Mưu Trí Thời Tần Hán

Quyển 3 - Chương 36





Trong vũ đài chính trị niên giám Trinh Quán đã giành được thành tựu to lớn, ngoài việc mở mang một loạt chính sách thực hiện trong quốc nội thì ở vùng biên cương cũng bình ổn xây dựng mối quan hệ mật thiết. Mà sự yên ổn ở vùng biên cương chính là thành quả của việc Lý Thế Dân áp dụng những mưu kế sâu xa kỳ diệu.
Trung kỳ thế kỷ thứ VI, dân tộc Đột Quyết bắt đầu mở rộng tiến về phía tây (nay là nước Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ) xây dựng một đế quốc hùng mạnh. Năm 582 (thời kỳ Tùy Văn Đế) đế quốc Đột Quyết chia làm hai bộ: Một bộ ở phía đông, một bộ ở phía tây. Tùy Văn Đế áp dụng kế "lợi dụng mâu thuẫn giữa các dân tộc để tiêu diệt lực lượng", khiến cho tộc Đột Quyết ở phía đông phải quy phục xưng thần với người Hán. Nhưng sau đó, vùng Trung Nguyên rơi vào cục diện hỗn chiến, sau khi triều Đường kiến lập trong một thời gian dài cũng xảy ra các cuộc tranh đoạt vương quyền trong triều. Tộc Đột Quyết ở phía đông lại nhân cơ hội đó nhảy vào xâm lược gây nên mối nguy hiểm lớn cho sinh mệnh tài sản và sự phát triển kinh tế của nhà Đường. Phải đối diện sự đe dọa của tộc Đột Quyết nên nhà Đường thỉnh cầu xin hòa.
Nào ngờ tộc Đột Quyết lúc thế này lúc thế kia, không đánh cũng không hòa, họ tự dựa vào ý nguyện của mình thích làm gì thì làm.
Năm 626, lúc mới bắt đầu lên ngôi hoàng đế, Lý Thế Dân bắt tay vào việc xây dựng một xã hội phồn vinh, đương nhiên hy vọng có thể tiêu trừ tai họa do tộc Đột Quyết mang đến. Do đó Lý Thế Dân luôn luôn vắt óc suy nghĩ tới vấn đề này.
Tháng 10 năm đó, hai Khả hãn của tộc Đột Quyết là: Hiệt Lợi và Đột Lợi cùng nhau hợp binh dẫn 10 vạn kỵ binh một lần nữa lại xâm lược vào lãnh thổ nhà Đường. Đường Thái Tông hạ chiếu lệnh cho Uất Trì Kính Đức thống lĩnh quân đội đi ngăn cản. Tại Kinh Dương, Khả hãn Đột Lợi bị Uất Trì Kính Đức giết chết, còn Khả hãn Hiệt Lợi thống lĩnh binh mã vòng ra hậu tuyến của Uất Trì Kính Đức, với tốc độ nhanh chóng bọn chúng tiến vào kinh đô Trường An, chỉ còn cách Canh Kiều không xa.

Đám quần thần thấy quân lính Đột Quyết hùng mạnh hung tợn, ai nấy đều hoang mang. Bọn họ liên tiếp thỉnh cầu Đường Thái Tông gấp rút thu binh, kịp thời trốn chạy. Chỉ cần quyết thủ giữ thành Trường An, giúp cho đô thành khỏi bị cảnh xáo động còn các đô thành khác bỏ lại đó cũng là cái may trong cái rủi rồi.
