Nhân Duyên Tiền Định

Chương 67: Án phóng ngựa




Trong điện Tử Thần

Bên trong màn truyền đến tiếng kêu thảm thiết, cung nữ và thái giám bên ngoài đều cúi đầu im lặng. Chỉ là không biết vì sao tâm trạng của hoàng thượng dường như cực kì không tốt, phát tiết cũng tàn nhẫn hơn.

Một lúc sau, động tĩnh bên trong ngừng lại, nam đồng vẫn đang thút thít khóc.

"Cút đi."

Sau đó "ầm" một tiếng, thiết nghĩ là bị hoàng thượng một chân đá xuống long sàng rồi. Lúc này hai thái giám mới bước đến khiêng nam đồng ra ngoài, cả hai đều lén lén lút lút, sợ sẽ bị hoàng thượng giận lây.

Hoàng thượng nằm bên trong, ngửa mặt nhìn đỉnh màn màu vàng tươi, nghĩ đến chuyện khó phát sinh trong kế hoạch của mình.

Ngoài kia đều đang truyền tin Khương gia thích Lục Nhiên, thế thì làm sao ông có thể đổ tội hãm hại Tư Mã Dục lên đầu bọn họ được đây? Vốn định tước đi một nửa binh lực của họ, lại để Khương Nhị gả cho Lý Tương, bây giờ đều không thành nữa rồi.

Nhưng ông là chủ một quốc, ông nói thế nào thì vận mệnh của bọn họ thế nấy! Bây giờ tuy ông không thể tùy tiện tước binh quyền của người khác nhưng có thể tiện tay truyền một đạo thánh chỉ hủy hoại nhân duyên của người ta.

Hoàng thượng lại nghĩ đến học trò kia của Tiết tướng, đó là một người có năng lực, lại là người phe mình. Bỏ đi, sau khi chuyện thành sẽ bù đắp cho hắn là được.

Chỉ là trong lòng ông vẫn vô cùng bực bội, muốn tìm gì đó để giải tỏa, "Hà Hưu! Lấy một viên trường sinh đan đến đây cho trẫm!" Hà công công được gọi liền "vâng" một tiếng, khom người lui ra.

Đến khi nuốt trường sinh đan xuống, hoàng thượng mới thở dài một hơi, nằm trên long sàng.

Hồi lâu, ông ta mở mắt nói, "Các ngươi lui xuống......Ngươi không phải Hà Hưu! Ngươi là ai?"

Nhìn thấy vẻ nghi hoặc của hoàng thượng, dường như bất kì lúc nào cũng có thể đem hắn xử lý, Hà công công lập tức quỳ xuống đất, gấp giọng gào khóc "Tiểu nhân là Hà Hưu! Hoàng thượng!"

Hoàng thượng xoa xoa ấn đường, mở mắt nhìn lại, đây rõ ràng là Hà công công, khoát tay bảo "Lui xuống đi." Ông ta lúc nãy không biết vì sao lại bị hoa mắt.

Xem ra chuyện của Khương gia khiến ông tức đến hồ đồ rồi.

Văn Chiêu đang ở trong viện, nhàn rỗi đọc sách, trông thấy Nhị ca không xa đi đến "Nhị ca?"

Khương Văn Ngọc ngập ngừng, cuối cùng quyết định ngồi xuống đối diện Văn Chiêu. Ghế đá hơi lạnh, Văn Ngọc tùy ý sửa lại vạt áo.

"Nhị muội, muội thực sự thích Lục Nhiên kia sao?" Trước kia hắn đã phát hiện ra Lục Nhiên đối xử với đường muội này có chút bất đồng, nhưng hắn không nghĩ đến hai người lại tình đầu ý hợp.

Tuy dung mạo và tài trí của Lục Nhiên đều hơn người, nhưng Nhị muội của hắn dường như không quan tâm đến chuyện tình ái, chưa từng thấy qua nam tử nào lại lọt được vào trong mắt nàng. Thế mà giờ đây nàng lại thẳng thắn nói rõ tâm tư cho Nhị thúc nghe.

Văn Chiêu đối với câu hỏi này của Nhị ca cũng không để ý, thế nên cũng không thẹn thùng xấu hổ, chỉ cười gật đầu.

"Muội biết trong phủ Lục Nhiên có hai mươi vũ cơ không?"

Văn Chiêu đặt sách trong tay lên trên bàn đá, nghiêm túc đáp "Nếu không phải Nhị ca vừa kết hôn, giờ đây vốn dĩ cũng có mười vũ cơ rồi."

