Nhất Thế Tôn Sư (Nhất Thế Chi Tôn)

Quyển 3 - Chương 343: Thành vu võ đạo giả




Dịch giả: Tiểu Băng

- Đương nhiên, Ngoại cảnh ở đây đều được tính là cường giả, không coi là anh tài.

Hoàng đế bổ sung.

Mạnh Kỳ nhíu mày, nét mặt ngưng trọng, nói như vậy, mấy nửa bước hoàn mỹ như Huyền Chân, Bạch Thất Cô cũng có thể tham dự Quỳnh Hoa Yến?

So tài còn đỡ, nếu tí có võ đấu, làm sao mình địch nổi, quá lắm là giữ được mạng mà thôi, làm sao giành nổi giải nhất!

Có phải võ đấu Quỳnh Hoa Yến còn có hạn chế gì khác?

Mạnh Kỳ còn đang đăm chiêu suy nghĩ, Vương Tái nhìn Đao Khí Trường Hà Nghiêm Xung đứng dậy, cười:

- Hoàng thượng đã nói, điểm chính là bồi dưỡng tính tình, mài tâm linh, không phải giống với đua tài nghệ bình thường, chủ yếu là trong tài nghệ phải thể hiện được cảnh giới tâm linh, đương nhiên, người nào có tài nghệ đương nhiên có lợi thế.

Mạnh Kỳ ngẩng lên, nhìn Nghiêm Xung đi đến tới gần bờ sông:

- Nghiêm Xung có tài gì?

Hắn nhớ Nghiêm Xung xuất thân môn phái nhỏ, có kì ngộ, nhưng cũng giống hắn, chưa từng học cầm kỳ thư họa gì cả.

Tấn vương Triệu Nghị đã cho đưa lên án kỷ, đồng lô, chén trà, trà, linh tinh.

- Chắc là trà đạo.

Vương Tái gật đầu.

Cái này cũng được! Mạnh Kỳ sửng sốt, nhớ quả thực vừa rồi Vương Tái có nói, tài nghệ chi đạo cũng không phải chỉ có cầm kỳ thư họa, còn làm sao, dựa vào đâu để phân ra thắng bại, thì đương nhiên là nhìn vào “cảnh giới”!

A, ta cũng từng giả làm cao thủ trà đạo đó nha... Mạnh Kỳ vui vẻ.

Nghiêm Xung hành lễ xong, đốt lửa nấu nước, dùng đao khuấy trà, động tác tự nhiên lưu loát như mây bay nước chảy, mọi người nhìn theo, tâm linh cũng dần bình tĩnh.

Châm trà một lần, hai lần, ba lần, khí nước sôi bốc lên, Nghiêm Xung bình tĩnh pha trà, rất có ý cảnh tịnh tâm tĩnh trí.

- Thỉnh thánh thượng phẩm trà.

Nghiêm Xung lên tiếng, chén trà trong tay rời tay, bay về phía đài cao.

Tốc độ không nhanh, bay rất vững vàng, không hề bị sánh ra ngoài chút nào, Nghiêm Xung đã dùng tới tối đa khả năng phóng chân khí và khống chế lực đạo, lại còn có thiên địa chi lực tương trợ.

Đại nội tổng quản Cao Tiến Trung tiếp chén trà, kiểm tra xong, đưa tới cho hoàng đế.

Triệu Minh Vũ nhấp một ngụm, gật đầu:

- Trà ngon, trà đạo tốt!

Vương Tái nói:

- Nghiêm huynh thiện về hải triều chi thế, khi pha trà, như có tiếng nước chảy êm đềm róc rách, có sự tĩnh lặng của hồ nước dưới trăng, đủ thấy có tâm, mỗi động tác lại chính xác phù hợp, pha thành trà đạo, biến cái động khi chuyên chú thành cái tĩnh an hòa.

- Hay.

