểm tra xem Nguyễn Trinh có ham m.uốn gì với mình hay không. Liệu đó có phải là cảm xúc của tình yêu, mà không phải loại cảm xúc khác không?
Không phải thật sự muốn làm chuyện này.
Tống Nhĩ Giai chạm vào đôi môi hơi sưng của mình rồi lại mỉm cười:" Học tỷ nói rất đúng... thật ra không thể quá ngoan, chị là người nhìn bề ngoài thì rất bình tĩnh, nhưng bên trong lại cực kỳ mãnh liệt..."
Bắt buộc phải trêu ghẹo, mới có thể khiến cô hành động.
"Học tỷ?" Lần này, đã đổi lại thành Nguyễn Trinh dịu dàng mơn tr.ớn bờ môi nàng:" Con người không đứng đắn kia đã nói với em những gì?"
"Em sẽ không nói cho chị biết đâu..." Tống Nhĩ Giai khẽ mỉm cười và né tránh. Nàng bật dậy, ôm lấy một chiếc gối:" Em về phòng ngủ đây. Chị giáo Nguyễn, ngủ ngoan nhé."
Nguyễn Trinh ngồi dậy, bối rối: "Tự dưng về phòng làm gì vậy?"
Chọc xong rồi chạy à?
"Nếu ở lại đây lâu hơn, sẽ xảy ra chuyện mất." Tống Nhĩ Giai dựa vào cửa phòng, chậm rãi cài hai cúc áo sơ mi trước ngực lại, cười nói:" Chị có thể chịu đựng được, nhưng em thì không."
*
Ngày hôm sau, khi Tống Nhĩ Giai thức dậy, Nguyễn Trinh đã đi làm.
Việc làm đầu tiên sau khi thức giấc của nàng là nhấc điện thoại lên, nhấp vào phần mềm trò chuyện để xem có tin nhắn nào từ Nguyễn Trinh hay không.
Nguyễn Trinh: 【Chào buổi sáng. Bữa sáng đã được cho vào lò vi sóng, mèo cũng đã được cho ăn. Em đừng cho nó ăn thêm nữa, nó béo lắm rồi. 】
Sau chuyến du lịch ngắn ngày vào tuần trước, cả hai đã hình thành thói quen nói lời chào buổi sáng và chúc ngủ ngon cho nhau trên điện thoại di động.
Tống Nhĩ Giai nhớ rằng hôm nay Nguyễn Trinh sẽ tham gia hội nghị học thuật tại khách sạn, không phải bệnh viện.
Nàng hỏi Nguyễn Trinh:【 Đến bài giảng của chị chưa? 】
Nguyễn Trinh cảm nhận được sức rung của điện thoại di động trong túi. Cô liếc nhìn thời gian, hẳn là đứa nhóc trong nhà đã tỉnh dậy.
Cô lấy điện thoại ra để đọc tin nhắn và trả lời:【Vẫn chưa, chị sẽ giảng vào buổi chiều. Em dậy ăn sáng đi. 】
Tống Nhĩ Giai:【Em muốn nằm thêm một lúc nữa. 】
Nguyễn Trinh:【Đừng ngủ nướng.】
Tống Nhĩ Giai:【Chị lén dùng điện thoại trong hội nghị như vậy, coi chừng bị chủ nhiệm khoa thấy đấy.】
Nguyễn Trinh:【Ừm, chị không dùng nữa.】
Nói xong, cô không trả lời tin nhắn của Tống Nhĩ Giai nữa.
Tống Nhĩ Giai tiếp tục trêu chọc cô thêm vào câu, nhưng không được cô đáp lại. Vì vậy, nàng nhanh chóng rời giường để vệ sinh cá nhân.
Sau khi hôn sâu thật lâu thật lâu vào đêm qua, môi nàng vẫn còn cảm thấy đau nhức vào buổi sáng. Tống Nhĩ Giai mím môi, bước vào phòng tắm. Nàng đứng trước gương, nhìn vào dấu vết trên xương quai xanh và bờ ngực của mình, hai má bỗng trở nên đỏ bừng như thiêu đốt.
