Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 7 - Chương 310: Kim phong ngọc lộ




Cái gì? Ngươi nói có thể cướp lại đất, nữ tử và tài sản, ngươi đùa gì vậy? Đất đai nước Liêu chúng ta gấp năm lần triều Tống, lấy một vùng đất đai rộng lớn như vậy để cung cấp cho đám người ăn rồi chờ chết này sao. Chúng ta đã sớm coi tiền bạc như cặn bã rồi. Còn về phần nữ tử, ha ha... con gái người Hán ở Yến Vân rất nhiều, chỉ cần chúng ta hạ lệnh xuống, bọn chúng phải ngoan ngoãn dâng lên.

Bất kỳ người nào muốn phá bỏ cuộc sống an nhàn, phú quý của bọn họ thì đều là kẻ thù của bọn họ, có thể nói ngay đến Hoàng Thái Thúc cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì thế, Trần Khác dám khẳng định, chỉ cần không kích động quá mức tới nước Liêu, bọn họ sẽ không phát động chiến tranh. Lui một nghìn bước mà nói, cứ cho là cha con Da Luật Trọng Nguyên cưỡng ép khơi mào chiến tranh, thì cũng chỉ là một cuộc chiến tranh cục bộ và sẽ không ảnh hưởng tới toàn cục.

Hai cha con họ hẳn là rất rõ, ban đầu bọn họ khởi sự đoan chẳng qua chỉ là muốn nhân cơ hội này hoàn thành việc động viên cổ vũ, thực hiện dã tâm cá nhân mà thôi. Cho đến ngày nay, có rất nhiều người thông cảm với những gì Da Luật Trọng Nguyên gặp phải, họ cho rằng tiên đế làm như vậy quá không hợp đạo lý. Lại cộng thêm hoàng đế hiện nay suốt ngày chỉ biết cưỡi ngựa săn thú, chính sự không thèm đoái hoài chút nào.

Thêm vào đó, Da Luật Trọng Nguyên vẫn còn thân phận Hoàng Thái Thúc. Đến lúc đó, chỉ cần trong tay họ có quân đội thì không khó khăn gì mà phế truất ngôi Da Luật Hồng Cơ, tự mình làm hoàng đế.

Chính vì lẽ đó mà bọn họ không ngừng chọc tức triều Tống, hi vọng triều đình nhà Tống sẽ đưa ra đòn phản kích mạnh mẽ, có thể thuyết phục được Da Luật Hồng Cơ hạ lệnh động viên.

Sau khi nhìn thấu tâm tư của hai người này, đám người Trần Khác cũng yên tâm hơn. Chỉ cần chúng ta trấn tĩnh, cứ cùng chơi đùa với bọn chúng là được, áp lực đều nằm trên người hai này.

Đoàn sứ giả đại Tống đưa ra sách lược “lấy tĩnh chế động” nên Trần Khác cũng ngày càng an nhàn rảnh rỗi.

Giờ Mão, hắn rất đúng giờ tỉnh lại sau giấc mơ. Cô gái Khiết Đan thị tẩm cùng hắn ngày hôm qua cũng đứng dậy hầu hạ hắn mặc y phục. Chỉ có điều người con gái này ngủ phòng bên ngoài. Điều này không phải là vì Trần Khác giả thánh nhân mà cũng không phải người con gái này không đủ xinh đẹp rung động lòng người, mà là...
Ôi quanh năm ăn những loài vật sống hôi tanh, trên người nhất định sẽ có mùi vị khác thường, mà người Khiết Đan lại không thích tắm rửa cho lắm.

Trần Khác cũng muốn “làm chuyện vợ chồng, vì nước báo thù” nhưng hắn được những danh kỹ Biện Kinh này chiều chuộng quen rồi, thật sự là không có cách nào chấp nhận được, nhưng mà hắn cũng rất phong độ, cũng không lộc chân tướng, chỉ là nói bản thân mình chỉ chấp nhận những hoan hỏa có cơ sở tình cảm, nghe được não các cô cảm động không ngừng... xem xem, cái gì gọi là có phẩm vị, thì nó được gọi là có phẩm vị, thì ra việc mà chúng ta làm cũng chẳng khác cầm thú là bao.

Nhưng cái gọi là Vương công đãi ngộ, chính là người không ngủ thì cũng vẫn cung cấp cho ngươi như thế, chuẩn bị để tránh tai họa Trần Khác liền để cho những nữ nhân này mài mực thêm hương cho hắn, còn hắn thì cả đêm đọc sách... Lý Phồn từ Ả Rập trở về cũng mang về cho hắn mười mấy rương sách. Tất cả số này đều được mua từ trong Trí Tuệ quán ở ở Baghdad, thậm chí còn có cả bản gốc.

Nhìn đến những chồng sách này, Trần Khác hết sức vui mừng, chỉ có điều Trần Khác không hiểu chữ Ả Rập.... mở sách ra mà một chữ cũng không hề biết.

Nhưng điều này không sao hết, ở Trung Quốc thời đại này đâu đâu cũng có bóng dáng người ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là người Ả Rập buôn bán hàng rong khắp nơi. Lý Phồn vì hắn mà mời tới từ Tuyền Châu về những người Ả Rập tinh thông văn tự của hai nước.

Trần Khác hết sức vui mừng, lệnh cho bọn họ dịch thử một vài cuốn sách, nhưng kết quả thì thật khiến người khác thất vọng. Nội dung mà những người này dịch ra, câu trước không phù hợp với câu sau, về cơ bản là không có cách nào để kết nối lại thành văn. Tuy nhiên ngẫm lại thì cũng thấy đúng, không phải bản thân tinh thông văn tự hai nước là có thể làm nhà phiên dịch, mà vẫn còn cần phải có quá trình học tập và tu dưỡng tương đối, phải hiểu được nội dung phần đầu sách thì mới có thể dịch thành văn.

Chỉ có thể trông cậy vào A Tề Tư mời được học giả người Ả Rập cho hắn, nhưng nước xa không cứu được lửa gần, lại không thể ngồi đợi. Trần Khác tự nhủ trong lòng nói, nhờ vả người khác không bằng chính bản thân mình làm. Chính vì thế mà hắn bắt đầu học tiếng Ả Rập, chỉ có điều thời gian ngắn ngủi, hiện nay mới được ở trong giai đoạn xóa mù chữ.

Tuy nhiên trong mắt của những thị nữ Khiết Đan, những chữ như nòng nọc thế kia tựa như thiên thư vậy! Trong lòng ngoan ngoãn quá chừng, học vấn trên trần gian này không đủ cho Trần học sĩ học, nên bắt đầu học tới trên trời rồi, vì thế mà trở nên sùng kính hắn.