Văn Ngọc trầm mặc, những vũ cơ kia tuy rằng là hoàng thượng ban tặng nhưng đáy lòng hắn vẫn không muốn Văn Chiêu ở cùng Lục Nhiên. Nói ra hắn cũng từng cùng Lục Nhiên làm việc, biết được tài năng của người này, nhưng......

"Như vậy, Tam đệ không phải uổng phí toàn bộ công sức sao? Khương gia vẫn là bị trói chung với phe hoàng thượng." Trong mắt Văn Ngọc lộ ra chút bất cam, ngay từ đầu Văn Tập vì sự bình an của Khương gia tự xin ra ngoài, hắn tuy rằng bảo Văn Tập bảo trọng nhưng vẫn khó chịu một khoảng thời gian.

Lại là vấn đề về lập trường. Mắt Văn Chiêu khẽ nhắm lại, thở dài nói "Chờ thêm một đoạn thời gian nữa, những băn khoăn này sẽ không tồn tại nữa."

Những chuyện khác cũng không nói nhiều, Văn Ngọc vì những câu này mà suy tư, nghĩ mãi không ra.

Văn Chiêu nhìn bóng lưng đã khuất của Nhị ca, hắn dường như vừa đi vừa nghĩ, bước chân mất đi chút tiêu sái như thường ngày.

Bá tánh trong kinh thành sau trà dư tửu hậu vẫn luôn không thiếu đề tài để nói, lúc này sau chuyện Lục Nhiên Văn Chiêu lại có chuyện mới mẻ hơn vừa ra lò.

Đều biết gia thế của đương kim hoàng hậu không xuất chúng. Khi hoàng thượng chưa đăng cơ, Tạ Thị chỉ mang thân phận của con gái quan tứ phẩm trong kinh thành gả vào phủ thái tử làm một lương đệ của thái tử*, sau khi hoàng hậu mất mới được lập thành tân hậu. Bởi vì hậu cung của hoàng thượng đơn bạc, gia thế Tạ Thị xem như trung đẳng, lập bà ta làm hoàng hậu tuy bị một bộ phận đại thần phản đối, nhưng cũng xem như khá thuận lợi, dù sao thì hoàng thượng dường như không phải là người đam mê nữ sắc, thái tử cũng không còn nhỏ, những đại thần kia đem con gái mình vào cung cũng không có tiền đồ quá tốt.

(*tiểu thiếp của thái tử gọi là lương đệ)

Nói đến Tạ gia này, vốn dĩ quan to nhất chính là phụ thân của Tạ Thị, nhưng cũng chỉ là một quan tứ phẩm. Gia thế của hoàng hậu không tính là mạnh. Hoàng thượng cũng từng nghĩ đến chuyện này, cho nên phong cho nhạc phụ thành Anh quốc công. Cùng là quốc công nhưng Anh quốc công này không nắm nhiều trọng binh như hai quốc công kia, chỉ có tiếng mà không có miếng thôi.

Nhưng mà, dù không có thực quyền, nhưng con cháu Tạ gia vẫn là tâm sinh ngạo khí.

Nếu bọn họ vốn là trâm anh thế gia thì cũng cho qua, nhưng đắc ý sớm như thế thật khó coi, mấy năm nay việc lớn nhỏ của bọn họ ở trong miệng bá tánh đã không còn thanh danh gì nữa, chẳng qua là vị gia tộc của hoàng hậu cho nên rất nhanh liền lắng xuống.

Nhưng lần này lại xảy ra chút ngoại lệ.

Quốc cữu gia đương triều ôm mỹ nhân phóng qua phố xá nhọn nhịp, trong lúc xuân phong đắc ý, không biết từ đâu chạy ra một cậu nhóc để tóc trái đào, ngậm hồ lô ngào đường hoàn toàn không biết nguy hiểm, mắt thấy cậu nhóc sẽ bị đạp dưới vó ngựa, một tiểu lang quân chạy ra cứu cậu nhóc kia vì thế bị vó ngựa đá văng ra vài trượng, cảnh tượng vô cùng đáng sợ.

Quốc cữu gia bị dọa đến hoang mang. Nếu chỉ giẫm chết dân thường, hắn vẫn có thể giải quyết, nhưng nhìn cách ăn mặc của người này liền biết là con cháu gia đình quyền quý, hắn sợ chuốc họa vào thân.

Vốn vẫn ôm hi vọng cầu may, mong rằng đây chỉ là con cháu của phú thương, không phải con cháu quan gia, chuyện này vẫn có thể nói được. Hoàng hậu tỉ tỉ của hắn nhất định sẽ cứu hắn.

Nhưng chuyện lại không như mong muốn, người này là con cháu của quan gia, hơn nữa còn Tam cô nương phủ Uy Viễn hầu!

