Người Lạ Trong Gương

Chương 19




Nghe thì vô lý và buồn cười hơn cả chuyện hài hước mà Toby vẫn kể trên sân khấu nhưng anh, Toby Temple, đã thực sự trở thành một siêu sao là do cuộc "gặp gỡ" hoàn toàn tình cờ giữa một vụ kiện, một ca mổ ruột thừa và Tổng thống Mỹ.

Xuất phát điểm là bữa tiệc thường niên của câu lạc bộ báo chí Washington mà bao giờ Tổng thống Mỹ cũng là khách mời danh dự. Chỉ riêng vị khách này thôi, bữa tiệc đã trở thành một dự kiện trọng đại, chưa kể còn có sự hiện diện của phó Tổng thống, các nghị sỹ, các thành viên nội các, rồi quan toà, rồi chính khách, rồi đám văn nghệ sĩ tiếng tăm… và tất cả những ai có thể xin, mua, mượn hoặc ăn cắp được vé vào cửa.

Không chỉ trong nước mà gióỉ truyền thông. quốc tế cũng rất chú ý đến bữa tiệc này và thường đưa tin về nó một cách cặn kẽ đến từng chi tiết nên người dẫn chương trình vừa có vinh dự lớn lại vừa có trách nhiệm không nhỏ. Năm nay người ta đã mời một danh hài nổi tiếng làm việc đó và ông ta đã nhận lời. Một tuần sau đó, danh hài ra hầu toà bởi một cô gái mười sáu tuổi kiện ông ta là cha của đứa bé mà cô mới sinh ra. Nghe lời khuyên của luật sư riêng, ông ta bèn đi nghỉ ở một nơi nào đó mà không một ai biết nổi. Người được chọn để thay thế danh hài kia là môt nam tài tử điện ảnh cũng nổi tiêng không kém. Ông ta có mặt ở Washington rất đúng hẹn, một ngày trước bữa tiệc, để rồi chiều hôm sau, chỉ vài giờ nữa là khai mạc, người đại lý gọi điện tới báo rằng ông ta vừa phải nhập viện vì vỡ ruột thừa.

Các nhà tổ chức như ngồi trên lửa, cuống cuồng rà soát danh sách, mong tìm được người có thế thay thế cho người vừa lãnh nhiệm vụ thay thế.

Năm giờ đồng hồ nữa là bữa tiệc bắt đầu rồi.

Những nhân vật khả dĩ đều, hoặc không thể bỏ dở công việc đang làm, hoặc ở xa không thể về kịp bữa tiệc Họ cứ nhăn nhó loại dần, loại dần, và về cuối danh sách, họ băt gặp cái tên Toby Temple. Một vị lắc đầu ngay. "Anh ta chỉ diễn ở các câu lạc bộ buối tối và mồm miệng độc địa lắm, ai mà dám cho dẫn chương trình ở bữa tiệc có Tổng thống và nhiều khách mời quan trọng tham dự?"

Một vị khác tặc lưỡi. "Cũng có thể, nếu ta dặn anh ta bớn bớt đi một chút".

Vị đứng đầu các nhà tổ chức hắng giọng. "Chọn Toby, đầu tiên nó hay ở chỗ anh ta hiện đang ở New York và chỉ một giờ bay là đã có thể ngồi ngay bên cạnh chúng ta. Ai có thể đưa ra nhân vật nào khả thi hơn, nếu không, tôi quyết định sẽ là Toby".

Sự thể như vậy đấy.

Nhìn khắp bữa tiệc chỉ thấy VIP là VIP, Toby bỗng tự đặt câu hỏi, nếu một trái bom nổ tung ở đây, liệu nước Mỹ có còn ai chỉ huy?

Tổng thống ngồi trên bục danh dự, phía sau là vài nhân viên an ninh. Do bận bịu với các lễ nghỉ nên không ai trong các nhà tổ chức nhớ ra là phải giới thiệu Toby với Tổng thống song anh cũng chẳng vì thế mà phật ý, tự nhủ, rồi chính Tổng thống sẽ phải nhớ đến ta.

Vài phút trước, Downey, vị đứng đầu các nhà tổ chức, và cũng chính là người đã quyết định mời Toby, thân mật nói với anh. "Chúng tôi đều thích cái hài hước của anh, nhất là khi anh chĩa nó vào khán giả. Tuy nhiên, khách mời của chúng tôi tối nay, cứ coi họ cũng là khán giả đi, đều là những người rất nhạy cảm. Xin đừng hiểu sai ý tôi. Tôi không hề có ý nói rằng họ không thích hoặc không biết đùa cợt. Vấn đề là tất cả những gì diễn ra ở đây tối nay đều được truyền đi khắp thế giới và tất nhiên chúng ta, cả anh và tôi, đều chẳng ai muốn làm hoặc nói gì để Tổng thống, và cả các quan khách dự tiệc, phải bẽ mặt. Tóm lại là chúng tôi muốn anh cứ hài hước thoả thích nhưng đừng khiến ai phải tức giận, thậm chí chạnh lòng".