Khi học mệt mỏi, Trần Khác liền bảo bọn họ mát xa cho mình một lát, hoặc là cùng hắn nói chuyện giải khuây. Nếu như có ai biết hát thì cũng bảo bọn họ hát cho mình nghe vài bài. Bất luận là ca dao dân gian Khiết Đan, dân ca Bột Hải hay là Hán khúc của một thế hệ Yến Kinh, Trần Khác đều rất thích. Hắn còn đặc biệt ghi chép lại, chuẩn bị khi trở về sẽ tặng cho Đỗ Thanh Sương.

Để đáp lại bọn họ thì Trần Khác cũng dạy đám nữ nhân này hát. Cũng có lúc cao hứng còn viết ra vài bài từ tặng cho bọn họ.

Tiếp Trần học sĩ một đêm, thậm chí có loại đãi ngộ như thế, con gái sao không tận tâm tận lực phụng dưỡng hắn chứ?

Đúng giờ Hợi, Trần Khác đi ngủ rất đúng giờ, đúng giờ Mùi dậy. Thị nữ hầu hạ hắn rửa mặt thay quần áo sau đó dâng đồ ăn sáng.

Trần Khác khi ăn sợ ăn những thứ thịt tươi kia nên đã yêu cầu bọn họ thức ăn nhất định phải thanh đạm. Điều này thì không chỉ có hắn mà tất cả những người trong đoàn sứ giả Tống triều đều có yêu cầu như thế. Hiện nay người Khiết Đan rất nghe theo lời của học sĩ Trần Khác, liền phái đầu bếp người Hán tới làm đồ ăn cho bọn họ. Chính điều này mới giải quyết được vấn đề.

Một bát canh sâm nhỏ, một bát canh trứng gà. Mấy món điểm tâm không quá khéo léo này là bữa sáng mà học sĩ Trần Khác khó khăn lắm mới giành được lấy nó. Ít nhất thì có thể đưa vào miệng ăn cho no, đúng không?

Sau khi ăn xong, Trần Khác ngậm một hớp rượu nho, rồi quay qua hỏi người con gái dường như có chuyện muốn nói:
- Ngươi còn có việc gì sao?

- Học sĩ.
Cô nhỏ tiếng nói:
- Cái mảnh giấy ngày hôm qua nô nô lấy ra, người đã xem qua chưa.

- Ta xem rồi,
Trần Khác gật gật đầu, cười khổ nói:
- Rốt cuộc là người như thế nào mà cả ngày đều gây khó dễ cho ta?

- Nô nô cũng chẳng là ai hết.
Cô gái cười nói:
- Là một vài chủ tử ngưỡng mộ tài hoa của học sĩ...

- Vậy tại sao không dám đưa trước mặt cho ta?
Trần Khác cười nói:
- Người Khiết Đan các người không phải là cởi mở lắm sao?

- Các chủ tử này sợ bị người khác chê cười.
Cô gái có chút lúng túng nói:
- Dám không biết tự lượng sức mình thi với học sĩ.

- Cũng không phải là không tự lượng sức mình.
Trần Khác cười rộ lên nói:
- Trình độ này sao, ta thấy nếu so với Trạng Nguyên thì vẫn còn giỏi hơn.

Nói xong liền bảo cô gái lấy một mảnh giấy viết trên bàn, chỉ thấy trên nền giấy màu xanh nhạt, viết một hàng chữ Khải thanh tú “Sa song bích thấu hoành tà ảnh nguyệt quang hàn xử không duy lãnh hương trụ tế thiêu đàn trầm trầm chính dạ lan canh thâm phương khốn thụy quyện cực sinh sầu tư hàm tình cảm tịch liêu hà xử biệt hồn tiêu”. Là một bài từ không có dấu châm câu, trò chơi này Tô Tiểu muội từ sau khi mười tuổi đã không chơi nữa.
Trần Khác suy nghĩ một chút, cười nói:
- Thì ra là một bài “Bồ Tát man”, liền nhấc ống bút, bên trên thêm mấy ngắt câu, sửa thành “Sa song bích thấu hoành tà ảnh, nguyệt quang hàn xử không duy lãnh khẩu hương trụ tế thiêu đàn, trầm trầm chính dạ lan. Canh thâm phương khốn thụy, quyện cực sinh sầu tư. Hàm tình cảm tịch liêu, hà xử biệt hồn tiêu khẩu, tả hoàn chi hậu, hựu khinh thanh niệm liễu nhất biến, trần khác tiên thị ám ám cảm khái, khán lai giá tác giả thị cá thâm cung oán phụ”.
Sau khi viết xong lại nhíu mày suy nghĩ một chút, cảm thấy trong bài từ này vẫn còn có vài cách thức khác.

Vì thế hắn xem lại cẩn thận một lần nữa, cuối cùng giật mình, vỗ đùi nói:
- Tâm tư tài tình biết bao, không ngờ là một bài Hồi văn từ!
Liền kéo dài âm điệu của nó, đọc lại một lần nữa từ cuối lên đột nhiên là đọc ra một đoạn “bồ tát man” mới:
- Tiêu hồn biệt xử hà liêu tịch, cảm tình hàm tư sầu sinh cực. Quyện thụy khốn phương thâm, canh lan dạ chính trầm. Trầm đàn thiêu tế trụ, hương lãnh duy không xử. Hàn quang nguyệt ảnh tà, hoành thấu bích song gia?

Hắn không khỏi tán thưởng nói:
- Cô gái có tài hoa gấm vóc như thế này, thế gian thật là hiếm có. Bốn mươi bốn chữ này không biết là đã tốn mất bao nhiêu khuê tình của cô gái đó...
Nói rồi lại hồi tưởng về những ngày qua, những đề tài mà đối phương đưa ra, cái nào cũng khéo léo tuyệt vời, thật sự khiến người khác thấy thán phục:
- Ngươi trở về nói với cô nương đó, có thể gặp nhau hay không? Cô gái giỏi giang thế này không gặp quả thật là rất tiếc nuối.

Cô gái này nghe xong, trước tiên ra mặt kiêu ngạo, sau đó thì chợt lắc đầu nói:
- Chỉ e là không thể...

- Ồ, vậy thì tiếc thật.
Trần khác thở dài.