Chuyện sau đó bị làm lớn rồi. Uy Viễn hầu dù sao vẫn là hầu phủ, vị Tam cô nương này còn là đích nữ, hơn nữa chuyện hôn sự cũng đã định xuống, cuối năm sẽ phải gả cho đích thứ tử Vương Sùng của phủ Hoài An bá. Giờ đây người này chết rồi, hai nhà chắc chắn sẽ không bỏ qua, nhất định sẽ cáo trạng quốc cửa gia.

Quốc cữu gia khóc lóc chạy đến cầu xin hoàng hậu, hoàng hậu muốn một chân đá văng hắn đi nhưng rốt cuộc vẫn không nhẫn tâm, chỉ đành mở miệng trách "Đã nói với ngươi bao nhiêu lần rồi, làm việc phải thu liễm! Ngươi tự tính xem bản thân đã gây ra bao nhiêu chuyện rồi!"

Quốc cữu gia chỉ lo khóc, hoàng hậu thở dài "Lần này không phải là người khác mà là cô nương hầu phủ, khó xử lý rồi."

Quốc cữu gia thút tha thút thít mở miệng "Vị cô nương kia cũng sai, nữ hóa nam trang ra ngoài! Đến cả nha hoàn cũng không đem theo, nếu không giờ cũng không xảy ra chuyện rồi!" Hoàng hậu nghe hắn còn muốn đổ trách nhiệm lên người đã chết, không nhịn được mà khoát tay áo quét qua mặt hắn. Tuy không dùng tay, nhưng gió từ tay áo sắc bén quét qua, quốc cữu công ôm mặt không dám mở miệng, thần sắc càng thêm ủy khuất.

Tim hoàng hậu mềm nhũn, "Bỏ đi, để ta nghĩ biện pháp, ngươi ra ngoài đi. Nhớ kĩ, đây là lần cuối cùng tỉ tỉ giúp ngươi giải quyết những chuyện thế này!" Dứt lời, hoàng hậu mệt mỏi nhắm mắt lại, kì thực trong lòng bà hiểu rõ, nếu có lần sau, có lẽ bà vẫn sẽ giúp hắn.

Dù sao đệ đệ của bà là ấm áp duy nhất trong căn nhà lãnh đạm kia.

Quốc cữu gia liên tục bảo đảm, sau đó mới lui ra, để lại một mình hoàng hậu trong điện trầm tư.

Bà biết, Kinh Triệu Doãn* là bộ phận giữ đúng quy định, nhưng mối quan hệ này người biết đến cũng không nhiều, không biết bộ phận giữ đúng quy định này có vì bà mạo hiểm hay không.

(*Bộ phận hành chính cổ đại)

Hoàng hậu định thần, gọi người đem giấy bút đến, viết xuống bốn chữ "Chỉ cầu nhẹ phán", giao cho Lưu Ly bên cạnh "Đưa đến Tiết phủ."

Bà và Tiết tướng qua lại thư từ như thế đã nhiều năm qua, trong cung vẫn tưởng rằng bà gửi thư về nhà. Bởi vì mỗi lần bà đưa thư cho Tiết tướng đều chuẩn bị phong thư khác gửi về Tạ gia, sau đó trên đường truyền tin sẽ đổi người liên tục, còn có không ít tai mắt trộn lẫn bên trong, cho nên có người muốn truy theo tung tích cũng rất khó khăn.

Lúc tin tức truyền đến bên Văn Chiêu, thực sự khiến nàng vô cùng kinh ngạc. Sau đó nghĩ lại cũng khó trách nàng đối với Tam cô nương phủ Uy Viễn hầu kia không có chút ấn tượng gì, nghĩ rằng có lẽ kiếp trước nàng ta trong giai đoạn này hương tiêu ngọc vẫn rồi.

Chuyện này quả thật tựa như một hòn đá làm dấy lên muôn vàn con sóng trong bá tánh, nhất thời trà lâu, tửu lâu, thanh lâu đều nói đến chuyện này, đến cả trong thoại bản cũng xuất hiện tình tiết quốc cữu gia của triều đại hư cấu bắt nạt người khác.

Mọi người đều biết, vị cô nương kia chết là vì cứu người dưới vó ngựa, hơn nữa khiến người cảm động hơn là nàng ta còn là đích nữ của hầu phủ, mà người nàng ấy cứu cũng chỉ là một đứa con của quả phụ bán đậu phụ ở thành Đông mà thôi.

Thân phận chênh lệch như thế lại xả thân cứu giúp, chuyện này hoàn toàn khiến bá tánh trong kinh cảm động, đến cả người nhà quyền quý cũng vì nàng ấy mà thổn thức không thôi.

