Nguyên Thủy Chiến Ký

Chương 17: Bích họa




Có thể đến đây phụ trách dạy học, tất nhiên không phải tên ngốc chỉ biết đếm từ một đến mười, huống hồ đây còn là thợ săn, cái gì có thể không biết chứ đếm số thì nhất định nắm rõ nhất, đây là kiến thức cần phải có khi đi săn, giữa các đội săn thi đấu với nhau thì không thể tránh khỏi việc phải dùng đến đếm số rồi.

Biết đám trẻ trong hang này có thể thuộc nằm lòng các số đếm trong vòng từ một đến ba mười, vị thợ săn già ngoài việc cảm thấy bất ngờ và kỳ lạ ra thì trong lòng cũng có chút thích thú, an ủi. Ông vốn rất thích dạy học thế nhưng bọn trẻ trên núi vốn không cần ông phải dạy dỗ cho chúng.

Hiếm khi gặp dịp hứng thú, vị thợ săn già hôm nay dạy dỗ rất tận tình.

Có thể học được các số đếm lớn hơn, không khí náo loạn trong động cũng đã trở nên yên lặng, cũng không đòi đổi người nữa, mấy đứa trẻ đều chăm chú lắng nghe. Thiệu Huyền chủ yếu muốn học được chữ viết của bộ lạc, còn mấy đứa trẻ thì thích học đếm được nhiều số hơn. Kẻ rảnh rỗi nhất trong hng động chắc có lẽ là caeser đang cuộn tròn ngủ trên đệm cỏ kia.

Sau khi người thợ săn già rời đi, ông vẫn cảm thấy chưa dạy đủ, cũng không nỡ rời đi, những mùa đông trước ông chỉ đến vài ba lần, bây giờ ông rất thích dạy học ở đây nhưng cho dù ông có thể xuống núi nhiều hơn đi nữa cũng không thể xuống núi mỗi ngày được. Sau khi suy nghĩ kỹ càng thì người thợ săn già quyết định để lại quyển sách da thú của mình trong hang, không phải là quyển sách đầu tiên ông mang đến, mà là một miếng da thú lớn hơn, có ghi chép lại nhiều con số và chữ viết hơn, để cho Thiệu Huyền phụ trách bảo quản, ai muốn xem thì đến chỗ anh xem.

Cửa thông gió của hang đã bị cỏ bịt kín nên trong hang không có ánh sáng chiếu vào, cứ đến mùa đông thì cho dù có là ngày hay đêm trong hang cũng như nhau, thế nhưng không thể đốt lửa cả ngày được. Tuy là vài ngày trước có chiến sĩ mang củi đến chất trong hang nhưng số củi đó vẫn không đủ dùng để đốt mãi được.

Thiệu Huyền nhìn ngọn lửa nghĩ thầm, nếu như trong hang có thể sáng hơn một chút thì làm gì cũng tiện.

Caeser nằm kế bên ăn cá sống, nó không thích ăn đồ chín.

Mấy chiếc răng của những con cá đã ăn xong lúc trước lại quá nhỏ, không dùng làm công cụ gì được, bọn họ cũng không ra ngoài săn bắt nên cũng không cần đến công cụ làm gì. Thiệu Huyền liền lấy làm mấy cây lược để chải lông cho Caeser và chải tóc cho mình.

Trong bộ lạc cũng có lược nhưng mà bọn trẻ trong hang không thích chải đầu cho lắm, vấn đề hình tượng bên ngoài cho dù có như thế nào cũng không quan trọng hơn vấn đề thức ăn. Người trong bộ lạc có người để tóc ngắn cũng có người để tóc dài, ai không thích để tóc dài thì cứ lấy dao cắt đi, nhưng mà mấy đứa trẻ trong hang không có ai cắt tóc cho cả, đứa nào đứa nấy tóc tai bồm xồm lên cả.

Mấy cái răng cá to hơn một chút thì bị bọn trẻ tranh nhau lấy làm dây chuyền.

