Nhà Có Bé Ngoan

Chương 8




dịch: Uyên Uyên

Chương 8

Lúc tay Lâm Du khỏi hẳn thì trường cũng cho nghỉ hè.

Hôm thi cuối kỳ cậu thấy đề bài quá đơn giản nên định nằm sấp trên bàn ngủ một lát, nào ngờ tối hôm trước khắc một món đồ nhỏ đến quá muộn, kết quả là thật sự ngủ hết giờ thi.

Sau đó Lâm Bách Tòng cầm bảng điểm thi của con mình, bị quả trứng ngỗng sáng lòa trên đó làm xốn cả mắt. Lần đầu tiên phát tác tính gia trưởng, đánh mông Lâm Du mấy cái làm tượng trưng.

Văn Chu Nghiêu thì khác, thành tích chưa từng rời vị trí nhất lớp, mấy lần Lâm Du thấy cậu ta làm bài tập Toán toàn đề của cấp hai.

IQ anh chàng này cao thật.

"Ôi, tự nhiên bị đòn à." Giữa trưa, Lâm Du nằm trên giường thở dài lần thứ một trăm linh tám.

Văn Chu Nghiêu ngồi ngay cạnh, tay lật sách mượn từ thư phòng của Lâm Bách Tòng, tai làm như không nghe thấy tiếng thở dài của cậu.


Lâm Du đã quen với việc không nhận được lời đáp từ cậu ta rồi, còn Văn Chu Nghiêu cuối cùng cũng lên tiếng khi lật sang trang mới: "Cái đó đâu phải bị đòn."

"Đúng vậy." Lâm Du cảm thán, "Vẫn chưa đến lúc bố già muốn đánh em thật đâu."

Văn Chu Nghiêu rời mắt khỏi sách để nhìn cậu, Lâm Du cũng không giải thích, cậu nhoài người sang rút sách trong tay người ta ra, lật xem rồi nói: "Anh, nói bao nhiêu lần rồi, đừng có đọc mấy tác phẩm kinh điển nước ngoài này hoài, coi chừng thành ông cụ non đó."

Văn Chu Nghiêu lấy sách lại, đáp lấy lệ: "Vậy thì đọc gì?"

"Sách cho thiếu niên nhi đồng đó, anh thiếu cái đó đó biết chưa."

"Có thấy em đọc bao giờ đâu." Văn Chu Nghiêu nói.

Lâm Du: "Em không xứng, thật đó."

Vừa xúi bẩy người khác, vừa thề sống thề chết tự bảo mình không xứng.


Văn Chu Nghiêu bị cậu làm phiền quá liền xua đuổi: "Về phòng em đi."

"Không về." Lâm Du lật tấm chăn đang đắp trên lưng mình ra, nói: "Bên này mát hơn."

Bây giờ trên cơ bản Văn Chu Nghiêu đã không còn gặp ác mộng nữa, cũng rất ít khi giật mình giữa đêm. Tuy phòng hai người sát vách nhau, nhưng hình như quen ở bên này rồi, đặc biệt là từ khi vào hạ, nhiệt độ trong phòng Văn Chu Nghiêu luôn thấp hơn phòng cậu.

Lâm Du nghiêm túc thương lượng với cậu ta: "Anh, anh muốn nhảy lớp không?"

"Không muốn." Cậu ta đáp ngay không cần ngẩng đầu.

"Tại sao?" Lâm Du không hiểu lắm, "Em nhớ chủ nhiệm lớp anh từng tới tìm bố em nói với thực lực của anh, nhảy hai lớp cũng không thành vấn đề mà."

Khác với người chơi ăn gian như cậu, Văn Chu Nghiêu thật sự có năng lực, đi từng bước đúng trình tự thật ra cũng chẳng có ý nghĩa gì mấy.


Lâm Du nhớ kiếp trước Văn Chu Nghiêu tốt nghiệp cấp ba rồi rời Kiến Kinh từ rất sớm. Cậu không biết sau đó anh ta vào trường gì, rồi vào quân đội thế nào, nhưng nơi đó có độ bảo mật rất cao, người được tuyển nhất định phải là nhân tài hàng đầu có IQ và khả năng hạng nhất.

