Nhân Tổ

Chương 370: Khởi nghĩa Nguyễn Đình (2)




Một gọng kìm đã vỡ, nhân cơ hội này, nghĩa quân Nguyễn Đình tấn công mạnh vào quân Sa Trọng.

Sa Trọng lo trước lo sau, sợ phải liều chết với Nguyễn Đình thì Hồ Bang đắc lợi. Không bao lâu sau, quân Sa Trọng cũng rút về kinh thành.

Hải quốc hơn một nửa rơi vào tay nghĩa quân.

Được sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng, nghĩa quân một đường tiến thẳng vào kinh thành.

Triều đình trung ương nghe tin, tất cả đều rối loạn, đám tham quan sợ run như cầy sấy vơ vén của cải hành trang tìm đường trốn đi.

Đám quan lại trong triều chia thành hai phe liên tục đổ lỗi cho nhau, mãi không thể thống nhất cách giải quyết.

Bọn hắn mặc dù nắm giữ quân đội trong tay nhưng trên không thuận dưới không hòa, lòng quân tan rã, khó lòng mà đánh một trận quyết chiến.

Một tháng sau, nghĩa quân Nguyễn Đình đến kinh thành, sau đó tấn công hai cổng đông và nam.

Hồ Bang và Sa Trọng đích thân cầm quân trấn giữ hai cổng.

Sau mười ngày quyết chiến, lòng quân triều đình rệu rã càng đánh càng bại, ngược lại tinh thần nghĩa quân lên cao càng đánh càng hăng.

Hồ Bang và Sa Trọng thấy tình hình không ổn. Bọn hắn quyết định rất nhanh, bỏ lại kinh thành, đem Bạch Dã và quân chủ lực thoát ra từ cửa tây, một đường chạy về phương bắc.

Không có chỉ huy, quân triều đình dễ dàng bị đánh tan. Đám tàn binh ngơ ngác nhìn quanh, bọn hắn nhận ra mình đã bị bỏ rơi. Tức giận, uất hận, bọn hắn đồng loạt tự sát.

Nghĩa quân vào thành, dân chúng mang cờ ra đón.

Bọn tham quan, tàn binh chạy trốn bị dân chúng bắt lại giao cho nghĩa quân. Bọn chúng bị đưa ra giữa kinh thành xử trảm.

Nguyễn Đình đứng trên đài cao đọc bản luận tội.

Bản luận tội vừa kết, đao phủ giơ cao, đầu rơi xuống đất, máu đỏ nhiễm cả một vùng nước.

Từ hôm đó, phải chém liên tục ba ngày ba đêm mới hết quân ác.

Nghĩa quân mở tiệc ăn mừng, tất cả cùng mời Nguyễn Đình bước lên vương tọa, trở thành tân vương, hiệu là Trọng Phủ Vương.

Nguyễn Đình mở tiệc khoảng đãi công thần phong quan phong tước, suy tôn binh sĩ, tướng lĩnh đã hy sinh.

Đồng thời mở quốc khố cứu trợ cho dân nghèo, thi hành chính sách an dân: giảm thuế, miễn thuế, bỏ thuế.

Nguyễn Đình lại sai Nguyễn Thông, Võ Trường Toản mang hai nhánh quân tiến lên phía bắc truy sát Bạch Dã.

Ánh sáng lại một lần nữa chiếu rọi Phù Quốc.

Lại nói về bọn Bạch Dã.

Hồ Bang đề nghị đóng quân tại dãy Trường Bạch, nơi này dễ thủ khó công có thể tranh thủ thời gian để củng cố lại quân đội, lập tuyến phòng thủ, chiến đấu lâu dài với quân Nguyễn Đình.

Ngược lại, Sa Trọng cho rằng lòng quân tan rã, cố thủ cũng chỉ kéo dài hơi tàn. Hắn đề nghị cầu cứu phương bắc Hoa Quốc.

Lúc này Hoa Quốc đang cường thịnh, quốc khố tràn đầy, quân đội tinh nhuệ. Hoa Quốc quốc vương đang tuổi tráng niên, trí tuệ thông thiên rất đáng để kết minh.

Phe Hồ Bang kịch liệt phản đối, như vậy chẳng khác nào bán nước cầu vinh.

Hai bên cãi qua cãi lại, cuối cùng vẫn phải để Bạch Dã quyết định.