Dùng răng, sừng hoặc những vật thể đặc thù khác làm trang sức là cách mà người trong bộ lạc dùng để thể hiện năng lực bản thân. Có một số chiến sĩ sẽ dùng những trang sức này để tặng cho người con gái mà họ thích, các cô gái cũng so sánh với nhau xem trang sức của ai cao cấp hơn, những chiếc lông vũ của loài chim mà họ cài lên đầu loài nào hung tàn hơn, càng có trang sức của loài thú dữ để đeo thì càng được người trong bộ lạc hâm mộ.

Những đứa trẻ cũng sẽ so sánh với nhau. Trang sức mà chúng đeo đa phần được làm từ sừng, răng hoặc bộ phận nào đó của con thú mà người lớn trong nhà săn được. Mấy đứa trẻ trong hang không có ba mẹ, không có ai tặng cho chúng những trang sức như thế cả. Mỗi lần đi lại trong bộ lạc chúng rất ngưỡng mộ những đứa trẻ đang mang trên mình những thứ trang sức kia, chúng hay gây gỗ với những đứa trẻ trong bộ lạc một phần cũng là vì nguyên nhân này.

Nhưng mà hiện giờ, chúng có thể dùng răng của những con cá chúng tự mình bắt được làm thành dây chuyền, chúng có thể không vui sao? Bây giờ thì chắc gì những sợi dây chuyền của những đứa trẻ kia đã so được với dây chuyền của chúng! Bọn trẻ thích cá như vậy nguyên nhân đa phần cũng là vì răng cá.

Cũng không dễ dàng gì!

Trong khi Thiệu Huyền đang suy nghĩ làm thế nào để cải thiện tình trạng trong hang thì những đứa trẻ khác cũng không quan tâm cho lắm. Mỗi ngày ngoài ngủ và ăn ra thì chúng ngồi quây quần bên đống lửa trao đổi kinh nghiệm đếm số. Mạc Nhĩ thì luyện dao mỗi ngày, mấy con số đó nó đã học thuộc từ lâu, chữ cũng học được nhiều hơn so với những đứa trẻ khác, mỗi ngày cứ đến lúc thắp lửa là nó lại luyện dao trong góc hang, vứt một hòn đá lên trời rồi dùng dao chém hòn đá, dù sao trong hang động cũng không có dạ yến cho nó luyện dao.

Ăn xong thì bọn trẻ lăn ra ngủ, đống lửa trong hang cũng cháy gần hết củi, Thiệu Huyền bỏ một cây củi vào đó, đợi sau khi bắt lửa rồi thì lấy cây củi đang cháy ra ra rồi đi sâu vào trong hang.

Hôm đó, lúc đi sâu vào hang thăm dò tình hình, anh có phát hiện một căn phòng đá có rất nhiều đồ đạc, đồ trong hang rất lộn xộn, nồi đá mà bọn trẻ đang dùng cũng do Thiệu Huyền lấy ra từ căn phòng đá này, lúc lấy nồi đá anh cũng không chú ý nhiều. Hôm nay rảnh rỗi nên lại đến lục lọi xem có moi ra được thứ gì nữa không.

Tuy là chỗ ngủ đã được bít kín gió nhưng đi sâu vào trong hang vẫn có những kẽ nứt nhỏ cho gió luồn vào, đi sâu vào trong cũng sẽ cảm nhận được cái lạnh của những cơn gió nhỏ ấy.

Cũng may là gió không lớn nên ngọn đuốc cầm theo không tắt mà chỉ khẽ động đậy.

Thiệu Huyền chỉnh lại áo da một chút rồi tiếp tục đi sâu vào trong, Caeser cũng theo sát phía sau.

Phòng đá trong hang rất nhiều, phân tích theo những gì anh biết thì căn phòng chất đồ đó là căn phòng bên phải kế cuối, cũng lớn lắm.

Lỗ thông gió trong phòng đá đều bị bít hết cả rồi, Thiệu Huyền cầm ngọn đuốc nhìn kỹ đồ đạc chất trong phòng. Có một số đồ đã được dùng qua, sau này thì mấy đứa trẻ trong hang lười biếng không dùng nữa, chỉ chờ bộ lạc mang thức ăn đến cho chúng, mấy công cụ này cũng vì thế mà chất đống trong căn phòng này.

