Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 4 - Chương 177: Bia Thần công Thánh Đức




Khi Địch Thanh chuẩn bị xây dựng võ học viện thì vẫn chưa có sóng to gió lớn. Trong quan niệm của đám quan văn kiêu ngạo thì kẻ thoát ly quyền lực để đi dạy học, từ trước đến nay chỉ là kẻ thất bại trong tranh đấu, tạm thời tìm chỗ ký thác bản thân mà thôi. Bọn họ cho rằng, tên Địch Thanh này cũng chỉ bắt chước bừa, muốn học đòi văn vẻ. Chỉ có điều trong bụng không có kiến thức, không dạy được thư sinh nên ông ta đành phải lấy việc dạy võ cho người khác làm vui.

Nhưng khi bọn họ biết được hoàng thượng lại muốn ông ta đảm nhiệm cơ sở Võ học viện, lại còn đem trường “hoàng gia” hàng đầu giao cho anh ta thì nhóm quan văn phẫn nộ không hiểu vì sao “hoàng thượng làm sao vậy? Chẳng lẽ chúng ta lại ngang hàng với bọn người luyện võ thô lỗ? Người làm Hoàng đế vài thập niên, làm sao lại quên mất chữ “võ quốc sách” của Đại Tống triều chứ? Hay là ngài bệnh quá rồi nổi điên?

Thực ra tâm lý này cũng giống như việc phi tử trong hậu cung tranh giành tình cảm, thấy hoàng đế chia một chút mưa móc cho người nào thì sẽ sinh ra đố kỵ ghen ghét. Nếu hoàng đế đủ mạnh mẽ cứng rắn thì phi tử chỉ dám nuốt nghẹn vào trong, không dám hó hé gì. Nhưng nếu hoàng đế là người hiền lành luôn chiều chuộng phi tử thì nàng ta sẽ vừa khóc vừa đòi thắt cổ, kiết quyết không cho hoàng đế hồng hạnh vượt tường.

Văn thần và võ tướng chính là hai phi tử của hoàng đế. Trước kia vì nguyên nhân lịch sử mà văn thần được sủng ái, còn võ tướng thì trầm luân như kiếp nô tì. Nhưng với đối sách hiện tại của Hoàng đế, thì nhóm văn thần đã không còn được sủng ái như trước nữa. Hơn nữa, sau khi bị Tây Hạ uy hiếp, Đại Tống có khả năng sẽ gặp phải nguy cơ hai cường địch giáp công. Mối uy hiếp này khiến hoàng đế không thể không suy xét quốc sách ban đầu nên uốn cong hay để thẳng đây.

Tám năm trước, Lý Nguyên Hạo bị diệt, Tây Hạ nội loạn. Ngoại thích Tàng Ngoa Sủng nhân cơ hội giết thái tử rồi đưa Lý Lượng Phúc còn đang trong tã lót làm kẻ kế vị. Lúc đó bên trong Tây Hạ đang vô cùng rối ren, đúng là thời cơ hoàng kim cho Đại Tống lấy lại đất mất. Nhưng khi tin tức đến Biện Kinh, nhóm hiền thần ra vẻ đạo mạo lại khuyên hoàng thượng phải quý trọng hòa bình, không nên khai chiến.

Điều này cũng có thể lý giải được. Vì quyền lực và địa vị của quan văn đòi hỏi sự đảm bảo trật tự, bọn họ đều tham tiền như nhau. Mà chiến tranh thì sẽ mang đến hỗn loạn và sự không ổn định, thậm chí tiền tệ bị mất giá. Điều này là mối uy hiếp với nhóm quan văn. Cho nên trời sinh bọn họ luôn phản đối chiến tranh.

Thành ra nhóm quan văn luôn thư thái, còn Đại Tống lại bỏ lỡ cơ hội tốt “cháy nhà đi hôi của”, khiến cho Hoàng đế tràn đầy kỳ vọng Triệu Trinh suýt nữa nghẹn đến sinh bệnh. Sở dĩ không thể bỏ qua Tây Hạ, không phải vì Triệu Trinh thiên tính hiếu chiến, mà vì một tâm bệnh lúc nào cũng tra tấn ông ta. Thứ tâm bệnh này gọi là “bia thần công thánh đức”.

