Ngược Về Thời Minh

Chương 359-2: Họa trời giáng (2)




- Trương đại nhân nói, việc tuyển chọn quan Khoa đạo xuất thân từ tiến sỹ đều là sỹ lâm tinh anh, được sự giáo dục của thánh hiền, phẩm chất đạo đức đều tốt. Nhưng, nếu xuất thân tiến sỹ lại lấy phẩm đức để đảm bảo, tám chín phần bách quan trong triều chẳng phải xuất thân từ tiến sỹ, phẩm chất đương nhiên là đủ hạn chế, hà tất còn phải thiết lập giám sát Khoa đạo?

- Chính là trong Khoa đạo, Đô sát quan viên từ tam phẩm trở lên đều phải tự sửa chữa lỗi lầm, còn phải chịu sự tra xét của Lại bộ. Quan viên giám sát còn lại cũng định kỳ sát hạch theo quy định, không phải là vì đề phòng xuất hiện sài lang công thất, ưng khuyển tư môn sao?

Bây giờ Hoàng thượng nghiêm khắc điều tra chấn chỉnh quan lại, nếu thực sự tra ra quan lại tham nhũng vô số. Hoàn toàn chứng minh con đường này là đúng. Hoàn toàn chứng minh tình hình tham ô của những người như vậy ở Bá Châu đúng là do tự thân Khoa đạo quan hủ bại, đã mất đi vai trò là tai mắt là tiếng nói. Với việc thanh lọc Khoa đạo như vậy lo gì lại trị không trong sạch, thiên hạ không yên bình chứ?

Tài ăn nói này cũng tốt! Người của Dương Lăng phái cũng tinh thần chấn động, ánh mắt nhìn lướt một lượt sau đó lại nhìn về phía Trương Thái. Một số quan viên nghe nói Lưu Cẩn đã lấy thư nhờ vả, tranh chữ mang tặng của mình nhằm làm chứng cứ liên quan mật thiết, uy hiếp mình không nên tham gia vào công kích vừa hận vừa sợ, mình không tiện xuất đầu lộ diện, nhưng thấy Dương Thận nói như vậy, cũng cảm thấy hợp lý. Chỉ cần công kích không phải là tội tày trời liên lụy tới mình, hận là không thể khiến y không chịu nổi nhiều hơn.

Trương Thái tiến lên phía trước một bước, nhướn mày, điềm nhiên nói:

- Trong lời của Dương Cấp Sự trung, ai là sài lang công thất, là ưng khuyển của ai?

Trương Thái thân hình cao lớn, phong thái đạo mạo, tướng mạo anh tuấn, dù tuổi đã chạc tứ tuần, nhưng khí chất già dặn, chính là mỹ nam tử nổi tiếng kinh thành. Dương Thận nét đẹp nội tâm, luận về tướng mạo uy nghi, đối với khí thế của người ở lâu trong chốn quan trường hun đúc ra, đương nhiên là không thể sánh kịp rồi.

Buộc tội Lưu Cẩn, đã là đụng chạm cực kỳ lớn rồi. Dù là có chính xác hay không đều không thể thua khí tiết. Bây giờ bảo gã điểm danh nói họ, chỉ ra đồng liêu Khoa đạo của mình ai đã nịnh bợ Lưu Cẩn, ai đã đầu nhập dưới trướng Lưu Cẩn. Dương Thận không khỏi do dự.

Trong lúc gã đang suy nghĩ xem nên làm thế nào để trả lời một cách uyển chuyển, Dương Lăng đã nhận lấy đề tài nói:

- Trương đại nhân, bổn Quốc công phụng ý chỉ của Hoàng thượng, điều tra quan viên Khoa đạo, phát hiện thấy một số vụ án còn tồn đọng liên quan tới Lưu Cẩn đều được giữ lại. Qua thẩm vấn mới biết sự thực những quan viên Khoa đạo này cùng cấu kết với Lưu Cẩn, tham ô tiền bạc, bại hoại kỷ cương.

Hắn bước lên phía trước một bước, chắp tay nói:

- Hoàng thượng, thần điều tra khảo cứu Khoa đạo, phát hiện thấy rất nhiều sự việc liên quan tới Lưu Cẩn, vốn định thẩm tra kỹ mới tấu trình lên Hoàng thượng. Hôm nay vừa hay công đường đối chất, thần liền dâng tấu lên Hoàng thượng vụ án đã được thẩm tra kỹ.

Bách quan văn võ nghe nói hắn muốn tố giác Lưu Cẩn, không khỏi căng thẳng, không biết hắn tố cáo Lưu Cẩn tội danh gì?

Lưu Cẩn chuyên quyền vô cùng, chuyện trong chuyện ngoài đều ôm đồm. Các quan viên bất luận là chuyện công hay chuyện tư, muốn thuận tiện đều tìm tới cửa nhà y, được y gật đầu mới được. Cho nên lễ vật thư thiếp…thi nhau đến cửa, cung phụng dâng biếu.

Chuyện như vậy không có nghĩa chính là người cùng chung đường, tặng quà cho lãnh đạo chưa chắc chính là thân tín của y, có một số vẫn là âm thầm đối nghịch với y. Đó là hai chuyện khác nhau, cổ kim cùng lý. Chỉ khác là, thời xưa ngay cả tội liên đới rất nặng, tham nhũng bình thường thì không liên quan, nhưng kết đảng loạn chính dao động tới nền tảng lập nước, quảng giao đảng phái là phản nghịch. Nếu Hoàng thượng nghi nghờ tới hai điều này, đó tất sẽ chịu liên lụy.

