Nhớ Em - Đông Ca

Chương 30: Bóng tối




Sinh nhật vào năm 6 tuổi của Hàng Cẩm, đã xảy ra kiếp nạn lớn nhất cuộc đời cô.

Đêm đó bảo mẫu Từ Tú đã cho chồng bà là Vương Vĩnh Cường vào nhà, chắc là muốn đưa đồ ăn thừa trong bữa tiệc sinh nhật của Hàng Cẩm đem về cho hai đứa trẻ ở nhà ăn, cũng có lẽ muốn cho chồng bà biết hoàn cảnh xa hoa tại nơi làm việc của mình.

Sau khi Vương Vĩnh Cường ăn uống no đủ, tùy ý đi lại, nhìn thấy những món quà được đóng hộp đẹp đẽ chất đống ở cửa, nhìn qua cũng biết là toàn đồ đắt tiền.

Nghe Từ Tú nói đây đều là quà tặng cho đại tiểu thư, hắn ta nổi lên tâm tư, nghĩ thầm nhiều quà như vậy, tùy tiện lấy một hai cái chắc cũng không bị phát hiện, lặng lẽ vào phòng Hàng Cẩm, tìm vài món quà đắt giá ở trên bàn.

12 giờ 30 phút đêm đó, lúc Hàng Cẩm đang mơ ngủ thấy có tiếng động, mở mắt thấy một bóng đen đứng ở trước bàn, lập tức hoảng sợ, hướng ra cửa gào lên: “Ba, mẹ.”

Vương Vĩnh Cường xoay người che miệng cô lại: “Hư, không được kêu.”

Trong bóng tối, Hàng Cẩm còn nhớ rõ thấy được vẻ mặt dữ tợn với vết sẹo và tròng mắt vẩn đục của hắn, sợ tới mức cả người run rẩy, hai tay hai chân dùng sức giãy giụa, nhưng vẫn không thể đẩy được hắn ra, cô khóc trong lòng bàn tay hắn gọi ba mẹ, cuối cùng đèn ngoài cửa cũng sáng lên, giọng nói của Hàng Đề Vân vang lên ở ngoài cửa:

“Tôi đi xem, có phải con gái gặp ác mộng không.”

Âm thanh Hàng Cẩm khóc lớn hơn nữa.

Ngay lúc cửa được mở ra, Vương Vĩnh Cường cuống lên ngã vào trên người Hàng Cẩm, Hàng Cẩm bị dọa cho choáng váng, mở đôi mắt to đẫm nước mắt, vì sợ đến cực điểm, nên chân tay cô run rẩy không ngừng.

Sau khi mở đèn, Hàng Đề Vân thấy được cảnh này, ngay lập tức chạy đến kéo mạnh Vương Vĩnh Cường đẩy ngã lăn ra đất: 

“Mày là ai, Thục Quân, báo cảnh sát nhanh lên.”

Đêm hôm đó, đủ những âm thanh chui vào trong đầu Hàng Cẩm, Từ Tú khóc lóc vì việc chồng của bà ta, Phùng Thục Quân đang trấn an cô, em trai hai tuổi Hàng Dục bị đánh thức vẫn luôn khóc, Hàng Đề Vân vừa ôm Hàng Dục, vừa nói chuyện với cảnh sát.

Vương Vĩnh Cường đã chết, chết vì nhồi máu cơ tim.

Năm 6 tuổi đó, thật ra Hàng Cẩm cũng không hiểu được chết là gì, nhưng cô biết sợ hãi là gì.

Cô không dám tắt đèn khi ngủ, càng không dám ngủ trên giường, thế giới trước khi trưởng thành của cô, hầu như vẫn luôn nằm ngủ ở trong tủ. Thậm trí Phùng Thục Quân còn không dám gõ cửa phòng cô vào bân đêm, bọn họ đã quá hối hận khi đã tuyển một bảo mẫu như vậy, dẫn đến con gái phải gặp chuyện này, việc đã tới nước này thì không có cách nào có thể thay đổi, chỉ có thể cố gắng bù đắp cho cô trong khả năng của mình.