Nàng cúi đầu, đặt tay vào vòi nước và hất nước lạnh vào mặt mình. Trong lúc làm như thế, nàng bỗng nảy ra ý tưởng. Nàng trở về phòng, cầm lấy điện thoại di động, đè sự ngượng ngùng của bản thân xuống, cố tình chơi xấu, chụp ảnh dấu vết đầy ái muội kia rồi gửi tin nhắn đến cho Nguyễn Trinh trong lúc cô đang họp.
【Chị giáo Nguyễn, nhìn thành quả đêm qua của chị này [biểu cảm nháy mắt]】
【Chị xem, chị chơi em như thế này, sao em có thể ra ngoài được~ 】
Nguyễn Trinh cúi đầu xem từng tin nhắn được Tống Nhĩ Giai gửi đến.
Khi nhìn thấy bức ảnh cùng những dòng chữ đầy ái muội, hòa cùng dấu cuộn sóng mất hồn kia, cô bỗng cảm thấy choáng váng đến mức đánh rơi điện thoại.
Cũng may, trên mặt đất có một tấm thảm, nên âm thanh rơi xuống không quá lớn, chỉ có một vài cấp trên nhìn về phía cô.
Vành tai bỗng trở nên đỏ bừng. Cô nhặt điện thoại lên, dùng lòng bàn tay che màn hình và đánh chữ trả lời:
【... Đừng ra ngoài, em muốn mua gì, chị sẽ mua về cho em...】
Tống Nhĩ Giai:【Ui, em vừa mới xem được vài video rất hay này. Em gửi cho chị xem nhé, nhớ phải tắt tiếng đấy.】
Nói xong, nàng gửi cho Nguyễn Trinh một vài đoạn phim nhỏ về cảnh thân mật giữa hai nữ chính trong vài bộ phim bách hợp.
Tại sân khấu, vị giáo sư trên sân khấu mặc com-lê và giày da, giọng nói sang sảng, nghiêm túc giảng dạy học thuật.
Còn Nguyễn Trinh ngồi dưới khán đài chỉ liếc nhìn màn hình điện thoại, không dám click xem. Cô mặc kệ trò đùa dai của đứa nhóc kia, cất điện thoại đi, âm thầm niệm những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội trong lòng.
*
Sự khác biệt giữa các bệnh khu mở và bệnh khu đóng là môi trường của các khu đóng thường áp lực hơn rất nhiều.
So với các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh, bệnh nhân trẻ tuổi bị trầm cảm và lo âu dưới quyền cấp dưới của Nguyễn Trinh rất nhiều, thì tại huyện Tân Thành này, bệnh nhân cao tuổi lại chiếm hơn một nửa.
Khi Nguyễn Trinh xem hồ sơ bệnh án của họ, tất cả đều vừa dài vừa dày.
Theo quy định của《Tiêu chuẩn viết bệnh án》, bệnh nhân ổn định phải ghi diễn biến bệnh 3 ngày một lần. Bệnh nhân nằm viện lâu ngày phải ghi tóm tắt giai đoạn một tháng một lần.
Một số người cao tuổi nằm viện lâu năm đã ổn định, thậm chí đã khỏi bệnh nhưng người nhà không muốn đến đón, nên họ đành phải sống dài ngày ở đây. Bác sĩ cũng lười viết hồ sơ bệnh án, họ cứ sao chép diễn biến bệnh rồi dán lại giống như trước.
Nguyễn Trinh đọc qua một vài cuốn và xem thông tin cá nhân của một người phụ nữ khoảng năm mươi tuổi. Bệnh án cho thấy bà là người dân tộc thiểu số.
Cô cảm thấy tò mò, bèn hỏi chủ nhiệm khoa: "Quận của chúng ta vẫn có người dân tộc thiểu số sinh sống sao?"
Chủ nhiệm khoa rót một chén trà, nhìn sơ qua bệnh án trên tay Nguyễn Trinh, nói một cách đầy sâu xa:" Không phải chỉ mỗi nơi đây đâu. Những làng trên, xóm dưới ở gần đây đều là người dân tộc Hán đấy, không có cư dân thường trú là người dân tộc thiểu số."
"Cái này thì sao?"
