1.
Cây ngô đồng tỏa bóng rợp cả con phố, gió thổi hiu hiu nhẹ nhàng.
Tôi đứng ở góc phố, Nhậm Lưu Huyên bịt mắt tôi lại, sắp xếp biển hiệu và máy quay phim, sau đó, tôi chậm rãi vươn tay ra.
Đây là hoạt động nghệ thuật biểu diễn công ích do chúng tôi tự tổ chức.
Mới đầu mọi người chỉ đứng nhìn từ xa, thỉnh thoảng có một em bé tiến lại tươi cười chào tôi, tôi sẽ cúi người, nhẹ nhàng cho đứa trẻ một cái ôm.
Theo sau là một cậu trai giao hàng, bị chiếc mũ sắt lạnh buốt chạm vào mặt khiến tôi không khỏi giật mình.
“Ngày hôm nay của anh có tốt không?” Tôi dịu dàng hỏi.
Cậu ta im lặng ba giây, giọng nói hơi nghẹn ngào, mang theo một chút khẩu âm Thiểm Bắc: “Khá tốt, rất ổn. Tôi phải đi đây, cơm hộp sắp lạnh rồi.”
“Cố lên.”
Pháo hoa nhân gian dừng lại trên người cậu ta, rồi lại bị gió thu hiu quạnh thổi bay, tiếng xe điện xa dần, cậu ta lại một lần nữa lái xe hướng về cuộc sống.
Tôi đứng hồi lâu, cánh tay hơi mỏi..
“Chị ơi, chị có lạnh không?”
Một cái cô gái tiến lại gần, nhón chân ôm tôi, giọng nói của cô ấy thật dịu dàng.
Tôi lắc đầu: “Không lạnh, ngày hôm nay của em có tốt không?”
Cô gái cười ngọt ngào: “Hạnh phúc lắm ạ, ngày mai em kết hôn rồi!”
Niềm hạnh phúc tràn ngập trong lời nói của cô ấy khiến khung cảnh xung quanh cũng trở nên ấm áp, tôi cũng cười, chúc cô ấy có một đám cưới hạnh phúc.
Không bao lâu, một người khác đứng trước mặt tôi, tôi đưa tay ra đón nhận cái ôm như thường lệ, nhưng anh ta không tiến lên.
Tuy thấy khó hiểu, nhưng tôi vẫn hỏi một câu: “Ngày hôm nay của anh có tốt không?”
Phải mất một lúc lâu người trước mặt tôi mới chậm rãi lên tiếng, giọng khàn khàn như thể vừa tỉnh lại sau giấc ngủ say.
“Không có gì tuyệt vời hơn ngày hôm nay.”
Tôi cười, chúc cho những ngày sau của anh ta cũng như vậy.
Cuối cùng anh ta vẫn không đưa tay ra ôm tôi.
Tôi cho rằng anh ta đã đi.
Cho đến khi Lưu Huyên cắt video mới kêu lên với tôi: “Giang Chúc, người đàn ông này đứng với cậu suốt ba ngày lận đấy!”
2.
Video trở nên nổi tiếng, có người cảm thán xã hội thật tốt đẹp, có người chúc phúc tương lai của tôi thật suôn sẻ.
Nhưng chủ đề được mọi người thảo luận nhiều hơn hẳn chính là người đàn ông đã đúng cùng tôi ba ngày bên dưới gốc cây ngô đồng.
Rất nhanh đã có người nhận ra thân phận của anh: tổng giám đốc trẻ của tập đoàn Thanh Hạc, giá trị con người hơn trăm triệu, Trần Đăng.
Trong phòng làm việc tối tăm, tôi đang gõ lách cách trên bàn phím đặc biệt, Lưu Huyên không thèm nhìn mà trực tiếp xông vào.
Còn chưa kịp th ở dốc, cô ấy đã kích động nói cho tôi tin tức này.
Cô ấy nói người đàn ông đó tên Trần Đăng.
Tay tôi dừng lại trên bàn phím, làm thế nào cũng không gõ nổi chữ cuối cùng.
Máy tính rung lên, cái tên vừa rồi liên tục quanh quẩn trong đầu tôi.
Trần Đăng.
Đúng vậy, tên của anh không phải Triệu Đại Lực, mà là Trần Đăng.
Bạn nhìn xem, một người nhát gan đã vứt bỏ tôi mười năm trước, mười năm sau lại không dám tiến lên ôm lấy người mù là tôi.
Tôi cố gắng hết sức để kiềm chế những suy nghĩ trong nội tâm, khó khăn nói.
“Tớ biết rồi.”
3.
Tôi không bị mù bẩm sinh.
Trần Đăng lại là mệnh quý trời sinh.
Ngày anh tới, chú Triệu nhà bên hôm đó tậm trạng rất tốt, vỗ vỗ vai nhỏ của anh: “Về sau con tên là Triệu Đại Lực.”
Cậu bé bướng bỉnh ngẩng đầu lên, giọng nói lanh lảnh dứt khoát.
“Tôi tên Trần Đăng.”
Tôi lén nhìn qua khe cửa, thấy chú Triệu tát một cái thật mạnh vào mặt cậu ta.
Tôi sợ tới mức đâm sầm vào cánh cửa sắt đã tróc sơn, vang lên một tiếng “Loảng xoảng”.
Chú Triệu sầm mặt ra mở cửa, nhìn thấy là tôi thì vẻ mặt dịu đi: “Chúc Nữu, sau này con về làm dâu nhà chú, biết không?”
Ta vịn khung cửa, sợ hãi gật gật đầu.
Cậu bé kia trừng mắt nhìn tôi, hình như có bất mãn.
Tôi nuốt nước bọt, đáy lòng còn âm thầm thấy đáng tiếc, một người xinh trai như vậy sao lại có đôi mắt ăn thịt người cơ chứ.
Tôi hỏi mẹ, Trần Đăng từ đâu đến?
Mẹ quay đầu nhìn tôi một cái, dặn tôi về sau không được nói mấy lời này: “Còn có, thằng bé tên Triệu Đại Lực.”
Tôi càng không.
Bởi vì tôi tên Giang Chúc.