Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 5 - Chương 206: Mối tình đầu của Hoàng Đế




Tất cả mọi người đều nín thở tập trung tư tưởng, vẻ mặt trang nghiêm đứng yên.

Trần Hi Lượng đi xuống, toàn thân mặc sa bào đỏ thẫm. Hoàng Đế Đại Tống Triệu Trinh đầu đội Thông thiên quan, cùng Tào Hoàng Hậu đầu đội Hoa sai quan, người mặc Long Phượng bào dát đầy châu ngọc, xuất hiện trong sân của Trần gia.

- Cung nghênh Thánh Thượng, cung nghênh Nương Nương.
Khách mời đồng loạt hành lễ nói.

- Chư vị bình thân, hôm nay là ngày đại hỉ của phu thê Trần Tư Gián, quả nhân cũng không thể qua mặt chủ nhà được.
Triệu Trinh tươi cười ôn hòa nói:
- Các thị vệ cũng rút khỏi đi, tránh làm cho người khác hoảng sợ.

- Điều này. Sự an toàn của Thánh Thượng là quan trọng hơn cả.
Lão thái giám đứng bên cạnh nhỏ giọng nói.

- Khắp sân đều là thần tử của quả nhân, có gì phải lo lắng?
Triệu Trinh quay xuống, đột nhiên nhìn thấy Trần Khác, vẫy tay gọi hắn lại nói:
- Quả nhân đã tìm cho mình một hộ vệ, lần này yên tâm rồi chứ?
Nói xong không cho trả lời. Khoát tay một cái nói:
- Mau tấu nhạc đi, đừng để lỡ giờ tốt.


Sau khi Hoàng Thượng vào chỗ ngồi, hôn lễ tiếp tục tiến hành. Tiếng của người chủ trì buổi lễ vang lên, chú rể khoác dải lụa hồng, cô dâu đầu đội khăn đỏ, hai người nắm dải lụa đỏ thẫm thắt thành biểu tượng đồng tâm kết, đối diện nhau chậm rãi đi.

Đợi hai người đứng trước bàn thờ tổ tiên, liền có một cô gái bên nhà trai bưng lên một cán cân, Trần Hi Lượng cầm lên chậm rãi mở khăn đội đầu, lộ ra khuôn mặt thẹn thùng quyến rũ của cô dâu. Những người khách đang có mặt không khỏi thầm ghen tị, thầm nghĩ Trần Tư Gián thật là tốt phúc, trong chốc lát đã trở thành người có vợ.

Tiếng của người chủ trì buổi lễ lại vang lên, cô dâu chú rể trước bái thiên địa, sau là bái vợ chồng Hoàng Thượng… Vốn là phải bái anh chị họ, nghĩa là thay cho cha mẹ chồng, nhưng cha mẹ Trần Hi Lượng đều đã chết, bậc cha chú trong nhà cũng không ở kinh thành, cho nên liền ngẩng đầu lên trời bái cha mẹ một bái.

Triệu Trinh và Tào Hoàng Hậu ngồi ở vị trí cha mẹ, một người hướng đông một người hướng tây. Trước tiên cô dâu chú rể ở dưới bậc thềm phía tây lạy Triệu Trinh, lại ở dưới bậc thềm phía đông lạy Tào Hoàng Hậu. Triệu Trinh gật đầu mỉm cười, Tào Hoàng Hậu lại xúc động, không ngừng lau nước mắt.

Đợi bái xong anh chị họ, cô dâu chú rể lại làm theo hướng dẫn, chú rể đứng ở phía đông, cô dâu đứng ở phía tây, cô dâu bái trước, chú rể bái đáp lễ, nam tử lấy bái lại làm lễ, nữ tử lấy bốn bái làm lễ.

Phu thê giao bái, xong rồi lại hướng dẫn cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, đằng trước tiệc cưới được khai mở.

Dân chúng Biện Kinh là người kiêu ngạo cho tay vào ống áo, xưa nay bình thường trong nhà cũng không nấu cơm, càng không cần nói đến việc tiếp đón hơn trăm bạn bè người thân trong tiệc cưới, từ bàn ghế đến đồ ăn thức uống, toàn bộ đều là do tửu điếm phụ trách. Tiệc cưới của Trần gia, giao cho tửu lầu nổi tiếng phụ trách, người trong tửu điếm chuẩn bị cho tới trưa, sắp xếp đồ ăn thức uống vào lồng, dùng xe ngựa đưa đến nhà gia chủ.

Nhưng sau bếp Trần gia cũng không có nhàn rỗi, Thái Truyền Phú mang theo mười mấy đồ đệ, đang ở đó cùng lúc dùng tám nồi nấu thức ăn.