Chủ nhiệm khoa nhấp một ngụm trà, nói nhỏ với Nguyễn Trinh:" Gần đây có một ngôi làng. Ngày xưa, đám đàn ông trong làng không tìm được vợ nên đành phải mua người về. Nhiều người trong số những người được mua là người nước ngoài bị bắt cóc và các nữ sinh trẻ tuổi."
Nguyễn Trinh đã nghe kể về chuyện này. Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp, cô đã chữa trị cho những bậc cha mẹ bị trầm cảm vì con cái mất tích, cũng như những phụ nữ được cứu sống sau khi bị bắt cóc và bán đi.
Chủ nhiệm khoa tiếp tục nói:" Bà cô này có trình độ văn hóa. Bà ấy có thể đọc, viết và có thể viết bằng tiếng Anh. Có lẽ bà ấy từng học Cao đẳng, nhưng bà ấy bị kí.ch thích đến mức không thể nhớ nổi người trong gia đình tên là gì và đến từ đâu. Chúng tôi hỏi bà ấy tên gì và quê quán ở đâu, nhưng bà ấy cũng không chịu nói. Vì vậy, chúng tôi đã gọi bà ấy là A Man. Hai mươi năm trước, bà ấy ăn mặc rách rưới, bị thương khắp toàn thân. Bà ấy trốn dưới gầm cầu của quận để ngủ, được chính quyền nhìn thấy và đưa đến bệnh viện của bọn tôi. Chúng tôi đều cảm thấy bà ấy rất đáng thương, nên đã điều trị miễn phí cho bà ấy và đưa bà ấy đến cục cảnh sát để tìm người thân. Sau khi tìm ròng rã suốt 20 năm, vẫn chưa thể tìm được, nên bà ấy vẫn luôn sống trong bệnh viện của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng bà ấy là người có trình độ văn hóa nên đã tiến cử bà ấy làm chức tổ trưởng để chăm sóc bệnh nhân giúp bọn tôi mỗi ngày."
Nguyễn Trinh thở dài và đoán:" Có lẽ cũng không muốn nhớ ra."
Chủ nhiệm khoa gật gật đầu:" Trong nửa năm đầu, không phải bệnh viện của chúng tôi cũng chuyển một bệnh nhân tâm thần phân liệt đến cho các cô sao? Cô ấy cũng bị bắt cóc và được cảnh sát giải cứu, nghe nói đã được các cô điều trị hơn nửa năm nhưng vẫn không có người nhà đến đón. Tháng trước, lúc đưa đến trạm cứu hộ, cô ấy đã nhảy xuống sông để tự sát."
Nguyễn Trinh suy nghĩ một lúc. Tháng trước, lúc cô đến văn phòng chủ nhiệm khoa để xin nghỉ phép, hình như cô đã nghe chủ nhiệm nói về việc này.
"Chính phủ và các cơ quan hành chính y tế cũng nên quan tâm đến vấn đề này."
Chủ nhiệm khoa nói:" Cũng từng quản rồi. Nhiều bác sĩ trẻ như bọn cô không biết đấy thôi, nhiều giảng viên của bọn cô và thế hệ đồng nghiệp lớn tuổi làm công tác sức khỏe tâm thần chắc hẳn đều biết về dự án 686 cách đây hơn 20 năm. Tài chính nhà nước đã chi 6,86 triệu nhân dân tệ để khảo sát, điều tra tình hình bệnh nhân tâm thần nặng trên cả nước để phổ cập kiến thức sức khỏe tâm thần. Khi đó, hoàn cảnh của những bệnh nhân tâm thần ở nông thôn còn tồi tệ hơn. Họ bị nhốt ở nhà, cùm chân, không được khám bệnh, uống thuốc, không đủ tiền mua thuốc. Công việc hỗ trợ 686 chính là việc cởi bỏ xiềng xích cho bọn họ và phân phát thuốc miễn phí."
Hơn 20 năm qua, dự án 686 đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, điều kiện của bệnh nhân khuyết tật tâm thần cấp 1 đã được cải thiện, tuy vẫn khó đạt được 100% việc mở khóa và điều trị.
