Sữa chua
Sữa chua, hay còn gọi là da-ua (yaourt), là sản phẩm được làm từ sữa động vật (sữa bò, sữa dê. Thậm chí sữa lạc đà ở những vùng nuôi lạc đà). Sữa được lên men tạo độ chua thành một món ăn không những ngon miệng mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thích hợp ọi lứa tuổi.
- 1000 ml sữa tươi không đường (sữa bò hoặc sữa dê)
- 1/2 lon sữa đặc có đường (tùy khẩu vị về độ ngọt, có thể dùng ít hoặc nhiều hơn)
- 80 - 100 ml sữa chua để làm men cái
- Một nhúm muối nhỏ
- Một chút tinh chất va ni (tuỳ thích)
Cho 10 hũ sữa chua dung tích 125 ml
1 Lọ/ hũ rửa sạch, có thể cho vào nồi luộc để tiệt trùng. Úp ngược cho khô.
2 Hòa tan sữa đặc với sữa tươi. Nếm vừa độ ngọt. Cho chút muối và va ni khuấy đều. Cho sữa lên bếp nấu đến khoảng 40°C.
3 Đổ hộp sữa chua vào sữa ấm. Khuấy đều. Rót ra lọ/ hũ.
Nếu có lò nướng
4 Xếp các lọ/ hũ sữa vào khay nướng. Vặn lò 100°C khoảng 5 phút. Đặt khay sữa chua vào.
5 Đun sôi chút nước pha với nước lạnh thành nước nóng già (khoảng 50°C). Đổ nước đầy khay nướng. Đóng cửa lò nướng, ủ trong 6 - 8 giờ. Cứ cách 2 - 3 giờ lại vận lò 100°C khoảng 3 - 4 phút cho nhiệt độ ủ tăng, men dễ hoạt động.
6 Khi sữa chua đông và đủ độ chua, lấy ra khỏi lò, cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Nếu không có lò nướng
7 Xếp các lọ/ hũ sữa vào thùng xốp hoặc một chiếc nồi lớn.
8 Pha nước ấm khoảng 50°C và đổ ngập đến 1/2 ly sữa. Đậy nắp thùng xốp hoặc nồi, để khoảng 8 giờ hoặc qua đêm nếu làm từ tối. Nếu dùng nồi kim loại để ủ cần lưu ý canh chừng khi nào nước nguội bớt thì thêm một chút nước nóng để nhiệt độ nước ủ đạt yêu cầu en hoạt động gây chua.
Có thể thêm trái cây cắt nhỏ để làm sữa chua vị trái cây tùy thích.
Bánh bông lan bơ
Với những nguyên liệu cơ bản bơ, đường, trứng, bột, thêm một số nguyên liệu tạo hương vị (như va ni) và độ mềm (như sữa tươi, nước trái cây), bánh bông lan bơ quen thuộc và dễ ăn với mọi thành viên trong gia đình. Bánh nở nhờ thành phần bột nở và cảm giác “nặng” hơn các loại bánh ga-tô kem thông thường. Thích hợp dùng kèm trà, cà phê hoặc dùng trong bữa sáng với sữa tươi và trái cây.
- 120 g bơ để mềm
- 175 g đường
- 3 trứng
- 175 g bột mỳ SRF (self-rising flour) hoặc 170 g bột mỳ đa dụng + 5 g bột nở
- 120 ml sữa tươi không đường
- 1/2 thìa cà phê nước cốt chanh
- Một chút va ni
- Một chút muối
Cho một khuôn bundt có đường kính 20 cm, khuôn 6 chiếc loại vừa hay từng chiếc bánh cupcake nhỏ
1 Chuẩn bị khuôn: Với khuôn cupcake nhỏ thì dùng cake liner. Với khuôn bundt (loại khuôn có trụ ở giữa) hoặc khuôn nhiều chi tiết thì chống dính bằng cách quét bơ vào lòng khuôn, rắc bột bám một lớp mỏng, gỡ bỏ bột thừa.
2 Sữa và nước cốt chanh khuấy đều. Để nghỉ khoảng 15 phút. Trộn đều bột, muối và bột nở (nếu dùng bột mỳ đa dụng). Làm nóng lò nhiệt độ 165°C.
3 Dùng máy đánh trứng đánh bơ và đường đến khi đường tan, bơ chuyển sang màu trắng ngà. Thêm từng quả trứng, đánh đều. Cho va ni và đánh tiếp.