Cô gái người khiết Đan kia dường như muốn nói thêm điều gì đó nhưng lại thôi. Sau khi ăn sáng xong, Trần Khác đi tới bên trong lều vải công cộng, cùng với Triệu Tông Tích và Triệu Biện mở cuộc họp thường kỳ. Mặc dù cuộc đàm phán bị gián đoạn, đoàn sứ giả đại Tống không có việc gì làm nhưng từng cử chỉ mỗi ngày của họ đều được ghi chép lại trong sổ, sau này cần trình lên cho triều đình ngự lãm. Thế nên dù chỉ là vờ vịt thôi nhưng cứ mỗi sáng tối đều tổ chức họp, điều này để nhằm chứng minh là bọn họ không hề nhàn rỗi.

Cuộc họp ngắn ngủi đã kết thúc, gập lại cuốn “hội nghị kỷ yếu”, Triệu Tông Tích nói:
- Nhị vị sẽ sắp xếp như thế nào đây?

- Buổi sáng đi huấn luyện, ngày mai có hội đánh cầu.
Trần khác hỏi:
- Ngươi đi cùng với ta chứ?

- Không thể đi đươc.
Triệu Tông Tích lắc đầu nói:
- Mấy vị vương gia Khiết Đan hẹn ta hôm nay đi săn.

- Bọn họ chính là muốn xem cung tiễn của ngươi đó?

- Một mình ta đi một phen.

- Sao có thể?
Triệu Biện giật mình nói:
- Cho bọn họ học hết thì làm thế nào?
Ông luôn coi loại cung bắn hổ kia, là vũ khí bí mật của đại Tống.

- Yên tâm đi, bọn họ không bắt chước được đâu.
Trần Khác cười nói:
- Thì cứ cho bọn họ thấy, vũ khí của đại Tống chúng ta hiện nay tiên tiến tới mức nào.
Dừng lại một chút, hắn hỏi Triệu Biện:
- Lão trượng hôm nay làm gì vậy?

- Ngày hôm nay ta cần phải tham gia hai hội bút.
Triệu Biện đã rút lại sự xem thường đối với người Khiết Đan nói:
- Thật không ngờ trình độ thi từ của bọn họ lại cao như vậy.
Đối với văn nhân nghèo hèn mà nói, thì để nhận được sự công nhận của bọn họ thì không có gì hơn việc tinh thông văn học Hán.

- Nhưng cũng có câu nào hay đâu chứ?
Triệu Tông Tích cười nói.

- Thật sự là không ít.
Triệu Biện rung đùi đắc ý nói:
- Ví dụ như: “'Hiểu lai vũ tế nhật thê lương, chẩm vi diêu duệ tây phong hương. Khốn miên vị túc chính triển chuyển, nhi đồng lai báo kim trọng dương. Ngâm nhi thương thương hồn tắc sắc, khách hoài cổn cổn giai ngô hương. Liễm dư mặc tọa tư vãng sự, thiên nhai tam tái không bi thương...” đây chính là một đoạn thơ do một vị hòa thượng làm, có thể gọi là đã chạm tới những thói cũ thời thịnh Đường.

- Tuy nhiên ta vẫn thích nhất đoạn thơ do hoàng đế của bọn họ sáng tác “Tạc nhật đắc khanh hoàng hoa phú, toái tiễn kim anh điền tác cú, tụ trung do giác hữu dư hương, lãnh lạc tây phong xuy bất khứ , khả vị thần phẩm.”
Hễ nhắc tới thi từ là lão tiên sinh lại thao thao bất tuyệt.

- Nhưng sao ta lại nghe đoạn thơ này không phải do Liêu chủ sáng tác.
Triệu Tông Tích cười nói:
- Mà là do hoàng hậu của ông ta viết thay.

- Nghe nói, Tiêu hoàng hậu cũng ở bên trong hành dinh...
Trần Khác cười nói.

- Không trông thấy, nghe nói vị Tiêu hoàng hậu này không giống như những nữ tử Khiết Đan quyến rũ kia, cả năm chỉ ở trong phòng đọc sách vẽ tranh, không hề tiếp xúc với người bên ngoài, giống như những nữ tử người đại Tống chúng ta.
Triệu Tông Tích lắc đầu nói.

- Đại Tống ta cũng không có những người con gái như thế.
Triệu Biện than lên một tiếng nói:
- Thế phong nhật hạ, nếp sống xã hội ngày một khác nhau,

- Vẫn tốt mà.
Trần Khác cười nói:
- Cũng còn rất nhiều tiểu thư khuê các đúng không?

Cười nói xong, mọi người liền tản ra về.

Triệu Biện chờ người ta đến đón, còn Trần Khác và Triệu Tông Tích thì đến chuồng ngựa cách đó không xa lấy ngựa... về điểm này thì người Liêu vẫn lưu giữ thói quen của người xưa, chuồng ngựa của bọn họ vẫn nằm bên cạnh những lều vải, một khi có việc gì là có thể lên ngựa nhanh chóng.

Trong một chuồng có nuôi tới hơn hai mươi con tuấn mã, tất cả đều là do Trần Khác và Triệu Tông Tích mang tới. Thật ra ban đầu người Khiết Đan cung cấp cho đoàn sứ giả mười con ngựa tốt nhất, cùng một loại thuần chủng không lai, đem cho ba người bọn họ sử dụng... ngựa Khiết Đan kỳ thực nhiều như trâu bò, chỉ e là cũng có ý khoe khoang.

Nhưng sau này, vương công Khiết Đan lại tặng thêm cho bọn họ vài con ngựa tốt hơn nữa, nên hai người nhất thời coi khinh số ngựa mà chính phủ cấp cho. Biết học sĩ Trần Khác thích ngựa nên người Khiết Đan dẫn theo những con ngựa tốt nhất của mình đem tới xếp thành hàng tìm hắn. Trần Khác thấy cái mình thích thì vui mừng, chỉ cần thích liền dùng thơ từ mua lại số ngựa này trong tay họ... không phải hắn keo kiệt mà thật ra là những vương công Khiết Đan nhiều tiền thế lớn kia, căn bản xem đồng tiền không có giá trị nào hết. Thứ duy nhất có thể khiến cho bọn họ bỏ những thứ họ thích chỉ có bản vẽ và tác phẩm mới của học sĩ Trần Khác thôi.

Người Liêu thật sự không cách nào hiểu được nỗi cuồng nhiệt của người Tống đối với ngựa, đó là tật xấu mà mảnh đất thiếu ngựa hàng trăm năm qua nén mãi nên sinh ra hay sao. Trần Khác và Triệu Tông Tích cũng không thể nào kháng cự lại sức hấp dẫn của những con tuấn mã này. Một bộ sưu tập mất nhiều công sức, kết quả là chỉ một chút sơ suất đã nổ tung hết... còn về mười con ngựa ban đầu, sớm đã bị dắt đi rồi, đưa cho bọn thị vệ của họ cưỡi.