Chủ nhiệm khoa: "Đây là một công việc lâu dài và có hệ thống, giống như việc giải cứu phụ nữ, trẻ em bị bắt cóc và buôn bán vậy."
Có vẻ chỉ là một vài con số trên báo cáo số liệu, nhưng đối với một số người, đó lại là nỗi đau cả một đời.
Nguyễn Trinh và giám đốc bộ phận tán gẫu một thời gian về bệnh nhân tâm thần. Bỗng dưng, y tá xông vào và nói:" A Man biến mất rồi! Cũng không biết đã chạy đi đâu!"
Nếu bệnh nhân trong bệnh viện đi lạc, đây sẽ là một vấn đề lớn. Chủ nhiệm khoa vội vã đứng lên, nói một cách đầy khẩn trương:" Trông bà ấy cũng đã khá hơn nhiều rồi, tại sao vẫn còn khiến người khác phải lo lắng như vậy chứ! Mau đi tìm đi, đừng để bà ấy chạy ra ngoài!"
Nguyễn Trinh cùng bác sĩ và y tá phụ trách giường lập tức chạy quanh bệnh viện tìm người, lục tung khắp các bệnh khu, nhà vệ sinh, hành lang và sân sinh hoạt. Cuối cùng, Nguyễn Trinh nhìn thấy bà ấy phía cổng lớn của bệnh viện.
Bà ấy ngồi một mình trên thềm đá, lặng lẽ ngắm nhìn thế giới bên ngoài bệnh viện.
Nguyễn Trinh vội vàng bước đến, kéo lấy bà và hỏi:" Sao bà không ở trong phòng bệnh mà lại chạy ra ngoài đây một mình vậy ạ?"
Người đàn bà đầu tóc bạc phơ nhìn về phía Nguyễn Trinh, chậm rãi nói:" Tôi đang đợi bố mẹ đến đón mình về nhà."
Bà ấy đợi hơn 20 năm, nhưng vẫn không đợi được.
Nguyễn Trinh khựng lại một chút, không nói gì, chỉ nắm chặt tay bà ấy và đưa về phòng bệnh.
Trong lúc lái xe về thành phố Giang Châu vào lúc ráng chiều, Nguyễn Trinh không khỏi nhớ đến bóng lưng cô độc của bà ấy. Cô vừa có chút đau lòng, vừa đỏ hoe hốc mắt, thầm tưởng nhớ về bố mẹ đã qua đời của mình.
Khi trở về tiểu khu, cô ở lại bãi đậu xe ngầm một lúc lâu để vứt bỏ hết mọi cảm xúc tiêu cực do công việc gây ra, sau đó mới trở về nhà.
Tống Nhĩ Giai không ở nhà.
Trong nhà trống rỗng, chỉ có mỗi Cát Tường đang liếm liếm lông trên ghế sô pha.
Nguyễn Trinh cảm thấy tim mình như ngừng đập một lúc, nhiệt độ xung quanh đột nhiên giảm xuống. Không hiểu sao, lòng cô lại dâng lên nỗi sợ hãi về việc gia đình bỏ cô mà đi chỉ trong một đêm.
Vào giữa mùa hè, nhưng cô lại cảm thấy lạnh đến mức răng va vào nhau.
Cô xoa xoa trán, bước đến, ngồi xổm xuống, ôm lấy chú mèo vào lòng để sưởi ấm, cố gắng gặm nhấm những nỗi đau và sự sợ hãi đến tột cùng trong lòng.
Có lẽ, cô lại sẽ phải đến tìm nhà tâm lý học trong khoa để hỗ trợ một chút...
Sau khi bình tĩnh lại một lúc, cô gọi điện thoại cho Tống Nhĩ Giai, cố gắng kiềm chế cảm xúc để giữ giọng mình thật bình tĩnh và hỏi:" Đêm nay em lại chạy đến nơi nào để chơi đấy?"
Lần này, không còn tiếng nhạc và tiếng nô đùa trong quán bar truyền qua từ đầu dây bên kia nữa.
Giọng nói của Tống Nhĩ Giai chất chứa tiếng khóc nức nở:" Nguyễn lão sư, em đang ở bệnh viện..."
- -------