Bạch Dã cũng vô cùng phân vân không biết làm sao.

Nhưng Sa Trọng khuyên nếu như có thể mượn sức Hoa Quốc sẽ nhanh chóng chiếm lại kinh thành, Bạch Dã lại có thể tiếp tục làm tiêu dao vương, còn nghe lời Hồ Bang thì sẽ phải sống khổ sống sở mà chẳng biết bao giờ mới được trở lại vương cung.

Bạch Dã nghe lời này thì lập tức quyết định liên minh với Hoa Quốc.

Mấy ngày sau, Sa Trọng làm sứ giả dẫn theo một đoàn Hải tộc mang kỳ trân, dị thảo, yêu hạch, tài nguyên… tiến về Hoa Quốc.

Sau khi Sa Trọng ra đi, Hồ Bang cũng không dễ thở vì quân của Nguyễn Thông và Võ Trường Toản tấn công tới.

Hồ Bang mang theo Bạch Dã chạy đông chạy tây, trốn chui trốn nhủi. Nhiều lần Bạch Dã suýt bị bắt, cũng may Hồ Bang liều mạng cứu mới thoát được.

Quân Hồ Bang càng ngày càng rệu rã, sĩ khí xuống cực thấp.

Một năm sau. Tại thung lũng Thanh Bành, quân Hồ Bang bị vây chặt, mười ngày mười đêm gian nan chống cự, lương thảo đã chẳng còn mấy, khổ không kể siết.

Quân Võ Trường Toản và Nguyễn Thông tấn công vào thung lũng, sắp tiêu diệt hoàn toàn quân Hồ Bang. Đúng lúc này, có tiếng còi hiệu vang lên.

Một đội quân chính quy khổng lồ trang bị chỉnh chu, khí thế hừng hực, cờ hiệu rợp trời, trên cờ có ký hiệu của Hoa Quốc.

Đội quân này mạnh phi thường, Võ Trường Toản và Nguyễn Thông không chống lại được, buộc phải tháo chạy về kinh thành.

Triều đình Nguyễn Đình nhận được tin Bạch Dã cầu cứu giặc phương bắc thì vô cùng tức giận, không ngừng mắng hắn phản quốc, cõng rắn cắn gà nhà.

Nguyễn Đình lập tức tổ chức chống địch.

Nguyễn Đình cho xây nhiều điểm lô cốt, phân quân phòng thủ các vị trí trọng yếu, củng cố lại các trọng địa. Cả vương cung tiến vào trạng thái chiến đấu, tăng cường phòng bị.

Nguyễn Đình phân quân thành nhiều nhóm nhỏ, tổ chức đánh du kích nhằm làm chậm bước tiến quân Hoa Quốc.

Đoàn quân của Hồ Bang hợp với quân Hoa Quốc từ phía bắc đánh xuống, thế như chẻ tre.

Quân Hoa Quốc là đội quân tinh nhuệ thực lực vượt trội so với quân Nguyễn Đình. Lại kết hợp với sự am hiểu địa hình của Hồ Bang khiến quân Nguyễn Đình liên tục bại lui.

Tốc độ hành quân của quân Hoa Quốc nhanh như chớp giật, vượt ngoài sự dự đoán của Nguyễn Đình.

Chẳng mấy chốc mà quân Hoa Quốc đã tiến tới kinh thành.

Trước sức mạnh vượt trội của quân Hoa Quốc, Nguyễn Đình cảm thấy khó mà thủ được kinh thành.

Được quần thần khuyên can, Nguyễn Đình cầm quân chủ lực rút về đất tổ Gia Định.

Võ Trường Toản, Nguyễn Thông nguyện ở lại kinh thành cầm chân địch, tranh thủ thời gian cho Nguyễn Đình.

Quân Hoa Quốc vây thành ba ngày ba đêm, cường công liên tục.

Trước sức mạnh vượt trội của địch, kinh thành cuối cùng cũng bị phá. Võ Trường Toản, Nguyễn Thông cùng các binh sĩ đồng loạt tuẫn tiết.

Quân Hoa Quốc chiếm được kinh thành, Bạch Dã lại nhập chủ vương tọa.

Bạch Dã tổ chức ăn mừng phong thưởng quân quan.