Mặc dù tửu điếm tất nhiên sẽ nấu thức ăn, nhưng nấu ăn nhất định phải ăn khi vừa nấu xong, từ tửu điếm đưa đến nhà, sẽ kém ngon hơn rất nhiều. Hơn nữa nước của Trần Khác không chảy xuống ruộng người ngoài, đương nhiên muốn đem cơ hội biểu dương tên tuổi này, để dành cho đồ đệ của mình là Truyền Phú rồi.

Bàn tiệc được khai mở, bọn tiểu nhị mặc y phục màu xanh, đội mũ trắng, bưng mâm chén đĩa chạy đi chạy lại mang thức ăn lên. Chỉ chốc lát sau, đủ loại món ăn nguội món ăn nóng mứt hoa quả, được bày đầy trên bàn ăn ở trong sân. Chỗ ngồi của Hoàng Thượng, là một bàn được đặt ở bên trong nhà chính, vì phải bảo đảm an toàn, cho nên rượu và thức ăn đều là mang từ trong cung đến đây.

Đi ra bên ngoài nghe thấy mùi thơm từ thức ăn, Triệu Trinh hít hít lỗ mũi, không nhịn được, hỏi Trần Khác đứng hầu ở một bên nói:
- Đây là những món ăn gì, sao lại thơm như vậy?

- Hồi bẩm Quan gia, đó là rau xào.
Trần Khác nói.

- Dọn hai mâm vào đây ta muốn nếm thử một chút.
Triệu Trinh nói.

- Vâng.
Trần Khác gật gật đầu, liền đi ra ngoài.

- Không được.
Lão thái giám ngăn Trần Khác lại nói:
- Hoàng Thượng không thể dùng thức ăn bên ngoài được.

Trần Khác nhìn Hoàng Thượng, tỏ vẻ lực bất tòng tâm.

- Ngươi cứ đi lấy đi.
Triệu Trinh cười nói:
- Tùy ý bưng hai mâm, có người có thể hạ độc vào trong đó được hay sao?

- Đúng vậy, thần thiếp cũng rất nhớ các món ăn dân gian.
Tào Hoàng Hậu cũng mở miệng nói.

Lão thái giám đành miễn cưỡng nói:
- Hay là để lão nô đi lấy.

- Lão Hồ này thật là quá cẩn thận.
Hoàng Thượng tủm tỉm cười nhìn Trần Khác nói:
- Tiểu tử, cha ngươi đã kết hôn rồi, ngươi cũng đã trưởng thành rồi, cũng phải lo đi.

- Sau kỳ thi mùa xuân vi thần sẽ kết hôn.
Trần Khác lúng túng nói.

- Nha đầu Liễu gia kia là một cô nương tốt, tuy rằng tính tình hơi nóng nảy, nhưng lại rất lương thiện.
Tin tức của Hoàng Thượng, rõ ràng đã lâu rồi không cập nhật.

Trần Khác ngượng ngùng cười cười, nghĩ cứ để mọi chuyện trôi qua, ai ngờ Triệu Tông Huy lại lên tiếng nói:
- Thúc thúc nói sai rồi, vị hôn thê của Trần gia huynh đệ là họ Tô, không phải họ Liễu…

Ánh mắt Trần Khác thoáng trở nên lạnh lùng, Triệu Tông Huy nhìn thấy liền cúi đầu.

- Hả.
Triệu Trinh kinh ngạc đưa mắt nhìn Hoàng Hậu nói:
- Không phải ngươi nói đến, con gái Liễu gia đã định gả cho Tam Lang của Trần gia chứ.

- Trước đây không lâu đã…
Hoàng Hậu nhỏ giọng nói:
- Vẫn chưa nói với Hoàng Thượng.
Liền đem ngọn nguồn sự việc nói sơ qua cho Hoàng Thượng nghe.

Trần Khác trong lòng rất phiền muộn, hít sâu một cái, chuẩn bị đón nhận sự tức giận của Hoàng Thượng như là “hôn nhân là việc đại sự, phải nghe theo lời của cha mẹ” “hoang đường vô lễ” đủ kiểu. Trong lòng Triệu Tông Huy cũng thầm thích thú, phải dạy cho tên tiểu tử ngươi không nói nên lời…

Nhưng Triệu Trinh chỉ nhìn Trần Khác, liền im lặng trầm mặc.

Nhưng cái nhìn kia, Trần Khác lại có cảm giác, không phải là ánh mắt khinh thường hay tức giận, mà là một loại ánh mắt tưởng nhớ cùng tán thưởng.