Vừa nghe tên thì biết nó dùng để tán tụng những Hoàng đế có công trạng vĩ đại. Nhưng Hoàng đế thì lại không thể nhìn được khối bia này, vì tấm bia sẽ nằm ở trước lăng mộ của người đó. Vả lại, tấm bia này không phải người nào cũng có thể có được. Nghiêm túc mà nói, nếu còn sống mà không cướp được đất đai quốc thổ nước khác hoặc là để mất chính đất đai lãnh thổ của mình thì vị hoàng đế đó không có tư cách có được tấm bia này.

Trong các hoàng đế triều Tống đạt được tiêu chuẩn này, đương nhiên có khai quốc chi quân Triệu Khuông Dận. Toàn bộ giang sơn là do hắn ta chiếm được, ông ta mà không có tư cách thì ai có tư cách ?

Người thứ hai là Triệu Quang Nghĩa. Tuy rằng Bắc phạt, Ung Hi bại trận dưới đội quân tinh nhuệ khai quốc triều Tống. Nhưng tốt xấu gì cũng đã bảo vệ cơ nghiệp của lão huynh, không làm mất đi đất đai. Cho nên ông ta cũng miễn cưỡng có được một tấm bia.

Tiếp theo là Tống Chân Tông Triệu Hằng, cũng chính là cha của Triệu Trinh, bị Khấu Chuẩn bắt phải ngự giá thân chinh chinh phạt, khi đang chiếm ưu thế lại hạ mình cầu hòa với Liêu quốc, ký kết Hiệp Ước Thiền Uyên bị coi là mối sỉ nhục của người Tống. Rồi Triệu Hằng dàn xếp tình hình, cắt đi năm châu cấp cho Lý Kế Thiên, trên thực tế thừa nhận địa vị của Tây Hạ. Sau đó Lý Kế Thiên dẹp xong Linh Châu, là trấn quan trọng ở Tây Bắc, và Lương Châu, cắt đứt đường buôn bán giữa Tây Vực và triều Tống, hoàn toàn đoạn tuyệt với binh mã triều Tống khiến cho triều Tống mất đi đội kỵ binh đối kháng.

Về sau vì để ngăn miệng lưỡi thiên hạ, Chân Tông lại là người phong kiến mê tín, thậm chí còn điềm nhiên đi phong thiện ở Thái Sơn, ý là muốn ông trời nói lên thay mình, chứng tỏ rằng bản thân mình không thất bại như vậy. Nhưng tấm bia “thần công thánh đức” kia thật không thể dựng lên được cho ông ta.

Mỗi lần đi bái tế lăng Vĩnh Định, nhìn tấm bia nhẵn bóng, trong lòng Triệu Trinh lại day dứt. Vì Tây Hạ là vấn đề trong thời kỳ thống trị của ông ta. Lý Nguyên Hạo hiển hách uy danh mà còn liên tiếp thảm bại với nhà Tống. Nếu cuộc đời này không thể tiêu diệt được Tây Hạ, hoặc ít nhất đoạt lại lãnh thổ bị mất, thì trong tương lai, tấm bia trước chính lăng mộ của ông ta cũng sẽ nhẵn bóng như vậy.

Trên nấm mồ của dân chúng bình dân còn có thể lập ra một tấm bia. Nhưng hoàng đế chí tôn Đại Tống, có đại lăng mộ xa hoa gấp cả vạn lần lại không có cả một tấm bia. Triệu Trinh nghĩ đến thì cảm giác không có mặt mũi nào gặp người khác. Cho nên ông ta hoàn toàn thất vọng với đường lối quân sự của đám quan văn.

Coi trọng Võ Cử, vun đắp cho Địch Thanh và tướng lãnh, đều là ý muốn cân bằng văn võ của Triệu Trinh. Đại Tống đã khai quốc được trăm năm. Ngôi vị hoàng đế của ông là được kế thừa quang minh chính đại, căn bản không phải đề phòng tranh cướp như phòng võ tướng tác loạn. Ông ta đã hiểu ra rằng, võ tướng mà không có địa vị trong quốc gia thì nhất định sẽ bị người ta coi thường.

