Nam Nữ Phụ Sao Phải Bồi Nam Nữ Chính? Chi Bằng Ta Về Với Nhau

Chương 226: Chó chê mèo lắm lông




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Lưu Bàng nghe vậy cũng đành thôi, nhưng vẫn không chế.t tâm, nói: “Vậy chị có muốn mua nhà trong huyện không? Nếu chị muốn, tôi hỏi thăm giúp chị, tốt nhất là ở trong huyện, tôi ăn ké cơm cũng tiện.” Lưu Bàng nửa đùa nửa thật nói.

“Khi nào anh muốn ăn, tôi sẽ nấu cho anh.” Cô cũng biết ơn Lưu Bàng, nếu không có Lưu Bàng dẫn cô vào ngành, sao có thể kiếm được nhiều tiền nhanh như vậy.

Lưu Bàng nói: “Bây giờ giá nhà trong huyện rẻ! Tiền để trong ngân hàng cũng không có lãi tức gì.” Anh ấy không tiếc lời khuyên.

Ở nông thôn nào tiện bằng ở huyện. Lục Ngọc đã kết hôn, anh ấy muốn đi ăn chực cơm đoán chừng cũng sẽ bị những người trong thôn đó chỉ chỉ trỏ trỏ.

Lời này cũng vừa đúng tâm ý của Lục Ngọc, sau này đất đai cải chế, phải thống nhất xây nhà. Chiếm đất tháo dỡ, là thùng vàng đầu tiên trong cuộc đời bao nhiêu người.

Lục Ngọc đã bị thuyết phục: “Nhưng hình như tôi không có tư cách mua nhà trong huyện?”

Hộ khẩu nông thôn giống như cô không mua được nhà trong huyện.

Lưu Bàng vỗ n.g.ự.c nói: “Chuyện này cứ để tôi lo!” Mèo có đường mèo, chó có đường chó, dù sao thì việc gì cũng có cách giải quyết của nó.

Lục Ngọc nghe xong, nói: “Tôi muốn một căn nhà trệt khoảng tám mươi mét vuông là được.” Càng nghĩ càng cảm thấy không tồi, sau này cũng có thể đặt chân trong huyện.

Nhà trệt ở huyện thành đều không có sân. Nhưng có thể có một căn nhà thuộc về mình, đối với rất nhiều người trong huyện mà nói, đều là chuyện xa xỉ.

Dù sao thì rất nhiều người đều sống chung với cha mẹ, một gia đình chen chen chúc chúc, suy cho cùng vẫn không tiện.

Lưu Bàng nghe cô đồng ý, lập tức cười nói: “Cái này đơn giản, nhà hơn tám mươi mét vuông, chỗ Lưu Chương có mấy căn. Sau này tôi xem thử cậu ta có ý muốn bán không.”

Sau đó anh ấy lại cười nói: “Tới lúc đó chúng ta có thể làm hàng xóm rồi!” Vừa nghĩ tới sau này có thể quang minh chính đại ăn chực cơm liền vui.

Lục Ngọc nói: “Vậy thì nhờ anh rồi.”

Lưu Bàng rất để tâm chuyện này, lập tức đi tìm Lưu Chương.

Lưu Chương nghe xong cũng vội vàng nhường ra một căn nhà trong tay. Đối với anh ta mà nói, anh ta có tận mấy căn nhà, không thèm gì, lúc đầu cũng đều là tùy tiện mua.

Nếu thật sự giống như Lưu Bàng nói, Lục Ngọc có thể chuyển tới, anh ta cũng có thể ăn ké chút đồ ngon. Lưu Bàng đã nói mấy lần, Lục Ngọc làm há cảo ngon, anh ấy đã ăn mấy lần, nhưng Lưu Chương thì chưa ăn lần nào. Lưu Bàng xem thường suy nghĩ này của Lưu Chương: “Chỉ vì ăn chút đồ ngon, cậu có tới nỗi vậy không?”

Lưu Chương nghe vậy, lập tức châm chọc nói: “Không phải cậu cũng vì một miếng ăn ngon, mới thuyết phục người ta vào huyện sao? Hai chúng ta chó chê mèo lắm lông!”

Lưu Bàng nói: “Cũng phải, cũng không biết có điều động công việc không?”

“Trước đây cha tôi nói xưởng trưởng của xưởng phân bón còn muốn điều Lục Ngọc tới xưởng phân bón, nhưng hình như bị từ chối rồi.”

Nghe vậy Lưu Bàng cũng không nhắc tới nữa.

Lưu CNgọc Nhiều lần căn dặn: “Ngày mai bày sạp cậu nhất định phải nấu nhiều một chút.”

“Nấu nhiều làm gì?” Lưu Bàng có hơi sợ, anh ấy lấy ra bao nhiêu, bán bấy nhiêu.

Lưu Chương nói: “Dù sao thì cậu làm nhiều chút là được.”

Anh ta mua mười cân mang về hiếu kính cha anh ta, cha anh ta san ra một ít, lấy cho nhà bà nội.

Nhà bà nội anh ta rất giàu có, bà nội sống cùng với chú út.

Chú út với thím út đều sống cuộc sống kiểu tây.

Vừa nhìn thấy họ mang số thịt này tới, nói là không lành mạnh, lại nói không phải thịt ngon. Trên mặt không hề che đậy sự ghét bỏ của mình đối với thịt đầu heo, còn châm biếm vài câu: “Đồ này có người ăn sao?”

Kết quả đợi khi nếm được một miếng, ăn còn khỏe hơn bất cứ ai. Cha anh ta thuật lại cho anh ta nghe, anh ta cũng cảm thấy hả hê.

Chú út với thím út còn truy hỏi: “Khi nào lại mua cho họ một ít?”

Anh ta không hiểu, những người này muốn bắt chước văn hóa nước ngoài gì đó, ngày ngày uống cà phê ăn bánh mì.

Thế này cũng thôi, mấu chốt là họ ăn thì ăn, còn luôn chê bai người khác quê mùa.

Anh ta không phục!