Mạnh Kỳ không biết là nên khen Nghiêm Xung trà đạo xuất sắc hay nên khen Vương Tái giải thích rõ ràng, tóm lại hắn đã bỏ qua ý tưởng so đấu trà đạo, biểu lộ tâm cảnh bản thân đương nhiên chắc chắn không thua Nghiêm Xung, nhưng những mặt khác thì không thể làm hoàn mỹ như thế, cao thấp đã phân!

Vậy nên khoe cái gì đây?

Hát một bài? Dùng đao khắc chữ?

Bên dưới, có nhiều người cũng bị màn biểu diễn của Nghiêm Xung làm mất đi xung động muốn lên biểu diễn, vì nhận ra mình không tài bằng Nghiêm Xung, lên chỉ tổ rước lấy nhục, không bằng chờ tới đề mục mình am hiểu sẽ lại so đấu!

Còn những người như Bạch Thất Cô, cơ bản không hề nghĩ tới việc đi phô bày tài nghệ!

Huyền Chân cất bước đi ra, lấy giấy bút, chắp tay chào.

- Thư pháp chi đạo...

Huyền Chân ném tờ giấy lên trời, nhún mình bay lên, giữa không trung múa bút vẩy mực.

Huyền Chân rất chăm chú, nét mặt tĩnh lặng, mỗi nét bút như một đóa hoa sen nở rộ.

Người và giấy từ từ hạ xuống, rất nhẹ nhàng, thư thái.

Hai chân chạm đất, Huyền Chân khẽ nhấn một cái, tờ giấy xoay lại, lộ ra chữ viết bên trên:

- Hết thảy có vi pháp, như ảo ảnh trong mơ, như lộ cũng như điện, ứng làm như thế xem.

Hai mươi chữ, mỗi chữ có một nét riêng, nhưng kết cấu chung hài hòa chặt chẽ, có mạnh mẽ trang trọng, có hoạt bát sinh động, có linh hoạt uyển chuyển, không chữ nào cách viết giống chữ nào.

Nhiều phong cách thư pháp cùng chen vào một trang giấy, lẽ ra phải làm rối mắt khó phân, nhưng qua tay Huyền Chân lại chỉ mang tới sự tự nhiên lưu loát, cảm giác thiện ý nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Chữ khác nhau, phong cách khác nhau, cảm giác khác nhau, nhưng lại đầy thiện ý.

- Đây là phỏng theo Kim Cương Bàn Nhược Ba La Mật Đa Kinh bi văn khắc trong đình tiếp khách giữa núi của Thiếu Lâm, đủ thấy được tâm cảnh phật pháp của Huyền Chân thiền sư.

Vương Tái cảm khái.

Mạnh Kỳ đã từng được xem tấm bia đá do La Hán thần tăng lưu lại đó, nên nhìn thư pháp này, nhận ra ngay khác biệt:

- Tuy còn hơi non nớt, nhưng thiện ý mang tới không thua kém là mấy, lịch bất đồng chi tướng, chứng chư tướng phi tướng, lấy gặp Như Lai...

Hai người ngươi một câu ta một câu, khiến nhiều người cảm nhận được thiện ý sâu sắc nhưng phẩm không ra đều bừng tỉnh đại ngộ.

Vương Tái than:

- Ngu huynh vốn định làm một bản Chính Khí Ca, nhưng thấy tấm thiệp này của Huyền Chân, không dám đề bút nữa.

Cũng không thể dự thi bằng cách viết chữ rồi… Mạnh Kỳ thầm ‘bi phẫn’.

- Thiền sư đã có được chân ý phật pháp.

Hoàng đế khen.

Huyền Chân khẽ niệm phật, chậm rãi nói:

- Con người đều có thiện ý, chỉ là bị vây trong mê lộ, khó gặp Như Lai, Phật môn không phải bắt buộc chúng sinh quy y, chỉ nguyện cùng các vị đi qua khổ hải, đến bờ mà thôi.

Tất cả mọi người đều nhíu mày, đây là ý nói không đồng tình với những kẻ không đi cùng đường với Thái tử?