Toby cúi đầu. "Tôi xin nghe ông, và mong ông hãy tin ở tôi".

Bữa ăn đã xong, mặt bàn đã được dọn sạch sẽ, Downey bước tới bục diễn giả, long trọng. "Thưa Tổng thống! Thưa các vị khảch quý. Tôi hân hạnh được giới thiệu với các quý vị người dẫn chương trình tối nay của chúng ta, ông Toby Temple, một trong những danh hài trẻ tuổi nhất và xuất sắc nhất. Xin mời ông Toby Temple!"

Tiếng vỗ tay nổi lên, nhưng eó lẽ theo phép lịch sự nhiều hơn là hâm mộ khi Toby đứng dậy và tiến đến trước micro. Anh đưa mắt nhìn lướt qua các gương mặt rồi dừng lại ở Tổng thống Mỹ.

Ngài là người bình dị, dễ gần gũi, không hề tin vào cái mà các chính khách thường gọi là ngoại giao cấp thượng đỉnh. "Con người với nhau, đó là cái chúng ta cần". Ông tuyên bố vậy, trong một bài nói được truyền đi khắp nước. "Hãy bỏ cái lối suy nghĩ phụ thuộc quá nhiều vào máy móc cơ khí hoặc điện tử. Hãy trở về với bản năng của mình. Khi ngồi với các nguyên thủ quốc gia khác, tôi thích thương lượng bằng cái đít quần của tôi hơn". Thiên hạ ai cũng biết, cũng nhớ, và rất hay nhắc lại câu nói này của ông.

Giờ đây, Toby nhìn thẳng vào vị Tổng thống của nước Mỹ, hãnh diện chen lẫn xúc động khiến giọng anh run run. "Thưa Tổng thống. Tôi bẩm sinh ngu dốt nên không biết lấy gì để bày tỏ niềm xúc động được có mặt tại đây, vào tối nay, cùng với con người mà toàn thế giới đều phải đưa tin về cái đít quần của Ngài".

Im lặng sửng sốt cho đến khi Tổng thống phá lên cười ha hả, và lập tức, tất nhiên, toàn thể quan khách cười phá lên theo, trong tiếng hoan hô rầm rộ. Được đà, từ lúc đó cho tới khi mãn tiệc, Toby mặc sức tung hoành. Anh nhại giọng nói hay điệu bộ, hoặc giễu cợt, hoặc thậm chí công kích các VIP trong bữa tiệc, từ chính khách đến quan toà, lan sang cả giới nghệ thuật, báo chí... Ai nấy đều thích thú nghe, đều biểu lộ sự tán thưởng, đều gập mình lại mà cười, bởi họ nghĩ anh chỉ muốn họ vui, Tổng thống vui, bữa tiệc vui chứ anh có là gì để dám tỏ ra ác ý với họ: Và họ còn cười, còn thích thú bởi gương mặt ngây thơ, ngơ ngác của anh khí thể hiện những tình cảm đó.

Cũng tại bữa tiệc còn có khách mời là tùy viên, tham tán của một vài sứ quán nước ngoài. Toby bắt chước ngôn ngữ của những nước đó tuyệt đến mức họ liên tục gật đầu khen ngợi.

Trong vai nhà thông thái ngốc nghếch, Toby tựa như cây gậy của gã mù, chỗ nào cũng chọc vào, nơi nào cũng dò dẫm. Anh nói đử thứ chuyện, bàn tới mọi vấn đề, vừa ngợi ca vừa nhiếc móc người nghe còn họ thì cứ… cười.

Cả bữa tiệc, không sót một ai đứng dậy vỗ tay hoan hô anh. Tổng thống bước tới thân mật vỗ vai anh, nói. "Thật là tuyệt. Đầu tuần này chúng tôi có bữa tiệc nhỏ tại Nhà Trắng, và tôi sẽ rất vui nếu được anh có mặt, Toby".

Ngay đêm ấy, nhiều làn sóng radio đã nhắc tới Toby. Hôm sau toàn bộ các tờ báo đều nói về thành công của anh. Rất nhiều lời anh nói được đưa ra trích dẫn. Rồi đêm diễn tạỉ Nhà Trắng còn thành công hơn nữa, mang đến cho anh những lời mời quan trọng từ khắp thế giới. Anh sang London biểu diễn riêng cho Nữ hoàng, rồi diễn tại vũ trường nổi tiếng Palladium. Anh được mời tới Italia...rồi tiện đường, được mời qua Berlin... rồi Paris chèo kéo anh đến bằng được.

