Dọc đường đi, một số ngôi nhà được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bình thường mất khoảng ba năm để xây xong một ngôi nhà dưới lòng đất nhưng một khi xây xong sẽ ở được ít nhất sáu thế hệ và thời gian bảo tồn có thể lên đến hàng trăm năm.
Công trình nhà dưới lòng đất là tinh hoa của nền văn minh của tổ tiên Trung Quốc. Nhà hầm này đông ấm hè mát, còn có tên gọi khác là tứ hợp viện phía bắc, rất được chú trọng về kiến trúc xây dựng.
Toàn bộ ngôi nhà có hình vuông, đứng trong nhà nhìn lên sẽ như giếng trời, hòa hợp với tự nhiên. Tất nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa phòng chính và phòng phụ, phòng chính nhất định phải xây tựa vào núi, cửa hang chiếm một mặt, bên trái phòng chính là phòng khách, bên phải là nhà bếp.
Nếu nhìn lên từ trên mặt đất thì chỉ thấy cây cối chứ không thấy nhà.
Người ta sinh sống dưới lòng đất từ đời này sang đời khác, vô hình trung đã hình thành phong tục.
Làng đầu tiên vắng hoang, Dương Bách Xuyên đi xuống tiếp, làng thứ hai thứ ba cũng không một bóng người, rất nhiều nhà hàng trên đường anh đi qua đã bị sụp đổ.
Cuối cùng, anh đã phát hiện có người sống ở phía sau bốn nhà hầm ở làng thứ tám. Khoảng chừng năm sáu hộ gia đình đang trú ngụ ở đây, trong nhà toàn là người già neo đơn.
Dương Bách Xuyên không phát hiện sự tồn tại của võ cổ giả trong thôn này, điều này làm anh vô cùng phiền não. Ăn cơm tại nhà của một ông cụ xong, trước khi đi Dương Bách Xuyên để lại một nghìn đồng mà mình có cho hai người già, nhân tiện hỏi thăm về tình hình ở thế hệ làng dưới lòng đất này.
Cụ ông bảo Dương Bách Xuyên đừng đi tiếp nữa, bởi dù phía trước có nhà dưới lòng đất nhưng đều đã chuyển đi cách đây mấy chục năm vì không đủ nguồn nước.
Nơi đó không còn một ai, đi tiếp thì sẽ ra khỏi địa phận tỉnh Cam và tiến vào tỉnh Thanh. Nhưng ông cụ lại cho Dương Bách Xuyên hay nếu anh muốn tìm hiểu phong tục tập quán thì có thể đi tiếp bốn mươi dặm. Trước đây, ở đó có một kênh rạch tương đối bằng phẳng, là nơi ở của một toán cướp vào thời chiến tranh loạn lạc, có một ngôi nhà dưới lòng đất cũng gọi là còn nguyên vẹn ở đó.
Tuy nhiên, hồi xưa giải phóng quân diệt trừ phiến loạn đã đánh chết một số lượng lớn trộm cướp tại đó nên bầu không khí vô cùng lạnh lẽo, dân bản xứ như họ cũng không ai dám tới gần sông ngòi đó.
Dương Bách Xuyên nói với cụ ông rằng mình là người đam mê nghiên cứu văn hóa nhà hầm, tới đây chuyên để tìm hiểu phong tục tập quán tại nơi này. Ông ấy bèn đáp rằng sông ngòi từng bị bọn cướp ở thì làm gì có nhà dưới lòng đất còn nguyên vẹn.
Khi nghe thấy tin này, tim Dương Bách Xuyên chợt hẫng một nhịp. Nếu như tổ chức sát thủ muốn ẩn nấp thì có lẽ hang trộm tặc mà người già đề cập đến chính là địa điểm tốt nhất.
Anh lập tức chào tạm biệt ông cụ và chạy tới sông ngòi. Với tốc độ của anh, quãng đường dài bốn mươi dặm chỉ đi hết trong vòng chưa đến nửa tiếng.
Lúc này, trời đã vào hoàng hôn, một thung lũng hiện ra trước mắt Dương Bách Xuyên. Nhìn từ xa, trông nó thật sự rất giống khe núi đổ nước ra sông lớn không biết cách đây bao nhiêu năm, quả đúng với cách gọi thung lũng sông của nó.
Ngọn núi cao màu vàng cam của đất đỏ bazan hai bên thung lũng cao mấy chục mét, chất đất cũng đặc hơn những nơi khác rất nhiều, vô cùng khô ráo và cứng rắn, là tính chất đất phù hợp cho việc đào đất xây nhà hầm.
Lúc đi vào thung lũng, một cơn gió thổi đến, Dương Bách Xuyên khẽ ngửi, không ngờ lại ngửi thấy mùi khói dầu truyền đến từ cơn gió thoảng.
Tâm trạng anh trở nên mừng rỡ: "Có mùi khói dầu, chắc chắn là có người rồi!"
Theo lời ông cụ, hàng chục năm trước nơi này đã có giải phóng quân diệt trừ trộm tặc, giế t chết mấy trăm người dẫn tới sát khí nặng nề, lạnh lẽo nên người địa phương bọn họ đều không dám tới đây.