Athena được coi là nữ thần của thủ công mỹ nghệ và trí tuệ. Đồng thời cũng vị thần của chiến tranh theo thần thoại Hy Lạp.
Thời xa xưa nơi này được gọi là Atikes, cả thần Athena và thần Poseidon đều muốn trở thành thần bảo hộ cho nơi đây.
Để bày tỏ xứng đáng với sự tôn kính dành cho mình, Athena đã tạo ra một cành ô liu ban cho người dân nơi này.
Poseidon tuy rằng quyền năng mạnh mẽ, nhưng cuối cùng ông vẫn là vị thần cai trị biển cả. Thứ mà ông ban tặng chỉ có thể là muối.
Người dân nơi đây đã chọn Athena là thần bạo hộ và sau đó nơi này được đổi tên từ Atikes thành Athens.
Đền Parthenon là nơi được xây dừng để tỏ lòng tôn kính với vị thần bảo hộ nơi đây, đền thờ của nữ thần Athena.
Ngôi đền này được xây dừng theo hình chữa nhật, với cái cột đá to lớn liên kết mắt đất với trần của ngôi đền.
Mái của công trình được lợp bằng những tấm đá cẩm thạch to lớn. Xung quanh kiến trúc được điêu khác các hình vẽ hĩnh khác nhau bằng nghệ thuật điêu khác nổi.
Tuy rằng những thứ này là tín ngưỡng của con người thời trái đất còn nguyên vẹn. Thế nhưng Bạch Du vẫn rất thích tìm hiểu những thứ này, tuy tại liệu về những chuyện này rất khan hiếm, những Bạch Du vẫn sưu tầm được không ít.
Chưa kể đến trong những kiếp luân hồi của Bạch Du, hắn từng làm nhà khảo cổ và cũng từng là nhà lịch sử học.
Thế nên kiến thức của Bạch Du về mảng này cũng không hề ít. Bạch Du bắt đầu đánh giá nhưng hĩnh vẽ được điêu khắc nơi chính diện đền thờ.
Tuy đã bị bào mòn khá nhiều theo thời gian, nhưng Bạch Du vẫn có thể thấy được tổng thể của tấm tranh điêu khắc.
Nó điêu khắc về một cuộc chiến tranh. Điều đáng chú ý là kích cỡ giữa lại bên, có thể nói một bên là những con người tí hon và một bên toàn là người khổng lồ.
“ Nếu ta đoán không sai thì đây là trận chiến giữa những vị thần trên đỉnh Olymous và những người khổng lồ đi?” Bạch Du thầm nói.
Sau khi quan sát hoàn tất nơi chính diện, Bạch Du bắt đầu đi xung quanh để xem nốt những bức họa điêu khác xung quanh đền thờ.
Bởi vì nữ thần Athena là vị thân của chiến tranh thế nên các bức họa đều điêu khác về những trận chiến.
Mặt tây và mặt nam của ngôi đền điêu khắc về trận chiến của người dân thành Athens chống lại người Amazon.
Và cuộc chiến tranh của người Lapith chống lại nhân mã, nhưng sinh vật nữa người trên là người và nửa người dưới là ngựa.
Cuối cùng là phía bắc, bởi vì nơi này đã bị sói mòn quá nhiều nên những bức điêu khắc đã không còn rõ ràng cho lắm, có vẻ như nơi đây điêu khác về sự đánh cướp thành Troia.
Sau khi đã đánh giá hoàn tất hoàn tất xung quanh, Bạch Du một lần nữa đi về phía chính diện.
Cửa ngồi đền đã bị đóng lại, thời gian đã quá cổ xưa Bạch Du cũng không chắc rằng nó còn có thể mở ra được.
Thế nhưng Bạch Du cũng không thể từ bỏ, nơi này là hy vọng duy nhất giúp trở về trái đất, nơi đó còn rất nhiều chuyện chờ hắn đi hoàn thành.
Bạch Du thở nhẹ ra một hơi, bắt đầu bước chân lên bậc thang của đền thờ. Chỉ nháy mắt hắn đã có mặt nơi cửa đá, ngay lúc Bạch Du chạm vào cánh cửa dị biến xảy ra.
Rầm ~ Rầm ~
Không cần Bạch Du phí một hơi một sức nào, cánh cửa tự động mở ra khi hắn chạm tay vào.