Đám ngựa này, bọn họ đã dự định là sẽ mang về Biện Kinh. Phải biết rằng ở đại Tống có tốn bao nhiêu tiền thì cũng không thể mua nổi một con ngựa ở đây - đây có thể nói là những con ngựa tốt nhất nước Liêu!

Tuy nhiên để nuôi dưỡng được thứ đồ chơi tốt như thế này thì cũng cần phải tốn không ít tiền bạc. Trần Khác và Triệu Tông Tích lần đầu tiên gặp người chăn ngựa cho ngựa ăn, nhìn trừng trừng tới mức chóng mặt.

Vậy người Khiết Đan lấy gì mà nuôi ngựa chứ? Bọn họ hẳn là phải lấy thứ gạo thượng đẳng sáng bóng như châu, thuần khiết như ngọc?

Có còn đạo trời!

Triệu lão phu tử ban đầu nhìn thấy không quen mắt, ông xem thường một cách rõ ràng những hành vi xa xỉ này, mà ngắt lời nước Liêu thì coi như xong. May thay ông không biết, những con ngựa mà hoàng đế đại Tống cưỡi kia, đều dùng trứng gà để nuôi, bằng không nói không chừng ông sẽ tức giận hô lớn, đại Tống coi như xong!

Nhưng nói đi nói lại thì cái gọi là thiên kim dịch đắc, nhất mã nán cầu. Tốn mất hơn mấy trăm ngàn vạn lần để có được một con ngựa tốt, chẳng lẽ lại cho nó nhai trấu nuốt rơm hay sao? Hơn nữa giống ngựa càng tốt, nếu không được chăm sóc tỉ mỉ thì làm sao có thể phát triển thành những con ngựa cao to? Làm sao có thể có được sức chịu đựng giỏi như thế, tốc độ nhanh như vậy và sức bật lớn chừng ấy?

Nếu muốn có được ngựa chạy nhanh thì chỉ có thể không tiếc vốn gốc mà nuôi dưỡng nó.

Đương nhiên, phần lớn số ngựa này đều không thể có được sự đãi ngộ tốt như thế. Bằng không nước Liêu có lớn cỡ nào thì cũng bị ngựa ăn hết. Dưới cờ nước Liêu, có thể hưởng thụ được sự đãi ngộ tốt như thế chỉ có hai loại ngựa. Một loại là những con ngựa tốt mà những quý tộc đó chơi, một loại khác chính là ngựa xung phong trong quân đội...

Nước Liêu diện tích rộng lớn, lãnh thổ quốc gia bằng với Hà Bắc, Nội Mông, ba tỉnh miền Đông, và một phần Tân Cương của Trung Quốc thời hậu thế, lại cộng thêm Ngoại Mông, phía Đông Bắc Triều Tiên và vùng thuộc châu Á của Nga. Cho dù phần lớn những vùng đất này chỉ là thần phục trên danh nghĩa nhưng khiếp sợ uy danh thiết kỵ của người Khiết Đan, cống nạp định kỳ là điều không tránh khỏi.

Người Liêu lợi dụng điều kiện may mắn này, từ các nơi tiến cử các loại ngựa tốt. Trong đám ngựa mà Trần Khác và Triệu Tông Tích bắt được có các loại ngựa như ngựa Thanh Hải, ngựa Khiết Đan, ngựa Thổ Phiên, ngựa Triều Tiên và cả ngựa Ba Tư, ngựa Đại Uyên của các nước Tây vực cống nạp. Những con ngựa chiến này đều là những giống thượng phẩm, thân cao cường tráng, tứ chi thon dài, sức chịu đựng, tốc độ và những mặt khác đều rất xuất sắc.

Nhưng con ngựa thích hợp nhất để chơi cưỡi ngựa đánh cầu lại là loại ngựa Khiết Đan đầu không cao. Bởi vì cường độ vận động của môn thể thao đánh cầu này rất lớn nên yêu cầu thể lực đối với ngựa cũng rất cao, nhất định phải có thể lực tốt, sức chịu đựng cao mới có thể thích ứng được. Hơn nữa khi thi đấu đối kháng mãnh liệt thường xuất hiện những hiện tượng như dừng gấp, chạy gấp, quay gấp, cho nên cần yêu cầu ngựa có sức bật tốt, tính linh hoạt cao, và còn cần phải có nhịp chân đều, mới có thể không dễ bị thương. Còn một điểm rất quan trọng nữa đó là, đầu ngựa cũng không nên quá cao. Nếu như cao quá thì tính linh hoạt sẽ không đủ, mà còn ảnh hưởng tới việc đánh bóng của cầu thủ... dù thế nào thì cầu cũng là trên mặt đất.

Ngựa Khiết Đan, đặc biệt là ngựa gót sắt trong đó, gần như phù hợp toàn bộ với những yêu cầu này. Con ngựa mà Trần Khác ngồi chính là ngựa lai giữa ngựa gót sắt và ngựa Ba Tư, một loại ngựa bẩm sinh có tốc độ nhanh, chuyến hướng linh hoạt, nhịp chân tốt, quả thực là giống ngựa sinh ra cho môn thi đấu đánh cầu này.

Trần Khác đặt cho nó một cái tên rất đẹp, Mã La Đa Nạp, gọi tắt là Đa Nạp.

Mọi người hỏi hắn, tên đó là ý gì?
Trần Khác nói cho bọn họ biết, đó là ý “vua cầu”!
Trần Khác dẫn Đa Nạp ra ngoài, ôm lấy cổ nó, nói chuyện thân mật với nó một hồi lâu, lại còn đem tới loại bã đậu mà nó thích nhất tới cho nó ăn. Tuy con ngựa này đã được thuần phục, nhưng để người ngựa hợp nhất thì vẫn cần phải tạo dựng quan hệ tốt đẹp với nó. Con ngựa ấy cũng giống như người vậy, bạn không thể sờ tới tay tức là đã mất một bên, cần phải luôn luôn che chở nó như đối đãi với mối tình đầu vậy. Có như thế nó mới có thể cùng bạn tâm ý tương thông, trên trận cầu, đây mới quyết định thắng bại.

