Ngược Về Thời Minh

Chương 362-1: Lưu Cẩn đền tội (1)




Quan viên Lục Khoa Thập Tam đạo sở trường chơi cán bút lúc này lại có đất dụng võ. Cho dù những nha môn đó đã bị Dương Lăng đánh rơi đài một nửa nhưng những người còn sót lại vẫn có lực sát thương đến kinh người. Lý Đông Dương, Dương Đình Hòa hơi ám chỉ, tập thể Khoa Đạo nha môn lên dâng thư, muôn miệng buộc tội Lưu Cẩn, tội danh vô số. Long thư án của Chính Đức hoàng để chỉ trong chốc lát đã phủ kín tấu chương.

Chính Đức không nhìn mấy tấu chương này, đã quyết định giết người, những thứ này chỉ là để cho thiên hạ một câu trả lời thỏa đáng, còn xem làm chi? Lưu Cẩn bị từ trong ngục chuyển giao chiếu ngục liền thấy có điều không ổn nhưng y vẫn không hiểu là hoàng thượng đã mềm lòng, vì sao bỗng nhiên lại quyết định xuống tay với mình như vậy.

Dương Lăng giao cho Miêu Qùy một nhiệm vụ duy nhất, chính là trông chừng Lưu Cẩn quyết không để y và hoàng đế câu thông với nhau. Bởi vì muốn hoàng đế giết y, cho dù y làm tận chuyện ác chỉ sợ cũng không dễ dàng, chỉ có phải tạo phản hành thích vua mới là phương pháp xử lý khả thi duy nhất. Cho nên căn bản là không thể để cho y biện giải với hoàng đế được.

Miêu Qùy cũng biết rõ tuyệt đối không thể thất bại trong gang tấc, Lưu Cẩn được dời đến Chiếu Ngục, Ngự Mã Giám phá lệ cho người đuổi theo. Đông xưởng Trương Vĩnh và Cẩm Y Vệ Mâu Bân cũng tự phái tâm phúc đi, cộng với nhân mã Ngô Kiệt nắm đại quyền Nội xưởng. Ba Xưởng một Vệ xuất ra các tinh anh, vây quanh Chiếu Ngục chật như nêm cối, trừ phi hoàng đế đến thì không có cách nào chứ ai cũng đừng nghĩ là sẽ vào được hay ra được.

Nhân mã của Ba Xưởng một Vệ còn chịu trách nhiệm giám sát nhau, đây đã là thời điểm cuối cùng rồi không thể bị lộ một chút nào.

Đám người Trương Thái, Lưu Vũ, Tào Nguyên, Dương Ngọc, Thạch Văn Nghĩa, Trương Văn Miện và những người thân tín của Lưu Cẩn cũng bị bắt bỏ tù. Mã Vĩnh Thành, La Tường căn bản là không thể chạy trốn, ba người khác chạy đến Trương Vĩnh ôm lấy bắp đùi của y khóc lóc:

- Đại ca, đại gia!

Khóc lóc làm cho Trương Vĩnh mềm lòng. Cũng may là Lưu Cẩn quá chuyên quyền, bọn họ cũng mò ra chút nước dầu, thật sự cũng vô cùng ác. Trương Vĩnh ra mặt nói chuyện, bảo vệ ba người này.

Lư Sĩ Kiệt vốn dĩ không sao, Đới Nghĩa sắp xếp rất tốt, nói là y sẵn sàng góp sức cho Lưu Cẩn, muốn làm phụ tá làm chút chuyện cho triều đình. Nhưng sau đó lại phát hiện ra Lưu Cẩn tham ô công quỹ, tố giác. Cứ như vậy chẳng những vô công mà còn có tội. Không ngờ Lư Sĩ Kiệt ẩn nhẫn hồi lâu rồi lại bỗng bùng phát. Vị thư sinh cuồng danh háo lợi này thà bị bỏ tù chứ cũng không muốn bán đứng chủ cũ. Tuy y vốn dĩ chịu nhờ vả của Dương Lăng lẻn vào Lưu gia nhưng lúc này y cố tình không ra khỏi cửa.

Đới Nghĩa sao đồng ý bắt y, vì thế Lư Sĩ Kiệt đã mang theo một hồ lô rượu chạy đến đại sảnh Đông xưởng, khoanh chân ngồi dưới bàn xử án. Vừa uống vừa mắng, không bắt y tuyệt đối không chạy lấy người. Trước kia Đông Xưởng luyện ngục kinh người thì lại trở thành phố Thiên Kiều sầm uất. Đới Nghĩa dở khóc dở cười, nói hay chính là khuyên y không đi, rơi vào đường cùng thì đành phải như vậy. Bắt y vào tù trước rồi dàn xếp, sau đó mới chạy đi xin chỉ thị của Dương Lăng.

Dương Lăng nghe xong không biết nên khóc hay nên cười, trong lúc cấp bách đã chạy vào ngục khuyên nhủ. Lư Sĩ Kiệt thản nhiên mỉm cười nói với Dương Lăng:

- Quốc công đừng khuyên ta, có thể giết Lưu tặc, một mạng của Lư mỗ đáng gì? Nếu ra tù như thế, không khỏi có người lên án, một mạng của Lư mỗ có đáng gì?