Ngoài mấy cái ghế đá và nồi đá ra thì Thiệu Huyền không hứng thú gì cho cam với đồ vật trong này.

Xem hết đồ đạc trong phòng thì tầm mắt của Thiệu Huyền rơi vào một cái thau đá, chất lượng đá của cái thau này cũng bình thường, độ sâu của đáy tầm một ngón tay.

Thau để đựng thức ăn ư? Có nồi đá rồi thì dùng cái này làm gì?

Cứ để qua một bên đã, xem cái khác xem thế nào, sau khi Thiệu Huyền lục lọi hết một đống đồ trong hang, anh lại nhìn đến cái thau đá lúc nãy bị vứt sang một góc. Dùng tay ước lượng một chút, rồi lấy ngọn đuốc giơ lên xem lỗ thông gió đang bít kín.

Những lỗ thông gió trong hang đều rất lớn, nếu muốn vừa chắn được gió vừa có thể đón sáng…

Thiệu Huyền khẽ dời tầm mắt từ lỗ thông gió sang thau đá và ngược lại vài lần rồi ôm thau đá về động.

Sau khi được tiếp thêm vài thanh củi trong hang đã sáng lên một chút, lấy một ít tuyết ngoài cửa hang bỏ vào đầy nồi đá rồi để thau đá bên ngoài tấm màn cỏ. Sau đó lại đổ hết tuyết đã được nấu thành nước vào thau. Đợi một lúc sau Thiệu Huyền ra xem thì thấy nước đã đóng băng.

Đẩy thau đá vào trong hang rồi dùng đuốc hơ nóng quanh vách thau, sau đó úp ngược thau đá xuống đất thì khối bánh băng tròn bên trong đã được lấy ra.

Có mấy đứa trẻ vẫn chưa ngủ thấy Thiệu Huyền chạy tới chạy lui cũng rất tò mò, chúng trùm kín lông thú lại sợ lạnh và lười ngồi dậy thế nên chỉ đành nhướng cổ ngước về phía Thiệu Huyền xem, ánh lửa không đủ sáng, chúng nhìn không rõ Thiệu Huyền đang làm gì.

Dùng tay thì lạnh lắm, Thiệu Huyền dùng da thú lấy khối băng đặt lên một tảng đá, rồi bảo lắp bắp lấy hết cỏ đang chặn ngoài cửa thông gió xuống.

Không có vật chắn, gió lạnh bên ngoài tràn vào hang thổi lạnh cóng mấy đứa trẻ, Thiệu Huyền đứng trước lỗ thông gió còn cảm nhận rõ ràng hơn nữa, cảm giác cơ mặt đều đã bị đông cứng hết cả rồi, anh hợp lực cùng lắp bắp đẩy khối băng vào lỗ thông gió.

Trước đây Thiệu Huyền không hiểu tại sao trong lỗ thông gió lại có một chỗ lõm vào, giờ thì hiểu rồi, nó dùng để nhét băng vào, vẫn còn mấy chỗ hỏng li ti, nhét cỏ vào là được rồi.

Sau khi nhét băng vào lỗ thông gió thì gió cũng không còn thổi vào nữa, ánh sáng bên ngoài cũng xuyên qua khối băng hắt vào bên trong. Tuy ánh sáng ở đây không được sáng vào mùa đông cho lắm thế nhưng ban ngày vẫn có một độ sáng nhất định.

Tuy rằng Thiệu Huyền không vừa ý với độ sáng này lắm, khối băng chắn trước cửa thông gió cũng còn nhiều chỗ hở, thế nhưng bọn trẻ đã mãn nguyện lắm rồi.

Cả đám há hốc mồm ngây ngốc nhìn chăm chăm ánh sáng được hắt ra từ lỗ thông gió.

Hóa ra mùa đông cũng có ánh sáng.

Thiệu Huyền chỉ làm mẫu một cái còn những cái khác thì nhường lại cho những đứa trẻ khác làm, lần này có rất nhiều anh hùng xông pha ra trận. Những đứa cuộn tròn lông thú không muốn thức dậy lúc nãy cũng đã thức dậy cả rồi.