Đối đãi với Đa Nạp tốt như thế, chính là Trần Khác không cần bảo vệ đặc biệt, thì có thể mang cho ngựa đồ bảo hộ. Người xưa khi đánh cầu không mang theo đồ bảo hộ, nhưng Trần Khác biết, môn cưỡi ngựa đánh bóng hiện nay cần dùng tới dây vải buộc chân ngựa và đuôi ngựa. Bởi vì chân ngựa chính là chỗ dễ bị tấn công nhất trong khi thi đấu, một khi bị thương thì không chỉ ảnh hưởng tới trận đấu mà còn mất đi một con ngựa tốt. Mặt khác, đuôi ngựa vung ra sẽ ảnh hưởng tới việc vung cán, cũng nên ghim lại.

Những chi tiết này nếu làm tốt thì càng bảo vệ được ngựa, cũng có lợi cho việc phát huy năng lực của cầu thủ...

Trên thảo nguyên rộng lớn, trên nghìn nam nữ Khiết Đan vây lại thành một vòng trong lớn tới một dặm, bao lấy trung tâm. Hai bên là những kỵ sĩ mình mặc trang phục màu sắc kỳ lạ, cầm trong tay cầu trượng dài bốn thước. Ánh mắt bọn họ sáng ngời, dàn trận sẵn sàng nghênh đón, bên dưới hàng tuấn mã phát ra tiếng phì phì, hưng phấn khó tả.

Ánh mắt của tất cả mọi người đều đổ dồn vào nhìn quả bóng lớn bằng nắm tay, sắc màu rực rỡ bắt mắt ở giữa sân. Cùng với tiếng chiêng trống vang dộn, những kỵ thủ hai bên ra sức hò hét, quơ mộc trượng mà xông tới, quyết đấu kịch liệt ở một chỗ, nhằm đoạt lấy quyền khống chế một quả bóng nhỏ. Lúc này, tiếng người hô ngựa hí trong sân, bên ngoài người cổ vũ cũng hét lớn, thanh âm chấn động trời đất.

Đây chính là cuộc thi đấu đánh cầu ngày kế tiếp, đội quân đoàn sứ giả đại Tống do Trần Khác dẫn đầu đấu với đội đánh cầu của Tề Vương nước Liêu. Hai bên tổng cộng hai mươi ngựa, dàn dài chừng nghìn bước chân, tương đương với ba sân bóng đá lớn nhỏ đờ sau đánh một quả bóng.

Ở hai bên mặt đất, có một tấm ván gỗ thẳng đứng được tẩy trắng. Trên đó có khoét một lỗ tròn rộng chừng một thước, phía sau dùng loại túi mềm, đánh vào cầu môn đối phương là được một điểm.

Cả cuộc thi đấu phân thành ba hiệp, mỗi hiệp diễn ra trong thời gian một nén hương, lấy việc dẫn nhiều bóng hơn là thắng.

Chỉ thấy trên sân đấu, cầu bay, ngựa phi như cuồng phong, hai đội người tranh tôi đoạt, thi đấu hết sức mãnh liệt. Mọi người ở bên ngoài ra sức hò hét, cổ cũ cho đội bóng của mình. Cho dù người Tống chiến đấu trên sân khách, nhưng số người ủng hộ lại không ít hơn là bao so với đối phương, có thể thấy họ được hoan nghênh như thế nào.

Hơn nữa, sự tiến bộ của đám người Trần Khác quả thật rất rõ ràng. Từ lức mới đến khó kiếm được bàn thắng, tới có thắng có bại, đến hiện tại thắng nhiều bại ít, thực lực càng ngày càng mạnh.

Phần lớn những nam nữ quý tộc tới là để cổ vũ cho Trần Khác. Đương nhiên, trình độ dẫn bóng của Trần Khác quả thật cao siêu. Khi bóng ở dưới ngựa của người khác, người ngựa đổ rạp thành một đoàn, nhưng chỉ cần cán chạm tới mặt đất thì trên ngựa lập tức thấy mặt trời, bị hắn một gậy bắn lên chỗ khaongr không. Lúc này, đồng đội ngầm hiểu ý nhau, kịp thời chộp lấy, không phải là đơn đao mà chính là cục bộ nhiều đánh ít có thể xuất hiện khiến người ta kích động mà sút gôn......

Thấm thoát, nén hương thứ ba đã chỉ còn lại một ít, tỷ số trận đấu bây giờ là bảy đều. Người Tống dùng chiến thuật cao siêu và sự liều lĩnh tích cực đấu với người Liêu biết phối hợp thành thạo, thực lực rất mạnh, vẫn nắm chắc lấy tỷ số. Hiện tại còn một cơ hội cuối cùng, bóng lại một lần nữa rơi ngay dưới ngựa của Trần Khác.

Hắn vung mạnh cán, mọi người ai nấy đều hướng tầm mắt theo sự di chuyển của cái cán. Ai ngờ Trần Khác chỉ là một đòn đánh giả, phất nhẹ quả bóng lên, liền đổ về một hướng khác. Hắn tự mình thúc ngựa đi ra, lập tức có người Liêu chặn ngay trước mặt.

Thành viên tiếp bóng trong đội kia không đợi người Liêu nhào tới một lần nữa, liền vung cán hất bóng về phía trước, bóng rạch qua sân bóng, bay tới hướng cầu môn.

- Vào!
Mọi người ngẩng đầu nhìn theo bóng, hét lớn.

Cầu thủ người Liêu cũng ngẩng đầu nhìn theo quả bóng, chỉ trong nháy mắt đã bị Trần Khác vọt tới, đâm vào điểm xà ngang bên cạnh, nhưng lại cao hơn một trượng. Mắt nhìn thì thấy sắp ra ngoài rồi nhưng lại thấy Trần Khác từ trên lưng ngựa nhảy lên thật cao, giơ cán lên không trung chụp tới, cắt quả bóng xuống bên dưới, điều chỉnh lại một chút rồi xua tay đánh tiếp. Quả bóng kia trong gang tấc rơi gần vào trong cầu môn, lực đạo rất lớn, khiến lưới thẳng tắp.

Trong tiếng hoan hô đinh tai nhức óc, Trần Khác vững vàng ngồi lại trên lưng ngựa.

Thấy học sĩ Trần Khác giành được phần thắng, các quý tộc Khiết Đan mừng còn hơn là đội của ta thắng. Hắn về doanh trại trong tiếng hô vang, lại một hồi tiệc linh đình, mãi cho tới giờ Tuất, Trần Khác mới được trở về lều của mình.

Trong lều vải, ánh nến ấm áp, một người con gái yểu điệu đứng bên trong bóng tối.

