Nhật Ký Của Nancy

Chương 22




THỨ TƯ, 15 THÁNG GIÊNG

Ôi, chán đời quaaa'... Y như đang loạng choạng đi trong cát lún. Thế giới đã đi chậm lại xuống một vũng bùn lầy mát hết màu sắc và những âm thanh vui vẻ. Chẳng có lối thoát nào ra, Đông Tây Nam Bắc, lên hay xuống. Mình không thể! Mình sẽ không để cho bất cứ ai thấy mình như vầy.

THỨ SÁU, 17 THÁNG GIÊNG

Giấc ngủ lạnh lùng đen tối là cách duy nhất để chạy trốn. Mẹ không biết, nhưng mình đã hoàn toàn nhịn ăn.

Ngay cả tiếng hót của Imperical cũng làm mình bực bội. Trước đây mình chưa bao giờ cảm thấy như vầy.

? ? ?

Mẹ xốc mình dậy, và bắt mình phải vào dưỡng đường của BS. Sheranian. Trước đây nó có vẻ sáng sủa, với hai màu vàng và trắng. Bây giờ dường như nó cũng đen tối và xám xịt, ảm đạm như mọi thứ khác. Sự vui tính của ông ta làm mình khó chịu giống như phấn kêu ken két trên bảng đen, và mình muốn ra khỏi nơi đây. Cô y tá chích mình một mũi khiến mình dịu đi điô chút, và rồi họ lại bắt đầu những việc đâm thọc chích chọc và kiểm tả nhàm chán thường lệ. Mình ngủ thiếp đi trong lúc họ làm những việc ấy.

? ? ? ...

Mình đang ở đây, trong bệnh viện AIDS, và mình bắt Mẹ hứa là đừng nói cho Hội bà Tám biết. Vào thời điểm này hạnh phúc và sự khỏe mạnh của chúng nó chỉ làm cho tình cảnh đen tối của mình thêm đen tối... Mình bực bội vì chúng nó! Gần như mình ghét chúng. Tưởng chẳng gần bằng một nửa mình bực bội và ghét chính mình! Có lần mình đọc ở đâu đó, rằng người ta nhìn nhận thế giới và mọi thứ trong đó theo một tỉ lệ tương ứng trực tiếp với cách người ta tự nhìn nhận. Điều đó thật sự đúng với chính mình trong tình trạng hiện tại! Hy vọng cảm giác xấu này không kéo dài lâu. Thật đau đớn tàn bạo quá, cả thể xác, tinh thần lẫn tâm hồn! ! ! Mình chỉ muốn chết đi cho rồi. Chết cho rảnh nợ.

? ? ? ...

Mẹ chẳng muốn nói dối giúp mình, nhưng mình đã bắt Mẹ gọi cho lũ bạn, nói mình đã đi tới nhà Ba vì ông ấy lại bị bệnh. Ba không bị bệnh thật, nhưng Ba cũng có thể bị bệnh lắm chứ! Bệnh vì mình và vì tất cả những vấn đề về thể chất và tinh thần của mình mà! Người nào có đầu óc tỉnh táo mà không như vậy chứ? Tất nhien là trừ Mẹ ra; Mẹ là thánh tử đạo Polyanna của thế giới đóng vai phụ cho mình!

Ai đó giúp mình việc gì đó đi! Một phần của mình biết mình đã hành động và suy nghĩ hoàn toàn vô lý, cứ khăng khăng những điều do bệnh tâm thàn và hoang tưởng, nhưng ở ngay thời điểm này trong cuộc sống bất bình thường của mình, cách cư xử bất thường kiểu đó liệu có được xem là bình thường hay không? Mình quá rối trí... quá cô dơn và khó ưa, quá vô tích sự và lạc lõng. Ôi lạy Chúa. xin làm ơn, xin kết thúc mọi việc đi; ít ra cũng để cho con cảm thấy tinh thần lành mạnh trở lại đôi chút, xin, xin làm ơn, làm ơn một chút thôi!

THỨ BA, 21 THÁNG GIÊNG

Mẹ đã nhượng bộ trước những trò nhì nhằng quẫn trí của mình, và quyết định cho mình tới nhà Ba. Ở đó mình có thể học tại nhà và nằm phơi nắng quanh đó rồi trở về với nước da rám nắng và mạnh khỏe. Mai mình sẽ đi. Mình nghĩ Mẹ mừng vì tống khứ được mình đi!

THỨ HAI, 27 THÁNG GIÊNG

NHÀ BA

Chẳng thể nào vừa tuần rồi mình đã có cảm giác bị suy sup vì bệnh hoạn, và bây giờ đã khá tốt. Cứ như thời kỳ đen tối đó xảy đến với ai khác. Tuy vậy, bồ ơi, nói riêng cho bồ biết nhé, trong thâm sâu mình vẫn thấy hơi bực lũ ban, bởi tụi nó khỏe mạnh còn mình thì không. Điều đó làm mình hổ thẹn, có mặc cảm tội lỗi và kỳ quái. Qủa thật mình không xứng sống lâu như vầy.

THỨ HAI, 3 THÁNG HAI

Adam tới nhà gần như mỗi buổi chiều hay buổi tối. Chúng mình cùng học bài, và anh ấy đã đem chiếc đàn dương cầm điện nhỏ tới đây. Vì vậy đôi khi chúng mình chỉ rong chơi cùng với nhạc của chúng mình. Anh ấy đã viết một số bài hát. Vài bài thật là hay, ám ảnh day dứt hay vui tươi, hoặc chủ yếu chỉ hay về nhịp điệu. Mình rất biết ơn vì tình bạn của Adam.