Việc phản loạn của Nông Trí Cao vô tình bị vạch ra, biểu hiện vụng về trong chiến tranh của nhóm quan văn càng khiến cho Hoàng đế kiên quyết với ý tưởng là quân sự phải dựa vào võ tướng. Cho nên ông ta mới đề bạt hai người tướng lãnh là Địch Thanh và Vương Đức, cùng nhau gánh vác Xu Mật Viện. Nhưng mà có thể thay đổi vấn đề khó khăn của nhóm quan văn, chứ sao có thể thay đổi dễ dàng nhóm võ tướng? Các vấn đề không hợp, các khó khăn ngăn trở càng khiến cho hoàng đế không thấy một chút hiệu quả cố gắng nào.

Trong hoàn cảnh như vậy, Địch Thanh tình nguyện từ bỏ hết mọi chức vụ, cúi mình đi xây dựng nền giáo dục võ học, thay đổi xu hướng đang suy tàn của quan quân Đại Tống. Tất nhiên là Hoàng thượng tán thành.

Hơn nữa, việc Địch Thanh đề nghị thiết lập võ học, không phải ý tưởng của anh ta, mà là do Phạm Trọng Yên đề xướng năm Khánh Lịch thứ nhất. Tháng mười hai năm Khánh Lịch thứ hai mươi, ông ta bố trí võ học giáo thụ. Tháng năm năm sau, chính thức thiết lập vương miếu võ học ở Biện Kinh, cho thường thừa Nguyễn Dật làm giáo thụ. Nhưng vì cải cách thất bại cho nên tháng tám lại ngừng. Trước kia trong lịch sử, trước Trần Khác, ông ta phải chờ tới năm Hi Ninh thứ năm mới có thể thiết lập việc trọng võ học, lấy những binh bộ thị lang hàn chẩn phán học, cùng với trong trăm người tú tài làm ngạch tuyển quan văn biết binh pháp để làm người giảng dạy. Khi đó những biện pháp thay đổi của Vương An Thạch không phải ai cũng hiểu được nên mọi người đều vội vàng phản đối, cho rằng phương pháp giáo dục như vậy không được, nên thành một trở ngại lớn.

Nhưng bây giờ, Trần Khác chỉ mới xuất hiện như con hồ điệp, lại coi trọng quy cách võ học của mười mấy năm trước. Hơn nữa hắn còn yêu cầu Hoàng thượng đảm nhận chức sơn trường, Địch Thanh thay tể tướng để dạy về võ. Những việc theo quy cách như vậy khiến cho đám quan văn cảm thấy phật ý. Thậm chí có người còn nhấn mạnh, nói rằng triều đình bắt đầu “trọng võ khinh văn”

Nhóm quan văn kịch liệt phản đối, muốn thay “hoàng gia võ học viện” sửa thành “Biện Kinh võ học viện”, và bọn họ cũng không muốn Hoàng thượng đảm nhận chức sơn đài, tuy rằng chỉ trên danh nghĩa nhưng đều đã dụng chạm đến sự kiêu ngạo của đám quan văn.

Địch Thanh nói, vì cam đoan nhóm võ tướng trung thành nên không cho người khác đảm nhiệm chức sơn trường. Hoàng đế bất đắc dĩ nói, tuy nói như vậy nhưng bọn quan viên đang phản đối dữ đội, chức sơn trường chỉ có thể tạm thời bỏ trống. Trước tiên mở trường võ học rồi những chuyện khác từ từ nói sau.


Ban đầu Trần Khác nghĩ rằng nhóm quan văn sẽ lo lắng rằng nhóm võ tướng sẽ có địa vị ngang hàng với họ. Ai ngờ rằng, nguyên nhân nhóm quan văn phản đối võ học là lo ngại Hoàng đế lún chân quá sâu, coi trọng võ học quá cao. Tuy nhiên việc này cũng bình thường, cũng giống như những thứ mới mẻ xuất hiện luôn cần quá trình để chấp nhận. Nhóm quan văn ngạo mạn này không ý thức được rằng mở trường về quân sự sẽ mang đến những thay đổi như thế nào. Mà đợi đến mười mấy năm sau bọn họ hiểu được thì đại cục đã hình thành.

