Nhật Ký Của Muỗi Thần

Chương 37: 37: Sự Tình Có Biến





Tiến hóa lên level 3, thiên phú chế tạo thuốc gây tê (giảm đau) và thuốc chống đông máu tự nhiên cũng mạnh lên gấp ba lần so với lũ đồng tộc muỗi thường.
Điều này sẽ khiến diện tích vùng da bị gây tê sẽ được mở rộng và thời gian gây tê được kéo dài.
Nhưng đối với các con mồi thì đây không phải là một tin tức tốt cho lắm bởi tình trạng bị ngứa do dị ứng thuốc chống đông máu sẽ nghiêm trọng hơn.
Đương nhiên, đối với muỗi tôi thì tin tức này quả thực rất tuyệt vời.
Tôi còn có 180 bình Kháng Độc chưa sử dụng.

Bây giờ tôi sẽ sử dụng luôn để nâng cao sức đề kháng của thân thể.

Vũ khí sinh hóa của con người rất rất lợi hại, không phải một con côn trùng như tôi có thể đối phó được, ít nhất là ngay bây giờ.
“Ký chủ có xác nhận sẽ sử dụng hết 180 phần Kháng Độc 5% hay không?
Xác nhận! Xin ký chủ theo dõi bảng thiên phú”.
“5.Kháng Độc (1500 %) (+ 650 %)”
Kháng độc 1500 % tức là tương đương 15 lần độc dược giết chết một con muỗi.

Thật không thể tin nổi.
Ước mơ của muỗi tôi là sau này khi gặp được bình xịt côn trùng thì cũng có thể lao vào như tắm trong sương sớm.

Gặp phải mấy cái bánh nhang muỗi tôi cũng có thể đi ngang hút khói vào người cho bổ phổi.
Lỡ chích phải mấy đứa đã bôi soffell thì cũng như húp phải sinh tố bơ mà lơ ngơ gặp mấy thằng bôi dầu gió con ó thì cũng như lỡ nhấm nháp phải rượu Hồng Đào của đất Quảng Nôm.
“Đờ… má nhân loại, nghĩ ra quá nhiều loại vũ khí sinh hóa lợi hại.

Đôi khi chúng tôi chưa kịp gây án thì đã bị giết cho không có cơ hội để mà chạy án”.
“Mà chán nhất kiếp trước mình lại là cái thằng sale thành công về loại độc dược đối phó với thế giới côn trùng.

Thật là éo le đến nhức nách!”
Hậm hực vài ba câu trời ơi cho đỡ cô đơn, tôi chú ý vào các thành phẩm khác ngoài thọ nguyên và kháng độc.
Hơi lạ nhưng cũng không bất ngờ là trong máu của con Đào bảo mẫu có mấy mẫu vi rut gây bệnh phụ khoa như giang mai, vảy nến, heper và bệnh lậu… Điều này cũng có nghĩa đời sống sinh hoạt tình dục của nó rất ư là bừa bãi.

Bị nhiều loại mầm bệnh tình dục ăn trong máu như vậy thì không thể nói rằng nó chỉ quan hệ với một hai người mà với rất nhiều người khác nhau.

Thật là biến thái.
Trong máu bảo mẫu Như Quỳnh lại có mẫu mầm bệnh HIV mà nó không biết.

Có lẽ nó bị lây từ thằng bồ bị nghiện.
Thường mấy người nghiện có nhiều cơ hội lây bệnh từ người khác như dùng chung kim tiêm, quan hệ không an toàn.
Ngược lại trong máu của bà hiệu trưởng Mỹ Linh thì chỉ có vài mẫu vi rút gây bệnh đậu mùa, sởi và lang ben.

Tuy rằng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi chúng bị kích hoạt nhưng nói gì thì nói vẫn nhẹ nhàng hơn mấy loại kia.
Nhưng sợ nhất là chuyện những người này lại làm bảo mẫu và tiếp xúc gần với các bé hàng ngày.

Môi trường rủi ro như vậy thật đáng lo cho những đứa trẻ.
Có lẽ muỗi tôi phải tìm cách xin các cháu một ít huyết để kiểm tra, chứ nhìn kiểu này thì quả thật khó mà tin là không có gì.
Tổ hợp ba người bảo mẫu này thật là cực phẩm trong cực phẩm.

Họ có thể giấu diếm người khác chứ giấu muỗi tôi nhất định là không thể được.
Như thế, kho dự trữ mầm bệnh của tôi cũng đã phong phú hơn rất nhiều.

Nó có thể có tác dụng lớn trong tương lai.

Tất nhiên, gặp mấy đứa khiến tôi ngứa mắt như mấy đứa này thì tôi cũng không tha cho bọn nó.
Nhắc đến họ tôi mới nhớ mà nhìn ra bên ngoài.

Bây giờ đã là giữa buổi chiều, lũ trẻ đã thức dậy và chơi với nhau.

Chúng ồn ào đùa giỡn với nhau không ngừng.


Còn bà Mỹ Linh và hai bảo mẫu kia cũng đang chuẩn bị nước tắm cho bọn trẻ.
Như Quỳnh cũng không dám dán băng keo vô miệng các bé nữa bởi nó rất sợ có người nhà của bọn chúng đột nhiên ghé qua đón sớm.
Thế nhưng chuyện cầm thước kẻ quất vào mông và đầu thì vẫn cứ tiếp diễn.