Đối mặt với cục diện biến động, Đường Thái Tông kiên quyết giữ vững ý chí. Ông nói: "Trẫm cho các khanh biết, trẫm không sợ bọn chúng". Hóa ra, qua thời gian suy nghĩ lâu dài ông đã cho rằng: Đối với đế quốc Đại Đường có lãnh thổ bao la rộng lớn, văn hóa anh minh đương nhiên tộc Đột Quyết không thể không đố kỵ, họ cũng có tâm trạng "ăn trộm sợ bị phát hiện". Nếu như bỏ lại các địa bàn khác chỉ giữ lại đô thành Trường An, thì đất đai phì nhiêu của vùng Trung Nguyên sẽ gặp cảnh náo động, huống hồ dựa vào tình hình này tộc Đột Quyết sẽ nhận ra sự nhu nhược của triều Đường, như vậy cái họa bị tộc Đột Quyết xâm lược sẽ vĩnh viễn không bao giờ bị tiêu trừ. Vì vậy chỉ cần làm cho tộc Đột Quyết hiểu rằng: Triều Đường không hề sợ hãi, trong lòng nhân dân Hán luôn tràn ngập dũng khí và lòng tin chiến thắng, thề chết để bảo vệ quyền và lợi ích của đế quốc Đại Đường, vạn nhất đánh đuổi tộc Đột Quyết và làm cho chúng vĩnh viễn không dám xâm lấn biên cương nhà Đường.
Phân tích của Đường Thái Tông vô cùng chính xác. Khả hãn Hiệt Lợi tuy mạnh mồm nói sẽ chạy đến Canh Kiều nhưng không dám cho binh lính cướp đoạt, càng không dám tấn công vào thành Trường An. Để thăm dò hư thực, ông ta phái tướng lĩnh tâm phúc là Chấp Thất Tư Lực vào Trường An dò la.
Đường Thái Tông triệu kiến Chấp Thất Tư Lực, hỏi anh ta tại sao lại làm gia binh. Tư Lực đáp: "Tiền và vải của thượng quốc cung cấp không định mức tuổi tác, hoặc làm hoặc bỏ, không cần thành ý, vì vậy hai Khả hãn của tệ quốc đã dẫn binh đến đây xin thỉnh mệnh".
Phải đối mặt với sứ thần gian nịnh như vậy, ông không hề biến sắc mà phẫn nộ hét lên: "Trẫm và Khả hãn của ngươi từng hẹn ước hòa bình thân thiện, từng tặng lụa vàng trước sau đều không tính. Nay Khả hãn tự quay lưng vào hẹn ước, dẫn binh xâm lấn, ông ta sai ta đúng, vậy mà còn dám sai sứ đến thăm trẫm! Trẫm thiết nghĩ ông ta đã cứ trú tại lãnh địa của mình, hợp với lòng dân, tại sao lại quên đi ân đức, tự mình khoa trương, đầu tiên phải chặt đầu tướng lĩnh của ông ta, sau đó sẽ giao chiến, xem ông ta có chiến thắng binh lính của trẫm được không?".
Chấp Thất Tư Lực nghe thấy khẩu khí của Lý Thế Dân rất nghiêm túc, không hề nói đùa, thấy mình sắp bị họa chém đầu nên sợ hãi quỳ xuống xin tha mạng.
Cùng lúc đó có đại thần xin khải tấu: "Hai nước giao tranh, không nên giết sứ thần, xin bệ hạ mở lòng khoan dung mà tha cho tội chết". Đường Thái Tông cố ý hét to: "Trẫm hà tất phải bắt giết sứ thần, trẫm chỉ miệt thị hắn vài lời, chẳng phải đã khoan dung đó ư?". Sau đó ông quay lại nói với Chấp Thất Tư Lực: "Cứ để tạm thủ cấp của ngươi ở đấy, xem ra trẫm phải đích thân chỉ huy, xem ai đúng ai sai sau đó mới chặt đầu ngươi". Đường Thái Tông sai tả hữu lôi Chấp Thất Tư Lực ra khỏi đại điện tống vào nhà lao. Thật ra ông âm thầm sai người để cho Chấp Thất Tư Lực trốn khỏi nhà lao.