4 Cho khoảng 1/3 lượng bột vào hỗn hợp, đánh cho đồng nhất. Cho khoảng 1/3 lượng sữa và tiếp tục trộn đều bằng máy. Lặp lại cho đến khi hết bột và sữa
5 Đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị. Lưu ý không đổ bột quá 2/3 chiều cao của khuôn. Với những loại khuôn nhiều chi tiết, có thể đổ bột cao đến khoảng 3/4 khuôn.
6 Nướng bánh trong lò đã được làm nóng, thời gian khoảng 50 phút ột chiếc bánh lớn, hoặc 40 phút cho những chiếc bánh nhỏ hơn.
7 Khi bánh chín, lấy ra khỏi lò. Úp ngược bánh lên khay có rãnh để bánh nguội dần.
Bánh bông lan bơ chanh
Chỉ một chút biến tấu với công thức bánh bông lan cổ điển trên, ta sẽ có những chiếc bánhbông lan thơm hương vị ngai ngái của chanh vàng (có thể thay bằng chanh xanh).
- 350 g bơ để mềm
- 330 g đường
- 6 trứng
- 350 g bột mỳ đa dụng
- 3 g bột nở
- 240 ml sữa tươi không đường
- Vỏ chanh vàng nạo nhuyễn (1 quả)
- 5 ml tinh chất chanh
- Một nhúm muối
XI RÔ
- 70 g đường
- 60 ml nước cốt chanh vàng
Cho một khuôn bánh có đường kính khoảng 20 - 22 cm hoặc 14 - 16 chiếc bánh nhỏ
1 Dùng khuôn kim loại, thoa một lớp bơ lạnh, rắc bột cho bám đều khắp lòng khuôn, gỡ bỏ bột thừa.
2 Trộn đều bột mỳ, bột nở và muối
3 Đánh bơ và 330 g đường cho đến khi hỗn hợp có màu ngà vàng. Cho từng quả trứng, đánh đều. Giảm tốc độ máy đánh trứng.
4 Chia bột làm 4 phần, chia sữa làm 3 phần. Cho từ từ bột vào hỗn hợp bơ đường trứng. Cho sữa đánh đều. Tiếp tục cho bột, đánh tiếp. Cho sữa. Cứ như vậy, sau cùng, cho phần bột còn lại trộn thật đều bằng máy. Cho vỏ chanh nạo nhuyễn và tinh chất chanh.
5 Làm nóng lò ở 175°C. Đổ bột vào khuôn. Lưu ý không đổ bột cao quá 2/3 chiều cao khuôn. Nướng 60 - 75 phút tùy theo độ dày và chiều cao của bánh. Ví dụ, nướng trong khuôn bundt đường kính 22 cm, bột cao 5 - 7 cm thì bánh sẽ vừa chín trong khoảng 50 phút. Nhưng nếu khuôn lớn hơn, bánh cao hơn thì thời gian sẽ dài hơn. Khuôn cupcake từng chiếc nhỏ sẽ chín trong thời gian 35 - 40 phút.
6 Trong khi nướng bánh, chuẩn bị phần xi-rô (syrup): cho 70 g đường còn lại và nước cốt chanh vào xoong nhỏ. Đặt lên bếp nấu, khuấy đều đến khi đường tan hết.
7 Khi bánh chín, lập tức lấy ra khỏi khuôn, dùng chổi nhúng vào hỗn hợp xi-rô và quết lên bánh.
Ngày Gia Đình
Mỗi buổi con tan học, bước chân vào đến nhà, đón con bao giờ cũng là câu hỏi quen thuộc của mẹ: “
Hôm nay ở trường có gì vui? ” Đôi khi con hào hứng kể ngay, cũng có khi mệt quá, “Mẹ cho con nghỉ tí đã”... Nếu “nghỉ tí đã” thì hai mẹ con sẽ nói về những chuyện đó trong lúc con uống nước hoặc ăn tạm mấy món lót dạ trước bữa chiều.
Đầu năm học, con và các bạn khối lớp Hai mỗi người trồng một cây cà chua. Giờ đã ra quả chín. Thế là gần đây cây cà chua được quan tâm lắm, nhất là những hôm có đến hai giờ các con ra vườn trường chăm sóc và vẽ hoặc mô tả từng bước phát triển của cây.
Đầu tuần, mẹ đến trường con họp phụ huynh và dự giờ kiêm luôn nghe nhạc hội do các con biểu diễn. Lớp học thật sinh dộng với bao tranh màu nước treo trên tường cuối lớp. Từng ấy bức tranh, từng ấy tác phẩm đẹp thể hiện tâm hồn, suy nghĩ của các con, nhưng đằng sau đó là từng ấy bộ quần áo, giày, mũ lấm lem màu nước. Các con vui trên lớp, các mẹ ở nhà chuẩn bị tinh thần giặt đồ. Các cô giáo vất vả hướng dẫn. Đấy là bức tranh toàn cảnh.