Bây giờ Lâm Du đã thấy trong phòng cậu ta có không ít sách về mặt quân sự, có thể biết được cậu ta thật sự thích, ít nhất cũng chứng minh lựa chọn ngày trước không hoàn toàn là bị ép.

Lâm Du không biết kiếp này Văn Chu Nghiêu có bước lên con đường như trước nữa không.

Cậu chỉ hy vọng mọi điều người này quyết định đều xuất phát từ mong muốn của bản thân.

Thời thơ ấu trong cuộc đời người này bị khoét mất một khoảnh rất rộng, Lâm Du không có tư tưởng dạy đời người khác, huống chi còn có Lâm Bách Tòng và Dương Hoài Ngọc đó, cậu chỉ hy vọng kiếp này những người ở cạnh Văn Chu Nghiêu có thể giúp anh bù lại ít nhiều chỗ khuyết ấy.
Văn Chu Nghiêu nói: "Không muốn nhảy."

"Thôi cũng được." Lâm Du nhanh chóng thỏa hiệp, cậu tính thử, "Không nhảy thì thôi, anh đậu Nhất Trung là chuyện nhỏ như con thỏ. Nếu sau này em cũng thuận lợi lên được cấp hai thì còn có thể học chung trường với anh mấy năm."

Nếu cậu ta nhảy lớp thật thì có lẽ sẽ lại như kiếp trước, khó có cơ hội gặp mặt trong trường.

Văn Chu Nghiêu nghe cậu nói vậy đột nhiên đóng sách lại, nhìn cậu.

Lâm Du nhìn lại, "Sao vậy anh?"

"Không có gì." Văn Chu Nghiêu lại nói.

Thật ra Lâm Du đã nói trúng nguyên nhân căn bản khiến cậu ta đưa ra quyết định này, với cậu ta mà nói, cuộc sống hiện tại rất tốt, thế là đủ rồi.

Văn Chu Nghiêu thấy cậu cứ nhích tới nhích lui trên giường thì nhíu mày, "Em sao vậy?"

"Mông hơi tê." Lâm Du lầm bầm, "Bố già đánh cũng đâu mạnh lắm đâu ta."
Một giây sau mông bỗng mát lạnh, cậu bị Văn Chu Nghiêu tụt quần rồi. Trên hai cục thịt trắng nõn mũm mĩm có mấy dấu tay nhàn nhạt, không phải Lâm Bách Tòng nặng tay mà do da thịt Lâm Du quá non mềm.

Rồi Văn Chu Nghiêu nói: "Hơi đỏ, nhưng không sao, chắc sẽ không bầm đâu."

Lâm Du: "..."

Tuy hiện giờ cậu vẫn còn là bé con, nhưng bị người ta lột quần kiểm tra mông cũng sẽ khiến cậu bị ám ảnh tâm lý đó.

Lâm Du nắm quần lật vụt người lại, động tác kéo quần vất vả quá nên kẹt tay. Đối diện với khuôn mặt "em lại muốn làm gì nữa vậy" của Văn Chu Nghiêu, cậu ngại ngùng và xấu hổ chết đi được, "Anh đừng tự tiện tụt quần em chứ, em cũng có lòng tự trọng mà? Quay mặt qua."

Văn Chu Nghiêu nhìn cậu chằm chằm một hồi, đột nhiên đưa tay búng búng em bé nhỏ xinh giữa h4i chân cậu.
"Cái này á hả?" Cậu ta hỏi.

Lâm Du: "..."

Hai đứa bé một lớn một nhỏ, đứa nằm đứa ngồi.

Đứa nằm ngạc nhiên chốc lát, rồi mặt đỏ lựng lên.

"Mẹ!" Tiếng thét gọi đứt ruột xé gan đầy hãi hùng vang lên, Dương Hoài Ngọc đang ở sân trước cũng nghe thấy rồi đáp lại từ xa: "Đang giữa trưa con gào cái gì vậy? Đừng quấy rầy anh con học bài."