Có điều cuộc chiến giữa môn phái và thế gia, không phải chỉ nói một lời là tiêu trừ được. Các vị đứng đầu các thế gia hạ mắt, mặt vẫn thản nhiên.

Tuy bao nhiêu năm nay, các môn phái luôn là cái gai trong mắt triều đình, nhưng chẳng mấy ai dám lên tiếng gióng trống khua chiêng công khai như thế, nên cả đám đều nâng cao đề phòng, gạch đậm cái tên thái tử trên danh sách ở.

Nói thực lòng, nếu không phải hòa thượng bên cạnh Thái tử năm đó làm nội gian, để lộ chuyện Thái tử muốn xây Phật quốc dưới đất, không chừng mọi người đã thật sự bị biểu hiện bên ngoài của Thái tử mê hoặc!

Còn bây giờ ư, hừ, chỉ là sắp chết giãy dụa mà thôi!

Huyền Chân ra tay, người muốn xuống biểu hiện càng thêm ít, ai cũng nhìn sang Nguyễn gia, Nguyễn cô nương danh lừng Giang Đông, cầm tâm trời sinh, lúc này không ra, còn đợi khi nào?

Một người khẽ cười, bay vào trong sân, Tử Cực Kiếm Thôi Triệt.

Y mỉm cười hành lễ, trong tay cầm một cây ngọc tiêu mày tím, đưa lên môi thổi.

Tiếng tiêu nhẹ nhàng vang lên, chìm vào trong nước, chui vào trong rừng, thâm thuý du dương, cô tịch lãng đãng, như trên làn sóng triều mãnh liệt, sóng cuộn phập phồng, y đang đứng ở đầu thuyền, chảy theo dòng nước.

Xung quanh chỉ có trời đất bao la, không còn ai khác, chỉ có một mình cô tịch, cùng với con thuyền.

Tiếng tiêu từ từ nhỏ xuống, sóng cuồn cuộn dần trở nên yên lặng, nhưng lại như đang chuẩn bị để sôi trào.

Ý cảnh, ý nhị, giai điệu đều là hoàn mỹ, khiến không ít người cảm thấy u buồn man mác.

Nước sông chảy chậm hẳn đi, tưởng như ngừng lại, mặt hồ trở nên càng thêm u tĩnh, trong rừng cũng tĩnh lặng hoàn toàn, chim cũng chẳng có.

Dư âm lượn lờ, lượn lờ, mọi người đều bị rơi ý cảnh này, không ai lên tiếng.

- Trên sóng lớn có một con thuyền con, thể hiện được hương vị tiếng tiêu xa xôi...

Vương Tái cảm thán:

- Nếu chỉ thuần luận về tài nghệ, Thôi huynh đã vượt qua Huyền Chân thiền sư và Nghiêm huynh, nhưng ý cảnh lại khó phân cao thấp.

Y quay đầu qua nhìn Mạnh Kỳ:

- Ngu huynh thật là không dám xuống sân bêu xấu.

Mạnh Kỳ khẽ nói:

- Nếu không bị hạn chế chỉ trong cầm kỳ thư họa, tiểu đệ cũng muốn xuống thử.

Vương Tái ngạc nhiên:

- Thổi sáo hả?

Mạnh Kỳ ngẩn ra, lúng túng, không phải là đang nói đùa với nhau thôi hả? Sao lại nhìn người ta chăm chú thế?

Vương Tái huynh, huynh quả là người chính trực!

Hoàng đế bình luận xong, Thôi Triệt về chỗ, mọi người lại chăm chú nhìn Nguyễn Ngọc Thư, song đã có một người cướp phần lướt vào sân, thân pháp rất đẹp, tà áo phất phới, đẹp tựa tiên nhân.

- Tô Tử Viễn, ngươi muốn biểu diễn gì?

Hoàng đế rõ ràng không ngờ Mạnh Kỳ lại xuống sân, rất là sửng sốt.