Thiệu Huyền đứng một bên vừa chỉ đạo chúng vừa làm một khối băng mới đành để chúng tự mình làm tiếp, mỗi đứa trẻ đều khát khao được chạm vào khối băng ấy thử xem sao, Thiệu Huyền quyết định vẫn nên chia đội ra làm, cứ năm người bít một lỗ thông gió, những chỗ quá cao thì chúng chỉ đành xếp đứng lên nhau mà làm.

Thiệu Huyền dặn dò bọn trẻ lúc dùng chậu đá nhớ cẩn thận đừng làm vỡ, không biết chậu đá này đã tồn tại ở đây bao lâu rồi, dù sao mấy năm gần đây cũng không dùng đến.

Thiệu Huyền xem tình hình chắc cũng không xảy ra vấn đề gì nên lấy đuốc quay về phòng đá tiếp tục tìm, anh tìm thấy bốn cái thau nhưng chỉ có một cái dùng được mà thôi, ba cái còn lại đã vỡ cả rồi.

Lấy cái thau thứ hai ra làm một khối băng để chắn lại lỗ thông gió trong hang, lần này thì không cần đuốc Thiệu Huyền vẫn nhìn rõ được tình trạng trong phòng đá.

Mấy đứa trẻ khác đang bận làm băng, Thiệu Huyền thì ở đây lục lọi xem có thể tìm được thứ gì dùng được nữa không.

Lúc lục lọi tay Thiệu Huyền sơ ý sượt ngang tường đá, phát hiện trên tường đá có bột rơi xuống.

Thiệu Huyền nghi hoặc, mấy bức tường khác trong hang đâu có như thế này, bèn nhìn kỹ mới phát hiện trên bức tường của căn phòng này được trét lên một lớp gì đó, giống như bột đá được mài ra vậy.

Anh đã từng thấy người trong bộ lạc dùng cách này để chống ẩm mốc, côn trùng, cơ mà ở đây là hang đá thì dùng mấy thứ này làm gì? Hơn nữa xem ra thứ này cũng được làm từ rất lâu rồi.

Có thể thấy được khi mới trét bột lên người ta làm rất chắc chắn, thế nhưng thời gian bộ lạc sinh sống ở đây cũng đã rất lâu rồi, lớp chất rắn được phết lên cũng đã trở nên rời rạc, có chỗ cũng bắt đầu rớt ra, lấy tay chùi cũng chùi đi được không ít.

Lấy dao ra cạo đi lớp bột được phết lên tường, nhờ thêm ánh sáng hắt vào từ lỗ thông gió, Thiệu Huyền có thể thấy được một bức họa hiện ra từ lớp bột được cạo đi lúc nãy.

Có một người phụ nữ đang ôm lấy một cái thùng, miệng thùng vừa lớn vừa rộng, dưới đáy có hình chóp nhọn, trên thùng còn khắc hoa văn nữa. Thiệu Huyền sống trong bộ lạc đã lâu chưa từng thấy người trong bộ lạc dùng qua cái thùng nào như thế cả, người trong bộ lạc coi trọng tính thực dụng nhưng không tinh tế.

Thiệu Huyền nghĩ, chắc là những gia đình trên núi sẽ có.

Cạo thêm một lớp bột nữa thì là bức hình hơn mười chiến sĩ cầm cung tên đang săn thú.

Thiệu Huyền nhớ Lang Ca từng nói với anh rằng người trong bộ lạc rất ít ai dùng cung tên, vì không có chất liệu nào có thể chịu nổi lực kéo của chiến sĩ tô-tem cả, bây giờ có làm ra thì cũng chỉ để đặt bẫy, đuổi thú, bắt thú mà thôi, cũng không phải dành cho chiến sĩ tô-tem dùng. Thế nhưng những chiến sĩ trong bức ảnh thì ai cũng dùng cung tên cả!

Thiệu Huyền cầm dao định bụng sẽ cạo thêm hình để xem, nghĩ một hồi lại đặt dao xuống, lấy vải thú bọc lấy khối băng để chùi đi những lớp bột trên mặt đá. Anh nghĩ những bức tranh trên tường này có thể cho anh biết được rất nhiều điều thú vị.