Lưu Cẩn sở trường cung phụng nghênh tiếp, cũng rất thích được hưởng thụ sự cung phụng của người khác. Những quan lại này vì hợp ý, dù nguyên thần tướng già, tất cũng tự xưng vãn bối, môn hạ. Những tâm phúc của y tự gọi Lưu Cẩn là ân phủ, ân chủ ….

Ví dụ như Hình bộ thị lang Chu Ân đang trên điện, là được Lưu Cẩn khảo trúng lần này đề bạt lên. Chu Ân chịu ơn, thường thì sẽ viết bài thiếp cho Lưu Cẩn, chữ ký không viết “bái thượng”, mà viết “đỉnh thượng”, ý là mình đang quỳ dưới đất, đầu bái thiếp.

Sinh nhật năm nay của Lưu Cẩn, Chu Ân đã tặng quà, viết thiệp qua, đầu óc nóng lên, lại phạm vào đại kỵ. Hắn ta tự gọi Lưu Cẩn là thiên tuế, dù có hai ý, ví dụ như chính vì mừng thọ, chúc cho y trường thọ nghìn tuổi. Nhưng hắn ta vốn dùng chính là nghĩa ngầm trong đó, làm sao nói rõ ràng.

Tương tự như vậy, quan viên như hắn ta cũng không phải ít, đại thần văn võ xem thường nhất là thái giám trong cung. Nhưng thế của Lưu Cẩn lớn tới mức độ nào? Ngày trước Vương Chấn, Uông Trực kiêu ngạo, văn võ đại thần trong triều thấy Vương Chấn liền quỳ xuống một nửa, gặp Uông Trực cũng phải quỳ xuống ba phần, gặp Lưu Cẩn cũng phải quỳ xuống 7, 8 phần.

Số người chơi chữ, ca tụng cũng không ít. Lưu Cẩn hao tổn lượng lớn mồ hôi nước mắt nhân dân đang xây dựng cung Huyền Minh. Rõ ràng là hành động hại nước hại dân, nhưng với thân phận tôn kính của Lý Đông Dương, vì Lưu Cẩn trên triều chính mà đã chuốc không ít phiền toái về mình, cũng không thể không lá mặt lá trái được, thay y làm “bia ký”, ca ngợi công huân của y, những người khác có thể nghĩ.

Dương Lăng nói:

- Hoàng thượng, thần đã điều tra khảo cứu Khoa đạo, phát hiện thấy thiếp tố giác của quan địa phương bị giữ lại. Lưu Cẩn muốn phủ kho quân dân thiên hạ, đem tồn kho áp giải kinh sư, khiến cho việc tích trữ của quận huyện trống rỗng. Một khi xảy ra hạn hán thiên tai, không thể kịp thời cứu tế, hậu quả xấu vô cùng. Hơn nữa, tiền lương áp giải tới kinh, đã hao tổn quá nửa, kỳ thực là rơi vào tay của một mình Lưu Cẩn. Các phủ đạo áp giải lương thực tiền bạc, không phải là một người có thể làm, người biết chuyện rất nhiều. Chuyện này chỉ cần điều tra tiếp, tất sẽ tìm ra chân tướng.

Lưu Cẩn nhận hối lộ, đem hơn trăm du côn vô lại vào kinh thành, tặng chức quan cẩm y vệ, cưỡng ép cắm vào các ti phủ Bắc Trấn, ý muốn là gì? Ngoài ra còn có đám người Hàn Lâm Trương Tuấn đã hối lộ tiền cho Lưu Cẩn. Lưu Cẩn ban đầu chỉ Hàn Lâm biên soạn tu quan sao chép không cẩn thận. Lệnh cho những người này chép lại, sau đó vượt cấp tăng cao, ngay cả những thợ thủ công trang hoàng cuốn sách này cũng đều được thăng lên làm Phó sứ Văn Tư Viện.

Quan chức triều đình trở thành món hàng hóa cho Lưu Cẩn treo giá, há chẳng phải khiến người ta phẫn nộ sao? Còn có ….

Hắn thấy sắc mặt Lưu Cẩn có chút tái đi, liền nói:

- Lưu Cẩn tham ô, nhận hối lộ, chỉ định người của mình, những hành động trái pháp luật, loạn triều cương nhiều không kể xiết. Trong tay thần còn có chứng cứ xác thực, xin dâng cho Hoàng thượng một bản. Có một tội nhân bị ngâm nước mà chết, y liền chỉ khuyết điểm của Ngự sử Khuông Dực Chi. Nhân cơ hội trục xuất, thay vào đó là thân tín của mình.

Hàn lâm học sỹ Ngô Sĩ Nghiễm cương chính không chức, không chịu đót lót. Y liền tìm cơ hội để bãi chức quan của ông ta, còn cắt cử con rể nô gia của mình làm Sơn Đông học chính, cấu kết với trấn thủ Sơn Đông Tất Chân khi đó làm việc xấu, bại hoại địa phương, hầu như là khiến cho sông Sơn Đông cá thối nát.