Một lối đi xuất hiện trước mặt Bạch Du, hắn còn chưa kịp làm gì thì đuốc hai bên bức tường tự động được đốt cháy.
Điều quỷ dị này xảy ra làm Bạch Du hít vào một hơi khí lạnh, vô cùng giật mình.
“ Không sao, cùng lắm là chết thôi” Bạch Du tự trấn an.
Hắn nhấc chân lên bước vào trong đền thờ, thế nhưng chưa bước đi ra được mấy bước cánh cửa đền bất ngờ đóng lại.
Tốc độ nhanh chóng đến mức Bạch Du còn chưa kịp phản ứng, hắn cũng không nghĩ nhiều. Một quyền tập hợp hết tốc độ cùng sức lực của bản thân thẳng hướng cửa đá mà tới.
Bang ~~~~
Thế nhưng khác với vẻ ngoài hoang tàn đổ nát của nó, kiến trúc nơi đây lại vô cùng cứng rắn.
Một quyền hết sức Bạch Du cũng chỉ làm mấy hại bụi bay xuống mà thôi, cánh cửa đá vẫn nguyên vẹn thậm chí không rung động mảy may.
“ Chết tiệt” Bạch Du chửi bậy một câu, sắc mặt tái đi.
Lần này Bạch Du không còn dùng tay không nữa, mà bắt đầu sử dụng các linh cụ mà bản thân sở hữu.
Nhưng cho dù linh cụ nhị phẩm, linh cụ cao cấp nhất Bạch Du có cũng không làm nơi này có một tia vết xước.
Bạch Du sắc mặt trở lên khó xem, hắn quay đầu lại nhìn về con đường sau lưng sau đó lại nhìn cửa đá trước mặt.
Cuối cùng Bạch Du cắn răng một cái, bất đắc dĩ quay đầu hướng về con đường kia đi tới.
Nhìn bên ngoài đền thờ có vẻ không lớn, thế nhưng khi đi vào lại như bước sang không gian khác.
Từ chỗ bản thân đứng, Bạch Du cũng không thể nhìn được điểm cuối cùng của con đường phía trước.
Bạch Du đi về phía trước không bao lâu, những bức họa điêu khắc lại một lần nữa xuất hiện trước mắt hắn.
Thế nhưng lần này không còn là những trận chiến khốc liệt, mà là hình ảnh của một thiếu nữ.
Nói đúng hơn là hình ảnh điêu khắc về nữ thần Athena, từ lúc cô sinh ra từ đầu của Zeus cho đến những chiến công và sự phát triển của Athena sau này.
Bạch Du vừa đi về phía trước và nghiền ngẫm xem xét những bức họa điêu khác này.
Dù gì Bạch Du cũng rất thích liên quan đến thần thoại. Chưa kể đến một tàn tích về Athens, về nữ thần Athena có thể xuất hiện thì cũng có thể những tàn tích về những thần thoại khác cũng tồn tại ở một không gian nào đó.
Nếu bình thường thì cũng thôi, còn nếu những tàn tích này có thể thu hoạch được thứ gì đó trân quý thì Bạch Du cần tìm hiểu rõ ràng những thứ này để chuẩn bị cho về sau.
Trong bất chi bất giác con đường đã đến phần cuối, mà những bức họa điêu khác cũng đã dừng lại.
Nói là dừng lại mà không phải kết thúc, là bởi vì những thứ trước mặt Bạch Du hiện giờ.
Có thể nói Bạch Du bây giờ đang đứng giữa một căn phòng, không, phải nói là đại sảnh.
Diện tích to lớn, được xây dừng theo hình tròn, lối đi duy nhất là con đường sau lưng Bạch Du.
Bước từng của nơi này cũng có những tấm hình điêu khắc, có vẻ như điêu khác về cuộc tranh giành bảo hộ của nữ thần Athena và vị thần Poseidon.
Xung quanh cũng được trưng bày những bước tượng đá khác nhau. Có một số tượng đá điêu khắc những chiến bình dũng mãnh, giáp trụ đầy đủ trên tay đều được trang bị một cây giáo.
Một số bức tượng lại là những nhân mã, tay cầm cung tiễn lưng đeo ống tên. Mà trung tâm nơi này có một bệ đá lớn, bên trên cũng được trưng bày một bức tượng.