Hội bà Tám gửi cho mình thật nhiều thư và bưu thiếp gì đó. Chủ yếu mình chỉ nói dối với chúng nó. Mình ghét làm vậy lắm. Có lẽ sẽ hay hơn nếu như mình không viết thư, nhưng như vậy chúng sẽ thắc mắc. Mình không thể kể quá nhiều về Adam, vì Lew có thể nổi cơn ghen hay bỏ rơi mình, và mình sẽ không nói với bọn bạn mình là một đứa đa bị bệnh và đang học tại nhà. Đời mình là một mớ rối bòng bong. Ứơc gì mình có thể sống cuộc sống đó khi mình ở đó, và sống cuộc sống này khi đang ở đây. Có lẽ mình sẽ cố gắng. Mình sẽ không trả lời thư của lũ bạn. Mình sẽ nói với chúng nó mình bận quá không viết được, và Ba cần yên tĩnh nên chúng không nen gọi điện thoại. Ừmmm... nàng nghĩ ngợi ra sao, hỡi đồ đệ của Shakespeare, hỡi nàng? Ý dở ẹc, há? Đôi khi mình thật lòng nghĩ rằng tâm hồn mình còn bệnh hoạn hơn cả thể xác mình nữa! Điều đó thật kinh khủng!

THỨ BA, 4 THÁNG HAI

Hôm nay lại đi khám BS. Mark, và ông ấy bảo trông mình khá tốt. Rồi ông ấy giả đò khóc và bảo thật kỳ quái, vì ông ấy cầm tiền mà mình chả chịu đem cho. Ông ấy thật hài hước, lại rất tử tế và có tất cả những gì mà những người làm cái nghề buồn thảm như ông cần có. Ông ấy nói mình được tự do. Hay cho mình quá.

THỨ TƯ, 5 THÁNG HAI

Chắc mình sẽ không về nhà trước Chúa Nhật, vì Adam đã mua vé xem ca nhạc ngày

Thứ Bảy. Trước đây thật hào hứng, nhưng bây giờ mình chỉ đi vì anh ấy thôi. Adam là một người bạn quý. Mình cho rằng anh ấy thích mình theo một cách khác, hơn rất nhiều so với mình thích anh. Hy vọng mình sẽ không làm anh ấy đau lòng. Mình sẽ không bao giờ cố ý làm anh ấy đau lòng, không bao giờ!

THỨ BẢY, 8 THÁNG HAI

7h 2' sáng

Mình vừa vô buồng tắm, và có ra một chút máu. Không giống như có kinh. Hơn nữa mình vừa mới sạch kinh mà. Ứơc gì có ai đó để mình trò chuyện. Mình không thể đợi tới lúc khám BS. Marx. Mình rất mừng vì quen biết ông ấy. Sẽ sợ hãi và bối rối tới chết đi được nếu đến với người trước đây chưa từng gặp. Đến chỗ ông ấy cũng đủ bối rối rồi. Phần nào có vẻ giống như là trực tràng mình bị chảy máu, nhưng mà không thể vậy... phải không? Ôi, hy vọng ông ấy có thể gặp mình trước thứ hai. Mình không đợi được đến thứ Hai. Thật sự không thể được.

Mười hai giờ trưa

Mình gọi tới văn phòng Bs. Marx lúc 8 giờ rưỡi sáng, và ông ấy đang ở đó. Cô y tá bảo mình tới ngay. Mình đón xe bus vì không muốn làm Ba lo lắng. Ba đang làm đồ án xây một cao ốc đồ sộ và đã trễ hạn. Nó hoành tráng lắm và sử dụng tất cả ccs loại vật liệu mới. Còn mình thì cố đừng cho bồ biết... rằng... giờ đây mình bị viêm loét trực tràng. Nó liên quan với bệnh AIDS, và mình phải mang tã Depends suốt ngày vì máu... Bồ biết đó... toàn là những chuyện cũ mèm cũ rích. BS. Marx muốn mình trở lại vào Thứ Hai. Ôi, khổ thân mình quá. Có làn mình đã đọc về bệnh này ở đâu đó và cứ tưởng là chuyện hài hước. Bây giờ mọi chuyện hoàn toàn khác hẳn. Mai mình không được về nhà. Mình tiêu rồi. Mình đã gọi cho Adam. Anh ấy sẽ đi xem ca nhạc với một người bạn thân thay vì mình. Dĩ nhiên mình chẳng nói cho anh ấy biết lý do thật sự vì sao mình không đi được.

THỨ HAI, 10 THÁNG HAI

10h rưỡi sáng

BS. Marx cứ khăng khăng bảo Ba phải tới đó với mình lúc 8h rưỡi sáng. Ô ng nói với hai cha con thật dịu dàng hết mức, rằng ông xin đề nghị mình ở lại Phoenix vì sự chảy máu có thể thình lình xấu đi. Cần phải theo dỗi các biến chứng một thời gian... và thậm chí mình không nên cố trở lại trường học chính quy nữa. Qủa là ông ấy đang giáng cho mình một gậy. Không trở về nhà với Mẹ mình và các bạn1 Ở lại đây và học một trường tu kín! Thật chẳng công bằng!