- Điều này có nghĩa là gì?
Trần Khác không khỏi cảm thấy kỳ lạ, hay là Hoàng Thượng cũng cùng chung cảnh ngộ với ta?

Quả thật hắn đã đoán đúng, Triệu Trinh và hắn xác thực là đồng bệnh tương lân, mặc dù là chuyện của hơn ba mươi năm về trước, nhưng bây giờ nhớ tới, vẫn cảm thấy cõi lòng bị tổn thương như xưa.

Đó là mối tình đầu của Hoàng Thượng.

Vào mùa xuân năm mười lăm tuổi, Triệu Trinh ở trong hoàng cung, gặp được một cô gái tuyệt đẹp. Nàng là cháu gái bên ngoại của Tiểu Dương nương nương, là con gái của Hương Thân Vương Mông Chính tên Vương Tú. Tiểu Dương nương nương đối đãi với Triệu Trinh, so với Lưu Thái Hậu thì dịu dàng hòa nhã hơn rất nhiều. Cuộc sống ở trong cung tương đối thoải mái, tình cảm vừa chớm của đôi trai gái, quen thân nhau rất nhanh liền rơi vào lưới tình.

Cô gái có kiến thức hiểu lễ nghĩa, xinh đẹp dịu dàng, khiến cho tiểu Hoàng đế từ nhỏ đã bị các lễ nghi cứng nhắc trong cung quản thúc, muốn nàng trở thành người mà mình yêu thương nhất trong lòng, dĩ nhiên là lấy nàng làm Hoàng Hậu. Có thể tưởng tượng, điều này chỉ đơn thuần là yêu mến, một tình yêu không bị pha lẫn một chút tạp chất nào, bởi vì như vậy, mới có thể làm cho người ta trở nên liều lĩnh hơn. —— Triệu Trinh bị quản thúc nhiều năm trước cho tới nay, tâm lý sợ hãi đối với Lưu Nga, giống như Thái hậu phanh trần chuyện tình cảm của mình, vẻ mặt kiên định nói:
- Con muốn cưới nàng!

Tình cảm của hai cha con -Lưu Nga là một vị Thái hậu huyền thoại, nhìn lại lịch sử, quá trình rất giống với mẹ của Hán Vũ Đế, nhưng khởi điểm còn kém hơn Vương Chí nhiều, dù sao Vương Chí vẫn là một vị thái hậu danh môn, là một người mẹ thần thông quảng đại. Nhưng Lưu Nga chỉ là một cô gái Tứ Xuyên không nơi nương tựa, vì kế sinh nhai bức bách, khi mười mấy tuổi đã được gả làm thê tử người thợ bạc tên là Cung Mỹ. Hàng ngày Cung Mỹ đều đi khắp các ngõ hẻm làm đồ trang sức bằng bạc, Lưu Nga tay đưa đi đưa lại cái trống lúc lắc thu hút khách nhân, nếu như lúc đó có người nói sau này bà sẽ trở thành Hoàng hậu, Thái hậu, suýt chút nữa còn làm Hoàng đế thì bà sẽ sợ đến mức đến cười cũng cười không nổi.

Vì sao, phải chịu đói bụng.

Tứ Xuyên lúc đó không phải là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như chỗ của Trần Khác. Lúc đó, bởi vì nguyên nhân lịch sử, triều đình ở đất Thục bóc lột tàn khốc, Vương Tiểu Ba tiếng tăm lừng lẫy vừa mới kết thúc, nội cảnh Tứ Xuyên máu chảy thành sông, hàng ngàn dặm đất khô cằn. Người dân căn bản không có cơm ăn, làm gì có tâm trí làm đồ trang sức bằng bạc?

Hai người cơ bản là không thể sống tạm, sau này thực sự là không thể tiếp tục sống qua ngày được nữa, Cung Mỹ quyết định tới kinh thành tìm vận may, vốn dĩ anh ta định một mình lên đường nhưng Lưu Nga nói:
- Thiếp với chàng cùng đi, nếu không trên đường biết nương tựa vào ai.
Câu này rất tuyệt, nếu suốt dọc đường không có Lưu Nga đánh trống hát rong, kiếm sống qua ngày, thì hai người không thể vượt qua trăm sông ngàn núi, không thể tới được kinh thành.
Ai ngờ khi đến kinh thành, có rất nhiều cao thủ, chút tài nghệ của Cung Mỹ thực sự không thể kiếm cơm được. Đói đến sắp chết, Cung Mỹ nghĩ ra một cách tốt cho cả hai – anh ta đem người vợ đã vất vả cùng anh ta hàng nghìn dặm phu thê nương tựa lẫn nhau bán cho Tương Vương phủ.