Thời gian gϊếŧ chết mọi thứ và con người cũng không thể tránh được, không có thứ gì là trường sinh bất tử.
Năm Thái Đế thứ sáu Thái Thượng Hoàng băng hà.
Năm Thái Đế thứ tám sau khi từ cung trở về trước là sau binh biến là Tể Tướng Tây Quốc qua đời.
Năm Thái Đế thứ chín biên cương Bắc Châu căng thẳng, Lang Quốc thật sự cùng Vưu Các liên quân đem quân sang đánh, Hoắc Thái Đế năm ấy mang theo Đại Hoàng tử khi ấy vừa tròn mười bốn tuổi xuất chinh, đánh ba ngày ba đêm toàn thắng trở về. Nhưng thời điểm ấy Hoàng Hậu đang mang thai Thất Hoàng Tử nên Hoắc Thái Đế không để lộ ra vì lo lắng, hóa ra Khổng tướng quân đã tử trận, sau này khi mọi thứ ổn thỏa nàng mới biết.
Năm Thái Đế thứ mười Ngũ công chúa cùng toán quân nữ binh đầu tiên của Tây Quốc anh dũng hy sinh giữ vững biên cương phía Tây, toàn bộ binh sĩ phía Tây được lệnh đồng loạt dẹp yên đám giặc cỏ, nợ máu phải trả bằng máu. Ngũ công chúa từ ngày đi đến biên cương không quản khó khăn theo đúng căn dặn của Hoàng Thượng dành toàn bộ tâm huyết tạo dựng được một đội toàn bộ là nữ nhân, nàng rong ruổi trên biên cương đánh thắng nhiều trận được phong hiệu Tướng Quân, nàng một đời cô độc vì Tây Quốc. Nhưng Cảnh Vân vẫn luôn rõ ngày đó Ngũ công chúa rời đi là vì Trình tướng quân người đã cứu Ngũ công chúa trong trận binh biến, chỉ là Trình tướng quân vốn đã có thê tử, Ngũ công chúa sau đêm tự mình dằn vặt liền dứt khoát sẽ không yêu bất cứ ai mà một lòng vì Tây Quốc.
Năm Thái Đế thứ mười sáu thư mật gửi đến, Án Sát Sứ Bắc Châu Lương Thạch Dũng qua đời vì bạo bệnh.
Năm Thái Đế thứ mười bảy thư mật gửi đến Âm Tư Sư Phụ rời trần gian do tuổi đã cao.
Năm Thái Đế thứ mười tám thư mật lần nữa gửi đến Hải Hòa ra biển không may gặp trận bão lớn không thể trở về.
Năm Thái Đế thứ mười chín biên cương lại lần nữa sục sôi, Mạc tướng quân ở phía đông tử trận, Thường tướng quân trọng thương trở về, sau ấy liền cáo lão rời quân doanh về quê nhà.
Năm Thái Đế thứ hai mươi Đại Hoàng tử, Nhị Hoàng tử cùng xuất binh lên phía bắc, Hoàng Hậu nhiều đêm lo lắng không an giấc liền bệnh nặng hôn mê nhiều ngày, mọi người ngày đêm túc trực Hoàng Thượng dừng thượng triều hai ngày.
Năm Thái Đế thứ hai mươi hai Yến Lâu Trại truyền tin A Kiệt qua đời.
Năm Thái Đế thứ hai mươi hai A Cao cùng A Lân lần lượt rời đi.
Năm Thái Đế thứ hai mươi ba Cảnh Vân nhìn chiếc hộp trong tay nơi chứa những bức thư mật báo về nàng bỗng thấy đau lòng thời gian tàn nhẫn biết bao, Hoắc Thái Đế nắm chặt tay nàng như an ủi.
Năm Thái Đế thứ hai mươi tư Mã phu nhân tức mẫu thân của Hoàng Hậu qua đời do tuổi cao sức yếu.
Năm Thái Đế thứ hai mươi lăm Lý công công người hầu hạ thân cận của Hoắc Tông Đế qua đời do tuổi cao sức yếu.
Năm Thái Đế thứ hai mươi sáu Trân ma ma người bên cạnh Thái Hậu, Hàn ma ma người từng hầu hạ Cảnh Vân nhưng vì lớn tuổi nên đã xin xuất cung trở về quê nhà lần lượt ra đi.
Năm Thái Đế thứ hai mười tám sau hai năm nàng mới nhận được thư mật Minh thúc người từng giúp đỡ đội Dạ Ảnh những ngày đầu, sau ấy gia nhập Dạ Ảnh làm người trợ giúp phía sau cũng qua đời.
Năm Thái Đế thứ ba mươi hai Cao Thi Tịnh sau khi xuất gia gọi là Thu Du qua đời tại chùa, Cảnh Vân nhận bức thư này thì không quá đau lòng nàng vốn muốn lấy mạng nàng ta để trả lại cho A Mẫn nhưng rồi lại buông tay, đời người không phải không thể xóa bỏ hận thù.
Năm Thái Đế thứ ba mươi chín sau hơn bốn mươi năm bọn họ cuối cùng cũng tìm ra Truy Vu hắn ta lần nữa đem quân nổi dậy, nhưng trong những năm qua Hoắc Thái Đế luôn ghi nhớ, luôn đề phòng nên chuyện này như lẽ đương nhiên Truy Vu bại trận nhanh chóng bị bắt về xử trảm thị uy.
Từ đó về sau Cảnh Vân không còn nhận được thư mật nữa điều ấy chính là muốn nhắc nhở nàng hóa ra những người quan trọng của trận binh biến năm ấy đều đã rời đi, tất cả đều đã rời đi.