Có lẽ bọn họ nghĩ lớp tóc và lớp quần sẽ che dấu các vết đỏ khi bị đánh.
Đành rằng việc trông coi và chăm sóc cho tụi con nít là rất mệt mỏi và khó nhọc nhưng dùng các hành động đánh đập dã man như vậy lên thân thể non yếu của bọn trẻ là rất phản cảm lẫn phản khoa học.
Muỗi tôi rất căm hận các hành vi như thế.
Tôi dự định đêm nay sẽ tạm trú tại cái trường mẫu giáo này một vài ngày để trừng trị lũ ác ôn.

Kiểu gì cũng phải hút máu bọn họ cho đến khi tôi tiến hóa lên level 5, level 6.
Thế nhưng sự tình xảy ra lại ngoài ý muốn của muỗi tôi.

Cánh cổng nhà trẻ bị đập liên hồi.

Kèm theo đó là tiếng giục mở cửa.
“Mở cửa, mở cửa.

Bà Mỹ Linh đâu rồi, đi ra đây mở cửa?”
Hóa ra là có người đàn ông nào đó đang đập cửa đòi vào.

Tiếng ồn ào của lũ trẻ suýt nữa khiến bọn họ không nghe được tiếng vang.
“Ai mà ồn ào loạn cả lên vậy? Có biết nơi đây là cái nhà trẻ hay không hả? Đã đến giờ đón con đâu mà đập cửa ầm ĩ lên thế?
Con Đào, mày ra ngoài xem phụ huynh của đứa nhóc nào tới vậy? Thật là bực mình quá đi!” Bà Mỹ Linh quát lên oang oang.
Ả Đào lật đật chạy ra bên ngoài mở cửa.


Tâm tình của nó cũng khá khó chịu.

Thế nhưng dù sao nơi này cũng hầu hết khách hàng cũng là công nhân và những người làm thuê kiếm sống hàng ngày.
Thật khó để có thể yêu cầu bọn họ xư xử cho nhẹ nhàng hay có văn hóa hơn.
“Két… két… két…”
“Phụ huynh của cháu bé nào vậy? Giờ này còn chưa tắm kịp cho chúng đâu.

Anh có đón sớm về thì nhớ phải tự làm cho chúng nó đấy”.

Vừa mở cửa, Đào vừa nói lớn tiếng trước để áp đảo.
Thế nhưng, đời không như là mơ.

Tình huống cũng không phải như con Đào và bà Mỹ Linh nghĩ.
Bên ngoài cửa đứng rất nhiều người.

Người gõ cửa là mấy ông dân quân tự vệ của phường (dân phòng).

Đứng đằng sau họ là mấy anh công an cùng một xe chở tội phạm.

Bao vây hiện trường là rất nhiều người dân đang hiếu kỳ.
Ả Đào choáng váng khi nhìn thấy cảnh tượng trên.

Nó luống cuống tay chân, miệng lắp bắp hỏi:
“Các ông đòi gặp ai? Đến nơi này để làm gì? Chúng tôi chỉ là một nhà trẻ tư nhân chứ không phải nơi chứa chấp tội phạm”.
Một anh công an tiến lên trước mặt ả Đào hỏi: “Cô là bảo mẫu của trường mầm non Mầm Xanh này à?”
Đào vội gật gật đầu xác nhận: “Vâng, Đúng rồi ạ! Các anh cần tìm ai? Các anh đến đây để làm gì?”
Anh công an nghiêm nghị nói: “Chúng tôi nhận được tin báo của quần chúng nơi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đề nghị cô dẫn đường cho chúng tôi vào gặp hiệu trưởng của nhà trẻ này?”
Đào thấy công an không đến để bắt mình thì thở phào nhẹ nhõm.

Nó nghĩ có lẽ công an đến tìm bà chủ Mỹ Linh vì chuyện cho vay nặng lãi gì đó.


Nghe nói, dạo này trên mạng xã hội nhà nước đang rất mạnh tay với các hình thức cho vay cắt cổ.
Trong khi đó, Như Quỳnh ngó ra ngoài thấy rất nhiều công an và dân phòng lao tới thì hoảng hốt chạy vào trong phòng bếp báo cáo hiệu trưởng Mỹ Linh.
“Chị…chị ơi.

Bên ngoài có rất nhiều công an đang đến.

Họ đang đòi gặp chị kia kìa.

Chị mau ra xem thế nào!”
Bà chủ Mỹ Linh nghe vậy cũng ngớ cả người ngơ ngẩn.

Chẳng phải nghiệp vụ cho vay nặng lãi bà cũng đã lo lót bên trên rồi hay sao, thời gian gần đây bà cũng đã tạm dừng việc này lại để tránh ngành chức năng đánh án.
Còn về cái trường Mầm xanh này, bà cũng đều “đóng góp” đầy đủ cho những người liên quan rồi.

Công an đến đây làm gì cơ chứ? Nghĩ vậy, bà Mỹ Linh trấn an bảo mẫu Như Quỳnh.
“Chắc có hiểu lầm gì đó thôi.

Hoặc họ cũng tìm cớ “xin ít kinh phí” ấy mà.

Mày lo giữ mấy đứa bé, để tao ra ngoài xem sao?”
“Vâng! Chị đị ra ngay đi.

Em thấy lo quá!” Bảo mẫu Như Quỳnh đáp
“Xời ơi.

Sóng to gió lớn nào trong cuộc đời này mà tao chưa trải qua cơ chứ.

Mày cứ nghe tao dặn dò mà làm”.
“Dạ!”