Xử lý xong việc sứ thần của tộc Đột Quyết, Đường Thái Tông triệu tập một số cấm binh, ông mặc giáp cưỡi ngựa rồi dẫn 6 kỵ binh đi theo lối cửa Huyền Vũ, chạy qua sông Vị Thủy. Hiệt Lợi ngồi trong doanh trại đợi chờ tin tức, thấy Chấp Thất Tư Lực bộ dạng tả tơi, mặt mày tái mét trở về báo cáo tình hình dũng mãnh của Đường Thái Tông, thì trong lòng đã run sợ, ngay lúc đó lại có người vào cấp báo: "Đường Thái Tông đến rồi". Hiệt Lợi sợ hãi nhảy lên mình ngựa ra khỏi doanh trại nghênh chiến.

Trước mặt Hiệt Lợi là 6 kỵ binh, người đi tiên phong đội mũ vàng quả nhiên là hoàng đế Đại Đường. Đang lúc hoang mang bất định thì hoàng đế Đại Đường hét to: "Hiệt Lợi Khả hãn, trẫm và khanh đã từng hẹn ước, thề không xâm phạm lẫn nhau, mấy năm gần đây khanh nhiều lần bội ước, trẫm đang muốn hỏi tội, nay lại còn dẫn binh xâm lược, muốn chuốc lấy cái chết ư?" .
Nói đến đây, ông vung roi quất vào không trung: "Hoàng thiên tại thượng , triều đình ta không hề phụ Khả hãn, chỉ có Khả hãn phụ ta, phụ ta tức là phụ trời, thử hỏi hành vi đó đúng hay sai?".
Nghe vậy, Hiệt Lợi kinh hãi trong lòng. Lại thấy những chiến binh đi theo Lý Thế Dân rất hiên ngang dũng mãnh, bóng dáng Lý Thế Dân lồng lộng.
Lúc đó lại nghe tiếng rầm rầm, cờ xí rợp trời, quân Đường đông đúc, các tướng lĩnh chuẩn bị tư thế đánh trận, xếp hàng dài như rắn. Hiệt Lợi mặt mày biến sắc, vội vàng quất ngựa chạy về doanh trại đóng cửa trấn thủ.
Đường Thái Tông ngồi yên trên ngựa chờ đợi. Đại thần Tiêu Vũ sợ ông khinh địch tiến đánh liền vội cầu xin ông quay về triều. Ông quay lại nói vào tai anh ta: "Trẫm trù bị đã lâu điều này khanh không biết. Tộc Đột Quyết khinh thường triều ta nên mới tiến đánh, cho rằng chúng ta có khó khăn, trẫm mới lên đăng cơ không chống lại được bọn họ. Nếu trẫm tỏ ra nhu nhược ông ta tất lấn tới, lúc đó không cách gì hạn chế bọn họ. Vì thế trẫm phẫn nộ mắng sứ, rồi dẫn kỵ binh ra đây là muốn tỏ rõ uy phong của mình. Huống hồ bọn họ xâm nhập vào đất đai của trẫm muốn chiếm đoạt của cải. Nếu như chế phục được tộc Đột Quyết, tất sẽ trừ họa vĩnh viễn. Do đó trẫm mới làm như vậy đấy, khanh xem, hổ đã nhụt chí rồi!".
Tiêu Vũ thoái lui. Đợi một hồi, quả nhiên sứ thần của tộc Đột Quyết lội qua sông hướng về Đường Thái Tông xin cầu hòa. Đường Thái Tông nghiêm khắc mắng mỏ, viên sứ thần cúi đầu cam chịu, lúc đó ông mới cho phép nghị hòa, ký hiệp ước liên minh.
Ngày hôm sau, đôi bên uống máu ăn thề cả hai đều lui quân. Về sau, tộc Đột Quyết sợ oai phong của Lý Thế Dân và thanh thế của triều Đường nên không dám tiến công bừa bãi. Đến năm 630, Lý Thế Dân đã quen thuộc các điều kiện, nhất cử tiêu diệt tộc Đột Quyết ở phía đông, quét sạch căn nguyên gây họa cho vùng biên cương triều Đường.