Kẻ gây án Văn Chu Nghiêu đột nhiên bật cười, nhận xét: "Nhìn cũng dễ thương ghê."

Lâm Du vụn vỡ.

Như vầy có tính là cậu mất hết sĩ diện tuổi già không?

Hai ngày sau đó là sinh nhật Văn Chu Nghiêu. Sinh nhật đầu tiên của cậu ta ở nhà họ Lâm, cả nhà đều rất để tâm. Lâm Bách Tòng tặng một mảnh ngọc, nói là có thể phù hộ cậu ta bình an yên ổn. Dương Hoài Ngọc đặc biệt nấu một bàn tiệc thịnh soạn, còn mở một chai rượu để chúc mừng.
Quà Lâm Du tặng anh cả phải chờ đến tối về phòng mới đưa.

Một thứ cậu tự khắc.

Là mặt dây chuyền để đeo trên cổ, hình con dao dài cỡ ngón tay út, vô cùng khéo léo và tinh xảo.

Mặt sau còn khắc tên của Văn Chu Nghiêu.

Lúc tặng Lâm Du nói với cậu ta: "Tuy không đáng tiền, nhưng đây là món thành phẩm đầu tiên của em. Anh, sau này sinh nhật hàng năm của anh, em đều sẽ tặng anh đồ em tự tay làm."

Văn Chu Nghiêu không nhận xét gì, chỉ nhận lấy đeo lên cổ, từ đó chưa từng tháo xuống.

Lâm Du cũng thực hiện đúng lời hứa của mình, mấy năm sau đó, quà sinh nhật của Văn Chu Nghiêu đều là đồ cậu tự tay làm ra, ống bút, tượng cỡ nhỏ, món nào cũng là đồ quý có thể trực tiếp đặt lên kệ bán.

Hai anh em Lâm Thước rất mê đồ trong tay anh cả, lại không dám xin Lâm Du làm cho.

Dù sao trong nhà Lâm Du cũng nhỏ nhất. Nhưng cậu lại có tài năng xuất chúng.
Bảy tuổi treo bảng hiệu, chín tuổi vang danh nhờ bức bình phong sơn thủy từ gỗ đàn hương đỏ, từ đó năm nào cũng có tác phẩm mới làm dậy sóng trong giới, trình độ ngày càng cao. Trong giới có thêm một "thợ cả bé Du". Tài năng của Lâm Du bắt đầu bộc lộ.

Rất nhiều thợ điêu khắc gỗ vào nghề rồi cứ thế ở lại làm lâu năm, còn Lâm Du thì từ ngày đầu tiên trở về cậu đã biết đây là việc cậu phải nỗ lực cả đời. Không chỉ vì nhà họ Lâm, vì sứ mệnh truyền thừa, mà còn vì cậu có thể.

Mấy năm nay nhà họ Lâm ngày càng hưng thịnh, Lâm Bách Tòng đương lúc tráng niên, khả năng sáng tác và tinh thần đều đang ở đỉnh cao, trong nhà cũng dần lấy lại hào quang như ngày ông cụ còn sống.

Vào năm tốt nghiệp tiểu học, Lâm Du đột nhiên làm một chuyện tày đình.

Cậu đạp đổ căn cơ mà nhà họ Lâm xây dựng suốt bao lâu nay, phá nát sự yên bình của những năm qua.
Như tiếng sấm giữa trời quang suýt chút lật tung cả căn nhà, đây là chuyện cực kỳ hệ trọng. Cũng chính vì thế, cục vàng cục ngọc của nhà họ Lâm, Lâm Em Bé được nâng như trứng hứng như hoa mà lớn, đặc biệt tuyển chọn thời điểm này để bước ra khỏi vòng vây của của gia đình, tiến ra xã hội một cách đúng nghĩa, với cái giá phải trả là suýt chút bị bố mình đánh chết trong từ đường nhà họ Lâm.