Cái tên Lôi Đao Cuồng Tăng, Mãng Kim Cương, Cuồng Đao của hắn không có cái gì hợp với việc biểu diễn tài nghệ về nghệ thuật!

Mạnh Kỳ không nói gì, nhặt từ bờ sông một đoạn gỗ mục, ngồi xếp bằng, lấy đao ra, gọt gọt đẽo đẽo.

Hắn chợt nhớ tới chuyện thần kiếm rối gỗ, nhớ tới lần mình từng nhìn thấy Lục Đại tiên sinh khắc tượng gỗ, sự yên tĩnh và chuyên chú khi đó không bút mực nào miêu tả được!

Điêu khắc cũng là tài nghệ!

Học ta giả sinh, giống ta giả tử... Mạnh Kỳ thầm nhủ, tâm thần trở nên yên tĩnh như mặt hồ, thanh đao trong tay không nhanh không chậm.

Hôm nay hắn mặc áo xanh, so với màu đen dương cương oai hùng, màu xanh lại mang lại cảm giác tự nhiên tiêu sái, tuy ngồi dưới đất, nhưng lại không hề mang tới cảm giác thô thiển, mà lại là sự tự nhiên, thoải mái.

Mấy người Vương Tái lúc đầu chẳng hề cảm nhận được cái gì, động tác của Mạnh Kỳ quá sức bình thường, chẳng có ý cảnh nào thò ra cả.

Nhưng dần dần, họ đều nhận ra có điều không đúng, mắt họ vô thức di chuyển theo động tác tay của Mạnh Kỳ, hắn chuyên chú, thành kính thế nào, mình cũng trở nên chuyên chú, thành kính y như thế.

Sự bồn chồn, không vui họ từ từ biến mất, sự sốt ruột, khó chịu phai mờ, cả cơ thể và tâm tình đều dồn vào việc quan sát Mạnh Kỳ làm tượng gỗ.

Loại cảm giác này không chỉ những người Khai khiếu có, ngay cả nửa bước và cường giả Ngoại cảnh cũng cảm thấy y hệt, chỉ là mức độ không đắm chìm bằng mà thôi.

Toàn trường im phăng phắc, chỉ có tiếng nước róc rách và tiếng chim hót đâu đó vang vọng.

Không biết qua bao lâu, Mạnh Kỳ ngừng lại, tượng gỗ đã khắc xong, vẻ ngoài giống hệt hoàng đế, nhưng ý vị lại khác.

Người xem chung quanh đều đã trở thành trầm tĩnh bình thản, ai nấy đều an hòa, cười mỉm.

Mạnh Kỳ khẽ phóng tượng gỗ bay về phía hoàng đế, nó bay đi không hề có tiếng xé gió.

Tiếp lấy tượng gỗ, ngắm nghía một lúc, hoàng đế thở dài:

- Chuyên chú, yên tĩnh, thành vu võ đạo giả quả có điểm đặc biệt khác thường.

Mạnh Kỳ hành lễ trở về chỗ, Vương Tái nhìn hắn nửa ngày, chân thành nói:

- Vừa rồi ngu huynh còn tưởng là vị hoàn mỹ nửa bước nào tấn chức lên cường giả Ngoại cảnh, mỗi "đao’ mỗi ‘kiếm’ đều vô cùng thành kính, làm người ta phải chuyên chú.

Mạnh Kỳ cười khẽ gật đầu, nhận lời khen của Vương Tái, tuy hắn không có được cảnh giới của Lục Đại tiên sinh, nhưng cũng bắt chước được một hai khí thế của ông, cộng với tiêu chuẩn phản phác quy chân của bản thân, đã đủ làm người ta phải cảm thán.

Điểm yếu duy nhất là hắn chưa hề học về môn khắc tượng gỗ, nên sản phẩm làm ra không đủ đẹp, chỉ có thần vận, miễn cưỡng cũng coi như là đạt.

Mọi người vẫn chìm trong im lặng, Nguyễn Ngọc Thư ôm đàn, đứng lên đi xuống.