Mình hoàn toàn nổi khùng, bắt đầu la hét, NHẢY DỰNG LÊN và khóc lóc. Mình có thể nghe và cảm thấy mình mà như là ai khác đang thế vào chỗ mình. BS. Marx cho mình chích thuốc để dịu xuống và kê toa một thứ thuốc an thần gì đó. Mình vừa uống một viên và không còn leo lên nóc chuồng nhà mình nữa, nhưng MÌNH KHÔNG PHẢI LÀ MÌNH NỮA. Mình không còn có bao giờ là mình nữa đâu.

Có lẽ rồi viêm loét trực tràng sẽ lành... Có lẽ rồi đây mình có thể trở lại một trường thực thụ... Có lẽ mình sẽ không phải mang tã lót vĩnh viễn... Có lẽ cái bản ngã đáng thương của mình sau cùng có sẽ chấp nhận điều này...

Có lẽ...

6h rưỡi chiều

Ba và cô Liz đã ra cạnh hồ bơi để cãi nhau. Mình không nghe được nhưng có thể đoán họ đang nói gì qua cử chỉ của họ. Khoảng giữa trưa, cô Liz đã gọi tới để hỏi thăm sức khỏe, và mình đáp là ''đỡ rồi'' nhưng mình đã nói dối. Hy vọng không phải họ đang cãi nhau về chuyện của mình.

Sau đó

Mình nhón gót đi tới đầu cầu thang, và trước khi cô Liz dập cửa trước từ bên ngoài, mình nghe cô ấy nói đã đau lòng biết bao vì Ba đã không trung thực với cô, và cô ấy sẽ không tiếp tục một mối quan hệ không trung thực. Mình cảm thấy quá, quá, quá tệ hại. Tất cả là lỗi tại mình. Có lẽ mình nên ở với Mẹ mới phải... hay là mình nên như vậy?

Mọi người, kể cả mình, hẳn sẽ nhẹ ghánh đi khi cuối cùng mình sẽ chết. Mình tự hỏi giờ đây còn bao lâu nữa. Sáng mai mình sẽ gọi điện cho BS. Marx xin ông nói cho mình rõ; chắc chắn là ông ấy biết, hay ít ra cũng có ý kiến gì đó. Rồi... tùy theo thời gian lâu mau... mình sẽ đề ra kế hoạch đẻ mà tồn tại. Lúc nào mình cũng quaaaaa' mệt mỏi, và sụt cân còn có 37kg.

THỨ BA, 11 THÁNG HAI

11h 32 phút đêm

Sáng sớm nay BS. Marx đã phái tới một cán sự xã hội hay cái gì đó. Cô ấy dặn mình cách xử lý vải trải giường và gì gì nữa, phải cẩn thận hơn trước nhiều. Sau đó mình nghe cô ấy ra ngoài đại sảnh nói chuyện với bà Maria bằng tiếng Tây Ban Nha. Cô áy đã đem tới một hộp găng tay cao su lớn và dặn bà Maria phải luôn mang vào khi xử lý bất cứ trang phục lấm bẩn nào của mình. Cô ấy cố cam đoan với bà là AIDS không gây nguy hiểm nếu bà biết giữ gìn cẩn thận, nhưng mình có thể nghe thấy nỗi sợ hãi trong giọng nói của Maria khi bà ấy cứ hỏi lui hỏi tới để được bảo đảm lần nữa.

Một lúc sau khi cô y tá ra về, mình thấy bà Maria hấp tấp đi trên đường, thỉnh thoảng lại ngoái đầu nhìn nhà mình, như thể cha con mình hay căn nhà đang đuổi theo sau bà ta vậy.

Bà ấy để lại một lời nhắn trên bàn nhà bếp, nói cho Ba biết cần gửi séc cho bà ta tới địa chỉ nào.

THỨ BA, 25 THÁNG HAI

12h 40' đêm

Đã hai tuần rồi từ khi bà Maria bỏ đi, và Ba không thể kiếm người làm khác dám tới gần nhà mình. Hầu hết phụ nữ làm công việc này trong vùng là người Mễ, và chắc họ có một đường dây ngồi lê đôi mách như ở mọi thị trấn khác. Ba nói hai cha con có thể lo liệu hết mọi việc, nhưng Ba chả có ý kiến gì cả. Đây là một căn nhà lớn quá chừng, và chắc chắn Ba chưa hề nấu một món hay rửa một cái chậu nào từ khi Ba ở đây, cho tới bây giờ. Ngoài ra ai sẽ nấu ăn, đi cửa hàng và làm mọi việc đây? Mình không có sức lực, dù cho Ba có để cho mình... nhưng Ba sẽ chẳng để mình làm đâu.

THỨ TƯ, 25 THÁNG HAI

4h 22 phút chiều

Trước đây Ba vẫn làm việc cả ban đêm và những ngày nghỉ cuối tuần, và cho tới khi à Maria bỏ đi mọi việc mới trở nên tệ hại. Giờ đây việc nhà đổ đống lên hai cha con tới hết cả hơi. Cái máy rửa chén đã bị hư, khiến hai cha con càng thêm rối rắm. Mình đang thật sự cố không để quần áo cần giặt của mình lẫn lộn với quần áo của Ba, nhưng mà...

THỨ NĂM, 27 THÁNG HAI

10h 2 phút sáng

KHÔNG XONG RỒI... ! Ba không đáng bị chuyện này. Ba chẳng đáng bị mình! Mình cũng chẳng đáng bị mình!

Mình lo lắng vì trong miệng mình đóng màng trắng và... đau nhức nhiều nơi nữa. Ba không an toàn khi ở gần mình. BS. Marx cứ nói mãi với mình là an toàn, nhưng ... MÌNH QUAAA' KINH SỢ. Tóc mình giòn, đứt rời và rơi ra từng nắm từng nắm.