Nhưng vẫn vô dụng.

Hàng Cẩm làm bạn với mất ngủ và bóng đè trong suốt nhiều năm, cô đã gặp bác sĩ tâm lý, uống thuốc, sau đó tiếp nhận trị liệu hết Trung Y đến tây Y, nhưng hiệu quả rất ít. Sau đó dần dần lớn lên, bắt đầu có tâm lý chống lại nỗi sợ hãi của mình, cố ép mình phải ngủ ở trên giường, cố ép mình đeo bịt mắt rơi vào bóng tối, ép chính mình phải thích nghi với nỗi sợ hãi bên trong. 

Cô cho rằng tất cả những chuyện này rồi sẽ qua đi.

Cho đến một ngày về nhà, cô phát hiện có vòng hoa đặt trước cửa, ba cô nói sẽ xử lý, bảo Hàng Cẩm đừng lo lắng, nói là chắc nhầm với nhà hàng xóm, Hàng Cẩm tự đi điều tra camera, thấy rõ gương mặt Vương Tề giống y hệt Vương Vĩnh Cường.

Cũng thấy được máu gà hất lên cửa, cùng câu trên tường ở khu chung cư:  Hàng Cẩm không được chết tử tế.

Sau đó, đúng là cô cũng không thấy vòng hoa nữa, vì mỗi tháng Hàng Đề Vân sẽ chuyển tiền cho họ.

Năm ngoái Hàng Cẩm mới phát hiện chuyện này, cô nói với Hàng Đề Vân là hy vọng ông đừng nhúng tay vào việc này nữa, cô có thể giải quyết, ngoài miệng Hàng Đề Vân đồng ý, nhưng vẫn không dừng việc gửi tiền cho con cái của Từ Tú.

Ông nói, trên cuộc đời này không có đúng và sai.

Hàng Cẩm không hiểu.

Người sai không phải cô, vì sao lại phải gặp việc đau khổ cùng tra tấn như thế này.

Cô cũng không hiểu.

Rõ ràng người trộm đồ là Vương Vĩnh Cường, vì sao kết quả là ba cô vẫn phải bồi tiền cho chúng nó, còn cho chúng nó tiền sinh hoạt nhiều năm như vậy.

Cô không hiểu.

Phùng Thục Quân khuyên cô không so đo với người chết, nhưng người kia không phải chết trước mặt Hàng Cẩm năm 28 tuổi, mà chết trước mặt Hàng Cẩm năm 6 tuổi. 

Cô dùng thời gian 22 năm, để thoát khỏi bóng tối của nỗi sợ hãi, nhưng vẫn thất bại. Sau khi uống rượu xong, cô vẫn bất giác mà chui vào tủ quần áo, đó là nơi an toàn nhất trong đầu cô.

Công việc với cường độ cao cũng không có cách nào đẩy đi những tạp niệm trong lòng, ngẫu nhiên cô cũng sẽ mơ thấy đoạn quá khư kia, ngay sau khi bị bóng tối vây quanh, quen thuộc với cảm giác sợ hãi lan tỏa toàn thân, sau khi tỉnh mộng, cô vẫn luôn lâm vào cảm giác tắc thở như sắp chết đuối.

Mỗi lần đến đó, cô cảm thấy như mình sắp chết.

Nhưng lúc mở mắt ra, cô vẫn tồn tại.

Hàng Cẩm lái xe lên cầu, lan can có vài người đứng chụp ảnh, cô tìm nơi vắng người, dựa vào lan can nhìn chằm chằm phía dưới dòng sông. 

Có người tới đến gần, hỏi cô chỉ có một mình sao, có muốn vào khách sạn bên cạnh ngồi một chút không? 

Mặt cô vô cảm nhìm chằm chằm xuống sông, nói với đối phương: “Cút.”

Người nọ ngại ngùng rời đi.

Một lát sau, lại có người đến gần, cô lạnh mặt quay đầu qua, vẫn chưa mở miệng nói gì, thấy người đó tháo khăn quàng cổ của mình ra quàng lên vai cô.

“Không lạnh sao?” Người đó hỏi.