Trở về Mỹ, anh thường được Tổng thống mời chơi golf, rồi được mời dự bữa tối ở Nhà Trắng. Tại những nơi đó, anh hay được gặp các chính khách lớn, các Thống đốc bang, các trùm tài phiệt và anh chẳng tha thứ gì họ. Nhưng càng bị anh rủa xả bao nhiêu họ lại càng cười, càng ưa thích anh bấy nhiêu. Trong các bữa tiệc do họ làm chủ, không bao giờ họ quên mời anh tới và reo hò khích lệ khi anh tuôn những lời lẽ hài hước cay độc lên đám khách khứa của mình.

Một trong những mốt của giới thượng lưu khi ấy là đánh bạn với Toby Temple.

° ° °

Lời mời biểu diễn ngày một nhiều thêm, đến mức Clifton phải mướn thêm người giúp việc chuyên trách hợp đồng biểu diễn của Toby. Ông vui chẳng kém người khách hàng của mình, song nó khác xa cái vui của chính Toby, bởi nó chẳng liên quan gì đến danh vọng hay tiền bạc. Anh là một khách hàng độc đáo nhất, một học trò tuyệt diệu nhất mà cuộc đời làm nghề đại lý của ông chưa từng gặp và cũng khó có thể gặp được người thứ hai. Từ khi Toby còn chưa mấy danh tiếng ông đã thầm coi anh như con, đã bỏ không ít thời gian cũng như công sức gây dựng cho anh. Và cũng thật đáng đồng tiền bát gạo. Toby đã học, đã luyện tập cật lực đã làm việc cặt lực để có được hôm nay. Và anh luôn rộng rãi với ông, bởi rất biết tấm lòng cũng như công sức của ông, với anh, một điều không dễ gặp trong cái nghề này.

"Các khách sạn hạng nhất của Las Vegas đều muốn được anh biểu diễn," Clifton nói, "tôi biết, tiền bạc không thành chuyện, họ chỉ muốn có anh, vậy thôi. Còn nữa, tôi hiện có trong tay kịch bản của các Hãng phim Fox, Umversal, Pan- Pacific... toàn những vai chính dành cho anh. Trước mắt, anh toàn quyền lưạ chọn và tôỉ có thể sắp xếp lịch trình sao cho thoả mãn cao nhất sự chọn lựa đó".

Ông ngưng lại giây lát, mỉm cười. "Anh có thể sang châu Âu biểu diễn, có thể nhận lời mời của bất kỳ Quốc vương, Tổng thống nào, hoặc có thể làm riêng một chương trình của bất cứ Hãng truyền hình nào mà vẫn không phải từ bỏ Las Vegas và vẫn có mặt trong những bộ phim điện ảnh mà anh muốn thủ vai chính".

"Ta sẽ được bao nhiêu nếu ta làm riêng một chương trình truyền hình?", Clifton rất vui khi nghe Toby dùng chữ ta chứ không phải tôi. Ông cười đắc ý "Tôi nghĩ có thể đòi họ trả tới mười ngàn đôla mỗi tuần cho mỗi chương trình dài khoảng sáu mươi phút, và phải ký hợp đồng trong vòng hai đến ba năm. Tôi dám chắc họ sẽ rất vui khi ký với chúng ta, bởi họ đã có được anh".

Và ngay khi hết hợp đồng ta đã có hơn triệu đôla, chưa kể thêm số thu lượm ở những nơi khác nữa, mà tất cả là bắt đầu từ cái đít quần của Tổng thống. Toby ngả người ra lưng ghế, hả hê nghĩ. Ta phải nhớ ơn cái đít quần ấy, anh nhìn sang vẻ mặt hả hê không kém của Clifton, cũng như không quên công lao của ông già bé nhỏ này. Hẳn ông đã biết ta sẽ chấp nhận cái hợp đồng mười ngàn mỗi tuần kia nên mới hả hê vậy. Bởi ông sẽ có cả trăm ngàn đôla trong đó mà. Ông có công có sức với ta thật, nhưng có đáng hưởng tới mức ấy không? Ông ta đâu phải lăn lóc trong hệ thống nhà vệ sinh để nhận những lon rỗng ly cạn ném vào mặt, đâu phải tìm tới các lang băm chữa bệnh lậu do các cô gái điếm đổ cho vì chỉ đủ tiền ngủ với họ, đâu phải ngủ trên những tấm gỗ đầy rệp, đâu phải ăn những món mà đến chuột cũng chỉ ngửi qua rồi bỏ đi, đâu phải liên tục di chuyển từ hang hùm này tới ổ rắn khác… ông ta đã trải qua những gì để bây giờ đòi lại từ anh cả trăm ngàn đôla ở cái hợp đồng ấy. Anh đã từng cười phá lên khi nghe một tay phê bình của New York Times bảo anh là kẻ thành đạt sau một đêm ngon giấc.

