Nam Nữ Phụ Sao Phải Bồi Nam Nữ Chính? Chi Bằng Ta Về Với Nhau

Chương 201: A ă â




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Thấy trưởng thôn dốc sức thúc đẩy chuyện này như vậy, mọi người ít nhiều cũng nể mặt ông ta. Ngày đầu tiên mở lớp, vẫn có rất nhiều người.

Trai gái già trẻ dựa theo tuổi tác khác nhau chia tới các phòng học, học từ bảng chữ cái và nhận mặt chữ cơ bản nhất.

Trẻ nhỏ học nhanh nhất, những người phụ nữ kia học cũng nhanh, chỉ là lúc đọc chữ cái có hơi ngại. Cái gì mà “a” “ă” “â” có hơi ngại nói, nghe rất xấu hổ.

Cũng có phụ nữ trong thôn tiến bộ nhanh, nhưng phụ nữ cả thôn ở đây, nếu xuất sắc quá, há không phải để người ta nói.

Giáo viên dạy ở bên trên.

Người bên dưới lén lút nói chuyện, nói với Tiêu Thái Liên: “Chị xem xem quả nhiên là vợ cậu tư có bản lĩnh!” Nghe nói chuyện này là Lục Ngọc đề nghị với trưởng thôn.

Có thể điều động cả thôn, chuyện này không bình thường.

Tiêu Thái Liên nói: “Đương nhiên, sau này con của hai đứa chắc chắn cũng là sinh viên đại học!” Bà c.h.é.m gió cũng không có bến bờ.

Bây giờ bát tự của đứa nhỏ còn chưa có, đã thổi phồng tương lai là học bá.

Bên phía đàn ông càng khó quản. May mà có trưởng thôn tọa trấn ở đó, mới chấn phục một chút. Người trong thôn là vương giả trong ruộng, quay về học đường, ai cũng biến thành đồng xanh.

Những chữ đó trông giống như hiểu, nhưng tay khó điều khiển, cầm bút còn mất sức hơn cầm cuốc.

Lúc tan lớp, họ nói: “Chữ biết tôi nhưng tôi không biết nó.”

Trưởng thôn nghe vậy, tức giận nói: “Không biết thì học, nào có ai sinh ra đã biết.”

Những người đàn ông này bình thường ở nhà đều la lối om sòm.

Là chủ gia đình, cũng ngại bị mấy đứa nhỏ vượt mặt.

Trưởng thôn lại nói: “Cứ một tháng thi một lần, người có thứ hạng từ ba trở lên đều có thưởng. Người đứng chót, cầm loa trong thôn đọc ba lần mỗi ngày.” Lời trưởng thôn nói không khác gì sấm chớp giữa trời quang, đánh người dân thôn Đại Vũ đến m.ô.n.g lung. Không ngờ trưởng thôn tàn nhẫn như vậy, ai cũng khóc không ra nước mắt. Ngay cả những ông cụ có thái độ ngạo mạn trước đó, trên mặt ai cũng hết đỏ lại xanh.

Đây quả thực là bắt bí thôn dân. Đám người bọn họ đều sỉ diện. Nếu ngày nào cũng cầm loa phát thanh thành tích học tập của họ rất tệ, cả đời này coi như không cất đầu lên nổi.

Đợi khi lên lớp, thanh niên trí thức tới tiếp tục dạy họ, phát hiện trạng thái tinh thần của đám đàn ông rất tốt, còn không biết xảy ra chuyện gì, ánh mắt tò mò nhìn trưởng thôn, trưởng thôn khí định thần nhàn, cực kỳ tự đắc.

Lớp xóa mù chữ đã mở.

Nhưng người trong thôn không thích học tập vẫn rất nhiều.

Ở trước mặt trưởng thôn không dám nói, những cán bộ thôn đó đều không dễ chọc, chỉ có Lục Ngọc trẻ tuổi.

Trước đây, chị Lý bởi vì chuyện cha mẹ Lục Ngọc làm chuồng heo mà không vui.

Thấy Lục Ngọc làm cán bộ, cắp đuôi làm người một khoảng thời gian, bây giờ lại có hơi càn rỡ rồi.

“Theo tôi, học thứ này có ích gì? Không ăn được uống được!”

“Có thời gian đó ngủ một lúc thì tốt biết mấy!” Lời của chị Lý nói đúng lòng của người khác.

Bảo mọi người dậy sớm về khuya làm việc không có vấn đề gì, nhưng chỉ cần vừa lên lớp lại bắt đầu buồn ngủ, dù sao thì không phải đau cổ thì là ê mông, chỗ nào cũng khó chịu!

Người khác cũng không thích học, ngày xưa chỉ cần vụ thu kết thúc, đám phụ nữ có thể dạo chợ, đàn ông tụ tập uống rượu đánh bài, cuộc sống rất tiêu sái.

Bây giờ học từ bảng chữ cái, thật sự không có kiên nhẫn đó, càng lúng túng hơn là trẻ nhỏ học nhanh hơn họ, bảo mặt mũi của đám người lớn bọn họ để đâu?

Vốn dĩ mọi người không có lòng hiếu học mấy, bị chị Lý nói như vậy, càng cảm thấy học tập nhàm chán, lãng phí thời gian.

Dần dần, những người to gan đều bắt đầu trốn tiết.

Sau khi trưởng thôn nghe nói, tức muốn chế.t.

Ngày hôm sau, hung hăng phê bình những người trốn tiết đó, còn nói: “Bảo các người học rõ ràng là vì tốt cho các người, lại giống như hại các người vậy! Trong thôn vừa cho điểm công vừa trả học phí, các người còn không biết trân quý, bùn nhão không dính được tường! Tôi sẽ tra cặn kẽ chuyện này, nếu ai không học, thông báo phê bình.”