5h 27' chiều

Adam vừa gọi. Hằng ngày chúng mình chuyện trò hàng giờ trên điện thoại. Anh ấy là người duy nhất cứu vớt tinh thần mình được lành mạnh. Anh quá lo lắng vì mình và muốn tới đây, nhưng mình sẽ không để anh ấy tới đâu. Mình chưa cho anh ấy biết mình bị bệnh AIDS. Chắc anh ấy tưởng mình tự cô lập... như vậy cũng đủ tệ hại lắm rối... nhưng mà đâu phải vậy! Da mình nhăn nheo như một bà lão già khú đế.

THỨ 6, 28 THÁNG 2

9 giờ rưỡi đêm

Mình đang cảm thấy quá cô độc lẻ loi. Rồi Mẹ bay đến, và mình hoàn toàn gục ngã. Thậm chí chẳng tỉnh trí để khỏi tuôn ra những gì mình đã giữ kín với Mẹ bấy lâu. Mình đã cố gắng chỉ để cho mẹ biết những điều tốt đẹp, nhưng giờ đây Mẹ đã biết hết cả rồi. Mẹ cứ lặp đi lặp lại mọi chuyện sẽ ổn cả thôi, nhưng mình có thể nghe thấy nước mắt đầm đìa và nỗi kinh ngạc trong giọng nói của Mẹ.

Mẹ khăng khăng bảo mình về với Mẹ ngay khi đăng ký được chuyến bay. Mới đầu nghe có vể tuyệt với, nhưng mình không thể trở về nơi đó đâu. Thật tình không thể được. Có lẽ chỉ có thể vô một bệnh viện tế bần cho tới khi … Bồ biết rồi đó. BS. Marx nghi ngờ và cảm nhận của mình, vì ông ấy bắt Ba phải phát thuốc để mình không thể nào… có lẽ mình sẽ… có lẽ mình sẽ không… mình là người Công giáo… nhưng chẳng biết nữa. Bây giờ bộ dạng mình trông thấy ghê lắm, và sẽ còn dễ sợ hơn nữa.

3 giờ rưỡi sáng

Mẹ và mình đã nói chuyện suốt đêm. Có lẽ mình chưa bao giờ thực sự nhận biết mình thương Mẹ tới mức nào. Sau khi thuyết phục được Mẹ là mình dứt khóat không thể ở với Mẹ, và không thể ở đây lâu hơn nữa, Mẹ đã có một ý kiến thật khiếp đảm, và đã gọi cho dì Thelma, ở Idaho. Mình sẽ không bao giờ quên mình là đã tới tận nơi đó. Y như vương địa đàng vậy.

Dì Thelma có một căn nhà rộng lớn trong trại chăn nuôi với một căn hộ nhỏ đằng sau dành cho quản gia của Dì. Có đủ tiện nghi hiện đại nhưng có vẻ rất thôn dã. Quản gia Melvin có một bàn tay và một bàn chân bên trái bị cong queo vặn vẹo, nhưng vẫn làm được mọi việc bất cứ người đàn ông khác có thể làm. Anh ta vẫn cột dây thừng hai con ngựa trong trại, đốn củi, nấu những món ăn lạ và biết đủ thứ, kể cả lái xe như điên suốt những con lộ đầy bụi bặm và sỏi đá. Có thể thấy anh ta đi và về trong một thế giới mịt mù bụi bămh cách xa hai dặm đường.

Cách vài đêm Dì Thelma lại bảo anh ta ăn với dì, và anh ta kể chuyện cười hay chuyện về những người thám hiểm và khai khẩn đầu tiên, hoặc chuyện loài vật.

Mẹ nói cho dì Thelma biết tất cả những chi tiết đẫm máu và tình trạng bệnh tật của mình hiện giờ đã tới đâu, và nhà mình sẽ ở qaú xá một bác sỹ có thể muốn được giúp đỡ trong trường hợp có vấn đề xảy ra.

Mình lui lui tới tới giữua bực tức vì Mẹ kể chưa đầy đủ, và bực tức vì mẹ kể qúa nhiều. Ôi, mình ao ước, cầu nguyện, hy vọng Dì Thelma sẽ cho mình tới ở biết chừng nào, ít ra là tới khi mùa Đông bắt đầu, nhưng mùa Đông ở đó quá tuyệt vời và trắng xóa cả. Mùa đông đến đó y như lên Thiên Đàng với những vần mây trắng.

Dì Thelma nói cần suy nghĩ và cầu nguyện, sang mai sẽ trả lời. Dì Thelma rất ngoan đạo. Buổi sáng Dì thường đọc kinh tạ ơn, xin Chúa giúp cho Dì vượt qua mọi khó khăn trong ngày; rồi đến đêm lại đọc kinh để cảm tạ tất cả những ơn phước của dì suốt ngày. Dì còn tạ ơn vì có được thức ăn trước cả ba bữa ăn. Đó là những lời cầu kinh rất hay, phần nào giống như kinh của người da đỏ, luôn biết ơn, luôn tích cực, luôn yêu thương và tha thứ. Ước gì tất cả mọi người đều có thể cảm nhận như Dì Thelma và những người da đỏ.