Ngay khi nhóm quan văn coi thường không thèm quan tâm thì Địch Thanh lại muốn làm.

Nếu như bắt đầu tốt thì xem như thành công một nửa. Còn nếu như bắt đầu không tốt thì sau này muốn có kết quả tốt sẽ vô cùng khó khăn. Cho nên Trần Khác đề nghị Địch Thanh không nên gấp gáp xây dựng trường học. Trước tiên phải lựa chọn địa điểm tốt, chuẩn bị tiền bạc tốt, đợi đến sau kỳ thi Hương thì hắn sẽ giúp Địch Thanh cẩn thận nghiên cứu quyết định chương trình xem mùa xuân sang năm có mở trường được không.

Về phần thời gian chuẩn bị cho khoa thi võ, chắc là sẽ không kịp đưa vào hệ thống. Trần Khác đề nghị lấy hình thức huấn luyện tạm thời hướng dẫn, có thể nâng cao bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.

Bây giờ Trần Khác nói gì Địch Thanh nghe nấy, tự nhiên đều đồng ý.

Trong nháy mắt đã tới tháng tám. Lũ lụt đã hoàn toàn rút đi. Nhưng hơn mười vạn nhà dân trong thành Biện Kinh bị ảnh hưởng, nước bùn cao đến ba thước, tường thành từ trong ra ngoài đều bị lún một phần ba. Mấy chục vạn dân không có nhà để về. Sự an toàn trong thành Biện Kinh bị đe dọa.

Thấy trời đông giá rét sắp đến, tể tướng Phú Bật phải đương đầu với khảo nghiệm khó khắn. Nhưng Phú tướng công không chút hoang mang, lệnh cho triều đình xuất tiền, thuê những dân chúng gặp nạn xây dựng lại nhà cửa do quan phủ hoạch định. Đến trước khi lập đông, tròng vòng thời gian chưa đến ba tháng, đã xây dựng và cải tạo nhà cửa ruộng đất cho mười vạn người, để dân chúng có kế sinh nhai.

Thấy dânh chúng bị thiệt hại nặng bề, rất nhiều gia đình gần như phá sản, ông ta lại xin chỉ miễn trừ các loại thuế ở kinh thành trong vòng ba năm để trợ giúp dân chúng mau chóng hồi phục tình hình. Ngoại trừ lần đó ra, Phú Bật luôn có những kế sách và kinh nghiệm phong phú trong việc phòng thủ hậu phương và tái kiến thiết. Dưới sự chỉ huy của ông ta, hệ thống quan liêu Đại Tống vận hành thuần thục, làm kẻ che mưa chắn gió cho dân chúng, tránh những thiệt hại cho lần sau.

Nhưng lúc này, tiêu điểm chú ý của dân chúng không phải là việc xây dựng lại sau thiên tại, càng không phải là võ học viện của Địch Thanh mà là buổi lễ long trọng nhất triều đình Đại Tống- buổi đại lễ tuyển tài của triều đình, sắp được cử hành rồi.

Mặc dù cuộc thi mùa thu này chỉ lấy giải thử. Còn cuộc thi chính thức phải chờ tới năm sau, nhưng người Tống luôn rất coi trọng khoa cử. Mọi người quan tâm đến việc trường thi được xây dựng lại còn hơn cả việc nhà mình được xây lại. Với những ưu tiên đảm bảo, chỉ trong vòng nửa tháng, phủ Thuận Thiên đã sửa sang hoàn toàn trường thi, bên trong cũng đẹp đẽ hơn rất nhiều. Đầu tháng tám, Phú tướng công đến kiểm tra rồi tự tay dán giấy niêm phong, chờ tám ngày sau cuộc thi Hương sẽ mở cửa.

Mấy người Trần Khác cũng bắt đầu tiến hành xem xét đăng ký. Vì bọn họ là những người khảo thí thay mặt thiên tử cho nên thủ tục khá phiền toái, thẩm tra cũng nghiêm khắc hơn. Cũng may là nhân viên công vụ đời Tống và tật quan liêu không nặng nề, cũng không có ý định sẽ gây sức ép cho dân chúng nên chỉ trong vòng ba ngày tất cả các thủ tục đều chuẩn bị xong, chỉ chờ ký thi bắt đầu.