Nạp Thiếp Ký II

Chương 120: Súng Máy Maxim (*) Và Lão Sáo Đồng (**)




Dương Thu Trì tử tế quan sát dấu nứt của súng, hơi trầm tư. Hắn nhanh chóng hiểu ra nguyên do bên trong: kỹ thuật luyện thép không đạt đến yêu cầu chế tạo súng đạn hiện đại, do đó không thể tạo nòng súng và khoang súng không có chỗ hở cho súng xung phong 56. Sau khi liên tục xạ kích, nòng súng không chịu được nhiệt độ và áp suất cao, đã tự nổ vỡ.

Xem ra, muốn chế tạo súng ống hiện đại, cửa ải này cần phải qua. Nhưng hắn không biết luyện thép, và cũng không biết làm thế nào để tăng chất lượng thép và chế tạo nòng súng không có lổ hở.

Hắn lại tiến hành thử với súng bán tự động 56, y như vậy, sau khi bắn liên tục mấy chục viên đạn, nòng súng xuất hiện vết nứt.

Dương Thu Trì vô cùng chán nản. Lão hắc đầu là công tượng của triều đình, và lại vì tính mệnh của con trai mà tạo súng cho hắn, khẳng định là đã cố hết sức. Có thể nói, kỹ thuật của ông ta đã đại biểu cho kỹ thuật toi luyện tối cao của Minh mạt.

Hai cây súng đều có vấn đề về nòng, chỉ có thể nói kỹ thuật luyện thép ở thời Minh mạt này có vấn đề.

Làm sao đây?

Nếu như không thể đề cao kỹ thuật luyện thép, vậy chỉ có thể giảm độ nóng của nòng, giảm áp lực đi.

Muốn giảm áp lực của nòng, giảm lượng thuốc nhồi vào đạn là không hiện thực, vì sẽ giảm tầm bắn.

Tăng độ dày của nòng thì có thể, nhưng không thể tăng vô hạn chế, như vậy không những làm cho súng quá nặng, còn do nòng súng quá dày khi bắn liên tục trong thời gian ngắn sẽ khiến thành trong của nòng nóng hơn thành ngoài, không bình quân nhiệt độ sẽ nổ vỡ.

Do đó, biện pháp có thể tuyển chọn duy nhất là làm sao hạ thấp nhiệt độ nòng súng.

Có hai biện pháp, một là sử dụng loại làm lạnh chủ động nào đó, hai là kéo dài thời gian bắn giữa hai lượt đạn, để nòng súng có thời gian nguội đi.

Vì thế, Dương Thu Trì nghĩ tới súng máy Maxim làm nguội bằng nước và ống lắp đạn bên ngoài theo kiểu tạo của công xưởng Hán Dương (Chú; Nơi chuyên sản xuất súng đạn cho Trung Hoa trong thời nội chiến). Súng Maxim dùng nước lạnh giảm nhiệt nòng súng để khỏi bị nổ nòng, còn ống lắp đạn ngoài thủ công dành cho súng bộ thương, cố định 5 phát một lượt, đạn phỏng theo xuất phẩm súng moze (mauser) 1888 của Đức quốc xã. Khi tính đến độ bền của nòng súng, và cần để tán nhiệt, Dương Thu Trì quyết định lên đạn bằng tay, vừa làm giảm tốc độ giữa hai lần bắn, tránh bắn liên tục tạo thành nóng quá mà vỡ nòng. Đồng thời, mỗi lần bắn một loạt đạn cần lên đạn, nhắm kỹ lại, có lợi cho độ chính xác và tiết kiệm đạn.

Hắn chế định lại phương án thiết kế vũ khí, cho chế tạo súng mới.

Súng xung phong hiển nhiên không thể sử dụng làm lạnh bằng nước, bỡi vì chỉ bộ phận làm lạnh không đã 10 kg rồi, sao mà xung phong được. Do đó, trong tình huống hiện tại, chỉ có thể chế tạo súng máy hạng nặng.

Súng máy Maxim có rất nhiều bản, Dương Thu Trì tuyển chọn súng của Liên Xô năm 1910 làm mẫu chính.

file:///C:/Share%20Truy%E1%BB%87n%20Vip/Nap%20Thiep%20Ky%20I%20II/VIP%20-%20N%E1%BA%A1p%20Thi%E1%BA%BFp%20K%C3%BD%20I%20&%2 0II%20-%20M%E1%BB%99c%20D%E1%BA%ADt%20%28Full%29%20-%20Trang%2087%20-%20VIP%20V%C4%82N%20%C4%90%C3%80N_files/*************---284_maxim220px-MWP_Maxim_wz1910.JPG

Loại súng máy này rất thường thấy trong điện ảnh, phía trước có ống làm lạnh bằng nước rất to, phía dưới thò ra một đầu súng nhỏ, sau đó là một cái thuẫn bài bảo hộ tay súng phía sau. Nó còn có một cái ống ngắm hình vuông, phía dưới có hai bánh xe. Hai bên có hai cái giá đỡ, thường dùng để thao túng xạ kích. Do có bánh xe, nên có thể trực tiếp kéo đi, có tính linh hoạt nhất định.