Mà bá tánh càng cảm động, lòng căm phẫn càng nhiều hơn, thậm chí có người không sợ gia tộc của hoàng hậu, đến ngoài Tạ phủ kêu gào giết người đền mạng.

Lúc Tiết tướng nhận được thư, biểu tình lại là vẻ "quả nhiên như thế", chỉ là việc này của quốc cữu gia thực sự hơi khó giải quyết, ông ta cũng phải châm chước lại.

Nhưng chí ít ông cũng phải giúp quốc cữu gia giảm nhẹ hình phạt, bằng không Vân Đại e rằng sẽ oán ông. Nhưng trong lòng ông thực sự cảm thấy đệ đệ như thế của Vân Đại vẫn là nên chết sớm một chút, nếu không có khả năng sẽ làm hỏng chuyện lớn của bọn họ.

Cuối cùng Kinh Triệu Doãn được lệnh, phán quốc cữu gia bồi thường vạn lượng, lại ở ba năm tù.

Nghe ra thì có vẻ phạt không nhẹ nhưng hai phủ Uy Viễn hầu cùng Hoài An bá đều không vui, bọn họ không thiếu tiền, bồi thường nhiều ngân lượng như thế làm gì chứ, cái bọn họ muốn là một mạng đền một mạng!

Thế nên Uy Viễn hầu lập tức trách Kinh Triệu Doãn cùng một giuộc với Tạ gia, không màng công đạo chính nghĩa.

Chỉ là Tiết tướng không nghĩ đến, ngọn lửa này lại đốt đến người mình.

Uy Viễn hầu không biết sao lại bắt được thư từ ông gửi cho Kinh Triệu Doãn, trên đó còn viết rõ muốn phán nhẹ tội cho quốc cữu gia!

Nội dung phong thư này tuy rằng cùng bức ông viết đại khái tương đồng nhưng câu từ lại có chút khác biệt, thế nên thư này căn bản không phải ông viết! Nhưng chữ trên bức thư lại giống hệt chữ ông! Khiến người khác không thể không tin thư này là do ông viết.

Trên dưới toàn kinh thành đều kinh ngạc, thừa tướng đương triều lại bảo đại nhân trong Kinh Triệu Doãn phán nhẹ cho quốc cữu gia?

Quan hệ này thật là có ý vị sâu xa!

Lúc hoàng thượng nhận được tin này, sắc mặt cũng là một mảnh âm trầm.

Ông cho rằng Kinh Triệu Doãn là người của mình, lại không nghĩ đến Kinh Triệu Doãn lại nguyện ý trung thành với Tiết tướng! Hơn nữa, vì sao Tiết tướng phải giúp quốc cữu?

Chẳng lẽ Tiết tướng có quan hệ với Tạ gia ư?

Ha, ông cư nhiên lại coi thường thừa tướng mà mình đề bạt rồi.

Chẳng qua, ông cũng muốn biết người sau lưng Uy Viễn hầu tột cùng là ai, còn dám chọc vào Tiết tướng, không chỉ như thế, còn thần không biết quả không hay mà giữ được thư của Tiết tướng, thành công khiến Tiết tướng hung hăng té nhào một cú đau.

Xem ra ông là vua một nước lại bị người khác lấy thương dùng.

Hoàng thượng nhấp một ngụm trà nóng, quyết định yên lặng xem cảnh này, bàng quan trước cảnh Tiết tướng cùng thế lực thần bí kia tàn cắn lẫn nhau.

Đại thần trong triều đối với chuyện này cũng có chút kì quái, hoàng thượng cư nhiên không hề chất vấn Tiết tướng. Những kẻ ngóng trông bãi đi tế tướng đều vô cùng thất vọng mà người thân cận Tiết tướng lại thở phào nhẹ nhõm.

Ở dưới đại thủ đương nhiên mát, nhưng đại thụ đổ chắc chắn sẽ đè chết một mảnh hoa cỏ, gốc đại thụ Tiết tướng này không thể đổ được a.

Chẳng qua kết quả này đã được Lục Nhiên lường trước được.

Lúc trước sau khi quốc cữu gia phóng ngựa xảy ra chuyện, hắn lập tức quyết định mượn hố này để vùi Tiết tướng, thế nên đem công văn có bút tích của Tiết tướng đưa cho Ngụy Lương cân nhắc, sau đó Ngụy Lương liền viết ra một phong thư như thế.

Hắn cũng dựa vào tính tình của hoàng thượng cáo già này, tất nhiên sẽ nhìn ra sau lưng Tiết tướng có kẻ đầu xỏ nên ắt sẽ không để kẻ đó được như mong muốn.

Nhưng cũng chẳng sau, chuyện hắn muốn chỉ là hoàng thượng nghi ngờ Tiết tướng mà thôi.