Nam Nữ Phụ Sao Phải Bồi Nam Nữ Chính? Chi Bằng Ta Về Với Nhau

Chương 400




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Lục Ngọc nói: “Bọn trẻ đi học là chuyện quan trọng nhất, chị vẫn phải nghĩ cách chút!”

Chị hai nói: “Trong nhà không chịu đưa tiền, còn không cho bọn chị ra riêng.” Nhà chồng chính là không muốn để người trong thôn nói bóng nói gió họ.

Để con trai tàn tật ra riêng coi sao mà được.

Cứ như vậy mà kéo dài mãi.

Lục Ngọc nói: “Em nhớ anh rể có thủ nghệ?”

Chị hai Lục nói: “Trước đây còn đỡ, bây giờ quần áo ở cửa hàng lưu hành, việc chỗ chị cũng không còn tốt nữa.”

Chung quy lại chính là cuộc sống khó khăn.

Lục Ngọc nói: “Chị hai, chị có dự định gì khác không?”

Chị hai Lục nói: “Chị nghe nói chị cả ở chỗ em phụ việc, rất tốt, nhưng chị thì khác, chỗ chị còn có con, còn có chồng!”

Biết bây giờ Lục Ngọc có năng lực muốn giúp chị ấy, nhưng chị ấy cũng không đi được.

Lục Ngọc nói: “Vậy chị nhờ người khác nuôi, ngày ngày nhìn sắc mặt người khác sống mệt mỏi biết mấy, chi bằng tự mình đi làm chút gì đó!”

Mẹ Lục nói: “Đúng vậy, mẹ lấy tiền cho con, nhiều thì không có, hai ba trăm tệ vẫn có!”

Chị hai trầm mặc một lúc, nói: “Con quả thật có một ý tưởng nhỏ!”

Trước đây chị ấy không dám nói, sợ mẹ chồng rầy la chị ấy, cũng sợ mọi người nghe xong châm chọc chị ấy.

Chị hai Lục nói: “Trước đây chị cắt tóc, đều là thợ cắt tóc nam, phụ nữ ở thôn bọn chị đều ngại, chị nghĩ thợ cắt tóc nữ sẽ tiện hơn chút, chị muốn học nghề này!”

Lục Ngọc nói: “Nhưng trong thôn mới có mấy người cắt tóc à! Hay là chị vào huyện đi.”

Chị hai Lục nói: “Trong huyện tốn kém quá!”

Lục Ngọc nói: “Người đi đến chỗ cao, nước chảy về chỗ trũng, tới huyện chắc chắn tốt hơn ở trong thôn!”

Vào huyện cho anh rể làm là ủi hay nhận đặt may quần áo các kiểu. Chị ấy học cắt tóc, hai người đều có thể sống được.

Chị hai Lục nói: “Đâu có dễ dàng như thế?” Lục Ngọc nói: “Nếu chị tới huyện, em có thể nghĩ cách giúp chị!”

Những năm nay, chị hai Lục sống không như ý, người cũng ủ rũ đi rất nhiều, bị cuộc sống mài mòn tàn tạ, gặp chuyện liền từ chối trước.

Khiến người ta rất đau lòng, lúc đầu khi gia đình còn nghèo, chị hai Lục không ít lần cầm đồ về nhà, cũng rất tốt với chị em họ, bây giờ chị ấy khó khăn, mọi người đều muốn giúp.

Chị cả nói: “Đúng, em tới huyện, tốt xấu gì chúng ta cũng có thể chăm sóc lẫn nhau.”

Ba chị em họ đang nói chuyện, mẹ Lục liền bắt đầu lục rương lục tủ tìm tiền, tìm được ba trăm tệ, cho hết chị hai Lục.

Mẹ Lục có tổng cộng ba đứa con, con cả và con ba đều rất tốt, chỉ có con hai sống chật vật.

Chị hai Lục nói: “Để sau đi!” Rất nhiều chuyện không có đơn giản như thế.

Lục Ngọc nói: “Em giúp chị tìm chỗ học nghề, chị chăm chỉ học, sau này tới gần xưởng mở tiệm, một người thu năm hào cũng đủ chị sống rồi.”

Trong thôn được bao nhiêu người, hơn nữa rất nhiều người cho dù muốn cắt tóc cũng không nỡ tiêu tiền.

Huyện thì khác, họ rất chịu chi.

Hơn nữa thợ cắt tóc nữ ít, nói không chừng sẽ là trào lưu.

Lục Ngọc nói trúng nỗi lòng của chị hai, chị ấy vẫn luôn nghĩ như vậy, thực sự không hạ quyết tâm được.

Bây giờ nghe Lục Ngọc và chị cả đều khuyên, cuối cùng cũng lấy dũng khí nói: “Chị quay về nói chuyện với chồng chị đã.” Đây không phải chuyện nhỏ, nhưng chị ấy đã bị thuyết phục, rất muốn vào huyện.

Lục Ngọc nói: “Nếu chị muốn tới thì cố gắng nhanh nhất có thể, vừa hay em cũng muốn làm thủ tục cho con chị cả đi học, nếu chị cũng tới, vừa hay làm cùng lúc.”

Chị hai Lục có hơi cảm động nói: “Vậy làm phiền em quá rồi!”

“Đều là người một nhà, đừng nói những lời khách sáo này!”

Chị hai Lục ầng ậng nước mắt nhìn Lục Ngọc, vô cùng cảm động.

Chị ấy sống ở nhà chồng không suôn sẻ, sau này con có rất nhiều chỗ cần dùng tới tiền, chắc chắn càng gian nan.

Bây giờ đi, đều là cho mọi người một phần thể diện.

Cho dù không học nghề, tới tiệm Lục Ngọc phụ, cũng tốt hơn bây giờ, tự mình kiếm tiền tự mình tiêu.

Chị hai Lục ở đây nói chuyện, ba chị em rất lâu không gặp, thân thiết nhiệt tình.