Loại súng này hiện đại tuy rất cũ kỹ, Dương Thu Trì không tiến hành nghiên cứu trọng điểm, nhưng khi học tập tri thức về súng, hắn có xem kỹ kết cấu và bản phác thảo, thử vật thật trong viện bảo tàng, nên về phương diện thiết kế không có vấn đề gì lớn.

Súng Maxim có uy lực rất dữ dằn, về lý luận thì có thể bắn 600 viên 1 phút, có thể bắn đơn hoặc liên, có thể điều tốc, giảm đến mỗi phút 100 viên. Tầm bắn hữu hiệu của nó khá xa, đạt 1000 mét, bắn qua thước đo đạt từ 2500m đến 3500 mét! Như vậy có thể nói, ở trên thành tường bố trí vài súng máy, thì địch quân không thể đến gần, chỉ có bị đánh chết hết!

Đương nhiên, hắn không làm hoàn toàn theo như vậy, mà căn cứ tình huống cải sửa, ví dụ như phương thức cung cấp đạn thì súng maxim truyền thống dùng băng đạn kết bằng bố, có thể bắn trong thời gian dài. Nhưng băng đạn vải bố dễ bị lép nổ đạn khi di chuyển, gặp nước dễ biến hình.... Trong khi đó cây súng máy đầu tiên của hắn tuyệt đối không để sai lầm này xảy ra, nếu không tổn thất không thể tính toán. Do đó, hắn quyết định mượn phương thức tiếp đạn loại súng máy 92 của Nhật, dùng bao đạn kim loại 30 phát do phá xạ thủ liên tục cung cấp. Như vậy đòi hỏi trình độ trầm tĩnh của phó xạ thủ cao, hơi phiền, như hiệu quả tốt, tuyệt không bị hỏng tắt.

Đối với đạn súng máy, hắn dùng loại vừa 7.62 ly của Trung Quốc, vì hiệu quả tạo thành vết thương sẽ mạnh hơn, bắn tạo thành đường vào chỉ một cái đốt ngón tay, nhưng miệng ra bằng cái chén.

Đạn này khi bắn vào cơ thể sẽ chấn động kịch liệt tạo thành tổn hại nghiêm trọng cho nội tạng. Do đó, chỉ cần bộ vị yếu hại trúng đạn, sẽ lập tức khiến người mất đi năng lực hành động, nhanh chóng tử vong. Do loại đạn này có lực xuyên thấu rất mnạh, nên một đường bắn có thể dễ dàng xuyên qua hai ba người!

Chỉ có điều, cây Maxim này quá nặng, thùng nước làm lạnh to, toàn bộ súng vượt hơn 60kg, dường như bằng thể trọng của người lớn! Nhưng mà, hiện giờ hắn đang tiến hành bảo vệ chiến, chứ không phải vận động chiến, không cần tính linh hoạt, trọng lượng có nặng cũng không phải là vấn đề lớn.

Súng máy Maxim làm lạnh bằng nước sẽ mỗi phút làm bốc hơi 1 lít nước, nếu bắn liên tục mười phút cần ít nhất 10 lít nước tuần hoàn. Bắn sẽ tạo ra hơi nước, lộ mục tiêu, nhưng trong thời cổ đại này không hề gì.

Súng bộ binh "lão sáo đồng" có kết cấu đơn giản hơn súng bán tự động, chỉ cần như vừa rồi, lão hắc đầu chế tạo chẳng phải là vấn đề.

Dương Thu Trì lập tức thiết kế bản vẽ, mất 2 canh giờ mới chế ra. Sau đó cho hộ vệ đi đưa cho lão hắc đầu, bảo ông ta dừng mọi công tác, tập trung toàn bộ nhân lực vật lực vào việc chế tạo hai món này. Đương nhiên, điều cần nhất là phải chế được vỏ đạn, đầu đạn và ngòi nổ. Hắn cho mang tới 500 lượng bạc làm kinh phí.

Còn lại là công tác của hắn. Hắn lập tức chế tạo đạn 7.62 ly.

Hắn chỉ cần phối trí thuốc súng không khói và thuốc ngói nổ, công tác nhồi thuốc cho hộ vệ hoàn thành, như vậy đề cao tốc độ. Hơn 100 phát đạn thí nghiệm đã bắn xong, nhờ Dương Thu Trì sử dụng vỏ đạn theo kiểu "Quyền sư thức" (kiểu găng tay), nên rất dễ thay ngòi nổ, nên hắn cho đem hơn 100 viên xài rồi này nhồi thuốc lại lắp ngòi nổ vào.