4 giờ 49 phút sáng

Mẹ và mình lên giường, nhưng mình không ngủ được nên đi xuống nhà dưới đọc một tạp chí. Có một bài trong đó viết về tà thuật của người Haiti, và nó hiệu nghiệm ra sao nếu tin tưởng thực sự, nhưng hầu hết mọi người đều tiêu cực. Mình đã bị quyến rũ, muốn thử xem sao, nhưng lại nghĩ sữe chọc vào thứ tín ngưỡng tích cực của dì Thelma. Mắt và thể xác mình buồn ngủ, nhưng tâm trí vẫn mở thao láo như dịp lễ Giáng Sinh. Chẳng thể đợi dì Thelma gọi. Dì Thelma ôi, xin vui long, vui long nói là được. Cháu biết mình sẽ là loài sâu bọ gây phiền phức cho dì, nhưng cháu sẽ cố hết sức mình để không quấy rối cuộc sống của dì hay bất cứ cái gì. Thật tình, thật sự cháu sẽ cố gắng mà.

THỨ 7, 29 THÁNG 2

8 giờ 24 phút sáng

Điện thoại đang reo. Chắc chắn Dì Thelma đáp là được.

10 giờ 41 phút sáng

Cách đây hai phút Dì Thelma mới gọi tới. Mình đã đợi quá lâu tới nỗi mình ngỡ là không được… nhưng mà lại được…được…được. Tim mình đang đạp mạnh một trăm dặm một giờ. Dì bảo cứ thử độ hai tuần, để xem sự thể ra sao.

Ôi mình sẽ thật là tổt, thật ngoan, thật hữu ích và thật vui vẻ để Dì không bao giờ muốn mình ra đi cho tới khi mình…Có lẽ lúc đó mình được chon dưới một gốc cổ thụ to lớn như chồng của Dì là Dượng Rod vậy. Dì Thelma đã cho Malvin biết mình bị bệnh AIDS, và bảo anh ta cũng chẳng có vẻ phiền lòng.

Mẹ nói hai mẹ con có thể ra đi chừng nào thu xếp xong cuôi, và đưa mình đi khám BS. Marx để ông ấy khuyên bảo mình nên và không nên làm gì để bảo vệ Dì Thelma và Melvin. Chuyện đó tự nó đã là một trách nhiệm lớn lao, bởi vì qaú nhiều điều mình còn thắc mắc. Như hồi tuần rồi trên nhật báo của Phoenix có một bài viết về chuyện cảnh sát ở các thị trấn nhỏ cần trang bị để phòng chống AIDS như lính cứu hỏa và nhân viên cấp cứ. Chuyện đó hẳn là rất quan trọng là vì họ không biết nạn nhân nào bị nhiễm vi rút HIV hay là bị viêm gan, và có rất nhiều tình huống đổ máu. Mình nhớ ông sếp cảnh sát đã nói gì đó như là: “ Các mảnh vụn từ các vết thương do trúng đạn tự bắn vào mình, hay các tình huống khác… có thể ở khắp nơi, và không biết mảnh vụn đó có chứa mầm bệnh có thể đe dọa mạng sống của bạn hay không”

Có lẽ đó là những đồ trông như phi hành gia vũ trụ mà người ta mặc lúc chùi sạch phòng sau khi bệnh nhân AIDS đã chết: lá chắn che mặt, áo dài phủ kín toàn thân, găng tay, đồ bảo vệ mắt, vân vân.

Mình sẽ đem theo mọi thứ BS. Marx dành cho mình đọc, và có lẽ ông ấy sẽ gửi cho mình cái gì gì đó, hay nói cho Ba biết có thể mua nó ở đâu rồi gửi cho mình.

Và mình sẽ luôn luôn phải mang tã lót Depends, mặc dù đó là điều mình không chịu nổi. Mình không muốn làm bất cứ ai khác tổn thương, không bao giờ , có lẽ trừ con Delta là đứa đã tung tin đồn ác ý về tai nạn của mình trong rạp chiếu bong…Nó là đứa mình muốn lây bệnh AIDS. Không, không, lạy Cháu lòng lành, con không có ý đó đâu. Xin hãy tha thứ cho con! Xin hãy xóa sạch ý nghĩ đó đi! CON CẦN CỨU GIÚP. CON CẦN CỨU GIÚP.

Đứa ngu ngốc là mình làm sao biết đựoc phải làm gì và đừng làm gì chứ ? Đầu óc mình on gong những ý nghĩ quái đản. Chúng cứ nảy bật lên lui lui tới tới, va đạp vào nhãn cầu, màng nhĩ và đầu trên cột sống của mình.

Ba vừa bước vô phòng, và tự dưng mình bắt đầu òa khóc như điên dại, hoàn toàn không kiềm chế nổi. Thật chẳng công bằng. Mình chỉ là một đứa trẻ… mình chỉ là một đứa trẻ. Ba ôm minhhf thật chặt, vỗ về an ủi và yêu thương, thật nhiều khiến mình bắt đầu dịu xuống, nhưng vẫn cứ thì thào nói đi nói lại mãi:

- Cả đời con chỉ quan hệ tình dục có một lần thôi mà. Sao nó lại xảy ra hở Ba? Con chỉ là một đứa trẻ…Thật chẳng công bằng chút nào, Ba ơi.

Mình còn buột miêng nói ra hết những kế hoạch của mình sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, rồi sau khi trở thành bác sĩ nhi khoa sẽ lấy chồng và sinh con, rồi sau đó sẽ có cháu, và Ba sẽ là đại tộc trưởng của cả dòng họ. Cả hai cha con khóc với nhau. Ba chẳng biết làm gì hay nói gì hơn. Sau cùng Ba mới bắt đầu cất tiếng thfi thầm, lập đi lập lại trong tiếng nấc nhè nhẹ:

- Ba thương con, Ba thương con, Ba thương con, con gái cưng của ba.