Đứng ngoài hành lang theo dõi cô trò dạy nhau học. Trời nóng nhưng hành lang sàn gỗ thoáng mát vì ở trên tầng hai. Sàn sạch bóng. Sát tường có mấy giá sắt và kệ đựng đồ của các con. Chiếc giá phơi khăn lau luôn thu hút mẹ. Những chiếc khăn đó là để các con tự lau bàn ghế và sàn phòng học, hành lang, cửa sổ, cửa ra vào của lớp. Chiếc bồn inox dài có 4 - 5 vòi nước được đặt ngay trước lớp, tiện rửa tay, giặt khăn.
Mỗi lần đến thăm trường, dự một số giờ giảng hay tham gia hoạt động nào đó, mẹ lại thu được những mảnh ghép. Dù nhỏ dù lớn, dù tích cực hay đôi khi thoáng chút tiêu cực, nó cũng ẹ một bức tranh gần như toàn cảnh về cuộc sống, sự phát triển của con, để biết rằng mình cần cùng con điều chỉnh những gì...
Có lẽ, với các bà mẹ, Ngày Gia đình là ngày đáng nhớ, đáng chúc mừng nhất trong các ngày lễ, sau Tết Nguyên Đán. Cũng mừng là những năm gần đây Việt Nam có một ngày gọi là Ngày Gia đình Việt Nam. Khi các cặp đôi đám cưới rồi cũng phải thành một gia đình với những đứa trẻ... thì ngày dành riêng cho gia đình là một ngày nên có và đáng được quan tâm.
Con gái dùng bút viết lên vải của chị để vẽ tặng mẹ bức tranh chủ đề Mùa Đông khi thấy “mẹ sắp hết pin” giữa thời tiết nóng. Ước gì ngay lúc này được đứng dưới trời tuyết.
Hai mươi tám tháng Sáu. Vài năm gần đây, năm nào cũng có một chiếc bánh để chúc mừng.
Còn năm nay...
Ngày Gia đình Việt Nam trôi qua, chiếc bánh quy “khổng lồ” cũng đã được từng người trong nhà thưởng thức hết, nhưng có lẽ các con sẽ nhớ vì sao chiếc bánh tròn bị mẹ cắt ra từng miếng nhỏ. Không chỉ để hai đứa chơi trò ghép hình, mà con có thể hiểu thêm rằng cuộc sống là những mảnh ghép nhỏ. Gia đình cũng vậy. Những mảnh ghép có thể là cảm xúc yêu thương hay vui buồn hờn giận, nhưng đó là sự muôn màu của cuộc sống. Có những cảm giác ấy, hạnh phúc gặt hái được mới tròn đầy ý nghĩa.
Pancake
Pancake là một món bánh đặc biệt có thể dùng làm bữa sáng, thậm chí thành món tráng miệng. Cũng như choux, pancake có khi được làm thành vị mặn hoặc ngọt tùy theo sở thích.
- 190 g bột mỳ đa dụng
- 5 g bột nở
- 5 g muối
- 10 g đường
- 300 ml sữa tươi không đường
- 1 trứng
- 50 g bơ
- Một chút va ni
- Bột mỳ trộn đều với bột nở.
1 Sữa tươi và bơ cho vào nồi, làm ấm đến nhiệt độ khoảng 40°C (ấm tay), đủ để bơ tan chảy nhưng không quá nóng. Cho muối, đường, va ni. Khuấy đều.
2 Đổ hỗn hợp sữa vào bột. Thêm trứng và khuấy đều.
3 Dùng chảo chiên chống dính. Khi chảo nóng, đổ 1 muôi bột, láng cho tròn. Lật bánh khi bột sủi bọt mặt trên và mặt kia đã chín vàng. Khi bánh đã chín cả hai mặt, dùng nóng với một lát bơ lạnh và xi-rô maple hoặc mật ong.
Doughnut
Bánh doughnut, hay còn gọi donut, là một loại bánh mỳ ngọt được ủ bằng men và làm chín bằng cách chiên vàng. Bánh có thể có nhân kem, nhân mứt hoặc nhân sô-cô-la. Hình thức bánh đa dạng, có thế là hình vòng, hình thuôn dài hoặc hình xoắn tuỳ theo tên gọi.