Trần Khác đoán chừng đó chính là người con gái hôm nay tới thị tẩm, nếu không thì thị vệ bên ngoài sẽ không để cho nàng ta vào. Nghĩ vậy hắn liền hướng về phía cô gái cười cười nói:
- Đến đây.

Nàng gật gật đầu, không nói.

Trần Khác tự nhủ, việc này vẫn còn chút dè dặt. Sau khi uống rượu xong thấy có chút khát nước, hắn liền đặt mông xuống ghế nói:
- Mang cho ta chút nước.

Nàng ấy sững sờ một chút mới nhìn bốn phía, tìm xem nước đặt ở đâu.

- Ngươi là người mới đến?
Trần Khác nói:
- Chén trà ở trên bàn, nước ở trên lò bên phòng ngoài.

- Dạ.
Cô gái nhẹ nhàng đáp lại một tiếng, thanh âm vô cùng dễ nghe, liền quay người ra bên ngoài lấy nước. Trần Khác chỉ nghe thấy tiếng sột soạt bên ngoài thì không khỏi bật cười. Thật là một nha đầu vụng về, sau này nhất định nếm mùi khổ cực.

Hắn liền cầm lấy sách lật tới trang ngày hôm qua đã đọc, tiếp tục học tiếng Ả Rập.

Sau một hồi lâu, cô gái đó mới mang được chén trà tới, đặt trước mặt Trần Khác.

Trần Khác không nhịn được cười khổ, nhưng đối phương thật là ngây thơ, mà cũng không yêu cầu gì nhiều như vậy. Hắn liền giơ tay nhận lấy, ngẩng đầu nhìn cô gái. Thì chỉ thấy cô mặc một chiếc váy dài sát đất màu xanh da trời. Mặc dù ngoại hình thì rất bình thường nhưng bởi vì dáng người cao thon gầy, lại khiến cho người ta có cảm giác thủy liên hoa bàn.

Chỉ có điều trên đầu cô gái này vẫn đội một cái “khăn che mặt”... đây chính là chiếc mũ sa che mặt của người phụ nữ Hồ, làm cho người ta không nhìn rõ mặt.

- Trong phòng rồi còn đội mũ làm gì?
Trần Khác đưa chén trà lên miệng hớp một ngụm, nhất thời bị bỏng phun ra:

- Ngươi làm kiểu gì vậy,

Cô gái nọ thấy mình mắc lỗi liền nhanh chóng lấy ra chiếc khăn tay trong tay áo mình đưa cho hắn lau miệng.

Trần Khác nhận lấy, lau miệng, nói:
- Khăn tay thật đẹp?

- Thật là tốt nhưng cũng có ...
Cô gái nọ nhỏ nhẹ nói, tiếng như gió xuân thoảng qua, dịu dàng quyến rũ thấm vào ruột gan.

- Thứ mà các người đều có là.....
Trần Khác than thở một câu rồi lại lau cằm và vạt áo trước.

- Nam triều các người cũng như vậy thôi.
Cô gái này dừng lại một chút rồi nhẹ giọng nói.

- Ngoại trừ ngựa.
Trần Khác cười nói:
- Ngươi thật là con người thú vị, sao lại không để lộ chân dung, cho ta xem một chút.

- Nô nô...
Cô gái ấy vẫn chưa nói hết câu liền không khỏi thét lên một tiếng kinh hãi:
- A.....

Chính là Trần Khác đưa tay kéo tấm màn che của cô gái xuống.

Trần khác nhìn thấy một khuôn mặt hết mực xinh đẹp trắng như ngọc sau tấm màn che, chỉ thấy ở giữa hai hàng lông mày lá liễu, nốt ruồi nhợt nhạt của người đẹp và để lộ ra ánh mắt hoảng hốt. Dưới chiếc mũi nhỏ nhưng cao mà đẹp là cái miệng mang hơi thởi mùi đàn hương khẽ nhếch lên. Cả khuôn mặt toát lên vẻ tao nhã, thanh lịch long lanh, giống như tiên tử dưới trần gian. Cả người toát lên một khí chất cao quý không thể xâm phạm được.. chỉ đáng tiếc là, cô gái này lại gặp phải Trần Khác một tên tiểu tử thích phong cách này.

Thì ra bộ dạng sợ hãi của người đẹp lại mê hoặc người khác như thế này, khiến cho Trần Khác rung động, hắn nhẹ nhàng bắt lấy bàn tay nhỏ bé trắng như tuyết kia, đưa lên tay khẽ ngửi. Mùi thơm. Đúng vậy chính là mùi thơm, chứ không phải là mùi gì khác.

Nàng ta thì ngược lại giống như điện giật vậy, muốn rút tay lại.

Nhưng Trần Khác lại chộp được cái gì đó trong tay. Lúc này trừ phi hắn muốn buông ra bằng không thì không thể nào thoát được.

- Nàng trốn cái gì?
Trần Khác cười nói.

- Nô nô, nô nô thay cho người một chén trà khác.
Mỹ nhân lắp bắp nói.

- Không cần.
Ánh mắt Trần Khác hừng hực, như nhìn thấu khuôn mặt cô gái ấy, chỉ thấy trên hai gò má như ngọc kia, hiện lên một chút rặng mây đỏ, lại càng hiện rõ sự kiều diễm. Giọng nói của hắn có chút lạc đi:
- Nói cho ta biết, tại sao nàng lại dùng khăn che mặt?

- Nô nô...
Khuôn mặt nàng hiện lên chút tức giận, lại có cảm giác nghiêm nghị không thể xâm phạm được:
- Ngài buông nô nô ra!
Nói rồi liền dùng hết sức rút tay lại:
- Nếu không ngài sẽ chết chắc.

- Một nữ tử như nàng sao không hiểu chuyện vậy!
Trần Khác há lại bị nàng dọa cho sợ sao? Đã như vậy ngược lại hắn càng nắm chặt hơn, cười hắc hắc nói:
- Nàng nói như vậy, ... chính là muốn bị đánh chết đây mà!
Nói xong lại kéo nàng vào trong lòng.

Người con gái này đột nhiên mất hết cả uy nghiêm, tóc mây run rẩy lại bị Trần Khác ôm chặt lấy. Vì là tháng tư nên trang phục của hai người cũng vì thế mà rất mỏng manh. Cứ như thế cọ sát vào nhau, càng khiến cho Trần Khác cảm nhận được thân thể mềm mại của nữ nhân, đó gọi là hồn siêu phách lạc sao? Hắn cúi đầu xuống, hít đầy lồng ngực hương thơm ấy, không khỏi cười hỏi:
- Tiểu mỹ nhân sao nàng không giống như những người khác vậy?