Hiện tại là năm Thái Đế thứ bốn mươi Cảnh Vân lâm bệnh nặng, nàng cảm nhận được bản thân đã thật sự già nua rồi, đã đến lúc rời đi được rồi.
"Hoàng Thượng một đời bên người ta đã đều niếm trải đủ tư vị hỷ nộ ái ố nhưng ta không hối hận, ta thật sự chưa từng hối hận vì được đến đây, vì được gặp người, vì được cùng người sánh vai, cùng người gây dựng Tây Quốc." Cảnh Vân nước mắt đã rơi nàng có lẽ sẽ khó qua được đêm nay, nàng phải bỏ lại người nam nhân này một mình chống chọi với sự cô đơn: "Uy Thần chàng chính là ánh dương của ta, ta xin lỗi vì không thể cùng chàng bước thêm được nữa, đừng lo dù rời đi trước nhưng ta sẽ đợi chàng ở cầu nại hà, ta sẽ không để bị lạc mất chàng." Những lời nói cuối đời của Hoàng Hậu không mang theo bất cứ quy củ nào của Hoàng Cung mà chỉ là lời nói của một vị thê tử gửi tới tướng công của mình.
Hoắc Uy Thần ôm chặt lấy nàng nam nhân sao lại không rơi nước mắt, quy định nào bắt buộc Hoàng Đế phải vô tình: "Được nàng yên tâm ta sau khi giải quyết ổn thỏa mọi chuyện nơi này sẽ đến tìm nàng, sớm thôi nàng đừng vội mà bước qua cầu nại hà trước ta, đừng để lạc ta."
Ngày hai mươi tháng sáu năm Thái Đế thứ bốn mươi Hoàng Hậu Mã Cảnh Vân qua đời tại Thanh Ninh Cung, Hoắc Thái Đế phái Đại Hoàng Tử Hoắc Uy Phong, Nhị Hoàng Tử Hoắc Uy Văn, Thất Hoàng Tử Hoắc Uy Chân, Đại Công Chúa Hoắc Cảnh Duệ, Bát Công Chúa Hoắc Cảnh Lạc mặc áo tang để tang, ngày nàng rời trần gian cũng vừa tròn bốn mươi năm Thái Đế lên ngôi.
Năm Thái Đế thứ bốn mươi ba thời điểm kết thúc ba năm để tang Hoàng Hậu, Hoắc Thái Đế triệu ba vị hoàng tử, Đại Hoàng Tử được phong Hòa Vương nắm binh quyền phía Nam, Nhị Hoàng Tử phong Nhị Vương nắm binh quyền phía Bắc, và Thái Tử là Thất Hoàng Tử.
Cả ba nhi tử được Cảnh Vân giáo dục rất tốt điều mà Hoắc Uy Thần luôn tự hào vì nhi tử của hắn không tranh quyền đoạt vị mà âm thâm xây dựng bè phái chỉ đợi ngày hắn băng hà là mang quân đánh chém nhau, vì sao hắn dám khẳng định vậy cũng chính là nhờ Dạ Ảnh đội quân mà Cảnh Vân tuyệt đối không tiết lộ cho bất cứ ai biết trong cung ngoại trừ Hoắc Thái Đế, Hoàng Hậu biết thì Dạ Ảnh chính là không tồn tại.
Không ai rõ cuộc trò chuyện ngày đó là gì nhưng Thái Đế năm thứ bốn mươi bốn Hoắc Thái Đế thoái vị, Thái Tử Hoắc Uy Chân kế vị lấy niên hiệu Hoắc Thành Đế
Hoắc Thái Đế rời kinh đi theo Đông Lộ về phía Điện Cẩm Chương an dưỡng tuổi già.
Hoắc Thành Đế năm thứ ba Thái Thượng Hoàng Hoắc Thái Đế băng hà.
Kế thúc một kiếp người, trước khi rời trần gian Hoắc Thái Đế đã vẽ một bức tranh một nữ nhân thân mặc giáp chỉ cần nhìn vào ai cũng có thể nhận ra đó là Hoàng Hậu ngày còn trẻ người uy phong đến độ còn được phong làm Tướng Quân, công lao được lưu truyền muôn đời, nhưng đối với Hoắc Thái Đế thì đây là hình ảnh hắn đau lòng nhất cũng như ghi nhớ lâu nhất, nàng vì hắn dù biết bản thân mang thai, nhưng vẫn quyết mang trên mình bộ giáp chiến đánh thẳng vào Trung Lộ hộ giá cứu nguy.
Đây là hình ảnh tại thời điểm nàng xuống ngựa bước đến bên hắn với nụ cười thắng lợi.
Bên cầu nại hà một nữ nhân vẫn luôn chờ đợi một nam nhân, đến khi hai người gặp được nhau ánh mắt vẫn như ngày cũ thập phần tràn ngập yêu thương, cùng nhau nắm tay đi qua cầu nại hà, nguyện không để lạc mất nhau.
KẾT THÚC.
Lời kết: Cảm ơn mọi người đã đồng hành với mình đến ngày hôm nay, cảm ơn sự ủng hộ của các bạn đọc, với cái kết này mọi người đừng cảm thấy buồn, đời người ai cũng sẽ phải trải qua sinh lão bệnh tử mỗi một nhân vật trong truyện đều sống hết mình với đời, họ hi sinh chắc chắn sẽ không quá hối tiếc, việc mình lựa chọn cái kết toàn mùi tang thương này thật ra mình cảm thấy nó đó mới là cái kết thực tế.