Và cuối cùng mình cũng bắt đầu nói:

- Con thương Ba, con thương Ba, con thương Ba, ba ơi.

Lời nói đó đã cứu giúp mình.

THỨ 3, 3 THÁNG BA

Nhà Dì Thelma

Nhật ký thân yêu,

Hôm nay mình đã tìm thấy Nhật ký, và mình vui sướng quá chừng chừng. Mình tưởng đã đánh mất cưng đâu đó rồi. Ôi, mừng ơi là mừng vì chưa bị mất. Từ giờ trở đi Nhật ký sẽ là bà Tám duy nhất của mình. Hai con ngỗng có thể là một Hội bà Tám được không hả? Chả biết nữa , nhưng mình biết hai đứa con gái có thể là Hội bà Tám rồi. Đúng không? Đúng rồi! LÀ HAI ĐỨA MÌNH ĐÂY NÈ! Chuyện này có thể trở nên hơi phức tạp một tí nếu chúng mình để cho nó phức tạp ra, đúng không cưng? Không đâu! Mình đâu có bị tâm thần phân liệt! Mình đâu có thuộc loại đa nhân cách! Thôi, hãy dẹp chuyện lo âu đó qua một bên đi cưng nhé!

…Dì Thelma và Melvin ra đón hai mẹ con ở cái sân bay nhỏ có những chiếc máy bay nhỏ như đồ chơi. Thật là thú vị. Với hành lý của mẹ và của mình, hai mẹ con và ông phi công, tất cả bị nèn chặt bên trong. Quả nhiên như vậy, ông ta chở những bao tải lúa mì, khoai tây để giao hang cho ai đó tại đây. Cả mẹ lẫn mình đềy chưa bao giờ đi máy bay nhỏ của tư nhân, và nó giống như của Em bé sơ sinh trong Xứ Sở Đồ Cghơi vậy đó. Idaho đang trong mùa xuân đến sớm, như chỉ dành cho hai mẹ con mình thôi!

Máy bay bay thấp tới nỗi tưởng chừng có thể thò tay ra nựng mấy con bò, mấy con ngựa và một đàn nai nhỏ lúc bay ngang. Ông phi công thấy một con chó sói, ông ta lái máy bay lệch hướng để rượt theo nó một quãng ngắn. Mình thấy mình giống như thành viên của một đoàn thám hiểm địa lý quốc gia hay cái gì đó. Mẹ và mình cười như nắc nẻ và kêu ré lên. Lúc máy bay đáp xuống và mình bắt đầu bứoc ra, cái váy dài của mình bị tốc lên. Hy vọng mọi người trên đời này không nhìn thấy cái quần lót dài ba ừng vải len độn tã dày cộp của mình. Đó là tất cả những gìg mình cần. Thiên hạ ở cái nơi trống trải này sẽ bàn tán và đóan già đoán non, ở đây cũng như đó thôi mà.

Phải đi thôi, đã tới giờ ăn tối rồi. Mình tự hỏi hai mẹ con sẽ dung món gì, thịt gấu rừng nướng, chuột túi hấp hay sò trên núi. . Đùa thôi mà…Cưng biết chúng là những gì rồi đó.

10 giờ15 phút đêm

Mình tưởng ở đây sẽ yên tĩnh về đêm, thật yên tĩnh khiến mình nghe được nhịp đập của tim mình, hóa ra không phải vậy. Tiếng dế kêu rich rich, ếch à uôm, chim trong tổ cứ kêu chime chiếp, với giọng ngái ngủ, thỉnh thoảng từ nơi xa xăm vọng lại tiếng rúc lên của loài cú, và mình còn nghe thấy những tiếng buồn thê lương khác nữa. Tất cả chỉ là những âm thành về đêm, thật hay, thật thoải mái và gây buồn ngủ.

Dì Thelma cho mình ở căn phòng nhỏ trên lầu, có một cửa sổ trên mái nhà. Mình thích nó lắm. Từ đây có thể nhìn thấy toàn bộ phong cảnh: rặng núi, bầu trời, đồng cỏ, con lộ, bãi chăn thả ngựa, vườn rau, vườn cây ăn trái, chuồng trại nhốt nựa và bò cái, sân cỏ trước nhà, ao nước, vường hoa hồng, con chó Báo Động Đỏ già nua đánh hơi dọc lối đi không biết dẫn tới đâu, và nhiều thứ quan trọng khác nữa.

10 giờ 32 phút đêm

Phải thức dậy để nói cho cưng biết cái giường đơn bé nhỏ che màn đăng ten này có một cái nệm độn long chim! Về mùa Đông khi bên ngoài trời lạnh giá, giường này êm và ấm phải biết! Đừng lo, Mẹ sẽ trải lên giưừong tấm cao su của mình để cho…Cưng biết rồi đó…

Ừmmmm, mình là cá mĩnh sẽ ngủ thiếp đi trứoc khi đầu mình lún xuống gối.

THỨ 6, 6 THÁNG BA

8 giờ 33 phút sáng

Mẹ chỉ ở lại có ba ngày thôi. Mẹ nói đã hụt mất quá nhiều thời gian tới nỗi thật khó thu xếp công việc. Khi nhìn thấy nét mặt mình, Mẹ cười và nhắc mình nhớ lại chung cư lớn đã bán cách đây ít tháng. Việc đó sẽ rằng buộc Mẹ suổt một thời gian dài.