Nàng ta vùng vẫy một hồi rồi cũng thấm mệt thở hổn hễn yếu ớt vô lực, chỉ đành tạm dừng trong chốc lát, vẻ mặt năn nỉ nói:
- Cầu xin ngài, thả nô nô ra, chúng ta cùng nhau nói chuyện.

- Nói hay lắm,
Trần Khác nắm lấy eo của nàng, tay kia vỗ nhẹ vào đùi nàng nói:
- Nàng hẳn là rất lo lắng...
Đến thảo nguyên này đã được một tháng, mà hắn vẫn chưa từng có nữ nhân hầu hạ, dương khí sớm đã dư thừa. Yến tiệc tối nay, lại uống xong một chén rượu máu hươu, có cảm giác như đốt lửa bên trong, nên hoàn toàn không thể chống nổi nữa rồi. Ban đầu hắn vốn hạ quyết tâm, bất luận những người đến thị tẩm hôm nay dù mùi có nặng đến thế nào thì tối nay cũng phải giải quyết cho xong. Ai ngờ trên trời lại rơi xuống một Lâm muội muội, cũng không ngờ là một tuyệt thế giai nhân như thế?

Trần Khác cảm thấy hết sức vui mừng. Hắn cứ cho rằng đây chính là sự sắp đặt cố ý của những người Khiết Đan yêu quý hắn. Họ biết những người kia không hợp với khẩu vị của hắn nên đặc biệt thay bởi một mỹ nhân thanh mảnh nhẹ nhàng. Sau đó lại sợ mình giả bộ nên còn cho bản thân uống rượu lộc huyết.

Thịnh tình khó chối từ, thịnh tình khó chối từ,...
- Cầu xin ngài buông nô nô ra, như thế này nô nô, nô nô...
Nàng cả người nhũn ra khi bị Trần Khác vuốt ve, khuôn mặt ảm đạm nói:
- Nàng, nàng không phải ngồi trong lòng mà vẫn không loạn sao?

- Còn phải xem ai ngồi trong lòng.
Trần Khác cười nói:
- Một cô gái khó tính như nàng khiến lòng ta vẫn còn muốn loạn lên đây.

- Chẳng phải người nói người luôn từ chối những người tới đây mà không có cảm xúc hay sao?
Cô gái nắm lấy lời nói hớ của Trần Khác.

- Cái này...
Học sĩ Trần Khác tới lúc này mới thấy có chút thẹn thùng nói:
- Chúng ta bây giờ không phải là đang vun đắp tình cảm hay sao?
Tự nhủ, thằng nhãi con bị cắm sừng kia nhất định là đang chờ xem ta chê cười, dù thế nào, cũng phải đi ngang qua sân khấu, những ngày sau mới dễ nói chuyện.

- Vậy ngài buông ta ra...
Cô gái thấy một chút tia hi vọng nói.

- Vậy không cần bồi đắp nữa...

- Ngài...
Cô gái nắm lấy cái tay tặc của hắn, năn nỉ nói:
- Xin ngài đừng cử động...

- Ôi, quá căng thẳng rồi.
Trần Khác thởi dài nói:
- Nàng như vậy thật sự là phải bị đánh.

Một lát sau, cả hai người đều im lặng, ánh nến chiếu cao, chiếu bóng hai người ngồi bên nhau trên tường.

Trần Khác là có ý không nói chuyện, chỉ là nhìn chằm chằm vào đôi mắt đẹp của nàng. Vị công tử phong nguyệt cưỡi ngựa chương đài này, biết làm thế nào để chế ngự bầu không khí kiều diễm này đây. Lúc này nếu mọi người càng không nói gì thì tình cảm ấm nồng mê đắm giữa hai người lại càng tăng. Có một câu nói rất hay, thứ mập mờ này chính là nguyên do của mọi tội ác...

Cô gái kia từ khi bắt đầu hiểu chuyện chưa từng được ai ôm qua. Huống hồ lần này lại là một tiểu tử cao to cường tráng, đầy nam tính. Điều khiến cho nàng càng thấy xấu hổ đó chính là toàn thân của mình đã mềm nhũn ra, nội phủ cũng bắt đầu nóng lên...

Trần Khác nhìn thấy trong đôi mắt đẹp của nàng ấy để lộ ra ánh mắt rất phức tạp, dường như đã có chút động tình khi bị mình khiêu khích tuy nhiên vẫn là ánh mắt kháng cự chiếm phần nhiều.

Xem ra, cô gái này quả là không tầm thường. Chỉ có điều một nam nhân trong trạng thái như vậy thì toàn thân trên dưới chỉ có một ý nghĩ, đó là làm thế nào để đối phó với nàng, mà là không khỏi suy nghĩ nàng từ đâu tới, có chuyện như thế nào.

Tuy nhiên đây là một đêm cá nước thân mật, bất kể nàng ta có nội tình gì bên trong thì cũng coi như nàng là hoàng hậu nước Liêu, bản thân mình cũng ...

- Học sĩ, xin đừng ép buộc nô nô được chứ?
Nàng cuối cùng cũng tỉnh lại từ trong trạng thái thất thần, hạ giọng nói:
- Ngài là cái gương cho người học trong thiên hạ.
Nàng tiếp tục nịnh Trần Khác, hi vọng có thể thoát ra khỏi vòng tay hắn.

Câu nói này hình như cũng có chút tác dụng, Trần Khác gật gật đầu nói:
- Ta làm sao lại làm khó người khác chứ, chúng ta ngồi như thế này nói chuyện cũng tốt chứ?
Dục tốc bất đạt, thật ra Trần Khác đương nhiên có thể Bá vương gảy đàn, nhưng làm như thế thì không có chút kỹ thuật nào hết và có gì khác so với bọn hiếp dâm đâu? Trần Khác thương hoa tiếc ngọc, khinh bỉ nhất là bọn phạm tội hiếp dâm.

Cô gái thiếu kinh nghiệm, quả nhiên yên lặng, nhẹ nhàng gật đầu nói:
- Nhưng ngài cần phải đáp ứng thủ lễ trước mới được.

Trần Khác gật đầu đồng ý, nhưng trong lòng thầm cười, nàng ngồi trong lòng ta, chính là hành vi không lễ phép lớn nhất, một khi đã mất đi cảm giác xa lạ, quen dần với lòng ta. Ha ha, nếu nàng có thể thoát khỏi vòng tay ta thì ta cùng họ với nàng.
- Đúng rồi, nàng tên gì vậy?

