Nam Nữ Phụ Sao Phải Bồi Nam Nữ Chính? Chi Bằng Ta Về Với Nhau

Chương 374: Cùng bàn chuyện vào huyện




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Mọi người nghe xong đều có thể hiểu được, Lục Ngọc là người có bản lĩnh, trước đây không cho phép lưu động tới lui chỉ có thể ở trong thôn.

Bây giờ chia ruộng tới từng hộ, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ, nghe nói cũng có thể buôn bán nhỏ, cô liền có dự định khác.

Vừa hay Lục Ngọc có nhà mặt tiền ở trong huyện, người kia không thuê nữa. Lục Ngọc định sửa sang lại nơi đó, sau này mở một cửa hàng nhỏ.

Dì Hồng ở bên cạnh thở dài một hơi, muốn bảo Lục Ngọc cho bà ấy chút ý kiến: “Vậy cháu nói, dì làm ruộng hay là làm lều đây.”

Lều quy mô lớn nhất trong thôn trước đây đã bị phân giải, sau này muốn lều thì phải tự dựng.

Dựng lều đơn giản, nhưng trồng gì lại đòi hỏi học vấn rất cao.

Nếu mọi người đều đổ xô đi trồng, cho dù năng suất cao cũng không kiếm được tiền. Nhưng chuyện này khó nói, lẽ nào còn có thể mình trồng không cho người khác trồng?

Lục Ngọc nói với dì Hồng: “Hay là dì trồng rau xanh, lúc cháu kinh doanh sẽ nhập từ chỗ dì.”

Gia đình dì Hồng đều rất cần cù, giỏi giang, nghe nói còn rất biết chăm sóc rau.

Lục Ngọc nói xong, dì Hồng lập tức đồng ý: “Được, nếu cháu cần dùng thì dì trồng cho cháu.”

Lời vừa dứt, người bên cạnh truyền tới ánh mắt ngưỡng mộ, bà ấy còn chưa trồng rau, đã tìm được người mua trước rồi.

Thím mập bên cạnh vội vàng nói: “Vậy cháu còn thiếu cái gì, xem thử thím còn có thể trồng gì?”

Lục Ngọc nói: “Cháu còn thiếu nấm.” Trước đây trong thôn họ từng trồng nấm, nhưng lần đầu tiên trồng không có kinh nghiệm, không được tốt lắm, sau đó không làm nữa.

Thím mập nghe nói Lục Ngọc cần nấm, lập tức nói được: “Cháu đợi đó, thím nhất định trồng nấm cho cháu!” Đây không phải là mở ra lối riêng sao?

Lục Ngọc vừa nói xong, những người khác cũng xúm lại, ra sức hỏi cô: “Vậy thím trồng gì?”

“Dì thì sao?”

Lục Ngọc nói: “Cái này phải xem bản thân mọi người rồi, nếu là rau củ bình thường, sau này vẫn có khách.” Sau đó phân tích tỉ mỉ cho mọi người. Dù sao thôn của họ cũng đã tích lũy nhiều khách hàng như thế, bây giờ không làm tập thể nữa, chẳng qua chỉ là từ thôn chuyển dịch sang cá nhân, những cái này đều là tài nguyên, tốt hơn bắt đầu từ con số không giống người khác.

Người xung quanh nghe cô nói như vậy lập tức vui mừng: “Lục Ngọc nói một cái tôi liền hiểu ngay!”

Người người đều thèm thuồng lều rau, định vừa làm ruộng, vừa làm lều trồng rau củ quả.

Kết hợp như vậy, vừa có rau vừa có lương thực, hoàn mỹ.

Vừa mới đấu giá, công cụ đều bị chốt sạch, máy kéo quy về của chung, sau này muốn dùng thì thuê mượn với thôn, bỏ ra chút tiền đủ tiền nhiên liệu là được. Như vậy mọi người đều tiện.

Cha mẹ Lục Ngọc lấy lại ba phần cổ phần ở chuồng heo về. Giá bà đưa ra cao nhất, bỏ ra một nghìn rưỡi.

Nếu cố gắng làm, một năm có thể kiếm ra được.

Trong thôn còn có người hỏi: “Có thể mở trại nuôi gà không?”

Từ khi trong thôn vừa làm lều, vừa nuôi heo, ngày nào mọi người cũng trông ngóng, đầu óc cũng linh hoạt hẳn.

Thấy heo liền học một biết mười, nghĩ tới nuôi gà.

Trưởng thôn nói: “Có thể đi hỏi giúp anh, có lẽ vấn đề không lớn!” Nghe trưởng thôn nói như vậy, những người khác cũng có hơi động lòng. Nhà nào cũng từng nuôi gà rồi.

Cũng có người muốn nuôi heo, nhưng bị người khác thức tỉnh: “Anh nuôi heo rồi bán kiểu gì? Cha mẹ Lục Ngọc người ta có trại heo làm hậu đài, chúng ta đừng làm nữa, nuôi gia súc lớn như thế, nếu làm không tốt, vậy đốt nhiều tiền như vậy rất phí!”

Nghe vậy, mọi người cũng cảm thấy có lý, dần từ bỏ.

Lục Ngọc cùng Phó Cầm Duy và Tích Niên về nhà.

Tới trưa, Tiểu Tích Niên cũng buồn ngủ, nằm trong lòng cha, được Phó Cầm Duy bế rất vững chãi, về nhà, đặt Tiểu Tích Niên lên giường, thấy con ngủ say mới ra ngoài.

Phó Cầm Duy theo Lục Ngọc về phòng, nói với cô: “Em muốn vào huyện?” Vừa nãy nhiều người, muốn hỏi lại sợ không tiện.

Bây giờ không có ai, thích hợp cho hai vợ chồng nói chuyện.