Hai dì cháu ngắm chiếc máy bay nhỏ màu vàng đưa Mẹ cất cánh và bay bổng lên bầu trời cho tới khi trông nó trở lên bé tí xíu giống như con bướm. Sau đó Dì Thelma nói phải về gấp vì phải làm mứt mâm xôi.

Thứ Bảy, 7 Tháng Ba

10 giờ 14 phút đêm

Có biết sáng nay mình thức giấc thế nào không hả? Y như mình đang ở xứ sở thần tiên vậy đó. Cứ nằm ngủ như em bé, và có cảm giác nhồn nhột trên ngựuc, phần nào mềm mại, ấm áp, dễ sợ một nửa và hơi kỳ quặc. Mình bắt đầu mở hé một mắt, và hai con mắt to không phải mắt người nghiêng xuống nhìn chằm chặp vào mắt mình. Mình nhắm nghiền mắt lại tưởng đang nằm mơ, nhưng cái vật nặng và mềm mại ấy vẫn cứ duỗi ra khắp trên ngực mình, và mình có thể nghe tiếng thở của nó, cảm thấy luồng hơi hít vào thở ra. Mình đờ người ra như khúc gỗ, rồi lại hi hí mắt nhìn. Nếu thú rừng trèo vô qua cửa sổ thì sao? Đúng lúc mình bắt đầu rụt đầu vào dưới chăn long chim to thì con vật cũng bắt đầu kêu gừ gừ. Nó kêu gừ gừ thật to tới nỗi có thể thấy thân mình nó rung động, và mình mở to mắt dù chẳng muốn. Ôi! Một con mèo qaúi chiêu! Nó vỗ vỗ vào má mình với bàn chân đã cùn móng vuốt, mình có cảm giác to như bàn chân chó vậy. Một cách thận trọng mình thò bàn tay ra ngoài, và nó dụi đầu qau lại trên những ngón tay mình. Nó và mình ôm ấp nhau, nó kêu gừ gừ như muốn bày tỏ hết tâm tình, còn mình cũng kêu gừ gừ với hết cả tâm tình luôn.

Cuối cùng lúc mình xuống dưới nhà để ăn sáng, Dì Thelma bật cười:

- Ôi, Dì thấy con Báo Sư Tử già về nhà rồi. Nó bỏ đi đã ba, bốn ngày nay. Chắc nó them bánh quy hay cái gì đó.

- Mình thật sự sựu không phải là báo sư tử. phải không Dì ? - Mình thì thầm một cách kính cẩn trong khi nó cọ cọ vô chân mình.

Dì Thelma buông cọ vẽ, tới ôm cả mình và con mèo. Dì kêr Báo Sư Tử chỉ là một con mèo đực già lưu lạc tới đây đã rất nhiều năm nên cứ như nó đã ở mãi nơi này vậy. Dì nói nó đã bị một con vật nào đó bự con hơn gây thương tích, và trong một thời gian dài cả Melvin và Dì đều không nghĩ là nó sống nổi. Họ đã phải cạo gần hết thân mình nó để bó nẹp hai cái chân gãy và gỡ long dính bết ở vết thương lớn bên hông mèo do con gì đó cắn mất một miếng to, theo đúng nghĩa đen. Nó bệnh quá khiến cả hai đều tự hỏi làm sao nó lết được tới nhà này.

Họ cho nó ăn sữa hộp chưa pha, các sinh tốt, mầm lúa mì và trứng đánh lên bằng ống thuốc nhỏ mắt.

Mình bị câu chuyện thu hút tới nỗi súyt hỏi: ” Nó có chịu không? ” Mặc dù mình đang ngồi xếp bằng trên sàn nhà, và nó đang năm trong lòng mình. Dì Thelma đưa cho mình cái bàn chải của con Báo Sư Tử, và nó ưa được chải long cũng nhiều như mình ưa chải cho nó vậy.

Một phút sau Dì Thelma trửo lại với việc vẽ tranh, còn mình thì bắt đầu đi về phía nhà bếp. Dì Thelma gọi với theo sau chúng mình:

- Nó có tên là Báo Sư Tử vì phần nào giống giống, và bởi vì Melvin tưởng nó là báo sư tử thật , suýt tí nữa nó nuốt anh ta vô bụng luôn.

Mình cúi xuống ôm lấy đứa bạn mới tốt nhất trên đời. Nó trườn cắn đùa thật nhẹ vào má mình. Nó đã hiểu rồi! Mình biết nó đã hiểu mình là cần nó biết bao nhiêu. Nhật ký thân mến ơi, chẳng phải nó có thể thế chỗ cho bồ đâu, nhưng giờ đây chúng mình là bộ ba, bồ biết không…. Chẳng phải như vậy là khôn khéo tích cực hay sao chứ?

Mình hỏi lại Dì Thelma:

- Nó có hay chạy mất không hả Dì?

Chắc dì Thelma nghe thấy nỗi băn khoăn trong giọng nói của mình, bởi vì dì cười và nói là không thường xuyên, có lẽ mỗi năm chỉ hai lần thôi. Thông thường nó chỉ chạy theo con chó, nhưng không thân thiện. Melvin đã huấn luyện nó thành một con chó giữ nhà và bảo vệ cho đàn súc vật, Ôi, bồ ơi, không mừng, mừng, mừng vì chúng mình có con Báo Sư Tử hay sao hả?