- 450 g bột mỳ đa dụng
- 5 g men nở instant yeast
- 100 g đường
- 3 g muối
- 30 ml nước
- 180 ml sữa tươi không đường
- 1 trứng
- 35 g bơ chảy, để nguội
ĐƯỜNG ICING
- 40 g bơ
- 120 g đường xay
- 30 ml nước nóng 70 - 80°C
CHOCOLATE GANACHE
- 50 ml kem tươi
- 70 g sô-cô-la
1 Đường icing: Bơ đun chảy, cho đường xay vào khuấy đều. Cho từ từ từng thìa nước nóng, khuấy đến khi hỗn hợp sánh, không quá loãng, cùng không quá đặc.
Chocoiate ganache: Sô-cô-la thái nhỏ, cho cùng kem tươi vào tô chịu nhiệt. Cho vào lò vi ba công suất 600 W, làm nóng khoảng 1 phút, khuấy đều cho tan.
2 Trộn đều phần nguyên liệu khô: bột mỳ, men, đường, muối. Chuẩn bị phần nguyên liệu ướt: nước, sữa, trứng và bơ. Cho hỗn hợp ướt vào hỗn hợp khô, trộn đều và nhồi đến khi bột dai và mịn.
3 Ủ bột 50 - 60 phút trong tô tráng qua một lớp dầu ăn, bên trên đậy khăn ẩm. Nếu thời tiết ấm áp, có thể chỉ cần 40 phút là bột đã nở đạt yêu cầu.
4 Đổ bột ra bàn đã rắc bột mỳ, ấn nhẹ cho xẹp khí. Cán bột dày 1 - 1,2 cm, lấy khuôn cắt từng chiếc. Vo tròn phần bột ngoài viền, cán tiếp và cắt cho đến khi hết bột. Phần bột cắt giữa bánh có thể chiên thành bánh nhỏ. Đặt lên khay có thoa dầu ăn chống dính, đậy bằng khăn ẩm, ủ tiếp khoảng 20 phút nữa.
5 Chiên ngập dầu trong chảo. Vớt bánh, đặt trên giấy thấm dầu cho ráo. Nhúng vào hỗn hợp đường icing hoặc sô-cô-la. Rắc kẹo trang trí tuỳ thích. Đợi tới khi lớp đường/ sô-cô-la đông cứng lại là có thể thưởng thức.
Nêu không thích bánh có vị ngọt nhiều, có thể để nguyên không nhúng icing và sô-cô-la, hoặc rắc đường bột.
Bánh mỳ trái đào
Loại bánh mỳ có hình dáng trái đào, biểu tượng của sự trường thọ, thích hợp với các dịp lễ dành cho người cao tuổi, hoặc đơn giản là bánh mỳ dùng kèm trong bữa ăn sum họp gia đình cuối tuần, có thể kẹp
trứng, thịt nguội dành cho bữa sáng hay làm bánh mỳ nóng kẹp chút bơ mặn.
- 300 g bột mỳ dai
- 5 g men nở instant yeast
- 6 g muối
- 5 g đường
- 185 ml nước ấm (khoảng 40°C)
- 10 g bơ, để mềm
Cho 8 chiếc bánh mỳ hình trái đào
1 Trộn tất cả nguyên liệu trừ bơ. Nhồi bột thành khối mịn, cho bơ và nhồi tiếp vài phút. Dùng tay kéo dài miếng bột, khi có thể kéo thành màng mỏng là bột đã đủ dai. Vo tròn khối bột, đặt vào tô có dung tích lớn hơn 3 lần thể tích bột. Đậy khăn ẩm hoặc ni-lông, đặt vào nơi ấm áp. Ủ 60 phút hoặc đến khi thể tích bột tăng gấp đôi.
2 Đổ bột ra bàn hoặc khay, đâm nhẹ cho xẹp bọt khí. Chia bột thành 8 phần bằng nhau. Vo tròn, dùng khăn ẩm đậy cho bề mặt bột khỏi khô. Để nghỉ 15 phút trước khi tạo hình bánh.
3 Vo lại bột thật tròn, xếp lên khay. Đậy bột bằng khăn ẩm. Ủ 25 phút. Làm nóng lò nhiệt độ 230°C trước khoảng 15 phút,
4 Dùng đũa ấn vào giữa khối bột tạo hình ảnh trái đào. Quét một lớp nước lên bề mặt từng chiếc bánh. Rây bột mỳ lên trên mặt bánh.
5 Sau khi lò đạt nhiệt độ yêu cầu, cho khay bánh vào nướng khoảng 13 phút đến khi bánh vàng đều, nở xốp. Lấy bánh ra khỏi khay nướng, xếp lên giá cho nguội. Ngoài việc tạo hình trái đào, có thể nướng trong khuôn bánh mỳ hình chữ nhật (loaf pan), khi dùng cắt lát mỏng như bánh mỳ gối.