Anh nhắm mắt lại, như muốn ngủ, và bảo Clifton. "Hãy đòi chương trình truyền hình riêng của tôi với giá cao nhất".

Một tháng sau, Clifton đã ký với Hãng truyền hình Consolidated Broadcasting vẫn được gọi tắt là CB. Trong lúc Toby lật lật bản hợp đồng chưa ráo mực, Clifton nói. "Họ muốn có Hãng phim nào đó đỡ cho phần thiếu hụt. Tôi cũng muốn vậy, vì có thể moi ra những hợp đồng làm phim". "Đã định cụ thể Hãng nào chưa?" Toby thờ ơ hỏi.

"Pan- Pacific".

Toby ngẩng đầu lên. "Với Sam Winters?"

"Tôi không mảy may nghi ngờ khi nói Sam Winters hiện là giám đốc sản xuất phỉm số một của Hollywood. Thêm nữa, Sam lại đang có kịch bản phim Chàng trai tìm về miền Tây mà tôi muốn vai chính của nó phải thuộc về anh. Không phản đối chứ, Toby?".

"Tôi từng là lính của Sam, hồi bên châu Âu. Và anh ta vẫn chưa trả tôi một món nợ. Được đấy. Ta cho gã con hoang ấy một trận".

° ° °

Họ đang ngồi với nhau trong phòng tắm hơi thuộc khu thể thao của Pan- Pacific nồng mùi hương bạch đàn. Clifton vươn tay, ngả người ra sau, lẩm bẩm: "Giá cứ luôn luôn được thoải mái thế này thì còn cần tiền làm gì nữa".

"Sao những lúc thoả thuận hợp đồng ông không nói vậy?" Sam trêu. "Nghe tin ông đã ký cho Toby Temple với CB hả?"

"Không sai. Và đó là hợp đồng lớn nhất của CB từ khi thành lập". Giọng Clifton không giấu nổi vẻ thoả mãn.

"Thế còn chỗ tiền thiếu hụt của chương trình thì ông kiếm đâu ra mà bù vào?" Sam hỏi.

"Anh biết để làm gì, Sam?" Clifton vờ ngạc nhiên.

"Có thể chúng tôi cũng quan tâm đến nó, nếu được phép. Hơn nữa, tôi còn có thể ký với Toby hẳn một hợp đồng làm phim, tất nhiên phim nhựa chứ không phải truyền hình. Kịch bản đã có. Chàng trai tìm về miền Tây.Tôi nghĩ Toby hợp với vai chàng trai, chẳng biết nghĩ có đúng không?"

Clifton làm bộ ngán ngẩm. "Sao không nói sớm, Sam? Tôi thoả thuận với MGM mất rồi!".

"Còn hợp đồng, ký chưa?" Sam hỏi, chẳng có vẻ gì hốt hoảng.

Clifton hơi hẫng trước vẻ bình thản ấy. "Mới thoả thuận miệng, văn bản thì chưa. Nhưng… "

Không lâu sau, Clifton đã hoàn tất một hợp đồng ngon lành cho Toby, và tất nhiên, cho cả ông nữa. Pan- Pacific cam kết tài trợ cho Chương trình của riêng Toby trên truyền hình và dành cho anh vai chính trong phim Chàng trai tìm về miền Tây.

Còn một vài điều khoản của hợp đồng cần phải bàn bạc kỹ song cả hai đành phải lao bổ ra khỏi phòng xông hơi vì nó đã nóng quá mức "hưởng thụ".

° ° °

Hợp đồng ghi rõ Toby không phải có mặt trong những buổi tập. Việc đó là của người thay thế anh đảm nhận. Anh sẽ chỉ phải có mặt trong lần ghi hình cuối cùng. Anh rất thích điều khoản này, vừa không mất thì giờ vừa giữ bí mật màn diễn đến phút chót, và còn được tha hồ ứng tác.

Một buổi chiều tháng Chín năm 1956, Toby bước vào rạp hát Opera để ghi hình chương trình truyền hình riêng của mình. Mọi việc chuẩn bị đã xong, Toby bước vào chỗ mà người thay thế anh vẫn giữ trong các buổi tập. Một cái gì đó thiêng liêng, khác thường bỗng ngự trị bỗng bao trùm lên nhà hát. Bầu không khí đặc biệt đó kéo dài suốt buổi chiều hôm đó, cho đến buổi tối khi chương trình được ghi hình và được phát sóng trực tiếp cho cùng lúc, bốn mươi triệu khán giả thưởng thức.

Mỗi lúc máy quay kéo anh vào cận cảnh là mỗi lúc cả bốn mươi triệu khán giả suýt xoa vì vẻ đáng yêu trên khuôn mặt anh và muốn ngay lập tức có anh trong phòng khách nhà mình.