Sa Trọng có công du thuyết, phong Quốc sư Phù Quốc, đồng thời cũng được Hoa Quốc phong Thái thú Phù Quốc, hắn trở thành mối dây liên hệ giữa hai nước. Sa Trọng bước lên đỉnh cao quyền lực, nhưng cũng là kẻ bị dân chúng chửi rủa nhiều nhất sau Bạch Dã.

Hồ Bang nhiều lần có công hộ vương, phong Hộ Quốc đại tướng quân.

Hoa Quốc đã giúp đỡ dẹp giặc Nguyễn Đình, quyết định cắt 64 tỉnh phía bắc từ ải Nam Quan đến mũi Canh Mâu sáp nhập vào Hoa Quốc. Một phần ba lãnh thổ của Phù Quốc chính thức thuộc về Hoa Quốc.

Đồng thời mỗi năm Phù Quốc phải cống nạp vạn viên yêu hạch, triệu cây thảo dược, ba ngàn mỹ nữ, năm ngàn lao phu…

Phù Quốc đời đời thần phụ Hoa Quốc. var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);

Kết thúc buổi lễ, có kẻ vui có kẻ âm trầm. Bạch Dã kè kè ôm mỹ nữ trong lòng, không hề bận tâm tới những gì đã ký kết, giống như đồ của người ta không phải của hắn.

Quân Hoa Quốc sau đó tiếp tục tiến quân truy sát Nguyễn Đình.

Hai bên một truy một lui, đánh nhau mấy trận lớn.

Tại Cần Giuộc, em trai Nguyễn Đình Huân hy sinh.

Tại Gò Công, tướng quân Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết tại Ao Dinh.

Tại Ba Tri, tướng quân Phan Tòng hy sinh.

Nguyễn Đình chưa kịp đến thành Gia Định thì đã bị vây chặt tại An Bình Đông. Biết không thể thoát được, ông quyết định tuẫn tiết nhưng địch lấy vợ con ông ra uy hiếp, ông chỉ có thể giơ tay chịu trói.

Nguyễn Đình bị giải về kinh thành, quân dữ chà đạp tra tấn ông và giết hết vợ con ông.

Cuối cùng, Bạch Dã ra lệnh chọc mù mắt Nguyễn Đình vì Nguyễn Đình có đôi mắt sáng như minh châu có thể nhìn rõ trong đêm, nhìn rõ thị phi, nhìn rõ đúng sai. Bạch Dã ghét điều này.

Nguyễn Đình bị treo xác trên tường thành để răn đe những kẻ phản loạn. Dân chúng yêu mến ông vẫn thường đứng dưới tường thành tấm ngực, than khóc.

Tại trên tường thành, Nguyễn Đình không buồn không giận, mắt ông mù nhưng tâm ông sáng, ông đã nhìn rõ lẽ đời.

“Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ

Dầu đui mà khỏi danh nhơ

Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình

Dầu đui mà đặng trọn mình

Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu

Sang chi theo thói tha cầu

Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai

Sáng chi đắm sắc tham tài

Lung lòng nhân dục mang tai họa trời

Sáng chi sàm nịnh theo đòi

Nay vinh mai nhục mang lời thị phi

Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi

Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân

Thấy rồi muôn việc trong trần

Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.” (5)

Tôn Kỳ nghe bài thơ thì biết Nguyễn Đình đã mở đạo tâm, đáng tiếc hai bọn họ không thể ngồi xuống đàm đạo.

Đạo bất đồng bất tương vi mưu.

Tôn Kỳ cho thuộc hạ đưa Nguyễn Đình xuống. Tôn Kỳ nhìn chằm chằm Nguyễn Đình, còn Nguyễn Đình dùng tâm nhìn thế sự. Cả hai bọn họ không nói lời nào.

Tôn Kỳ tay vuốt nhẹ, một thanh thủy kích hình thành.

Một kích nhanh như chớp đâm xuyên tim Nguyễn Đình, kết thúc một đời anh hùng. Trong tâm Tôn Kỳ bất giác chảy xuống một giọt nước mắt.

p/s: (1): trích Thảo thử hịch.

(2): trích Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong.

(3): Ngóng gió đông.

(4): trích Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây.

(5): Thà đui.

Tất cả đều là thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Có một vài chữ trong thơ không hợp với bối cảnh truyện lắm, nhưng mình tôn trọng cụ không dám sửa lại. Mặc dù câu chữ chưa sát nhưng ý thơ cũng là ý truyện.