- Nô nô tên...
Nữ lang dường như không muốn nói cho hắn biết.

- Đây chính là bộ dạng muốn nói chuyện tử tế sao?
Tay Trần Khác vỗ nhẹ vào mông nàng.

Nữ lang chỉ cảm thấy mông mình nóng bỏng lên, sắp sửa muốn khóc lên rồi, trong người như có con kiến cắn vậy. Nàng nhanh chóng khép hai chân lại, giọng run run nói:
- Có thể đổi vấn đề khác được không?

- Xem ra có điều gì đó khó nói.
Trần Khác biết, nước Liêu là nước theo chế độ nô lệ. Sau khi bọn họ chinh phục được kẻ thù, liền đem vợ con người trong tộc biến thành nô lệ của mình. Có rất nhiều thiên kim tiểu thư chỉ trong một chốc liền biến thành nô lệ bị áp bức nên nhất định là không muốn nhắc lại chuyện cũ của mình, nhìn khí chất của cô gái này hẳn là cũng gần như vậy.

Hắn liền chuyển vấn đề nói:
- Vậy nàng cho ta biết, tại sao trên người nàng lại thơm như vậy? Cái này thì có thể trả lời chứ.

Nàng ngập ngừng một lát, Trần Khác lại vỗ mông nàng một cái, học theo giọng điệu của người Khiết Đan nói:
- Thật là không nể mặt ta chút nào?

Điều này rốt cục thì cũng đã khiến nàng mở miệng, chỉ nghe nữ lang tu tu nói:
- Mỗi ngày tắm nước lan, không ăn thức ăn mặn...

- Xem ra nàng thật sự không phải là người Khiết Đan rồi.
Trần Khác cười nói:
- Bọn họ một ngày mà không ăn những thứ đồ kia thì đến ngủ cũng không ngủ được.

- Đâu có...
Vạn sự khởi đầu nan, sau khi bắt đầu, nữ lang cũng dễ nói chuyện rồi:
- Người Khiết Đan cũng có rất nhiều người sùng tín Phật giáo, tất cả đều trai giới cả đó.

Điều này Trần Khác biết, người khiết Đan không chỉ tôn trọng văn hóa Hán mà còn si mê Phật giáo, đó là làm thế nào để chết thanh thản, không mất nước mới là chuyện lạ đó.

- Vậy nàng tin Phật sao?
Trần Khác nói nhỏ vào tai nàng.

- Dạ.
Nữ lang dịu dàng gật đầu.

- Để ta kể cho nàng nghe một câu chuyện của nhà Phật.
Trần Khác dẫn dắt từng bước nói.

- Dạ.
Cô gái gật đầu.

- Ngày xưa từng có một cô gái tướng mạo xinh đẹp xuất chúng giống như nàng vậy chưa lập gia đình. Có người làm mối cho người thân nhưng nàng nhất quyết không chịu nhận lời.
Trần Khác điều chỉnh giọng nói của mình sáng có từ tính, lại chậm rãi nói bên tai nàng:
- Bởi vì nàng đã động lòng với một nam tử khác. Mặc dù chỉ là gặp mặt thoáng qua mà thôi, nhìn nhau cũng vội vàng nhưng trong lòng nàng ấy, thì chàng trai đó đã là hình bóng cả đời không quên được.

Cô gái nọ quả nhiên bị câu chuyện này thu hút, dần buông lỏng cảnh giác. Nàng dường như đặc biệt có thể hiểu cảm thông cho tâm tình của cô gái trong câu chuyện.

- Cô gái đó luôn luôn tìm kiếm, tìm kiếm người mà đã khiến trái tim cô đập loạn nhịp. Nhưng cô gái mãi không tìm thấy, cô ngày nào cũng cầu nguyện Phật tổ, hy vọng có thể gặp mặt chàng lần nữa, cuối cùng đã cảm động tới trời cao, Phật tổ hiển linh.
Giọng điệu của Trần Khác mang đầy vẻ ưu thương nói:
- Cô gái đó năn nỉ Phật tổ, cầu xin người cho nàng ấy có thể gặp lại chàng trai kia, cho dù chỉ có thể nhìn y một cái!

- Vật Phật tổ có đồng ý không?
Nữ lang thân thiết hỏi.

- Phật tổ nói: có thể, nhưng nàng nhất định phải từ bỏ mọi thứ bây giờ, không nói không rằng năm trăm năm. Con có thể chịu được nỗi khổ này hay không? Cô gái không hề do dự gật đầu nói, con có thể! Thế là Phật tổ liền cho cô gái biến thành một tảng đá lớn, ở bên ngoài trời hoang vu, gió thổi ngày phơi nắng, trải qua bốn trăm chín mươi chín năm, khổ không thể tả nổi, nhưng cuối cùng cũng không thấy hình bóng của người con trai ấy đâu.

Nữ lang đã bị câu chuyện này cuốn hút tới mê hoặc, khuôn mặt lộ rõ vẻ thông cảm:
- Có lẽ nào Phật tổ đang trừng phạt cô ấy?

- Không, Phật tổ không nói dối. Đến năm thứ năm trăm, cô gái đó bị thợ đá đưa vào trong thành, làm đá bảo vệ cho cầu.
Trần Khác hạ giọng nói:
- Cũng chính ngày hôm đó, cô ấy đã trông thấy chàng, người mà mình đã chờ đợi suốt năm trăm năm nay! Đương nhiên, chàng vẫn chưa chú ý tời nàng, bởi dù thế nào thì hòn đá trên cầu thì có gì đẹp chứ! Thế là y vội vàng bỏ đi, nàng hô không thành tiếng, nên không thể giữ lại bước chân của chàng, chính lúc này, trái tim nàng tan nát...

Đôi mắt nữ lang đã chứa đầy nước mắt, nàng giọng run run nói:
- Sao có thể như vậy chứ? Quá tàn khốc.

- Lúc này, Phật tổ xuất hiện, hỏi cô ấy đã hài lòng hay chưa?
Trần Khác nói.

- Đương nhiên là chưa.
Nữ lang lấy tay gạt nước mắt nói:
- Chờ đợi bao nhiêu năm như vậy, mà chàng ấy lại không thể nhìn thấy cô gái, lại càng không có thời gian bên nhau dù chỉ một chút, nói vài câu...

- Các nàng thật giống nhau!
Trần Khác cố ý gây cảm xúc.

- Cô ta nói thế nào?