Vì thuận tiện cho việc chỉ đạo, tăng gia tiến trình, Dương Thu Trì cho khẩn cấp thiết lập một lò rèn ngay dưới giếng trời tại nha môn, cho dời xưởng sắt của lão hắc đầu về huyện nha. Dù gì hiện giờ trong tay hắn cũng còn vài nghìn lượng bạc có thể xài, nên hắn khẩn cấp cho gọi hết thiết tượng trong thành, luôn cả những người có dính dáng đến nghề sắt trong Minh quân và Đồng quân đến, tổng cộng mấy chục người do lão thiết tượng chỉ huy, phân thành các tổ dã luyện, phối trí, tinh chế, lắp ráp... Họ chia nhau hợp tác phối hợp, nên tốc độ không tệ.

Đầu đạn, vỏ đạn và ngòi nổ từ từ làm xong, Dương Thu Trì phối thuốc, mấy chục hộ vệ nhồi vào dưới sự chỉ đạo của hắn. Mọi việc đều án theo sắp xếp tiến hành, đến chiều thì đã tạo được mấy trăm viên đạn.

Khi Liễu Nhược Băng thức dậy, Quách Tuyết Liên đã nấu nước nóng sẵn, nàng tắm rửa cho thật thoải mái. Dương Thu Trì mặt dày đòi tắm chung, nhưng bị đuổi ra.

Sau khi tắm táp, Liễu Nhược Băng vẫn trong bộ đồ trắng như tiên nữ, Dương Thu Trì nhịn không được ôm chầm lấy nàng hôn lấy hôn để.

Chiều đến, đợt quặng khai thác đầu tiên đã được đưa về thành. Mấy chục thiết tượng trong huyện nha thay nhau toi luyện suốt đêm, tiếng đinh đinh đang đang vang lên không ngừng, gió lò rèn thổi phù phù, lửa nóng rực khiến người nhìn cũng nóng theo.

Dương Thu Trì bận rộn suốt ngày, hơi mệt, mượn dịp đó nghỉ ngơi một lúc, sau đó dẫn Liễu Nhược Băng đi thị sát tình huống bố phòng trên thành.

Tàn dương như huyết ánh hồng cả sường đồi, chiến trường máu tanh giờ đã sạch khói lửa. Hàng nghìn thi thể địch quân vẫn nằm ngổn ngang trên đất, nhưng khải giáp vũ khí trên người đều bị lột sạch, thu hồi. Những thành tường sụp đổ trước đó cũng đã được tu bổ.

Trên thành lâu hiện giờ đã tăng thêm mấy khẩu pháo mới được lão hắc đầu tạo ra. Chúng kết hợp với pháo của Đồng quân trước đó, đã gần 20 cây, bài trên mặt thành, phối trí đầy đạt thân tâm và đạn pháo. Rất nhiều dân công đang vận lên thành đá gỗ và hỏa thạch cùng các vật dụng phòng thủ.

A Hạnh Ny, Long Bỉnh và Vũ Kỳ cùng mọi người thấy Dương Thu Trì và Liễu Nhược Băng đến, cũng nồng nhiệt bước tới đón.

Long Bỉnh hơi khẩn trương hỏi: 'Dương thủ bị, tạc đạn pháo hoa của ông chuẩnbị thế nào rồi?"

Dương Thu Trì cả ngày nay bận rộn thí nghiệm đạn dược, chẳng chế tạo được trái tạc đạn nào. Nhưng lời này hắn không thể nói, sợ ảnh hưởng quân tâm, liền cười bảo: "Không thành vấn đề, đã tạo không ít rồi, đủ cho Trương tặc quân mỗi tên ăn một trái!"

Long Bỉnh nhe răng cười.

(*): Mã khắc thấm: Sir Hiram Maxim (1840-1916), nhà phát minh người Mỹ, đã phát minh ra súng máy Maxim. Đây là loại súng máy hạng nặng. Các khẩu Maxim được dùng rất phổ biến trên chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ nhất các biến thể của nó được dùng bởi cả ba quốc gia tham chiến chính trên các chiến trường của riêng mình là: Đức với khẩu MG08 sử dụng loại đạn 8mm Mauser, Anh với khẩu Vickers sử dụng loại đạn .303 British và Nga với khẩu Pulemyot M1910 sử dụng loại đạn 7.62x54R. Súng Maxim không phải là chiếc súng máy đầu tiên, nhưng nó thực sự là một thứ vũ khí hiệu quả nhất.

Súng có thể bắn tự động 500 viên/phút. Nó đã gây ấn tượng mạnh với các nhà cầm quân của Anh, thế nên họ đã dùng nó như sự lựa chọn số một trong quá trình mở rộng thuộc địa ở Châu Phi.

Tại Chiến tranh Matabele 1893, 50 chiến sĩ người Anh đã có thể chế ngự 5.000 chiến binh Ndebele với chiếc Maxim này;và đó cũng là cảnh tượng trên hầu khắp các chiến trường lục địa.