Chúa Nhật, 8 Tháng ba

5 giờ sáng

Thế giới mới của mình chỉ mới bắt đầu có một khởi sự tốt đẹp của ngày đầu tiên. Sumuel lạt Ma( con gà trống choai khổng lồ và là vua của sân trại) đang đứng trên bức tường bên ngoài chuồng gà, cất tiếng gáy như một cái đồng hồ báo thức dưới lốt gà. Chắc có kẽ vài buổi sáng mình sẽ đánh vần “Flow” thành “ foul” nhưng hôm nay mình vui mừng vì nó đã đánh thức mình và Báo Sư Tử. Chúng mình không muốn bỏ lỡ một giây phút naò trong ngày. Mình tự hỏi tại sao người ta lại gọi nó là Sumuel Lạt ma, cái tên đó nghe buồn cười quá chừng. Để lúc nào đó mình sẽ hỏi Dì Thelma hay Melvin.

Dì Thelmanói Báo Sư Tử và mình có thể đi bất cứ nơi đâu nếu có con Báo Động Đỏ cùng đi. Hy vọng nó không phải là một con chó lười chỉ ru rú ở nhà, bởi vì mình muốn Báo Sư Tử cho mình xem tất cả những nơi đặc biệt bí ẩn trên khắp ngọn núi của chúng mình. Mình sẽ dọn một bữa ăn trưa toàn món khoái khẩu của cả hai đúa mỗi khi chúng mình ra đi, để chúng nó đều muốn đi thường xuyên, ngay cả khi chúng thật sự chẳng muốn đi.

10 giờ 22 phút sáng

Melvin đã đào một đường mưong to và sâu đằng sau chuồng gà. Đèo mương là để mình vứt bỏ những cái tã De-pends đã xài rồi và gì gì nữa. Anh ta dựng môtj hang rào thép như chuồng gà quanh cái mương, với một cái cổng, để Báo Động Đỏ và những con khác không thể đụng tới chúng, và … mình chẳng biết nữa… mình không nghĩ súc vật có thể mắc bệnh AIDS. Thật ra mình biết chúng không thể… Mình nghĩ vậy đó! Đó là một câu hỏi nữa mà mình không muốn hỏi, tuy nhiên mình nghĩ mình biết câu trả lời là không. Dù sao làm cáchđó cả nhà cũng yên tâm chắc bụng. Trong nhà có những toa lét dội nước và một cái xô đựngc hất sát trùng, nên mình thấy khá bảo đảm an toàn, không lây bệnh cho bất cứ ai9 hay bất cứ con vật nào khác. Thật tình chuyện đó sẽ vượt qua mức chịu đựng cuả mình. . nên chẳng những mình sẽ không nghĩ tới nó ngày mai, mà hoàn toàn không nghĩ tới nó nữa, không bao giờ.

12 giờ rưỡi trưa

Mới đầu Báo Động Đỏ, nửa chó sói nửa chó lười, chẳng muốn rời khỏi tấm thảm của nó dưới bóng mát của cây cổ thụ to lớn bên ngoài cửa sổ phòng ăn, nhưng mình nghi ngờ điều đó nên đã chìa ra một miếng khoái khẩu dành riêng cho chó. Nó gầm gừ, nhểu nước miếng ra một miếng nữa. Sau chừng năm lần, nó hăng lên và có vẻ vui sướng dắt mình đi lên lối mòn dẫn tới con thác nhỏ Indian Paint Brush.

Ôi, đẹp làm sao, tuyệt vời làm sai! Có một bãi rác mù tạc nhỏ đang nẩy chồi cạnh đó, và hương nồng của nó chả giống cái gì khác trên đời, không dịu ngọt như hương vị của thiên nhiên. Có lẽ một ngày nào đó mình sẽ khiêng tới đây cái bao tải lớn đựng như Hội bà Tám đã gửi cho mình, và ngồi trong bong mát cạnh một tảng đá lớn, hòa mình với chúng nó( mình muốn nói những lá thư). Cho tới bây giờ mình chẳng thể nào cho lũ bạn ở lại trong đời mình. Nhưng có lẽ… Có lẽ không đâu.

7 giờ 4 phút tối

Mình thực sự yêu thích nơi này. Mình cảm thấy quá gần gũi với thiên nhiên và với Chúa. Chiều nay Dì Thelma và Melvin diện bộ cánh ngày Chúa Nhật bảnh nhất của họ. Thậm chíMelvin còn mặc com lê. Mình không tin nổi anh ta mà cũng có com lê chứ! Cả nhà bước thấp bước cao trên lối đi sỏi đá một tiếng rưỡi đồng hồ tới ngôi nhà thờ nhỏ của khu vực này. Thật sự khác biệt với các buổi dâng lễ bên Công giáo, lonh trọng và nhàm chán. Còn ở đây, có phần thân thiện và cổ kính.

Lúc hoàng hôn buông xuống, Melvin bắt đầu dạy mình lái chiếc xe tải cũ sang số của anh ta, chả cần dung sức để điều khiển. Thelma đã lên ruột vì đôi khi mình mải nhìn đâu đâu, nên lệch tay lái một mình mình thôi. Mình sẽ chạy nhanh hết tốc độ, đa phần là lệch khỏi lộ và bụi sẽ tung mịt mù thành một đám mây thật lớn tới nỗi nhập làm một với những đám mây mù trên bầu trời.

Trở lại chuyện nhà thờ. Mìng biết là người Công giáo mình không nên có cảm giác thoait mái, nhưng mình cứ vậy đó. Đây là đức tin cuả mình và Lew: Chúa đến bất cứ nơi nào có tình yêu thương.