Triều Đường kiến lập không lâu, quốc lực vẫn còn yếu ớt, nhưng tộc Đột Quyết chưa hoàn toàn bị diệt. Đường Thái Tông lợi dụng thanh uy và danh tiếng oai phong của triều Đường, phô trương thanh thế, khiến cho binh lính hung hãn của tộc Đột Quyết phải lui binh, nhờ đó triều Đường tránh được tai họa lớn, cũng dựa vào đó trong vũ đài chính trị của niên giám Trinh Quán có được cục diện hòa bình yên ổn. Có thể thấy rằng, ông dùng kế "phô trương thanh thế" vô cùng thành công. Trong cạnh tranh thương nghiệp cũng tồn tại tình trạng "kẻ yếu và kẻ mạnh ăn thịt nhau" . Vì vậy, ở một số phương diện chúng ta cố gắng tránh lộ ra sự yếu đuối nhu nhược của mình. Ở một phương diện khác, nếu như muốn "yếu không là thức ăn của kẻ mạnh" như thế phải giỏi về vận dụng những điều kiện có lợi ình, tiến hành "phô trương thanh thế" khiến kẻ mạnh bị ảo tưởng mà lui bước, "không đánh mà thắng . Ngài Gaidis đã từng áp dụng mưu kế "phô trương thanh thế" để chiến thắng một loạt đối thủ mạnh hơn mình.

Gaidis là con trai của một nhà dầu mỏ, tháng 10 năm 1915 ông tốt nghiệp trường đại học Harvard, Anh và quay về Mỹ, ông ta thành lập công ty dầu mỏ, ngoài tấm biển hiệu ra thì không hề có một cái gì. Đúng lúc đó châu Oklahoma, Mỹ phát hiện có một giếng dầu, do đó người tham dự đầu tư rất đông, trong số bọn họ đương nhiên không thể thiếu những người có thực lực mạnh và giàu có. Gaidis muốn lấy yếu thắng mạnh. Vậy làm cách gì đây?
Đành dựa vào mưu trí của mình thôi. Ngày đấu thầu, ông thuê một bộ quần áo cực kỳ sang trọng và hẹn một ông chủ ngân hàng danh tiếng cùng đi. Hai bọn họ người trước người sau, tự cao tự đại tiến vào hội trường.
Trong hội trường, mọi hành động của Gaidis đều tỏ ra phi phàm, làm bất cứ cái gì cũng phải tính toán tới cùng. Bên cạnh ông ta còn có một ông chủ ngân hàng danh tiếng. Các ông chủ dầu mỏ đều đổ dồn con mắt vào Gaidis.
Trong đấu thầu sẽ có người thắng kẻ bại, mà đương nhiên kẻ mạnh sẽ thắng, do đó tâm lý bọn họ tự dưng xao động. Họ nghĩ, Gaidis là con trai của một nhà dầu mỏ giàu có, thực lực kinh tế của ông ta nhất định sẽ dồi dào. Bây giờ lại có một nhà "tham mưu" là một ông chủ ngân hàng đứng sau lưng giật dây, đương nhiên bọn họ không phải là đối thủ của ông ta rồi.
Chẳng bao lâu, tại hội trường cuộc đấu thầu xảy ra một chuyện kỳ lạ mang tính hóm hỉnh: các ông chủ lớn dần dần chuồn mất, chỉ còn lại vài ông chủ không có tên tuổi cho lắm, bọn họ cũng chỉ muốn nán lại xem phong thái Gaidis ra sao.
Kết quả, chỉ cần 500 đô la (một cái giá cực kỳ thấp làm người ta không ngờ), ông ta đã dành phần thắng. Bốn tháng sau tức tháng 2 năm 1916 giếng dầu mỏ đó được khai thác. Rất nhanh chóng ông ta đã thu được lợi nhuận gấp 10 lần.
Từ đó có thể thấy, Gaidis nhờ vào việc "phô trương thanh thế" , trở thành một nhà đầu tư danh tiếng và giàu có, đến tháng 6 năm 1917 ông ta trở thành một ông trùm dầu mỏ có trong tay 40 công ty con.