Dương Lăng đụng phải một con lừa bướng bỉnh như vậy cũng hết cách. Đới Nghĩa đảo mắt, thì thầm với hắn một phen. Lúc này Dương Lăng mới gật đầu đi. Đám người Lưu Vũ, Tào Nguyên bị bắt vào ngục, tự biết đầu nhập lầm chủ, cái mạng này coi như xong rồi. Trong ngục chỉ biết nằm chờ chết, không nhiều lời. Nhưng thực ra, Trương Thái, Trương Bă Miện lại không chịu.

Hai người bọn họ thông minh hơn người, người thông minh thường không cam lòng ngồi chờ chết. Trương Thái ở trong ngục biết sách suốt đêm, nói mình đã từng khuyên nhủ Lưu Cẩn không nên nhận hối lộ thế nào, đừng khắt khe, đừng nghiêm khắc với bách quan, mình là một đại trung thần. Tài văn chương của y vô cùng xuất chúng, miêu tả vô cùng sống động tình cảnh xấu hổ mình không thể không khuất phục quyền hoạn, vì triều đình, vì giang sơn xã tác tạm nhân nhượng vì lợi ích cho toàn cục.

Thực ra vị Thượng thư Bộ Lại đáng thương hại này còn không biết nguyên nhân thực sự khiến Hoàng đế trở mặt. Nếu biết hoàng đế là vì Lưu Cẩn mưu phản, có lẽ y cũng không phí công cho chuyện này. Chính vì y vẫn luôn cho rằng Hoàng đế giận giữ là vì chuyện Lưu Cẩn tham ô cho nên mới có bài văn mãnh liệt như vậy, thổ lộ sự vô tội và bất đắc dĩ của mình.

Y làm như vậy, hi vọng sống sót tuy rất xa vời, nhưng cũng có thể coi là biện pháp tốt cầu xin sự sống trong cõi chết. Nếu hoàng đế thấygiọng điệu truyền cảm, sự cuốn hút của bài văn này, chưa biết chừng lại cảm động mà tạm tha mạng cho y.

Nhưng người thông minh càng đến lúc khẩn cấp thì càng hồ đồ, cầu xin tha thứ thì cầu thôi, nhưng y vì chứng minh mình không còn cách nào mới dựa vào Lưu Cẩn. Vị mỹ nam nử trung niên đệ nhất Kinh Sư này dường như bị thần kinh, lại lấy ví dụ của Lý Đông Dương, nói Nội Các Thủ Phụ đều từng mời tiệc Lưu Cẩn, từng viết thơ chúc thọ, a dua nịnh hót quyền hoạn, huống chi là ta?

Y nói vậy cũng không sai, đám quan bám víu kia quả thực cũng lớn hơn y. Người kia hiện tại đang làm quan rất êm đềm, y thì vào ngục, nghe cũng thật khiến người ta thông cảm. Ít nhất Đới Nghĩa khi đọc bức thư hối cải này cũng xúc động sâu sắc, đêm còn cố tình thêm cơm cho Trương đại soái. Vì thế sáng sớm hôm sau, Trương Thái tiên sinh không hiểu sao đã “bệnh” mà chết.

Một người thông minh khác Trương Văn Miện, làm quan không lớn. Dù Lưu Cẩn tham ô cũng được, mà tạo phản cũng được dường như đối với nhân vật nhỏ như y đều không liên quan. Không lý do cùng cùng chết, Trương Tú Tài ngồi xổm trong ngục, vắt óc suy nghĩ cả nửa ngày mới cho rằng coi y thành chủ phạm mà bắt lại, điều giải thích duy nhất là: Người ta coi y là quân sư mưu trí của Lưu Cẩn!

Quân sư nha, không bắt ngươi thì bắt ai?

Trương Văn Miện luôn luôn tự xưng là quân sư của Lưu Cẩn nghĩ thông suốt điều này, lập tức cao hứng gọi quan sai mời Đới Nghĩa Đới Xưởng Công đến để tố giác. Nói quân sư, người nhiều mưu kế nhất của Lưu Cẩn tên là Lư Sĩ Kiệt. Là một đại tài tử rất nổi danh, xin Đới Xưởng Công nhất định phải bắt người này lại. Mình thì sao chẳng qua chỉ là bạn bè của tướng công của cháu gái Lưu Cẩn cho nên chỉ có chút quan hệ với Lưu Cẩn mà thôi.

Đới Nghĩa nghe xong rất vui mừng, vỗ vỗ vai của y khen ngợi mấy câu, bảo y ở trong tù đợi. Nói Đông Xưởng dưới sự lãnh đạo của Đới Nghĩa y đã không còn là quỷ môn quan nữa, cũng không làm án oan… Đới Nghĩa y sẽ không bỏ qua cho người xấu, cũng sẽ không làm oan cho người tốt. Đợi điều tra ra manh mối sẽ thả y ra.

Vì để chứng minh điều mình nói là thật, Đới Nghĩa nói thì phải làm, đi ngay tức khắc. Lập tức đề xuất đưa Trương Văn Miện từ một trọng tù bị nhốt một mình ra, nhốt vào nhà tù bình thường, cùng với hơn 10 phạm nhân khác nữa. Vì thế Trương Văn Miện đã cảm động nước mắt lưng tròng. Đáng tiếc là mặc dùTrương Tú Tài đã gặp được Đới Thanh Thiên nhưng mệnh của y không tốt. Nghe nói ban đêm vì tranh giành bồn cầu mà đã bị những tên tội phạm khác ấn chết tươi sặc trong bồn cầu.

Lưu Cẩn còn chưa chết, mà hai vị thông minh này còn chết sớm hơn cả Lưu Cẩn.

Nhưng ngày mà Lưu Cẩn chết cũng đang rất gần…